Việt Văn Mới
Việt Văn Mới








CHARLES-FRANÇOIS GOUNOD






 

C harles Francois Gounod là nhà soạn nhạc Pháp sinh năm 1818 và tạ thế vào năm 1893. Ông được công chúng biết qua tác phẩm Ave Maria, qua các vở opera Faust, qua opera Romeo và Juliette. Gounod sinh ở Paris. Cha là họa sĩ thiết kế. Mẹ là một nghệ sĩ dương cầm. Bà muốn con mình theo học luật. Nhưng năm 16 tuổi, Gounod lại theo âm nhạc. Năm 1839, Gounod giành được học bổng Prix de Rome với cantata Ferdinand và đến Italia học nhạc. Những tác phẩm đầu tay của ông chịu ảnh hưởng dòng âm nhạc tôn giáo – thuyết giáo Pere Lacordaire dòng Dominican. 1843-1847, Gounod là viện trưởng dòng St. Sulpice. Từ năm 1848, Gounod bắt đầu nghiên cứu nhạc kịch. Qua ca sĩ giọng nữ trung Pauline Viardot, ông được nhận vào nhà hát opera sapho cùng với người viết nhạc kịch là Emile Augier. Hè năm 1850, Gounod viết Memoire d’un ariste. 1852, ông viết La noune sanglante và hoàn thành năm 1854. Những tác phẩm tiếp theo là Ivan le terrieble, La reine de Saba, Mireille và Faust. Vở Faust được công chúng Pháp yêu thích và khán giả rất đông. Opera Faust lan sang Đức và trở thành nổi tiếng thế giới. Vở Romeo và Juliette củaGounod thành công và được diễn suốt năm 1867. Sau này Gounod viết vở Cing Mars theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Pháp Alfred de Vigny

Giới âm nhạc nhận xét:”Gounod đã thành công trong việc tôn tạo, gìn giữ và xây dựng cho nền nhạc kịch Pháp, đưa ra những quy luật chặt chẽ trong âm nhạc mà thế hệ sau xem là một khuôn mẫu, tạo ra một giá trị vô giá cho tiến trình phát triển nền âm nhạc Pháp.”




VỞ CA VŨ KỊCH FAUST


Nhạc: Charles-Francois Gounod
      Lời dựa theo kịch "Faust" của Johann Wolfgang von Goethe.

Công diễn lần đầu tiên tại nhà hát Lyrique, Paris vào ngày 19/3/1859.


Bối cảnh:Câu chuyện xảy ra vào thế ký 16 tại Đức. Vở kịch có 5 màn.


Màn 1: Faust ở trong phòng. Ông già đang suy nghĩ về cuộc sống trên thế gian. Ông cảm thấy cuộc đời mình thật là vô vị, tẻ nhạt; mình chỉ là một kẻ vô dụng. Khi ông định uống thuốc độc để tự kết liễu đời mình, thì có tiếng hát của một thiếu nữ vang vào phòng ông: “Cảnh đẹp thiên nhiên thức tỉnh trong ta tình yêu”. Lời ca ấy làm Faust thấy yêu cuộc sống, gọi bóng đêm thì quỷ Mephistopheles xuất hiện. Nó hứa hẹn ông sự giầu có và danh vọng. Nhưng Faust không cần những thứ đó. Faust muốn tuổi trẻ và tình yêu. Lập tức xuất hiện hình ảnh Margarethes đầy quyến rũ. Faust chấp nhận việc bán linh hồn cho quỷ. Ông uống thuốc cải lão hoàn đồng và bước ra khỏi phòng cùng với Mephistopheles.


Màn 2:Trong thành phố, mọi người đang hòa mình trong không khí của hội chợ, những người lính và sinh viên cùng hát bài đồng ca “Vin ou Bière”. Valentin nhờ bạn của mình là Siébel chăm sóc dùm em gái Marguerite khi anh rời khỏi đây để vào chiến trường cùng với người bạn là Wagner, Valentin cầu mong rằng em mình sẽ được an bình và hạnh phúc (“Avant de quitter ces lieux”). Wagner đang hát bài hát vui nhộn thì bị Méphistophélès hát chen ngang một bài quái gở: con bò vàng (Le veau D ' Hay), hắn nói xấu nàng Marguerite làm Valentin không kìm được giận, rút gươm ra để giao đấu nhưng gươm liền bị gãy. Khi biết rằng hắn chính là quỷ Satăng, mấy người lính khác cùng giữ chặt cán gươm và làm dấu hiệu cây thánh giá trước Méphistophélès để hắn ghê tởm và tự cút đi (chorus: “De l'enfer”). Người dân lại tiếp tục nhảy và hát bài hát với điệu waltz dìu dặt (“Ainsi que la brise légère”). Faust lúc này bắt chuyện với Marguerite và mời nàng cùng nhảy nhưng Marguerite từ chối.


