Việt Văn Mới
Việt Văn Mới

‘Học tập về Van Gogh / Study by Van Gogh’ tranh của Võ Công Liêm





SẮC TỐ CỦA HƯ CẤU






gởi: kiệt tấn, trần hoài thư, trương văn dân và hồ đình nghiêm.


T rong tất cả thể loại viết về văn cũng như thơ hay kịch đều dựng trong đó một chất liệu hư ảo, nghĩa là nghĩ ra như thật. Đó là hư cấu / fiction. Hư cấu là ‘làm đẹp’, giả trang câu chuyện –A fiction is a made-up story. Đây là một minh định rõ ràng bao bọc vô số những gì thích nghi hoàn cảnh, phong thổ của văn chương (territory of literature). Hư cấu là cái tự chế không thật (homemade lies) chúng ta cho đó là một sự bảo vệ ở chính chúng ta để gây ra chú ý; thực ra nó có một cái gì tùy tiện hay tự ý pha chất bỡn cợt mà chúng ta thường bắt gặp hoặc nghe qua như một sự khôn khéo lịch sự (polite) hoặc đó là hình thức không mấy tế nhị (impolite) khi dụng văn. Chính cái sự sơ hở đó mà làm mất ‘phong vị’ của người viết văn chớ chưa nói ảnh hưởng đến tác nhân hay tác phẩm. Thí dụ: Thánh kinh (có thể) là hư cấu, bởi; nó có tính chất trang điểm câu chuyện như có thực, như chứng tích; đôi khi có ít xít cho nhiều. Đây không có nghĩa cho rằng sự cần thiết đó thiếu đi sự thật, hoặc không có nghĩa cho Thánh kinh không chứa trong đó thực chất của nó mà pha chế vào cho thêm phần sống động. Vậy cho nên chi tương quan giữa thực / fact hư cấu / fiction là không có nghĩa đơn giản như người ta có thể nghĩ tới, và; cũng từ đó nó được xem là quan trọng trong một nhận thức hiểu biết về hư cấu –and; since it is very important to an understanding of fiction, nó cần phải chú ý tới một vài thận trọng khác –it must be considered with some care mới làm nên chuyện.

