"T
hế kỉ 13 nhân loại chứng kiến cơn lốc kinh hoàng có sức tàn phá lớn “rợ Mông Cổ”. Từ những bộ tộc du mục ở Đông á, quốc gia phong kién độc tài Mông Cổ được thành lập (1206) duới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn (phiên âm tiếng Mông Cổ có nghĩa là ông vua mạnh nhất) và con cháu các đạo quân Mông Cổ tung hoành khắp nơi từ Đông Á tới Trung Âu, từ Trung Hoa mênh mông đến Tây Nam Ắ. Đi đến đâu chúng cũng san bằng mọi thành trì, cướp sạch mọi của cải và giết hết những ai dám cả gan chống lại chúng. Mông Cổ một đế quốc Nguyên Mông hùng mạnh được thành lập bao gồm khắp các lục địa Á, Âu, trà đạp lên quyền sống tự do của hầu hết các dân tộc khi ấy.”
Thế nhưng “đạo quân Hung nô” của mọi thời đại ấy đã thất bại trước sức mạnh của Đại Việt không chỉ một lần mà tới ba lần. Lần thứ nhất, một đạo du minh Mông Cổ (trong gọng kìm tiến đánh Nam Tống) do Ngột Lương Hợp Thai cầm đầu tiến vào kinh thành Thăng Long tháng 1 năm 1258. Ngày 29/01/1258 chúng đã bị quân dân Đại Việt đánh cho tan xác ở Đông Bộ Đầu, phải tháo chạy thảm bại khỏi nước ta. Gần như cả thế giới cùng chung chiến hào đánh quân Mông Cổ. Năm 1274 vua Tống Độ Tông mất, triều đình đưa con là Cung Tông lên ngôi, do thế lực quân Mông Cổ quá mạnh, nhà Tông thất thủ, triều đình lui về Phúc Châu, Quảng Đông, phong ích Vương lên ngôi vua, tôn Dương Thái Hậu làm Hoàng Thái Hậu và ban hịch kêu gọi cả nước kháng chiến chống giặc Mông Cổ.
Năm Tường Hưng II (1279) Mông – Nguyên đem quân từ cảng Triều Dương (Quảng Đông) theo đường biển tiến đến Nhai Sơn đánh Tống.
Thế giặc mạnh, nhà Tống bại trận, hàng trăm chiến thuyền bị vỡ. Riêng Hoàng Thái Hậu, Hoàng hậu và hai công chúa bám vào được mảnh ván
thuyền (có tài liệu nói là bám vào cột buồm) trôi dạt đến Cửa Cần (còn gọi là Cần Hải) thuộc xã Hương Cần, huyện Quỳnh Lưu, phủ Diễn Châu
và được vị sư già ở chùa Qui Sơn cứu vớt. Nhà sư chùa Qui Sơn đã chăm sóc thuốc men, ăn uống cho Thái Hậu và công chúa tận tình.
