Làm việc gì nghiêm chỉnh mà không phải học! Dẫu là tự học, thậm chí học mót, ai dám bảo là không có giá trị? (miễn là có khả năng, có quyết tâm và kiên trì).
Nhạc sĩ sáng tác thì tât nhiên là phải sáng tạo rồi (chứ không phải là "đạo" nhạc!). Nhạc sĩ biểu diễn, ca sĩ có sáng tạo không? Họ dựa vào các bản nhạc, các bài hát có sẵn mà! Ồ! không sáng tạo thì sao cùng một bài mà chẳng phải ai cũng chơi hay như nhau, hát hay như nhau. Vậy thì cùng là người biểu diễn, ai được là nghệ sĩ, ai chỉ là nghệ nhân đây? (Tất nhiên, "những" Đặng Thái Sơn thì khó mà goị là nghệ nhân!). Cùng là dân ca hát, song dường như nếu hát "tân nhạc" thì là nghệ sĩ; còn nếu hát dân ca thì phải xem đã. Chẳng phải ai cũng được coi là nghệ sĩ như T.C., T.M.(hát quan họ). Đến như bà Quách thị Hồ, bậc thầy hát ca trù, mà cũng chỉ "được" là nghệ nhân ! Những người hát kể các trường ca của các dân tộc thiểu số (những người thực sự có công lưu và truyền) thì ngay cả chỉ là nghệ nhân cũng chẳng được! Một lần, một tờ báo đưa tin: cụ Châu Đình Khoa, một người chơi đàn tì bà "độc nhất vô nhị" ở xứ Quảng, nay già quá rồi vẫn đang tìm học trò truyền nghề. Hẳn may ra thì cụ mới được coi là nghệ nhân!
Giới ca nhạc là vậy, các giới khác cũng không minh bạch hơn. Biết bao người làm nghề có những yêu cầu nghệ thuật cao, tinh tế (đồ gốm sứ, đồ khảm, đồ sơn mài, đồ chạm trổ, đồ thêu, đan,... ) phải đâu chỉ làm theo mẫu có sẵn, rập khuôn. Để "thổi hồn" vào sản phẩm không phải chỉ tay nghề cao mà được. Hơn nữa, việc đáp ứng thị hiếu khách hàng cũng đòi hỏi những cải tiến, sáng tạo, không chỉ mẫu mã. Có thể có người sẽ kêu lên: làm hàng bán thì nghệ sĩ gì cơ chứ? Vậy, nhạc sĩ, ca sĩ, hoạ sĩ, đạo diễn, diễn viên,... có "làm hàng bán" không?
Xét về mặt lao động nghệ thuật, rất nhiều "nghệ nhân" đâu có kém các "nghệ sĩ" !
Có trường hợp ít ai nghĩ là thuộc giới nghệ sĩ, như các phát thanh viên, mà nhiều người trong số họ cũng được là NSƯT...
Có trường hợp ranh giới khá mong manh, ví như: nghệ sĩ nhiếp ảnh với thợ ảnh; nghệ sĩ xiếc với vận động viên một số môn thể thao nghệ thuật;...
Xem ra, sự phân danh phận hai loại "nghệ" kia vẫn "mờ mờ nhân ảnh"!
T
ừ rất nhiều năm nay,ở nước ta có sự phân biệt danh phận "nghệ sĩ" với "nghệ nhân". Và, hẳn là nghệ sĩ thì "ở chiếu trên" so với nghệ nhân. Chẳng hạn, nghệ sĩ được xét phong nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), nghệ sĩ nhân dân (NSND); còn nghệ nhân thì thường chỉ xét phong nghệ nhân dân gian. Thoảng hoặc mới thấy vài nghệ nhân thuộc loại thật “lão thành” mới được phong nghệ sĩ nhân dân (như bà Quách thị Hồ), nghệ sĩ ưu tú (như bà Hà thị Cầu). Vậy những ai là "sĩ"? những ai là "nhân"? Chưa thấy ở đâu nói cho bàn dân thiên hạ rõ; song, có lẽ rằng: Một bên là sáng tác, làm tác phẩm; bên kia là dựa vào mẫu sẵn, làm hàng; một bên là óc sáng tạo, bên kia chỉ là tay nghề; một bên là học hành bài bản, bên kia là học truyền miệng, học mót; v.v... Ờ, nhạc sĩ (nghệ sĩ) thì sáng tác nhạc, nhạc công (nghệ nhân) chỉ chơi nhạc; hoạ sĩ thì vẽ tranh, nghệ nhân (như ở làng Hồ) thì làm tranh;... Có vẻ như sự phân danh phận chẳng có gì phải bàn cãi. Song le, hình như "vậy mà không hẳn là vậy"!
VVM.31.10.2024.