Thực và giả (hư-cấu/made-up) là thói quen xưa cũ. Hai chữ này bắt nguồn qua những từ ngữ La-tinh (Latin).Thực đến từ chữ facere nguyên nghĩa của nó là tạo ra hay làm nên / to make or to do. Hư đến từ chữ fingere nguyên nghĩa của nó là tạo ra hay nặn thành / to make or shape. Dựng vào đó một sự giản dị, mộc mạc dễ hiểu là vừa đủ cho cách dụng văn qua từng con chữ diễn đạt. Đôi khi người viết không nghĩ tới điều này mà nặn con chữ cho thành văn hay chữ tốt hay đẽo gọt cho câu chuyện thêm phàn súc tích; cái sự này không cần thiết để chất đầy với một âm hưởng chứng tỏ hoặc không đồng ý (để chứng tỏ). Nhưng; cái vận may nằm trong thế giới của con chữ. Thực ở đây là thực chất cho việc làm nên hư cấu. Với tư nghị khả thi ‘thực/fact’ là một hợp thông những gì trụ cột của từ ngữ và lời nói, nó giao thoa vào nhau trong ngữ ngôn của hiện thực/ realityxác thực / truth khác với thực/ fact của hư cấu. Mặc khác; nó được biết tới trong cái phép tắc diễn giải ở cái dạng thức ấm ớ hội tề chưa thực sự rõ ràng để dẫn chứng vai trò từ nhân vật chính đến nhân vật phụ trong câu chuyện được viết ra, bởi; hư cấu là lối diễn tả phóng đại đi từ hư đến thực trong cái gọi là không thực tế / unreality và đưa tới cái sự giả tạo / falsehood nhiều hơn thực. Nếu chúng ta đi sâu vào vấn đề thời chúng ta có thể thấy sự tương quan của thực tế / fact và hư cấu / fiction với những gì thực / the real và những gì đúng thật sự / the true; sự cố đó không đúng những gì hiện ra trên bề mặt của nó. Thực vẫn là tư liệu sản xuất cho chúng ta một thứ văn chương hoàn toàn, một ‘sự thể đã làm xong’ – fact still means of production for us quite literally ‘a thing done’. Nhưng nhớ cho hư cấu không có mất mát cái nghĩa của nó, của sự thể đã tạo ra –Remember; fiction has never lost its meaning of ‘a thing made’. Nhưng; sự thể đã xong thời cái đó không hiện hữu mỗi khi đã hoàn tất –But; a thing done has no real existence once it has been done. Mà phải thừa nhận hư cấu là giả tưởng, pha chế để thành thực mà thôi. Tha thiết của hư cấu là phản ảnh sự thật dựng nên trong hư cấu; có khi dụng văn là cốt yếu của hư cấu mà quên diễn tả hiện thực trong hư cấu. Vấp phải là chuyện thường tình trong hư cấu; ngược lại làm cho chuyện đi từ đầu tới đuôi không còn là ‘thực tế của hư cấu’. Ngay cả tiểu thuyết 100 % lả giả tưởng, nếu đem ra luận đề thì vô hình chung pha vào đó một chất lỏng (fluid) của giả dối làm mất chứng cứ cục bộ (concrete evidence) của tiểu thuyết hay truyện ngắn. Hư cấu nói dễ nhưng dựng nên không phải dễ như người ta đã từng nghĩ, nếu nhà văn, thơ vận dụng ‘con chữ’ một cách tinh tế biến hư thành thực và ngược lại thời chuyện hư cấu có tầm nhìn khác biệt hơn. Thế nhưng; chúng ta có thể thấy được ở đây một sự khác lạ giữa thực và hư cấu một cách sáng tỏ, nếu chúng ta chú tâm tới một nơi chốn mà ở đây cả hai cùng đến một lúc: nơi chốn ấy chúng ta gọi là lịch sử. Từ ngữ lịch sử ở tự nó che lấp một ý nghĩa nghi ngờ. Dạng hư cấu luôn luôn ẩn tàng, lấy chứng cớ để làm nên ‘lịch sử’ và coi đó như một xuất phát có căn cứ. Do đó; văn nhân tạo một thứ lịch sử mơ hồ, lấy thời gian làm điểm tựa, đặc nhân vật vào sự kiện, vào hoàn cảnh thời sự đã xẫy ra. Nặn ra chứng tích để có ý nêu lên tính lịch sử, cách đó là làm trái lý lẽ của hư cấu, bởi văn chương thuộc hình thức hư cấu đòi hỏi dựng chuyện là phản ảnh chớ không đòi hỏi dữ kiện để dựng chuyện; nếu thế thì đó là chuyện kể hay ký sự không còn là truyện. Rất nhiều nhà văn hiện nay đi theo nếp cũ. Thực; nó nằm trong qui định sống còn để trở nên hư cấu –Fact; in order to survive, must become fiction. Trong cách nhìn ở đây; hư cấu là không đối lập của sự thật, nhưng; nó là một bổ sung, một hậu cần cho thêm đầy đủ. Một số nhà văn viết theo dạng tự khởi (spontaneous) hơn là diễn trình cho một chuẩn bị hành văn mà quên đi những gì cần thiết phải diễn tả cho thành thực; vì vậy mà kéo dài câu chuyện ra nhiều ngã rẻ khác nhau, nó phát sinh ra nhiều thứ loại khác nhau trong từng nhân vật, làm mất tính hành động của con người trong sự thật của đời sống con người. Nhưng; trong sự kiện này, điều duy nhất để thực hiện về hư cấu là phản ảnh sống thực. Bởi; chúng ta chẳng phải mang sang những gì cho hư cấu, những gì làm cho khác lạ từ trong ghi nhận thuộc lịch sử hoặc cho đó là dữ liệu (mere data) làm nên. Chúng ta nghĩ về những gì đã dựng nên trong hư cấu với bộ mặt được trang điểm mới hơn và cũng từ chỗ đó nó trợ một cách đầy đủ cho việc phát thảo về hư cấu được trọn vẹn, chu đáo. Chính vì vậy mà sự thật rạn nứt nằm trong cách thức cả quyết và lý giải của người viết; đó là công việc của người làm văn về hư cấu; dẫu là gì đi nữa có huỵch toẹt hay úp mở là có từ cái nhìn rộng lớn nơi văn nhân hay nữ nhân để chọn lựa cho tác phẩm của mình muốn dựng nên. Cho dù chuyện có thực (true story) nhưng đã dựng nên vẫn có ít nhiều hư cấu trong cách diễn trình của nó huống là lịch sử dẫn chứng(!).