Nhưng nghĩ đến cảnh nước nhà bị thôn tính, vua quan triều đình bị giết, nạn chiến tranh chết chóc thảm thương, đồng thời lo đến việc
truy lùng của nhà Nguyên nên Thái Hậu đã gieo mình xuống biển tuẫn tiết. Thấy vậy hai công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt
Hương cùng sinh ngày 15/08, hoàng hậu là Quách Thị sinh ngày 12/12 cũng nhảy xuống biển chết theo. Xác bốn mẹ con Thái hậu trôi dạt
vào bãi biển Cần và được người dân địa phương vớt lên mai táng chu đáo. Tương truyền, cảm động trước
“khí tiết lăng thiên nhật nguyệt,
Anh phong lẫm lẫm địa sơn hà”
Thượng đế đã phong cho Thái Hậu là Hải Thần coi giữ 12 cửa bể cho Đại Việt. Nhân dân làng Cần Hải đã lập đền thờ bà. Đền thờ linh thiêng được ứng nghiệm rõ rệt, mỗi khi ngư dân ra biển, qua đền bà thắp hương khấn bái. “Đại Việt sử kí toàn thư” còn chép: Năm Hưng Long 19(1311) vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Cần Hải (nay là cửa Cần, xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đóng quân tại đây, đêm chiêm bao thấy nữ thần khóc và nói: “Thiếp là cung phi Triệu Tống, bị giặc bức bách trôi dạt đến đây, Thượng đế phong cho làm thần biển ở đây đã lâu, nay thấy bệ hạ đem quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công”. Khi thức dạy vua cho gọi các cố lão ở đấy hỏi sự thực rồi cho quan vào tế lễ, sau đó mới kéo quân đi. Trên đường đi nhờ biển lặng, gió yên nên quân Trần đã tiến thẳng đến Trà Bàn, nhờ có Đoàn Nhữ hải lập kế nội ứng nên đã bắt được vua Chiêm mang về. Tưởng sự việc ứng nghiệm, vua bèn cho Hữu Ty lập đền thờ tại Cửa Càn hàng năm cúng tế. Truyền thuyết địa phương và các thư tịch khác còn ghi: việc Trần Anh Tông phong sắc cho nữ thần đền Cần là: “Đại Càn quốc gia Nam Hải Thánh mẫu thượng đẳng thần” đồng thời ban nhiều vàng bạc cho dân địa phương tu chỉnh tôn tạo đền thờ. Sử cũ và ngọc phả còn ghi việc Bình Định Vương Lê Lợi trong khi tổ chức kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1418 – 1428) đã cho tướng về đền Cần làm lễ cầu sự âm phù dẹp giặc. Và khi kháng chiến thắng lợi vua đã nghĩ đến Thánh mẫu đền Cần gia phong thêm Mỹ Tự ca ngợi tôn vinh công lao đức độ của Thánh Mẫu. Dưới triều Thánh Tông hoàng đế niên hiệu Hồng Đức thứ nhất (1470). Lần này vua Lê huy động một lực lượng to lớn rất hiếm thấy trong lich sử bình Chiêm của dân tộc. Đội quân gồm 5000 chiến thuyền và 25 vạn quân đã dừng chân ở cửa Cần để chấn chỉnh. Thời gian lưu trú tại cửa Cần, vua Lê Thánh Tông thân chinh vào đền thánh Mẫu làm lễ cầu nguyện Thánh Mẫu âm phù cho cuộc chinh phạt thắng lợi, sau đó đoàn quân ra đi trong điều kiện thiên nhiên sóng yên bể lặng và nhanh chóng đến chiến trường khiến vua Chiêm Thành lo sợ xin được qui hàng không dám quấy nhiễu. Trên đường vua tôi trở lại kinh đô, đoàn thuyền đã vượt quá cửa Cần hơn muời dặm, bỗng gió dông nổi lên làm đoàn thuyền lật buồm quay trở lại. Nơi quay thuyền có danh là Đông Hồi thuộc xã Quỳnh Lập ngày nay. Hiện tượng này khiến nhà vua nhớ đến chuyện cầu đảo ở Đền Cần nên cho thuyền ngược lại
Đền Cần mua sắm lễ vật lên đền tạ ơn, sau đó mới về về kinh đô.
Không chỉ ở của Cần mà nhân dân ven biển từ nam chí bắc còn lập nhiều đền để thờ Tống Thái Hậu. Đặc biệt ở đền Mẫu thị xã Hưng Yên gần bờ sông Hông, xa đây cũng là cửa biển và theo truyền thuyết địa phương cửa biển này cũng gọi là là Càn Môn. Ngọc phả còn có tình tiết sau: Bà cùng ba con bị chết đuối trôi dạt sang cửa Cần Hải, Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An rồi xác của Mẫu lại trôi ngược dòng đến Càn Môn, Hưng Yên. Nhân dân vớt lên và mối đùn thành mộ. Sau dân lập đền thờ và chính tẩm của đền che phủ cho phần mộ của Mẫu.
