Loạt bài này nhằm mục đích tìm hiểu về những cuộc đấu tranh của người dân
Ukraine trên đường gian nan tìm Độc Lập Tự Do thoát ách nô lệ của
Đế Quốc Thô Bạo Diệt Chủng láng giềng Nga .
Điển hình thật gần đây,
ngày 24 tháng Hai năm 2022 , ngày Vladimir Poutine,
Tổng Thống Nga đã dã tâm xua
quân xâm chiếm Ukraine, mưu đồ lật đổ chính phủ Dân Chủ
của Tổng Thống Volodymyr Zelensky để thành lập một chính quyền tay sai bất chấp
những phản kháng, phẫn nộ của nhân dân yêu chuộng tự do công lý hòa bình khắp nơi trên thế giới.
Từ Vũ
khởi viết ngày 14.3.2022
Thân Kính Tặng Anh Lâm Tôn Thất (ttlam41).
- PHẦN THỨ V - KẾT.
9- Cùng Nhẩy Vào Khoảng Trống Vô Định (2019)
Ngày 22/4/2019, Ukraine bước sang một Kỷ Nguyên Mới sau khi danh hài Volodymyr Zelensky đắc cử Tổng thống trong lúc đất nước này kiệt quệ bởi nạn tham nhũng, kinh tế khó khăn và chiến tranh chết chóc vẫn tiếp tục ở Donbass. Gạt qua một bên những ngờ vực về khả năng điều hành chưa có một chút kinh nghiệm chính trị và những lời chỉ trích sự mơ hồ trong chương trình của ông, người nam diễn viên hài kịch 41 tuổi đã đắc cử với 73,2% phiếu bầu so với 24,5% phiếu bầu cho tổng thống Petro Poroshenko sắp mãn nhiệm.
9.1. Tổng Thống Zelensky
Tổng thống mới của Ukraine là một người nói tiếng Nga bẩm sinh, ông thừa nhận còn phải hoàn thiện tiếng Ukraine ngôn ngữ mà ông chưa thật thông thạo.
Zelensky không chỉ là một người dân thiểu số mà là "thiểu số gấp hai lần". Zelensky không chỉ nói tiếng Nga mà lại còn theo đạo Do Thái. Cũng giống như những người nói tiếng Nga, ông phản đối các chính sách ngôn ngữ dân tộc chủ nghĩa của Kiev , vốn đang dần dần làm giảm vị trí tiếng Nga trong hệ thống giáo dục và phương tiện truyền thông Ukraine.
Vài ngày sau khi được đắc cử Tổng thống Zelensky đã lên tiếng chỉ trích cuộc bỏ phiếu về luật ngôn ngữ ngày 25 tháng 4 năm 2019, luật đảm bảo ngôn ngữ Ukraine như một ngôn ngữ chính thức hay là "Đạo luật ngôn ngữ".
Hiển nhiên đạo luật này củng cố cho việc sử dụng tiếng Ukraine nhưng lại tạo nhiều bất mãn cho cộng đồng người nói tiếng Nga nhất là ở thời điểm mà Zelensky muốn được thân cận với họ. Dù ông nói rằng ông không muốn đặt lại vấn đề tiếng Ukraine như một ngôn ngữ chính thức của Ukraine nhưng ông ủng hộ việc sử dụng tiếng Nga ở những khu vực mà nó đã được sử dụng trong một thời gian dài trước đây. Xoa dịu tình thế, Zelensky nhấn mạnh rằng tiếng Ukraine, theo Hiến pháp, vẫn phải là ngôn ngữ chính thức của đất nước nhưng không thể cố gắng tìm cách bóp nghẹt tiếng Nga.
Bằng quan điểm này mà Zelensky đã giành được sự ủng hộ của cả những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine và những người nói tiếng Nga đang âu lo về quyền ngôn ngữ của họ. Chính những người nói tiếng Nga lại đang tham gia, tài trợ rất nhiều cho quân đội Ukraine trong việc chống lại quân phiến loạn thân Nga ở Donbass.