Trong cuộc đời không những là bi kịch mà còn là hài kịch, cũng không còn là tình tự mà còn là châm biến, dèm pha. Cái sự đó gọi là bối cảnh của cảm xúc -a sequence of sensation- từ hành động hay tư tưởng mà ngay cả những gì chúng ta muốn thuần hóa trong ngôn ngữ. Thành ra trong mọi lúc, trong mọi khi hay bất cứ nơi đâu chúng ta nói một chữ về sự hiện hữu nơi chúng ta, thời tất chúng ta đã giành được sự chiếm cứ trong tiến trình vửa lãnh hội vừa nhận thức để thực hiện một cấu trúc cho hư cấu. Hư cấu không những viết thành văn hay diễn tả thành thơ mà được coi như một thứ nghệ thuật, một phát tiết cực cao cho phương cách hợp khí hậu của văn chương. Viết về hư cấu truyện là gợi lại một hành trình đã qua được sống lại trong hiện tại ‘như thật’ một cách đầy đủ dưới ngọn bút riêng tư, nghĩa là không vin vào đó để pha chế từ cá ra nước mắm. Bởi vì vậy trong những gì gọi là cuộc đời không phải dễ dàng, thư thả như mình nghĩ, nó cam go để thực hiện một hư cấu sống thực là cả một trải nghiệm giữa cuộc đời đang sống mới mong thành tựu. Đã có hằng ngàn truyện dài, truyện ngắn xưa nay, chưa có chuyện hay truyện nào thuộc hư cấu mà sống thực hay để đời; rất ít, chỉ còn lại ở đó của Tự Lực Văn Đoàn hay trước sau thời ‘trăm hoa đua nở’ là có thứ hư cấu phản ảnh đích thực. Ngày nay hư cấu đã trở thành phi hư cấu một cách tồi tệ. Chủ quan mà nói: văn chương dành cho ta một sự ‘vượt thoát’ –Literature offer us an ‘escape’. Đúng vậy; bởi nó có từ trong cuộc đời là một hiện hữu cả quyết, một sự bung phá để sống còn, phải vương mình ra khỏi vũng lầy của cố cựu thời mới gọi là vượt thoát; ngược lại cung cấp cho ta phương tiện mới để giúp chúng ta hành sự. Điều chắc chắn là không trở lại ‘đường xưa lối cũ’ như đã bao lần lập lại giữa thời đại này. Làm văn là hiểu nghĩa lý cuộc đời, nó giúp ta nhận thức thấu triệt để làm nên hư cấu. Chúng ta thừa nhận khiá cạnh, tánh khí của chính chúng ta và tình cảnh của chúng ta trong nhiều viễn cảnh của hư cấu và chúng ta cũng thấy được lý tưởng của nó và nhìn nhận một hiện hữu cao độ. Cả hai có thể và không có thể; cái đó có lợi ích trong chính nó và một kinh nghiệm lớn ở nơi người viết. Nói cho ngay; cái hay ho hư cấu đưa tới cho chúng ta những gì chất chứa đầy phức tạp; gọi phức tạp, bởi; trong đó có đôi khi giống ngoài đời và có đôi khi khác đời thường. Thế nhưng đem ra phê bình hay bình luận cho một tiểu thuyết hay truyện ngắn cứ một mặt cho là hợp lý, thích nghi. Phê bình hay nhận định ‘ba phải’ chẳng nói lên sắc tố hay đặc thù của hư cấu. Qua kinh nghiệm về hư cấu thế nào rồi cũng hài hòa giữa vui thích và cảm thông. Sở dĩ như vậy vì trong đó nó có hai thứ bất khả phân ly (inseparable) của thực và hư trong khi đọc những gì về hư cấu, là thứ hư-cấu (made-up) có chứng cớ. Hư cấu trở nên ‘hình dung từ’ là vậy.

