NGOẠI HÌNH CỦA MẤY NHÂN VẬT Ở
LẦU XANH LÂM TRI TRONG TRUYỆN KIỀU
I.
NGOẠI HÌNH CỦA MÃ GIÁM SINH
Trong
các nhân vật Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ tả ngoại hình
của một số nhân vật, trong đó đặc biệt có 3 tên ở
lầu xanh Lâm Tri. Mã Giám Sinh xuất hiện đầu tiên vì là
người trực tiếp đi mua Kiều:
0623.
Gần miền có một mụ nào,
Đưa
người viễn khách tìm vào vấn danh.
0625.
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh.
Hỏi
quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
Mã
Giám Sinh có một lai lịch mập mờ, là người viễn
khách nhưng nói dối lại trả lời cũng gần, và
đây là ngoại hình của Mã:
0627.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày
râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Tên
buôn người đầu tiên xuất hiện như một con chim
mồi
chuyên nhử gái nên phải có một ngoại hình đỏm dáng
trai lơ dù đã trạc
ngoại tứ tuần, hơi
già một chút nhưng ưu
điểm chính là có tiền.
Ngoại hình của y được tác giả mô tả qua mày râu và
y phục bằng hai tính
từ láy
đặt ở vị trí thông thường ngay sau danh từ “Mày
râu nhẵn
nhụi ,
áo quần bảnh
bao” -
quay “cận cảnh” để nhìn thấy cả mày râu lại "quay
lướt" để thấy áo quần - vừa có giá trị miêu tả
lại vừa nêu được nhận xét của tác giả. Sau câu lục
“Quá
niên - trạc - ngoại tứ tuần” với
nhịp thơ khập khễnh 2-1-3, giới thiệu y một cách tưởng
như vô tình, nhưng chính cái cách đặt câu lục có 5/6 từ
Hán -Việt trang trọng và ngay sau đó là câu bát thuần
Việt nôm na (Mày
râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao)
này cho ta cảm giác như tác giả muốn hạ bệ Mã, đặt
y vào đúng vị trí của mình với thái độ khinh ghét của
ông. Với cách giới thiệu như trên, chỉ bằng 2 câu thơ,
kết hợp hai kiểu quay, Nguyễn Du đã để Mã Giám Sinh tự
bộc lộ tính cách trai lơ “bất cận nhân tình” của
một tên buôn người mạt hạng.
II.
NGOẠI HÌNH CỦA TÚ BÀ .
Khi
Kiều cùng Mã Giám Sinh về đến trú phường thì trong cái
đêm đầy đau khổ này, nàng đã thủ sẵn một con dao để
phòng thân:
0801.
Phòng khi nước đã đến chân,
Dao
này thì liệu với thân sau này!
0803.
Đêm thu một khắc một chầy,
Bâng
khuâng như tỉnh như say một mình.
0805.
Chẳng ngờ gã Mã Giám Sinh,
Vẫn
là một đứa phong tình đã quen.
0807.
Quá chơi lại gặp hồi đen,
Quen
mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa.
Và
đây là lần đầu tiên, tác giả nói đến Tú Bà:
0809.
Lầu xanh có mụ Tú Bà,
Làng
chơi đã trở về già hết duyên.
0811.
Tình cờ chẳng hẹn mà nên,
Mạt
cưa mướp đắng đôi bên một phường…
Tuy
nhiên Thuý Kiều chưa được gặp mụ cho tận đến một
tháng sau, lúc tới Lâm Tri:
0921.
Xe châu dừng bánh cửa ngoài,
Rèm
trong đã thấy một người bước ra.
0923.
Thoạt trông nhờn nhợt màu da,
Ăn
gì cao lớn đẫy đà làm sao?
Cái
thân hình ngoại cỡ của mụ gây cho Thúy Kiều ngay từ
cái nhìn đầu tiên một ấn tượng mạnh mẽ, một cảm
giác kinh tởm, ngạc nhiên đầy lạ lẫm. Một từ láy
nhờn
nhợt
được đặt trước danh từ màu
da theo
lối đảo ngữ lại được đặt ở vị trí gần cuối
câu lục vừa có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ngoại
hình của mụ vừa nêu bật được cảm giác ghê sợ nơi
Kiều. Rồi lại còn tiếp theo một câu hỏi đầy mỉa
mai với một từ láy đẫy
đà
cũng đặt ở vị trí gần cuối câu bát “Ăn
gì cao lớn đẫy đà làm sao?”.