Trong tình trạng đất nước vào lúc này, người Ukraine thà chọn một người hoàn toàn xa lạ không một chút tiếng tăm kinh nghiệm trên chính trường để cùng với họ nhảy vào một khoảng trống vô định chưa biết được ngày mai sẽ ra sao còn hơn là vẫn cứ phải tiếp tục cuộc hành trình đen tối với một giai cấp chính trị đã bị lỗi thời chỉ biết chỉ trích, xuyên tạc, nhũng lạm hàng chục năm qua kể từ sau ngày có được độc lập.
Chính quyền Nga dường như cũng bị hụt hững sau cuộc đắc cử của diễn viên Volodymyr Zelensky, người tuy có khả năng hòa giải hơn với Moscow nhưng cùng lúc lại vẫn kiên quyết thân Tây phương.
9.2. Trên Đe Dưới Búa
Volodymyr Zelensky sinh ngày 25 tháng 1 năm 1978 tại Kryvyi Rih một thành phố với 700.000 dân tại vùng Dnipropetrovsk miền trung Ukraine. Cha mẹ ông, Oleksandr Zelensky và Rimma Zelenska, là những nhà khoa học gốc Do Thái và nói tiếng Nga. Bạn học cũ không ngạc nhiên khi Zelensky làm Tổng Thống. vì họ luôn nhìn thấy ở Zelenskylà một "người đặc biệt". Trong các hành lang của trường đại học nơi Zelensky theo học không có sự sùng bái cá nhân cũng không có một hình ảnh nào về tổng thống-cựu sinh viên mà là một sự ngưỡng mộ được chia sẻ bởi tất cả mọi người.
Một trong những vị giáo sư nói một cách thú vị rằng Volodymyr Zelensky thường hay trốn sau một chiếc cột để được mơ mộng trong sự im lặng. Phải nói rằng lúc đó ước mơ của anh ta không phải để trở thành tổng thống. Andrii Shaikan, hiệu trưởng hiện tại của trường đại học và là sinh viên cùng thời với Volodymyr Zelensky, nói: "Anh ấy là một sinh viên rất hoạt động. Cha anh muốn anh trở thành một kỹ sư còn anh sinh viên này lại muốn trở thành một nghệ sĩ sau cùng anh học luật".
Vào những năm 1990, Kryvyi Rih là một thị trấn khai thác mỏ, khá nghèo và nhiều tội phạm. Rất nhanh chóng, Volodimir Zelensky tham gia vào một đoàn kịch và trong cuộc sống cộng đồng của trường đại học.
dân địa phương tại đây thường nói : Tại Kryvyi Rih chỉ có những người biết giữ lời mình nói và hành động."Năm 2019, khi chúng tôi biết chàng ta sẽ ra tranh cử tổng thống, cả thành phố đã tổ chức để giúp đỡ anh. Chúng tôi thành lập các nhóm hỗ trợ, chúng tôi làm truyền đơn, chúng tôi vận động ... Vì vậy, chiến thắng của Zelensky cũng là của tất cả chúng tôi.", lời một người bạn từ thưở nhỏ của Zelensky.
Sau khi tốt nghiệp luật khoa, Zelensky khởi đầu sự nghiệp qua những cuộc biểu diễn tại lễ hội KVN ở Sochi năm 1998 và ở nhiều quán cà phê-rạp hát, giành được khá nhiều giải vô địch hài kịch ở các quốc gia Đông Âu. Năm 2003 Zelensky thành lập công ty sản xuất có tên Kvartal 95, công ty sản xuất các chương trình như Evening quarter, tham gia trong các nhạc kịch diễu như Ba chàng lính ngự lâm của Alexandre Dumas trong vai D'Artagnan hay Dancing with the Stars với phiên bản tiếng Ukraine (2006) hoặc Chú Gấu Paddington...
Năm 2015, Zelensky, đóng vai giáo sư Vassili Goloborodko dạy lịch sử được bầu lên làm Tổng thống Ukraine nhờ chiến dịch do sinh viên ông giáo sư này tổ chức, trong loạt phim hài Servant of the People (Serviteur du Peuple - Người Hầu của Nhân Dân). Loạt phim đã thành công tới nỗi phải quay bộ phim Servant of the People 2 được trình chiếu trên màn ảnh rộng để đáp ứng yêu cầu của những người mến mộ khắp nơi trên đất Ukraine. Bộ phim đã tạo ảnh hưởng vô cùng thuận lợi cho Volodymyr Zelensky trong cuộc tranh cử.