VAI TRÒ

Ở đây không những chỉ phân tích mà còn thừa nhận cho việc dựng chuyện trong hư cấu, chú ý vào vai trò trong hư cấu có thực sự là ‘vai chính’ để dựng thành truyện theo dạng hư cấu hay coi đó là phương tiện để lý luận theo chiều hướng khác không có mục đích. Thực ra trong hư cấu cứ khăng khăng cho bằng được cái gọi là ‘hiện thực’. Hư cấu là giả tưởng chỉ làm đẹp nó ra. Không có vai trò nào trong sách hư cấu là nhân vật sống thực cả. –No character in a book is real person; mà coi nó giống như mà thôi và chính nó cũng không giống như người ta. Trong thực tế hư cấu kể cả tiểu thuyết (truyện dài) hay truyện ngắn, người viết cố gắng nhấn mạnh nhân vật cuộc đời giống như trong truyện qua vai trò của họ dựng nên. Đó là tư tưởng chủ quan, làm gì có chuyện giả mà thành thật. Tâm lý hư cấu đôi khi xa vời thực tế, dẫu có diễn tả ngàn phương kế khác nhau; tâm lý đó chỉ dành cho hư cấu, chớ ít khi hợp nhất với đời, có chăng là có cho những người ‘lỡ bước sang ngang’ mà thôi; đó là tâm lý yếm thế giữa lòng cuộc đời. Hư cấu là văn chương sáng tạo, một vượt thoát vô biên để làm mới cuộc đời. Hư cấu không thể dựng chuyện xưa tích cũ để làm nền móng, không thể ngồi khâu vá những chiếc áo mục nát, vốn không để lại một giá trị tối thiểu. Hư cấu dựng cái mới của tư duy. Tiểu thuyết gia hay tác giả truyện ngắn chỉ là con người dự phóng trước thời cuộc; không thực tế mà cố tạo vào đó một nhân vật thời thượng (vogue character) hay vẽ lên đó một cuộc đời đương đại (contemporary life).Quả vậy; nhà văn ‘gồng’ để vẽ cho người đọc một cái nhìn mới lạ trong trào lưu của hư cấu (the movement of fiction) và nói lên sự lợi ích trong vai trò cho nghĩa cử riêng mình mà thôi –an interest in character for its own sake. Dù chi đi nữa yêu cầu của hư cấu là phản ảnh đời thường một cách sống thực; biết rằng đã gọi là hư nhưng phải thực chất của ‘made up’ mới làm nên việc.

Thông thường triễn khai ý tưởng thêm phần sáng sủa và tạo vào đó một khung cảnh mới hơn đời thường là phép tác chuyển động tự khởi của hư cấu cho một phát tiết hiện thực của văn chương hư cấu và làm sống dậy như có thực; biết rằng hư cấu là giả tưởng nhưng nhờ vai trò của từng nhân vật (character) mà biến hư cấu thành thực là nương vào những gì chúng ta cần phải học hỏi về phương thức của tâm lý học và xã hội học, vì vậy; hiện thực của người viết là cung cấp cho chúng ta lời hướng dẫn đến những gì nơi con người, một con người tự nhiên (human nature) một sự tự nhiên đúng nghĩa, đấy là thực, không cần phải hoa mỹ mới nói lên con người hay nhân vật. Vai trò nhận biết nó đến trong một nhận thức sâu sắc, được gọi là sắc tố của hư cấu (element of fiction) mới dựng vào đó một hư cấu sống thực hơn bao giờ.