Nguyễn Du đã “quay cận cảnh” rồi “quay lướt” để
làm rõ cả nước da lẫn thân hình mụ trùm lầu xanh chỉ
bằng hai câu thơ. Cái nước da nhờn nhợt và thân hình
cao lớn đẫy đà đã tố cáo cuộc đời chơi bời trụy
lạc vô độ của mụ. Chỉ có đoạn
đời dài
trác
táng chuyên hoạt động về đêm, lấy đêm làm ngày mới
cho mụ một làn da có sắc màu nhờn
nhợt
- một màu da tái mét nhợt nhạt trông thật tởm và chúng
tôi lại muốn như một số bản Kiều dùng từ lờn
lợt
cho thật là phù hợp với mụ vì nó gợi cho ta một cái
gì thật là “bẩn thỉu”.
III.
NGOẠI HÌNH CỦA SỞ KHANH .
Nếu
Mã Giám Sinh đã ở tuổi trạc ngoại tứ tuần để
đóng vai người có của đi lấy nàng hầu thì Sở Khanh
với nhiệm vụ quyến rũ lừa gạt những cô gái trong
trắng nên phải trai lơ đỏm dáng đặc biệt là phải
trẻ hơn vì hắn không có tiền lại mang dáng vẻ nho
sinh:
1059.
Một chàng vừa trạc thanh xuân,
Hình
dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng.
Cũng
như với Mã Giám Sinh với hai từ láy đặt ở vị trí
thông thường sau danh từ: mày
râu nhẵn
nhụi áo
quần
bảnh
bao,
Nguyễn Du dành cho Sở Khanh hai tính
từ láy
đặt ở cùng vị trí “Hình
dong chải
chuốt,
áo khăn dịu
dàng”
nhưng
ngay sau một câu lục với từ song tiết Hán-Việt trang
trọng thanh
xuân
trong Một
chàng vừa trạc thanh xuân. Ngược
lại, vẻ “nho nhã” Sở Khanh lại được giới thiệu
cùng với tên của hắn ở hai câu tiếp theo:
1061.
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,
Hỏi
ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.
Chúng
ta cần để ý là ở đây tác giả dùng chữ hình dong
chứ không phải hình dung, dung còn là từ gốc
Hán vẫn có cái nghĩa trang trọng nhưng dong đã trở
thành từ thuần Việt nôm na nên hình dong chải chuốt
mới có ý mỉa mai khinh ghét (Trong ca dao có câu: Trông
mặt mà bắt hình dong - Con lợn có béo thì lòng mới
ngon). Cụm từ Hình dong chải chuốt ấy lại kết
hợp với những ý nghĩ từ điểm nhìn của Thúy Kiều:
Nghĩ rằng... Hỏi ra mới biết... ở sau đã thể
hiện rõ sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng ở con người Sở
Khanh càng tố cáo cái vẻ đội lốt văn nhân của hắn.
§
Qua ba mục trên, cùng với cái màu da nhờn nhợt và
cái khổ người cao lớn đẫy đà của mụ Tú, ta
thấy với ba tên lưu manh ở nhà chứa Lâm Tri, Nguyễn Du
đã dành cho mỗi tên hai từ láy thật là đắc địa để
tả ngoại hình của chúng. Và cũng thật là mỉa mai nếu
ta lại dùng câu Kiều sau đây để nói về ngoại hình
của chúng qua cách mô tả của tác giả Truyện Kiều: Mỗi
tên một vẻ, mười phân vẹn mười. Mỗi tên ra mắt
độc giả bằng bốn câu trong đó có hai câu tả ngoại
hình, nhưng tác giả đã rất tinh tế khi ông giới thiệu
chúng một cách linh hoạt chứ không đơn điệu bởi:
+
Lúc thì danh xưng quê quán trước, ngoại hình sau (Mã Giám
Sinh):
0625.
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh.
Hỏi
quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
0627.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày
râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
+
Lúc thì ngoại hình trước, danh xưng sau (Sở Khanh):
1059.
Một chàng vừa trạc thanh xuân,
Hình
dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng.
1061.
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,
Hỏi
ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.
+
Lúc chưa nêu danh vội mà bằng sự xuất hiện kịp thời
của nhân vật trước khi tả ngoại hình, như với Tú Bà
trong bốn câu:
0921.
Xe châu dừng bánh cửa ngoài,
Rèm
trong đã thấy một người bước ra.
0923.
Thoạt trông nhờn nhợt màu da,
Ăn
gì cao lớn đẫy đà làm sao?
Tên
của mụ đã được giới thiệu từ trước cùng với Mã
Giám Sinh:
0809.
Lầu xanh có mụ Tú Bà,
Làng
chơi đã trở về già hết duyên…
Nguyễn
Du đã rất khéo léo và chính xác khi cho lần đầu tiên
mỗi nhân vật xuất hiện bằng 4 câu thơ trong đó có 2
câu tả ngoại hình với 2 từ láy dùng đúng chỗ, cái
nhẵn
nhụi - bảnh bao
của Mã, cái nhờn
nhợt -
đẫy
đà
của mụ Tú, cái chải
chuốt - dịu dàng
của Sở Khanh làm hiện lên cái thần của từng nhân vật
mang từ thực tế sống động vào văn chương. Thế mới
biết chỉ với 6 câu thơ mà tác giả đã mô tả ngoại
hình của ba nhân vật điển hình này một cách thần tình
biết bao. Chính vì vậy mà các nhân vật của ông mới
sống mãi trong lòng độc giả.