Vai trò hư cấu trong phim đã trở thành vai trò hiện thực vào năm 2018, khi Volodymyr Zelensky thành lập đảng chính trị của cũng với cái tên Servant of the People. Ngày 31 tháng 12 năm 2018, Volodymyr Zelensky chính thức tuyên bố ứng cử tổng thống. Ngày 21 tháng 4 năm 2019, Volodymyr Zelensky đã giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng hai để trở thành Tổng thống trẻ nhất trong lịch sữ Ukraine.
Volodymyr Zelensky sẽ thành công trong trách vụ Tổng thống là một điều ngoài sự tưỏng tượng của những người hiểu biết về chính trị tại Ukraine nhưng tất cả mọi người đều biết Tân Tổng thống sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tương lai. Cuộc xung đột ở Donbass là việc gay go đầu tiên mà người Tân Tổng thống trẻ này cần phải giải quyết chưa kể tới chương trình chống tệ nạn tham nhũng !.
Về Đạo luật Ngôn ngữ năm 2019, những người thân cận chung quanh Zelensky loan tin rằng Tổng thống đang tiến hành việc
"phân tích kỹ lưỡng" văn bản của đạo luật. Zelensky cũng hứa rằng luật sẽ không vi phạm quyền của những người thiểu số.
Dù thế nào đi nữa thì đạo luật này đã đặt vị Tân Tổng thống vào một tình thế khó khăn "trên đe dưới búa" : Nếu phản đối luật ,
Zelensky sẽ mất cử tri nói tiếng Ukraine ở miền Tây Ukraine; nếu ủng hộ hoặc im lặng, Zelensky sẽ mất cử tri nói tiếng Nga ở phía Đông đất nước.
Tổng thống Zelensky biết rằng đất nước của ông là một quốc gia đa sắc tộc và nhóm thiểu số ngôn ngữ quan trọng nhất tất nhiên là nhóm thiểu số nói tiếng Nga. Ông cũng biết rằng việc bãi bỏ Luật về chính sách ngôn ngữ nhà nước của Ukraine vào năm 2014 đã khiến Crimée và Donbass bùng cháy bởi vì Quốc hội (Rada) đã tước bỏ tư cách là một "ngôn ngữ khu vực (vùng)" của những người nói tiếng Nga.
Quốc hội (Rada) Ukraine còn đang dự định thông qua một đạo luật hạn chế quyền hạn để trói tay vị Nguyên thủ quốc gia. Không rõ Tổng thống Zelensky đang nghĩ gì , cũng không biết bằng cách nào mà ông ta sẽ điều động được Quốc hội để thay đổi luật nói trên. Tuần trăng mật của ông trên chính trường Ukraine đã kết thúc một cách vô cùng nhanh chóng.
Khi người ta đã nhận được hậu quả của việc bãi bỏ luật này là Ukraine bị mất Crimea và Donbass ly khai dưới hình thức các nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk (DPR và LPR ) và sau 5 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, người ta phải nghiêm túc tự đặt câu hỏi hỏi có nên tiếp tục con đường đối chọi nhau hay tìm một con đường thỏa hiệp với nhau ?. Ukraine đã bốc cháy, không chỉ ở Donbass, mà còn có nguy cơ sẽ xảy ra ở phía Đông Nam của đất nước cũng như tại Transcarpathia - khu vực phía Tây Nam Ukraine nằm ở ngã ba biên giới Ukraine, Ba Lan, Slovakia, Hungary và Romania, nơi có một lượng lớn thiểu số Hung gia lợi (Hungarie) đang sinh sống.
9.3. Kéo Dài Các Mối Xích Mích
Những điểm xích mích giữa Nga và Ukraine về cuộc chiến ở miền Đông ly khai và việc sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraine vào Nga năm 2014 là những điểm quá lớn để có hy vọng nối lại được quan hệ bình thường giữa hai nước.
Một mặt, Kiev phải nỗ lực chiến đấu để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, bằng cách kêu gọi Donetsk và Luhansk “hãy trở về nhà”; mặt khác, Quốc hội Ukraine đang thông qua một dự thảo luật mà trên thực tế đã khiến Donbass rời bỏ Ukraine. Đây là một chính sách không nhất quán trong lúc Zelensky đang muốn dùng kế lấy "mật ong" để "hút ruồi " !. Cùng lúc đó, hàng nghìn người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine nghi ngờ và buộc tội Tổng thống Volodymyr Zelensky, chuẩn bị "đầu hàng" trước những yêu sách của đám ly khai thân Nga, coi Nga là một phần của tiến trình hòa bình của ông.