Động cơ thúc đẩy của vai trò là ở chỗ biết vận dụng trí năng, một việc làm của lương tâm và nhận thức –The motivation of characters; the workings of conscience and consciousness thời tất nó đưa vào đó tiêu điểm của hầu hết tiểu thuyết hay truyện ngắn. Có lẽ; gần như đó là chiều hướng cao độ trong việc hướng dẫn ở đây, là cần có sự phát triễn hay dàn trải về một thứ kỹ thuật ý thức, xuyên qua những gì mà người viết hướng tới cho chúng ta một sự diễn giải về tiến trình sinh lý và một sự khao khát bừng lên từ tiềm thức vốn thường trực trong trí của mỗi con người. Tâm sinh lý đó là nồng cốt để dựng truyện. Trong hiện thực vai trò của hư cấu là giống như đại diện tầng lớp trong xã hội hoặc có thể thừa nhận thể cách những gì thuộc khoa tâm lý học để phân tích hay lý giải những gì ờ đây hay ở đó một sự rắc rối (complex) hoặc cho đó là hội chứng (syndrome) hoặc có thể gây ra từ xáo trộn xã hội và vô số tâm lý khác đưa tới dồn dập. Trong khiá cạnh hình tượng hư cấu vai trò đó gần giống như nói đến vị trí thuộc về tâm lý. Vai trò trong hiện thực của tiểu thuyết hay truyện ngắn nó chứa ở đó một ý nghĩa đầy đủ như minh họa của những gì thuộc ý tưởng tâm lý hoặc là thái độ, dáng dấp, tư thế nhân vật. Người đọc phải thấy và nhìn nhận qua từng vai trò nói lên cái gì trong đó, mang tính chất cá biệt hay tính đặc thù của nhân vật. Thí dụ: Phê bình hay nhận định tác phẩm của tác giả, người ta chú ý tới nhân vật như một tâm lý, qua từng khiá cạnh của nhân vật trong truyện như chứng cớ, đó là nhận thức đi sâu vấn đề trong truyện hư cấu. Đặc biệt tiểu thuyết hay trường thiên tiểu thuyết đều bao hàm trong đó vai trò của từng nhân vật, mỗi nhân vật là một phản ảnh tâm sinh lý đời thường và tạo vào đó lý tưởng của nhân vật, nhưng; ngặt thay tác giả tiểu thuyết nhắm hướng phát huy tư tưởng hơn là đưa tới một lý thuyết chính đáng. Đẩy nhân vật vào góc cạnh ‘vô tưởng’ quên đi phía sau của nhân vật đã thể hiện những gì lợi ích hay xấu xa, bởi; trong nhân vật tác giả không đặc nặng vấn đề mà đưa nhân vật vào trạng thái bi thảm hơn là phản ảnh hoàn cảnh xã hội. Phê bình gia có thể nhận ra được những trang viết khúc chiết đó mà không nói ra lời, có thể cả nể với tác giả hay vì quá thân quen mà chỉ tổng quát cho vừa lòng nhau, thêm thắt ‘hoa lá cành’ làm mất tính độc sáng của tác phẩm. Thành ra viết truyện thuộc về hư cấu nó đòi hỏi một diễn trình thực hư mà sống thực là đúng cung cách thời thượng; vừa sáng tạo vừa mới lạ hơn hẳn xưa nay như đã từng dựng truyện hư cấu.

Ý NGHĨA

Thường đưa câu hỏi nhiều hơn là không. Mỗi khi chúng ta nói về câu chuyện trong truyện sau những lần suy tư về nó, chúng ta nói về ý nghĩa của nó sau kinh nghiệm của chúng ta. Chủ đề gì của tác phẩm này? Đó là câu hỏi thường tình khi cầm trên tay một tác phẩm văn hay thơ hay những truyện khác. Chủ đề đó nằm chình ình trên mặt bià của tác phẩm, nhưng; liệu có đi sát vấn đề trong truyện hay chỉ là chủ đề gợi hình dưới mắt người đọc. Chúng ta không phải nhìn vào tác phẩm một cách trân trọng, chúng ta cũng không nhìn qua loa mà nhìn nó qua kinh nghiệm của tác giả đứng tên. Chúng ta khám phá những gì ở tự nó làm ra, khám phá chủ đề muốn nói hoặc ý nghĩa trong tác phẩm mà tác giả bỏ vào trong tác phẩm, điều đó có dính dáng đến chúng ta trong sự nối liền giữa tác phẩm và thế giới bên ngoài. Nối liền ở đây là ý nghĩa –these connections are the meaning. Vấn đề lớn lao cho sự lợi ích và thích thú, thời cái sự ấy mới hiệu lực đến chất liệu của chủ đề mà tác giả là người khám phá những gì trong tác phẩm; nó có một mối tương quan giữa tác giả và người đọc là cần thiết, là hàm ý bởi câu chuyện ở chính nó. Truyện đó là câu chuyện hay dễ hiểu, rõ ràng hoặc đáng đọc? Cụ thể câu chuyện luôn luôn tạo nên riêng biệt, luôn luôn có một trường hợp đặc biệt để dẫn đưa câu chuyện sống thực như những gì ở ngoài đời. Tựa đề của tác phẩm đưa tới những trường hợp đặc biệt thuộc về dữ kiện là cốt mang lại một ý nghĩa hợp lý, mặc khác diện mạo của tác phẩm không bị lu mờ trước mắt nhìn của người đọc, nói chung nó nằm trong sự đồng ý qua ngữ ngôn và trong tiết điệu diễn từ của từng con chữ, nó có những liên quan trong đời với những nhận thức có từ bên ngoài, đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau và làm cho tác phẩm có một giá trị riêng biệt. Nghĩa lý có nghĩa là hợp lý trên lý thuyết của nó. Thường thường câu chuyện hiện thực có thể coi đó là khiá cạnh của cuộc đời và giúp cho ta sáng tỏ câu chuyện qua nghĩa lý của nó; kinh nghiệm đó có thể làm nên một hiện thực có ý nghĩa và giải tỏa những đối kháng hay những gì rắc rối, phức tạp lẫn lộn trong truyện là do những gì thuộc hư cấu mà tác giả muốn nói đến. Cái đó là hình tượng hư cấu / allegorical fiction. Hư cấu phát sinh ra cái nghĩa của nó trong muôn ngàn vạn thứ –Fiction generates its meaning in innumerable ways. Ý nghĩa của hư cấu phải dứt điểm là thấy được bên trong của phạm vi liên quan cảm xúc, chiếu thẳng tới một ấn tượng của kinh nghiệm hoặc nhìn tới lý tưởng của cuộc đời đang sống. Đó là thực chất trong hư cấu mà tác giả muốn nói tới và chỉ có độc giả tìm thấy cái đích thực đó trong hư cấu.