Đền Đại Lộ xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội là ngôi đền lớn, nằm sát bờ sông Hông, tiếp cận huyện Thanh Trì. Truyền thuyết địa phương kể lại câu chuyện bốn chiếc nón trôi về khu vực này, lẩn quẩn mãi không đi. Năm ấy đê sông Hồng bị vỡ, nhà vua lo lắng bèn khấn thần biển Đại Càn phù hộ. Sau đó hai con rắn (lốt) xuất hiện rồi cắn duôi nhau nằm trên đê vỡ chắn ngang dòng nước thành đôi rắn khổng lồ khiến dòng nước ngừng chảy, giúp nhân dân có thời cơ cứu vãn vỡ đê.
Như vậy ở Đại Càn Thánh Mẫu, hoặc các vị mẫu khác dân gian ước nguyện có được sự cứu độ để giải toả mọi ức chế, xua đi những nỗi lo âu, những tai ương bởi hoạ người và thiên nhiên chưa giải thích được. Sự vô hình của các thánh mẫu sẽ làm cho tâm ta thiện hơn, trong trẻo hơn, hướng về bản chất dân tộc chân, thiện, mĩ. Lẽ tất nhiên trong sự vô hình mà tác động đến đời sống tâm linh, đến đời sống đời thường thì khó vận dụng lí lẽ khoa học để phân tích. Phân tích một tín ngưỡng dân gian có thể coi như một hiện tượng văn hoá bản địa lâu đời mà nhân dân, dân tộc đã kính thờ, đã tổ chức lễ hội như một chương “Diễn xướng sử thi” để từ đó nảy sinh niềm tin, tăng thêm tình yêu quê hương đất nước và làm cho cuộc sống được hạnh phúc và thi vị hơn.
Sách “Ô châu cận lục” viết thế kỉ 15 còn cho Đại Càn Thánh Lương vương là Vương Hậu thời Hùng Vương thứ 13. Có nơi vùng trung du như Phú Thọ còn ghép tứ vị Thánh nương bộ tướng của Trưng Nữ Vương thế kỉ I. Cũng có nơi ở đồng bằng Bắc Bộ cho đại càn tứ vị là mẫu thoải thuộc hệ tam toà Thánh Mẫu Phủ Giầy… Và tất nhiên bởi sự dung hợp nên Duệ Hiệu cũng thật phong phú. Đơn cử một số Duệ Hiệu thường thấy ở các đền như sau:
- Đại Càn quốc gia Nam Hải Thánh Mẫu Thượng đẳng thần.
- Nam Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương phu nhân.
- Đại càn quốc gia Nam Hải thần chiếu ninh ứng tự vị thánh nương Thượng đẳng thần.
- Càn Hải môn hiển thánh Tống Thái Hậu nam Hải tối linh Tứ vị thánh nương Đại vương.
Nhìn chung tương tự như nhau, có theo màu sắc dân gian từng địa phương nhưng không chênh lệch nhiều. Chỉ tính riêng sắc phong ở đền Cần đã có tới 300 chiếc. Có ngày đền được phong 8 đạo sắc. Sắc phong ở đền Cần và hàng trăm đền thờ khác đều là tài sản quí cần được bảo quản và giữ gìn nguyên bản.
Trong khi hiện nay không thiếu gì cò mồi lùng sục với giá có khi lên tới ba trăm triệu một đạo sắc. Trong tín ngưỡng dân gian có sự ngưỡng vọng nghĩa là phù hợp với bản chất dân tộc thì nhân dân lại lập đền thờ ở khắp mọi nơi và nó trở thành một phương thức sinh hoạt văn hoá của cộng đồng làng xã. Nó như nhu cầu cuộc sống, là sự tồn vinh của mảnh đất con người, là niềm hạnh phúc, lòng tin để nhà nhà bách tính được nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an.