Xin nhắc lại : kể từ năm 2014, cuộc xung đột tại vùng Donbass (trước tháng 2 năm 2022), cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 15.000 người. Điều phức tạp của vấn đề là khó có thể nói đến một "cuộc rút lui quân sự", trong khi Nga luôn luôn bây bẩy chối rằng Nga không có mặt ở Donbass. Các thỏa thuận hòa bình được ký kết tại Minsk (Belarus) vào năm 2015 đã chỉ giúp giảm bạo lực, nhưng về khía cạnh chính trị-ngôn ngữ chưa bao giờ được áp dụng có hiệu qủa.
Vào tháng 12 năm 2019, qua trung gian của Tổng thống Emanuel Macron, Tổng thống Zelensky và Poutine đã gặp nhau tại Paris với mục tiêu tìm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Trong khi Moscow yêu cầu áp dụng các thỏa thuận Minsk, Kiev e ngại sẽ lại phải nhượng bộ quá nhiều với Vladimir Poutine. Mặc dù được bầu với 73% số phiếu nhưng Tổng thống Ukraine cũng phải nghĩ đến dư luận cực kỳ nhạy cảm của người Ukraine về việc tìm được một quy chế cho Donbass điều này đã làm sách lược của ông bị hạn chế hẳn. Hơn nữa, Kiev không còn có thể trông cậy vào Tổng thống Mỹ Donald Trump Mỹ.
Chính sách ngôn ngữ của Ukraine luôn được đặc trưng bởi các làn sóng Nga Hóa hoặc Ukraine Hóa nối tiếp, thay thể nhau, điều này cho thấy rằng việc sử dụng công khai một ngôn ngữ nọ luôn bắt buộc phải gây thiệt hại cho ngôn ngữ kia. Những gì ngôn ngữ này được thì ngôn ngữ kia bị mất. Áp dụng luật pháp hoặc sử dụng các mưu lược chính trị cho đến nay chưa bao giờ tạo ra hòa bình xã hội mà ngược lại chỉ làm gia tăng bất bình. Các thành viên của hai cộng đồng ngôn ngữ lớn nhất, tiếng Ukraine và tiếng Nga, nhìn nhận tình hình của hai ngôn ngữ theo những cách nhìn trái ngược nhau về cơ bản. Những nỗ lực để củng cố bản sắc Ukraine qua quy chế là ngôn ngữ chính thức đã gây ra phản ứng kịch liệt của những người nói tiếng Nga. trong đó phải kể tới một tình huống nghịch lý: các nhóm thiểu số thì không hài lòng với những đảm bảo quyền ngôn ngữ cho họ, trong lúc giới ưu tú nói tiếng Ukraine lại lo ngại về tình trạng hiện tại và tương lai của tiếng Ukraine.
Không bao giờ có giải pháp cho một cuộc xung đột ngôn ngữ bởi vì không bao giờ có bất kỳ một thỏa hiệp nào giữa các bên khác nhau.
- Đạo Luật Về Người Bản Địa (2021)
Ngày 21 tháng 7 năm 2021, Tổng thống Zelensky đã ký Đạo luật về Người Bản Địa. Luật nói rằng chỉ những người Ukraine gốc Crimée bản địa mới có "quyền được hưởng đầy đủ tất cả các quyền con người và tự do cơ bản" (điều 3), điều này tước đi những quyền tương tự của những người Ukraine gốc Slave, bao gồm cả những người nói tiếng Nga. Luật định nghĩa các dân tộc bản địa của Ukraine là người Tatar, Karaites và Krymchak, tất cả Crimée, là những người tạo thành "một cộng đồng dân tộc bản địa đã hình thành trên lãnh thổ Ukraine, mang ngôn ngữ và văn hóa có nguồn gốc, có truyền thống các tổ chức hoặc đại diện xã hội, văn hóa”. Người dân bản địa có quyền tự quyết ở Ukraine và địa vị chính trị. Theo tài liệu, người dân bản địa có quyền phục hồi và phát triển các truyền thống và phong tục tập quán, tôn giáo và văn hóa tinh thần của họ, để bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Họ cũng có quyền, thông qua các cơ quan đại diện, thành lập phương tiện truyền thông của riêng mình và nhận hỗ trợ của nhà nước. Trong số các quyền cơ bản của người dân bản địa Ukraine, luật đảm bảo các quyền về văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ và thông tin. Luật chính thức có hiệu lực vào ngày 23 tháng 7 năm 2021. Các điều duy nhất liên quan đến ngôn ngữ là: 1, 3.4, 5 (đầy đủ), 8.2 và 10.