Màn 3:Tại vườn cạnh nhà Marguerite. Siébel hái hoa kết thành bó để tặng Marguerite, nhưng hoa héo nhanh. Faust và Méphistophélès tới , đặt tặng phẩ trước cửa nhà Marguerites, nàng nhìn thấy nên ra lấy đem vào nhàephisto báo Marthe, rằng chồng cô đã mất, đồng thời có những cử chỉ vồn vã. Trong khi đó Faust tới gần Marguerite và ngây ngất trước vẻ đẹp ngây thơ của nàng. Ephistopheles đọc thần chú, rằng Marguerite sẽ yêu say đắm. Faust tính rời nơi đó nhưng Mephistopheles giữ Faust lại. Faust nghe lời nói yêu thương từ Marguerite. Hai người ôm nhau. Qủy Mephistopheles nở nụ cười khoái chí.


Màn 4: Marguerite bị Faust ruồng bỏ, nàng ngọo62i trong phòng, bị bạn gái chế nhạo. Trong lúc điên tiết, nàng bóp cổ đứa con mình. Siebel tới thăm, an ủi nàng. Marguerite tới nhà thờ cầu mong sám hối. ephistopheles xuất hiện và làm cho lời cầu nguyện không hiệu nghiệm. Hối hận về chuyện bạc tình, Faust trở lại và muốn gặp Marguerite bên cửa sổ. Valentin tính chuyện với Faust. Được quỷ Mephistopheles giúp sức nên Faust quật ngã Valentrin và đâm tới tấp. Thấy huyên náo, mọi người ra xem. Arguerite quỳ bên anh trai Valentin, nghe lời trối trăng của anh mình.


Màn 5: Méphistophélès và Faust đang ngập tràn trong thú vui hưởng lạc trong lễ hội Walpurgis , Faust vui thú bên mấy ả gái điếm. Trong cơn hoan lạc ấy, Faust thấy bóng hình Marguerite choàng khăn đỏ với chiếc rìu của thần chết. Lập tức Faust bắt quỷ Mephistopheles đưa mình tới gặp Marguerite. Nàng ở trong phòng gia, đang nhận tội. Faust ngó vào trong phòng giam. Marguerite bừng tỉnh, ôm choàng Faust và tưởng nhớ tới buổi gặp nhau ban đầu. Qủy Mephistophels thoáng xuất hiện. Marguerite né . Faust tì cách đưa nàng ra khỏi nhà tù. Nàng chối từ và ngất xỉu. Mephistopheles la lớn:”Hãy hành hình”. Từ trời cao vang tiếng đáp “Đã được lên thiên đàng! “


*/ Johann Wolfgang Goethe viết Faust, nhưng trước ông đã có nhiều người viết về Faust dựa theo cốt truyện dân gian về Faust. Năm 1587 đã có sách Câu chuyện về bác sĩ Faustus của Johann Spiess. Sách gây được tiếng vang lớn bởi nó tạo ra rung cảm , tính phiêu lưu nơi người đọc. Sách được dịch sang tiếng Anh, năm 1588 sang tiếng Pháp, tiếng Hà Lan năm 1592, sang tiếng Tiệp năm 1611. Nhà văn Anh Christopher Marlow đã viết bi kịch về Faust năm 1890. Ông nhấn mạnh :”Con người tư sản trỗi dậy mang tính nhân văn. Faust kết thân với quỷ Mephistopheles là do thèm khát hiểu biết và muốn vươn tới sức mạnh trí tuệ do muốn hành động. Kịch bản hay nhất về Faust là của Johann Wolfgang von Goethe. vì Faust của Goethe tiêu biểu cho yếu tố tích cực của con người: luôn tìm cách vươn lên, vượt những trở ngại đời thưởng để có một cuộc sống hữu ích. Cốt truyện Faust tới công chúng Pháp không qua thể loại kịch, mà thông qua opera Faust của Charles Gounod.

 

. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả đã chuyển từ SàiGòn .