Và huyền thoại Đại Càn Thánh Mẫu được hoà nhập, Việt hoá từ xa xưa, không phân biệt người Việt hay người Hoa, giống như Đức Phật ở Ấn Độ là vậy. Cũng vì lẽ đó mà đền thờ Đại càn tứ vị trở nên đa dạng, khó bề giải thích. Và từ một càn miếu phát triển đến hàng trăm đền thờ, đình thờ. Theo sách di tích lịch sử đền Cần do Phan Đình Phương biên soạn thì nơi thờ thần đền Cần được ghi trong “Bách Thần Ký”, số miếu, đền có tới 1057 chiếc. Đặc biệt thần tích đền tứ vị ở Hàm Thuỷ và trại Ninh Mật (Ninh Bình) lưu ở thư viện Hán Nôm số đền thờ thần ở Đền Cần lên đến 1964 chiếc.
Trong thực trế số đền thờ thần đền Cần không còn nhiều. Nhưng nhiều nơi đã và đang tu sửa, phục hồi để thành tích có qui mô thu hút đông đảo khách hành hương. Đó là đền Cần, đến Hữu lập, đền Phú Đa, Phú Nghĩa ở Quỳnh Lưu; đền Vo Trung – Gia Lâm; đền Cơ Xá - quận Ba Đình; đền Nghĩa Dũng sau chuyển vào đường Thanh Niên – Hồ Tây; đền Hàng Than – quận Hoàn Kiếm… Nam Định có hàng chục đền thờ, đó là đền Ninh Cường, đền Hạ Lạc Chính - Trực Khang; đền Quần Anh - Hải Hậu… Ngoài ra các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên… hiện tại vẫn có các đền thờ Đại Càn Thánh Mẫu.
Thật là:
Hà sứ phong đào thiên địa bạch
Thử gian miếu vũ nhật tinh hồng.
(Đâu có sóng gió tung trắng trong trời đất thì có miếu đền sáng rực như sao và như mặt trời hồng).
Cũng nhờ có giấc mộng vua Trần mà đền Cần thờ Thánh mẫu được xây dựng to đẹp, xin trích một câu có tính ôn lại lịch sử:
“Phong ba hoán tỉnh Anh Tôn mộng
Hương hoả do lưu Thánh mẫu từ.
Thật là:
Nam Độ dĩ lai phong phạm cựu
Đông A nhi hậu cổn trường tân.
(Từ khi vượt sang cõi Nam phong độ của Mẫu vẫn như cũ,
Từ thời Trần về sau luôn được sắc tặng biểu dương.)
Sau này hải Thượng Lãn Ông trên đường thượng kinh chữa bệnh cho Trịnh Cán khi qua đền Cần cũng đề:
Đại Tống cơ đồ thiên cổ hận
Nam Thiên vũ trụ tứ thời xuân.
Tạm dịch là:
Cơ đồ Đại Tống hờn nghìn thủa
Vũ trụ trời nam xuân bốn mùa.
Nhiều câu đối ở đình đền, miếu mạo thờ Đại Càn đã được nhà xuất bản văn hoá - Thông tin tuyển chọn để đưa vào tập “Ba nghìn hoành phi câu đối Hán Nôm” – xuất bản 1982 như câu đối ở đền Quất Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định. Nhưng tịnh vô không có ai lấy câu đối thờ ở đền Đức Triệu Việt Vương như
“Đức Đại an dân thiên cổ thịnh –
Công cao hộ quốc vạn niên trường”
để đưa vào đền Mẫu Đại Càn như một đền ở Nam Định mới sửa lại và nhiều câu đối nữa sáng tác theo kiểu ngẫu hứng, không có niêm mà chẳng có luật. Những người có tri thức và cơ quan văn hoá các cấp sao lại không để ý đến mỗi khi cấp phép cho họ tu tạo xây dựng bất kì ngôi đền thờ nào lại để họ tuỳ tiện trương lên những câu đối như vậy. Vì dân có biết đâu câu đối phải là loại kỳ văn diệu bút, ngôn từ, chữ nghĩa không những cô đọng, súc tích mà còn được chắt lọc, nén chặt để bật lên tứ với đầy đủ ý nghĩa của nó cho phù hợp với từng đền, đình, miếu mạo thờ ai, ai thờ.
