RƯỢU BIA PHẢI CỨ ỒN ÀO MỚI VUI ?
M ấy thằng say tít hứng lên trong quán bia. Một gã nghe lỏm được của ai câu thơ liền lôi ra đọc cho cả bọn.
“Thu Vân nói với Thu Bồn
Làm thơ phải có vần ồn mới hay”.
Thế là cả lũ cười sẳng sặc. Chúng lôi đủ các tục thơ ra đọc cho nhau một cách khoái chí. Mỗi câu thơ văng ra là lại một lần cụng li trăm phần trăm. Quán bia mà . Ra quán để mà xả thì cứ xả cho tới bến. Hắn cao giọng đọc bài thơ của một nhà thơ có tên tuổi hẳn hoi :
“Vợ tôi dở dại dở khôn -
Ngày dăm bảy bận dí L... vào THƠ -
Tôi thì ra ngẩn vào ngơ -
Ngày dăm bảy lượt dí THƠ vào L...”.
Đúng là rượu vào lời ra. Đã có bia, có rượu là phải cụng li, phải Dzô ! Dzô! Dzô, phải trăm phần trăm. Phải “ Uống rượu bắt tay, Biết ngay sư phụ…”
Tôi cũng là tay thích bia thích rượu. Cũng như nhiều bạn bè trong nghề khảo cổ học trong và ngoài nước , bọn tôi uống bia thay cơm, thay bánh mì, thay khoai tây. Có vị là giáo sư cổ sinh vật nổi tiếng từ Hà Lan sang làm việc với nhóm chúng tôi ở tận rừng sâu Thanh Hóa nhưng hầu như cả đợt dài đến tháng trời mà bữa nào cũng chỉ mấy chai bia và dăm hạt lạc. Thế mà vẫn khỏe, vẫn phát hiện ra bao hóa thạch lừng danh thế giới cùng bao bài viết công trình xuất sắc.
Tôi thích bia không chỉ vì cái cảm giác lâng lâng, vị đăng đắng nồng nàn của men bia và hương Hublon mà còn ở cái không khí bè bạn trong những cuộc vui chân tình. Uống vì bàu bạn, vì đồng nghiệp . Uống khi vui sau ngày làm việc năng nhọc vất vả nhưng thành công . Uống trong những lúc cực buồn mỗi lần có bè bạn người thân vĩnh viễn ra đi.
Uống bia có lúc ồn ào nơi quán xá nhưng cũng có lúc yên tĩnh bên bờ hồ hay ven sông giữa buổi trưa hè hiu hiu gió mát cùng thau thả hồn với trời đất, cùng người tri kỉ ôn lại những kỉ niêm vui buồn của cuộc đời.
Cái thói uống bia uống rượu nó là như vậy. Trên thế giới này nơi nào cũng thế. Nếu cứ chỉ như thế thì cũng chẳng có gì mà bàn. Vậy mà đã đến lúc phải xem lại và chấn chỉnh cái sư uống bia uống rượu của dân ta hôm nay sao cho nó tử tế, nó lành mạnh.
Tôi là thành viên của Liên minh phòng chống các bệnh không lây nhiễm (NCDsVN), tôi có tham gia vào hoạt động vận động chống các chất độc hại liên quan đén sức khỏe trong đó có amiang, thuốc lá và bia rượu.
Sắp tới đây, Quốc Hội sẽ đem dự luật “phòng chống tác hại của rượu bia” ra xem xét để thông qua. Thế là lại có chuyện ồn ào về bia rượu. lại có tranh luận gay gắt. Kẻ bênh, người chê rất nóng. Có những ý kiến ôn hòa, có những đánh giá và quy chụp bài trừ bia rượu cực đoan.
Là một công dân, tôi có quyền hưởng thụ của tôi. Chẳng luật nào cấm được cái quyền ăn, quyền uống cũng như quyền nói và bao quyền khác của cái thằng tôi..
Tuy nhiên, tôi không bàn sâu về mặt lợi và mặt hại của bia rượu. Cái gì cũng có hai mặt lợi và hại. Quản lí bia rượu về góc độ bảo vệ sức khỏe , an toàn xã hội là việc cần làm tôi tán thành. Tuy nhiên quản lí bia rượu về mặt văn hóa cũng là việc không thể bỏ qua nhưng hiện nay ít người quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức. Đó là chuyện quản lí ồn ào bia rượu.