Lại còn thêm một vấn đề quan trọng khác: Crimée. Nga đã sáp nhập Crimée năm 2014 và dĩ nhiên Ukraine không công nhận sự sáp nhập bất hợp pháp này tuy rằng không còn thực hiện được bất cứ một sự kiểm soát nào tại bán đảo. Vào năm 2021, vẫn còn khoảng 300.000 người Tatar (người Hồi giáo), 800 người Karaite (người Do Thái) và 300 người Krymchaks (người Do Thái) định cư ở Crimée. Tổng thống Nga Vladimir Poutine, đã phản ứng mạnh mẽ Đạo luật về Người Bản Địa của Tồng thống Ukraine, nhân cơ hội này để tiếp tục thổi bùng thêm nhiều căng thẳng giữa các sắc tộc đang tồn tại ở Ukraine. Vladimir Poutine khẳng định rằng lãnh thổ Crimée thuộc về Nga , Ukraine không cần phải thông qua bất cứ một luật nào cho công dân của nước ông ta. Tổng thống Nga trích dẫn việc các nhà sử học "dường như đồng ý" rằng các dân tộc ngày nay được gọi là “Slave” đã sinh sống trên vùng đất Crimée từ rất lâu trước khi người Tatar xuất hiện khoảng 500 năm về trước; những người Slave này đã đến Crimée vài thế kỷ trước các dân tộc thiểu số Karaites và Krymchaks của người Do Thái.
Sự thực thì những sắc dân đầu tiên ở Crimée lần lượt theo thứ tự là : người Cimmeria, người Scythia, người Sarmatia, người Roxolan, người Goth, người Alan, người Hung... chỉ từ khi Nữ hoàng Nga Catherine II tiến hành việc sáp nhập Crimée vào Nga năm 1783, sau khi hiệp ước Jassy giữa Nga và Đế chế Ottoman – Thổ (1787-1792) được phê chuẩn để chấm dứt cuộc xung đột. - nếu tính từ năm đó (1783) cho tới nay (2023) thì sự hiện diện của cư dân Nga chưa thể được 500 năm.
Lại hãy nghe Vladimir Putin phát biểu vào ngày 18 tháng 3 năm 2014 trong buổi lễ sáp nhập Crimée vào Nga : “Mọi thứ ở Crimée đều gợi lên lịch sử và niềm tự hào chung của chúng ta. Đây là vị trí của Tauric Chersonese cổ đại, nơi Đại Hoàng tử Vladimir I đã được rửa tội. Thành tựu tinh thần của ông, cụ thể là việc chấp nhận Cơ đốc Chính thống giáo , đã đặt nền móng cho văn hóa, văn minh và các giá trị nhân văn đoàn kết các dân tộc Nga, Ukraine và Belarus. [Crimea] cũng là Sevastopol - một thành phố huyền thoại với lịch sử đặc biệt, một pháo đài nơi Hạm đội Biển Đen của Nga ra đời. »
Đối với Poutine thì người Nga ở Crimée cũng là “người bản địa”. Tuy nhiên, ông ta "quên" rằng ở Liên bang Nga, có nhiều người dân bản địa thật sự nhưng những sắc dân bản địa này chỉ được phép nhảy múa trong trang phục dân tộc của họ vào những dịp lễ hội do nhà nước tố chức và những người dám đứng ra đòi hỏi, đấu tranh cho quyền lợi của họ đều bị kết tội là những kẻ cực đoan phản quốc và bị giam cầm trong bệnh viện tâm thần.
Trên thực tế, nếu Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, ký một đạo luật như vậy, một đạo luật hoàn toàn vô ích trong hoàn cảnh, hứa với những người thiểu số này quyền tự trị nhiều hơn đó là chỉ là một phương cách để Zelensky kéo Crimée trở về với Ukraine, nhưng cũng làm Vladimir Poutine càng căm thù hơn.