Ngày nay một số đền, chùa được nhà nước cho duy tu, tôn tạo trong đó có đền thờ Đại Càn. Nhưng còn không ít người hiểu không đúng về sự tích, thậm chí coi bà là một đấng anh phong của Đại Việt ngang tầm hoặc còn hơn những anh hùng dân tộc khác chỉ vì bà có nhiều đền thờ. Như có đền năm 2005 sửa lại còn lập bia đá ghi: “Từng trang lịch sử hào hùng của dân tộc, ý chí quật cường quật khởi trong tinh thần dân Việt làm rạng rỡ non sông đất Việt
có anh linh các vị thánh nương linh ứng giúp nước che chở cho dân”. Hiểu như thế thật là: “Người... hay coi thường những gì mình chưa biết”.
Đến Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng với quân dân nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên được nhân dân phong thánh,
thế giới công nhận là một trong mười tướng tài cũng không có văn bia ở đền nào đề như vậy. Suy nghĩ mãi tôi mới phải viết ra những điều này
để cung cấp cho bạn đọc quan tâm một số tư liệu từ lịch sử đến huyền thoại và các dị bản khác về đền thờ thánh Đại Càn trong
cả nước và những quan điểm khi dân thờ Tống Thái Hậu. Nếu không mình sẽ có tội với tiền nhân chính
giáo và xấu hổ với con cháu sau này. -./.
VVM.14.11.2024- NVA.
Anh phong lẫm lẫm địa sơn hà”
Thượng đế đã phong cho Thái Hậu là Hải Thần coi giữ 12 cửa bể cho Đại Việt. Nhân dân làng Cần Hải đã lập đền thờ bà. Đền thờ linh thiêng được ứng nghiệm rõ rệt, mỗi khi ngư dân ra biển, qua đền bà thắp hương khấn bái. “Đại Việt sử kí toàn thư” còn chép: Năm Hưng Long 19(1311) vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Cần Hải (nay là cửa Cần, xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đóng quân tại đây, đêm chiêm bao thấy nữ thần khóc và nói: “Thiếp là cung phi Triệu Tống, bị giặc bức bách trôi dạt đến đây, Thượng đế phong cho làm thần biển ở đây đã lâu, nay thấy bệ hạ đem quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công”. Khi thức dạy vua cho gọi các cố lão ở đấy hỏi sự thực rồi cho quan vào tế lễ, sau đó mới kéo quân đi. Trên đường đi nhờ biển lặng, gió yên nên quân Trần đã tiến thẳng đến Trà Bàn, nhờ có Đoàn Nhữ hải lập kế nội ứng nên đã bắt được vua Chiêm mang về. Tưởng sự việc ứng nghiệm, vua bèn cho Hữu Ty lập đền thờ tại Cửa Càn hàng năm cúng tế. Truyền thuyết địa phương và các thư tịch khác còn ghi: việc Trần Anh Tông phong sắc cho nữ thần đền Cần là: “Đại Càn quốc gia Nam Hải Thánh mẫu thượng đẳng thần” đồng thời ban nhiều vàng bạc cho dân địa phương tu chỉnh tôn tạo đền thờ. Sử cũ và ngọc phả còn ghi việc Bình Định Vương Lê Lợi trong khi tổ chức kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1418 – 1428) đã cho tướng về đền Cần làm lễ cầu sự âm phù dẹp giặc. Và khi kháng chiến thắng lợi vua đã nghĩ đến Thánh mẫu đền Cần gia phong thêm Mỹ Tự ca ngợi tôn vinh công