Như
vậy là với mấy nhân vật trong chốn lầu xanh này -
những nhân vật phản diện cũng là những thủ phạm đầu
tiên trong cuộc đời Kiều - Nguyễn Du khinh ghét chúng nên
khi miêu tả đã dùng chủ yếu ngôn ngữ của đời thường
- lớp từ thuần Nôm đã cho phép trình bày ngoại hình
nhân vật một cách cụ thể mà ta vẫn thấy được thái
độ, cảm xúc của ông. Chính là với những nhân vật
này bút pháp truyền thống của nghệ thuật tượng trưng
đã nhường chỗ cho việc thể hiện sự cách tân của
tác giả Truyện Kiều.
Chỉ
bằng một vài câu, Nguyễn Du không thể đi vào chi tiết.
Ông chọn lối vẽ truyền thống là lối chấm phá của
các nhà hội họa phương Đông, từ chi tiết tiêu biểu
mà dùng bút lực làm bật lên cái thần sắc của từng
người, đặc biệt với lớp từ láy đầy gợi cảm
mà chúng tôi sẽ xét thêm ở mục sau.
IV.
TỪ LÁY VỚI NHÂN VẬT TRUYỆN KIỀU .
Chúng
tôi cũng muốn nêu thêm mấy nhận xét nữa về vài nhân
vật điển hình được khắc họa bằng những hành động
bởi những từ láy đặc trưng riêng cho từng nhân vật:
+
Mã Giám Sinh với từ sỗ sàng trong:
0631.Ghế
trên, ngồi tót sỗ
sàng,
Buồng
trong mối đã giục nàng kíp ra .
Ngoài
ra còn có thể kể Mã đã dặt
dìu, cò kè
khi mặc cả:
0641.Mặn
nồng một vẻ một ưa,
Bằng
lòng khách mới tuỳ cơ dặt
dìu…
0647.Cò
kè
bớt một thêm hai,
Giờ
lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm .
và
Thúy Kiều cũng đã nhận xét về gã: dùng
dắng, vội vàng, lỡ làng
trong câu:
0883.Khi
về bỏ vắng trong nhà,
Khi
vào dùng
dắng
khi ra vội
vàng,
0885.Khi
ăn, khi nói lỡ
làng,
Khi
thầy, khi tớ, xem thường, xem khinh.
+
Sở Khanh với từ đeo đai trong:
1063.Bóng
nga thấp thoáng dưới mành,
Trông
nàng, chàng cũng ra tình đeo
đai.
và
Sở Khanh ngoài cái ra tình đeo
đai,
cũng đã có cái lẩm
nhẩm
gật
đầu
hay tủm
tỉm
gật
đầu,
cái lên
tiếng
rêu
rao
rồi lại quát
mắng
đùng
đùng
khi định ra tay với Kiều.
+
Tú Bà với từ lơi lả trong:
0925.Trước
xe lơi
lả
han chào,
Vâng
lời, nàng mới bước vào tận nơi .
Với
mụ Tú ta lại có thể kể mụ đã phải cầm
cập
mặt
nhìn hồn bay
khi Kiều tự tử, rồi phải lựa
lời khuyên giải mơn
man
gỡ dần,
kề
tai mấy nỗi
nằn
nì,
lại hăm
hăm
áp
điệu một hơi lại nhà, hung
hăng
chẳng hỏi chẳng tra, đang tay vùi liễu dập hoa tơi
bời...
đến lúc kể
nhặt kể khoan, gạn
gùng
đến mực nồng
nàn
mới tha,
rồi sau đó mới thong
dong dặn dò...
+
Nếu trước đây, Nguyễn Du cũng đã dành cho ngoại hình
hai chị em Kiều cũng mỗi người hai từ láy đặc trưng
- với Thúy Vân là hai từ láy đầy đặn, nở nang và
hai từ song tiết Hán-Việt trang trọng, đoan trang,
với Thúy Kiều lại là hai từ láy sắc sảo, mặn mà
và hai từ song tiết Hán-Việt thu thủy, xuân sơn.
Với Kim Trọng là hai từ có thể coi là từ láy đề
huề và hào hoa - còn Từ Hải là đường
đường và vẫy vùng... Với Hoạn Thư là cái
sâu sắc nước đời, cái thơn thớt nói cười,
cái thủng thỉnh như chơi, cái cười cười nói
nói ngọt ngào... vv. và vv. Nguyễn Du quả là độc đáo
trong việc sử dụng từ láy!
Thế giới nhân vật Truyện Kiều (Nhà xuất bản
Thanh Niên – 2005)