- Đạo Luật Dân Tộc Thiểu Số hoặc Cộng Đồng (2022)
Ngày 13 tháng 12 năm 2022, Quốc hội Ukraine đã thông qua Luật mới về Dân Tộc Thiểu Số (Cộng đồng), bãi bỏ Luật năm 1992. Điều thứ 1 định nghĩa dân tộc thiểu số được đề cập như sau:
Điều 1
Những dân cư thiểu số Ukraine (sau đây gọi là "dân tộc thiểu số (cộng đồng)" — là một nhóm công dân ổn định của Ukraine, không phải là người dân tộc Ukraine, theo truyền thống cư trú trên lãnh thổ Ukraine trong biên giới được quốc tế công nhận, thống nhất bởi các đặc điểm chung về dân tộc, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và/hoặc tôn giáo, nhận thức được bản thể của họ và thể hiện mong muốn bảo tồn và phát triển bản sắc ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo của họ.
Luật này không nêu tên bất kỳ một cộng đồng cụ thể nào. Theo định nghĩa thì những người nói tiếng Nga là "người Ukraine dân tộc" nói tiếng Nga, vì vậy họ không phù hợp với định nghĩa này. Tuy nhiên, người dân tộc Nga ở Donbass lại đáp ứng định nghĩa này, ngoại trừ việc họ không muốn tự coi mình là người Ukraine. Ngoài ra vẫn còn các cộng đồng dân tộc nhỏ sau: Rom/Gypsies, Ruthenians, Belarussie, Moldavie, Bulgari, Hungari, Romanie, Ba Lan, Armenie, Thổ, Hy Lạp, v.v.
Đạo luật Dân tộc Thiểu Số (Cộng đồng) 2022 trao quyền, tự do và nghĩa vụ cho các thành viên thuộc dân tộc thiểu số. Những nhóm thiểu số này được ban cấp, ngoài những điều khác, các quyền sau: tự nhận dạng; tự do hiệp hội công cộng và hội họp ôn hòa; tự do ngôn luận và tín ngưỡng, tư tưởng, ngôn luận, lương tâm và tôn giáo; tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế và xã hội; việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số (cộng đồng); giáo dục, đặc biệt là bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số (cộng đồng); và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số (cộng đồng).
Về giáo dục, Điều 11 quy định đặc biệt việc sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số (cộng đồng) trong quá trình giáo dục được xác định bởi Luật Giáo dục và các luật đặc biệt khác trong lĩnh vực này.
Người ta cũng có thể tự hỏi tại sao Ukraine lại phải thông qua một luật vô ích như đạo luật này. Lý do rất đơn giản: đó là một phương cách để cho Tổng thống Nga thấy rằng quốc gia Ukraine vẫn luôn bảo vệ các nhóm thiểu số nhỏ bé của mình, trong khi về phần ông ta, Poutine, đang đồng hóa dân tộc Nga với tốc độ thật chóng mặt : Một kiểu khiêu khích của Ukraine với Nga!.
Chúng ta cũng đã biết rằng những người nói tiếng Nga không bị coi là thiểu số vì ngôn ngữ của họ là ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc“, nghĩa là không cần phải bảo vệ mà toàn dân Ukraine đều hiểu tiếng Nga . Nói thế nào đi nữa cũng vẫn không thể ngăn cản được việc Kremlin buộc tội, ngoại trừ Belarussie (đã nằm trong tay Nga), cho tất cả các nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô cũ tất nhiên có Ukraine, "bức hại những người nói tiếng Nga".
10- Cuộc Xâm Lược của Nga Ngày 24 Tháng 2 năm 2022.
Trước mối đe dọa một ngày nào đó rất gần trong tương lai Ukraine hội nhập Liên Minh Cộng Đồng châu Âu và NATO, Tổng thống Nga Vladimir Poutine đã điều động hơn 150.000 quân tới biên giới Ukraine vào cuối năm 2021 và đe dọa sẽ can thiệp quân sự. Nếu Ukraine cho đặt căn cứ phóng hỏa tiển và quân đội của khối NATO thì Nga sẽ bị đe dọa nặng nề, do đó, một cuộc chiến tranh phòng ngừa được Poutine đạt tên một cách khiêm tốn là “Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt” phải được thực hiện. Một "chiến tranh phòng ngừa" bao gồm việc loại bỏ mối đe dọa bị tấn công trước khi nó trở thành hiện thực. Do đó, chiến tranh phòng ngừa có thể được phát động mà không cần phải có bằng chứng về bất kỳ một cuộc tấn công nào có thể xảy ra làm tổn hại đến lợi ích của Quốc gia bị tấn công vào một thời điểm nhất định nào đó.