lao đức độ của Thánh Mẫu. Dưới triều Thánh Tông hoàng đế niên hiệu Hồng Đức thứ nhất (1470). Lần này vua Lê huy động một lực lượng to lớn rất hiếm thấy trong lich sử bình Chiêm của dân tộc. Đội quân gồm 5000 chiến thuyền và 25 vạn quân đã dừng chân ở cửa Cần để chấn chỉnh. Thời gian lưu trú tại cửa Cần, vua Lê Thánh Tông thân chinh vào đền thánh Mẫu làm lễ cầu nguyện Thánh Mẫu âm phù cho cuộc chinh phạt thắng lợi, sau đó đoàn quân ra đi trong điều kiện thiên nhiên sóng yên bể lặng và nhanh chóng đến chiến trường khiến vua Chiêm Thành lo sợ xin được qui hàng không dám quấy nhiễu. Trên đường vua tôi trở lại kinh đô, đoàn thuyền đã vượt quá cửa Cần hơn muời dặm, bỗng gió dông nổi lên làm đoàn thuyền lật buồm quay trở lại. Nơi quay thuyền có danh là Đông Hồi thuộc xã Quỳnh Lập ngày nay. Hiện tượng này khiến nhà vua nhớ đến chuyện cầu đảo ở Đền Cần nên cho thuyền ngược lại Đền Cần mua sắm lễ vật lên đền tạ ơn, sau đó mới về về kinh đô.
Không chỉ ở của Cần mà nhân dân ven biển từ nam chí bắc còn lập nhiều đền để thờ Tống Thái Hậu. Đặc biệt ở đền Mẫu thị xã Hưng Yên gần bờ sông Hông, xa đây cũng là cửa biển và theo truyền thuyết địa phương cửa biển này cũng gọi là là Càn Môn. Ngọc phả còn có tình tiết sau: Bà cùng ba con bị chết đuối trôi dạt sang cửa Cần Hải, Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An rồi xác của Mẫu lại trôi ngược dòng đến Càn Môn, Hưng Yên. Nhân dân vớt lên và mối đùn thành mộ. Sau dân lập đền thờ và chính tẩm của đền che phủ cho phần mộ của Mẫu.
Đền Đại Lộ xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội là ngôi đền lớn, nằm sát bờ sông Hông, tiếp cận huyện Thanh Trì. Truyền thuyết địa phương kể lại câu chuyện bốn chiếc nón trôi về khu vực này, lẩn quẩn mãi không đi. Năm ấy đê sông Hồng bị vỡ, nhà vua lo lắng bèn khấn thần biển Đại Càn phù hộ. Sau đó hai con rắn (lốt) xuất hiện rồi cắn duôi nhau nằm trên đê vỡ chắn ngang dòng nước thành đôi rắn khổng lồ khiến dòng nước ngừng chảy, giúp nhân dân có thời cơ cứu vãn vỡ đê.
Như vậy ở Đại Càn Thánh Mẫu, hoặc các vị mẫu khác dân gian ước nguyện có được sự cứu độ để giải toả mọi ức chế, xua đi những nỗi lo âu, những tai ương bởi hoạ người và thiên nhiên chưa giải thích được. Sự vô hình của các thánh mẫu sẽ làm cho tâm ta thiện hơn, trong trẻo hơn, hướng về bản chất dân tộc chân, thiện, mĩ. Lẽ tất nhiên trong sự vô hình mà tác động đến đời sống tâm linh, đến đời sống đời thường thì khó vận dụng lí lẽ khoa học để phân tích. Phân tích một tín ngưỡng dân gian có thể coi như một hiện tượng văn hoá bản địa lâu đời mà nhân dân, dân tộc đã kính thờ, đã tổ chức lễ hội như một chương “Diễn xướng sử thi” để từ đó nảy sinh niềm tin, tăng thêm tình yêu quê hương đất nước và làm cho cuộc sống được hạnh phúc và thi vị hơn.