Đành rằng dân bia rượu thì có nhiều không gian uống. Có không gian càng ồn càng vui. Có không gian càng yên tĩnh càng thích. Ai thích không gian nào thì chọn không gian ấy. Tuy nhiên ồn thì cũng phải có chừng có mực phải theo đúng quy định về độ ồn nơi quán xã mà luật môi trường đã quy định.
Lắm hàng quán bia rượu bây giờ hầu như thả lỏng không ai quản lí. Họ uống từ sang đến quá nửa đêm. Thi nhau hò hét mở nhạc ông ổng đến tận một hai giờ sáng mà chẳng coi thiên hạ là gì. Chúng cậy đã có bảo kê nên coi trời bằng vung.
Nhà nước đã có luật về quản lí tiếng ồn nơi công cộng và nơi cư trú rồi mà không ai quản lí nên nó mới loạn thế . Tuy nhiên đây mới chỉ là những quy định về cường độ vật lí của âm thanh nơi công cộng và công sở nhà máy, xí nghiệp mà thôi. Riêng cai “tiếng ồn bẩn” có liên quan đến vần ồn (ăn nói tục tĩu ) thì mặc dầu có lần ở Thủ Đô Hà Nội người ta đã ra quy định anh nào vi phạm sẽ bị xử phạt. Luật ra đằng luật, ra luạt cho vui chứ đâu có ai đứng ra xử phạt. Ngay cả luật cấm đái nơi công cộng bắt dược tận tay day tận trán , chụp được cả hình phơi trên mạng mà chúng có coi ra gì?
Mới đây, bà bạn thân của cả nhóm chúng tôi dân bác sỹ Hà Nội sống tận thành phố Hồ Chí Minh mong ngóng cả năm chờ đến dịp nghỉ tranh thủ về Hà nội gặp bè bạn thân . Một trong những yêu cầu của người đẹp là trong chương trình ngoài việc đi chụp ảnh trong rừng Hoa Hà Nội, các danh thắng chan chứa bao kỉ niệm của thời ấu thơ thì có một trận cùng cả hội bè bạn ngồi uống bia hơi Hà Nội và ngắm cảnh Hồ Tây lăn tăn gợn song…
Bàn tiệc đặt sẵn . Thức ăn đã được bầy ra đúng kiểu dân Bia hơi Hà Nội mà bạn tôi hồi hộp cả năm trời mới được dịp về. Về để được sống với bao kỉ niệm của Hà Nội thanh lịch đã ăn sâu vào tâm hồn từ thủa ấu thơ , thỏa những đêm thao thức tận bốn phương trời mà long vẫn mơ về Hà Nội êm đềm và thanh lịch.
Vừa kịp gặp nhau, tay bắt mặt mừng nâng vại bia hơi sủi bọt thì hai gã đầu trọc lông lốc bạo trơn, phanh áo, ngực xăm trổ đầy những hình thô tục sán đến ngồi ngay bàn bên. Chúng tôi chưa kịp trò chuyện hỏi han thì hai thằng du côn khốn kiếp ngồi bên cứ mở mồm ra câu nào cũng phải có vần “ồn” và hét rõ to như thách thức cả thiên hạ.
Cả sàn bia ai cũng nhình chúng khinh bỉ nhưng chúng coi như chỗ không người. Ông bạn tôi rỉ tai: Hay là ta đổi bàn ra chỗ khác ?.
Khổ lắm, cái chỗ này nó mới có cái “Viu” ngắm Tây Hồ. Chỗ khác thì cũng kín rồi. Mà mình có dọn đi nó lại sán đến tiếp tục thở ra cái “vần ồn” tục tĩu thì sao mà đuổi hai con quái vật này đi được.
Bà bạn tôi nghe chúng thở ra vần ồn thì ngượng chin mặt vì không ngờ cốt cách người Hà Nội văn minh xưa biến đâu cả rồi. Ở đâu nảy nòi ra lũ cặn bã khốn nạn vậy.
Thế là mơ ước trở về mái nhà xưa trở về với những lời ăn tiếng nói thanh lịch thuần phác Hà nội, với giọng nói êm đềm của bè bạn từ thuở ấu thơ bỗng tan ra thành mấy khói..
Cần có luật quản lí vần ồn nơi công cộng chứ không chỉ tiếng ồn vật lí mà thôi.
Uống bia thì phải ồn ào mới vui nhưng uống bia trong cái vần ồn thì chỉ lũ mất dậy mới vậy.
Cần phải có luật bịt cái mõm bẩn độc hại ấy lại.
Hà Nội 28-5-2019