KẾT

Vậy cho nên chi viết truyện hư cấu trong truyện dài hay ngắn qua vai trò nhân vật là cốt cán cho việc dựng chuyện mang tính người giữa thời đại đang sống; một sự kiện hiện thực, không pha chế, đặc điều để nâng giá trị của truyện. Tư duy đó vô bổ vì đã đánh rơi một ý nghĩa quan trọng: diễn từ qua một văn phong mờ ảo, mất đầu, mất đuôi hay xuất hiện ngổn ngang làm cho ý nghĩa không có nghĩa lý chính đáng. Nói cho trọn tình văn chương hư cấu, gần như mang màu sắc của hình dung từ để dựng cho thành sự thật. Dưới khía cạnh nào, văn chương hư cấu không đòi chải chuốt, xức dầu thêm sức mà đòi phản ảnh ở nhân vật một cách sống động. Thí dụ: vóc dáng của Chí Phèo đã nói trọn ý nghĩa của nó, không cần phải diễn tả hay thêm mắm, thêm muối, bởi; tác giả đã pha chế vừa đủ ăn. Cho nên chi vai trò và ý nghĩa là đại diện mặt trận văn chương đương đại cho một tổng thể bao hàm trọn ý, trọn tình. Ai viết truyện hư cấu cũng được cả, chớ chẳng phải dành cho người viết truyện mới là nhà văn. Hai cái khác biệt của nhà văn: nhuệ khí phát tiết ở tuổi ban đầu là một sự bung phá đúng nghĩa, nhưng; đến tuổi vàng thì ý thức viết khác hơn xưa, bởi; trong cái bộc phát đó có cái ‘bốc đồng’ vô căn cứ, hứng tới đâu viết tới đó, không có luận đề, hay chủ đề như bản văn đưa ra.Truyện được đề cập là ở cái ‘à la mode’ đúng thời điểm…Nhà văn ở tuôi chín mùi tự thân nhìn lại là một ngổn ngang gò đống. Để đời không có nghĩa là ‘best seller’ mà để lại một chân lý vĩnh cửu có ý nghĩa hơn cả chủ đề. Chủ đề chỉ là gợi hình tợ như bún bò Huế chêm thêm nước màu cho đẹp mặt nồi niêu soong chảo; bất quá chỉ là bún bò:bún bò Quảng, bún bò Saigòn hay bún bò Los Angeles chớ chẳng phải bún bò gốc, cái đó gọi là bún bò ‘made-up’ chớ không thể để tiếng đời là vậy ./.

(ca.ab.yyc. Cuối 10/2020)



. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Calgary Canada .