Sách “Ô châu cận lục” viết thế kỉ 15 còn cho Đại Càn Thánh Lương vương là Vương Hậu thời Hùng Vương thứ 13. Có nơi vùng trung du như Phú Thọ còn ghép tứ vị Thánh nương bộ tướng của Trưng Nữ Vương thế kỉ I. Cũng có nơi ở đồng bằng Bắc Bộ cho đại càn tứ vị là mẫu thoải thuộc hệ tam toà Thánh Mẫu Phủ Giầy… Và tất nhiên bởi sự dung hợp nên Duệ Hiệu cũng thật phong phú. Đơn cử một số Duệ Hiệu thường thấy ở các đền như sau:
- Đại Càn quốc gia Nam Hải Thánh Mẫu Thượng đẳng thần.
- Nam Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương phu nhân.
- Đại càn quốc gia Nam Hải thần chiếu ninh ứng tự vị thánh nương Thượng đẳng thần.
- Càn Hải môn hiển thánh Tống Thái Hậu nam Hải tối linh Tứ vị thánh nương Đại vương.
Nhìn chung tương tự như nhau, có theo màu sắc dân gian từng địa phương nhưng không chênh lệch nhiều. Chỉ tính riêng sắc phong ở đền Cần đã có tới 300 chiếc. Có ngày đền được phong 8 đạo sắc. Sắc phong ở đền Cần và hàng trăm đền thờ khác đều là tài sản quí cần được bảo quản và giữ gìn nguyên bản.
Trong khi hiện nay không thiếu gì cò mồi lùng sục với giá có khi lên tới ba trăm triệu một đạo sắc. Trong tín ngưỡng dân gian có sự ngưỡng vọng nghĩa là phù hợp với bản chất dân tộc thì nhân dân lại lập đền thờ ở khắp mọi nơi và nó trở thành một phương thức sinh hoạt văn hoá của cộng đồng làng xã. Nó như nhu cầu cuộc sống, là sự tồn vinh của mảnh đất con người, là niềm hạnh phúc, lòng tin để nhà nhà bách tính được nhân khang vật thịnh, quốc thái dân an.
Và huyền thoại Đại Càn Thánh Mẫu được hoà nhập, Việt hoá từ xa xưa, không phân biệt người Việt hay người Hoa, giống như Đức Phật ở Ấn Độ là vậy. Cũng vì lẽ đó mà đền thờ Đại càn tứ vị trở nên đa dạng, khó bề giải thích. Và từ một càn miếu phát triển đến hàng trăm đền thờ, đình thờ. Theo sách di tích lịch sử đền Cần do Phan Đình Phương biên soạn thì nơi thờ thần đền Cần được ghi trong “Bách Thần Ký”, số miếu, đền có tới 1057 chiếc. Đặc biệt thần tích đền tứ vị ở Hàm Thuỷ và trại Ninh Mật (Ninh Bình) lưu ở thư viện Hán Nôm số đền thờ thần ở Đền Cần lên đến 1964 chiếc.
Trong thực trế số đền thờ thần đền Cần không còn nhiều. Nhưng nhiều nơi đã và đang tu sửa, phục hồi để thành tích có qui mô thu hút đông đảo khách hành hương. Đó là đền Cần, đến Hữu lập, đền Phú Đa, Phú Nghĩa ở Quỳnh Lưu; đền Vo Trung – Gia Lâm; đền Cơ Xá - quận Ba Đình; đền Nghĩa Dũng sau chuyển vào đường Thanh Niên – Hồ Tây; đền Hàng Than – quận Hoàn Kiếm… Nam Định có hàng chục đền thờ, đó là đền Ninh Cường, đền Hạ Lạc Chính - Trực Khang; đền Quần Anh - Hải Hậu… Ngoài ra các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên… hiện tại vẫn có các đền thờ Đại Càn Thánh Mẫu.
Thật là:
Hà sứ phong đào thiên địa bạch
Thử gian miếu vũ nhật tinh hồng.
(Đâu có sóng gió tung trắng trong trời đất thì có miếu đền sáng rực như sao và như mặt trời hồng).
Cũng nhờ có giấc mộng vua Trần mà đền Cần thờ Thánh mẫu được xây dựng to đẹp, xin trích một câu có tính ôn lại lịch sử:
“Phong ba hoán tỉnh Anh Tôn mộng
Hương hoả do lưu Thánh mẫu từ.
Thật là:
Nam Độ dĩ lai phong phạm cựu
Đông A nhi hậu cổn trường tân.
(Từ khi vượt sang cõi Nam phong độ của Mẫu vẫn như cũ,
Từ thời Trần về sau luôn được sắc tặng biểu dương.)
Sau này hải Thượng Lãn Ông trên đường thượng kinh chữa bệnh cho Trịnh Cán khi qua đền Cần cũng đề:
Đại Tống cơ đồ thiên cổ hận
Nam Thiên vũ trụ tứ thời xuân.
Tạm dịch là:
Cơ đồ Đại Tống hờn nghìn thủa
Vũ trụ trời nam xuân bốn mùa.
Nhiều câu đối ở đình đền, miếu mạo thờ Đại Càn đã được nhà xuất bản văn hoá - Thông tin tuyển chọn để đưa vào tập “Ba nghìn hoành phi câu đối Hán Nôm” – xuất bản 1982 như câu đối ở đền Quất Lâm, Giao Thuỷ, Nam Định. Nhưng tịnh vô không có ai lấy câu đối thờ ở đền Đức Triệu Việt Vương như
“Đức Đại an dân thiên cổ thịnh –
Công cao hộ quốc vạn niên trường”
để đưa vào đền Mẫu Đại Càn như một đền ở Nam Định mới sửa lại và nhiều câu đối nữa sáng tác theo kiểu ngẫu hứng, không có niêm mà chẳng có luật. Những người có tri thức và cơ quan văn hoá các cấp sao lại không để ý đến mỗi khi cấp phép cho họ tu tạo xây dựng bất kì ngôi đền thờ nào lại để họ tuỳ tiện trương lên những câu đối như vậy. Vì dân có biết đâu câu đối phải là loại kỳ văn diệu bút, ngôn từ, chữ nghĩa không những cô đọng, súc tích mà còn được chắt lọc, nén chặt để bật lên tứ với đầy đủ ý nghĩa của nó cho phù hợp với từng đền, đình, miếu mạo thờ ai, ai thờ.
Ngày nay một số đền, chùa được nhà nước cho duy tu, tôn tạo trong đó có đền thờ Đại Càn. Nhưng còn không ít người hiểu không đúng về sự tích, thậm chí coi bà là một đấng anh phong của Đại Việt ngang tầm hoặc còn hơn những anh hùng dân tộc khác chỉ vì bà có nhiều đền thờ. Như có đền năm 2005 sửa lại còn lập bia đá ghi: “Từng trang lịch sử hào hùng của dân tộc, ý chí quật cường quật khởi trong tinh thần dân Việt làm rạng rỡ non sông đất Việt có anh linh các vị thánh nương linh ứng giúp nước che chở cho dân”. Hiểu như thế thật là: “Người... hay coi thường những gì mình chưa biết”. Đến Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng với quân dân nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên được nhân dân phong thánh, thế giới công nhận là một trong mười tướng tài cũng không có văn bia ở đền nào đề như vậy. Suy nghĩ mãi tôi mới phải viết ra những điều này để cung cấp cho bạn đọc quan tâm một số tư liệu từ lịch sử đến huyền thoại và các dị bản khác về đền thờ thánh Đại Càn trong cả nước và những quan điểm khi dân thờ Tống Thái Hậu. Nếu không mình sẽ có tội với tiền nhân chính giáo và xấu hổ với con cháu sau này. -./.