10.1. Chiến Tranh Phòng Ngừa
Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều cuộc xung đột mang tính cách phòng ngừa xảy ra dưới nhiều lý do khác nhau(Việt Nam - Tầu năm 1979) Dưới mắt Vladimir Poutine thì Ukraine vẫn là một vùng lãnh thổ cần phải được quản lý mà Nga thì vẫn chưa thể từ bỏ việc coi Ukraine là một phần đất của mình đã bị người ta “đánh cắp”.
Để dọn đường, ngày 21 tháng 2 năm 2022 Tổng thống Poutine chính thức công nhận nền độc lập của các vùng Donbass : hai "nước" "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" và "Cộng hòa Nhân dân Luhansk". Tiếp đó, Tổng thống Nga cáo buộc Ukraine là "thuộc địa của phương Tây".
Người ta có thể nhận rõ được mục tiêu của Vladimir Poutine là chiếm đoạt toàn bộ lãnh thổ của các tỉnh Lugansk và Donestk, sau đó ít nhất là một phần lãnh thổ của các tỉnh Zaparozhie và Odessa, thực hiện một hành lang bao gồm cả Crimée dẫn dài đến Transnistrie (Moldovie) nơi đã có sẵn 1500 lính Nga đang trấn đóng.
Suốt ba mươi năm, Poutine mơ ước sẽ tái tạo Novorossia (Nước Nga Mới) để Ukraine thêm một lần nữa lại trở thành "một nước chư hầu" của Nga, như trường hợp chư hầu Belarussie hiện nay. Bản đồ đối diện đã được công bố từ năm 2014 và thậm chí nó còn bao gồm cả Gagauzie. Đó chỉ là một giai đoạn để tiến xa hơn nữa: khôi phục Liên Xô ngày xưa.
10.2. Những Biện Minh Của Vladimir Poutine Cho Chiến Tranh
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, quân đội Nga bắt đầu tiến vào Ukraine, chắc chắn đây là cuộc can thiệp quan trọng nhất tại lục địa châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mục đích theo tổng thống Nga , để “phi quân sự hóa và phi quốc xã hóa Ukraine”. Cuộc chiến hứa hẹn đẫm máu, và cuộc chiến này, khắp lãnh thổ Ukraine sẽ có hàng trăm nghìn nạn nhân và hàng triệu người tị nạn.
Cuộc xâm lược của Tổng thống Nga dường như để theo đuổi sáu mục tiêu chính:
1) Bảo vệ các nhóm thiểu số nói tiếng Nga ở Ukraine;
2) Phi quân sự hóa và “phi quốc xã hóa” tại Ukraine;
3) Tái tạo lại lịch sử vĩ đại cho nước Nga;
4) Sát nhập Ukraine vào Nga;
5) Bảo vệ cho Nga thoát khỏi sự đe dọa Ukraine liên minh với khối NATO;
6) Tạo chia rẽ của các quốc gia trong Khối Liên minh Đại Tây Dương (NATO).
Nếu cuộc xâm lược Ukraine phù hợp với 5 mục tiêu đầu tiên thì mục tiêu thứ 6 hoàn toàn sai .
3 năm sau khi Vodimir Zelensky lên làm Tổng thống vẫn đang phải vật lộn để giữ được lời đã hứa khi ra tranh cử ở một đất nước tràn ngập bất công xã hội và tham nhũng. trong khi người phương Tây đang than thở rằng nhà lãnh đạo mới của Ukraine bất lực, không thể cải cách được đất nước nhưng "Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt" của Vladimir Poutine như một liều thuốc giải cứu Tổng thống Ukraine .
Nhà phân tích chính trị Volodymyr Fessenko nói lại: “Trước chiến tranh xâm lược Nga, nhiều người coi Ukraine là một quốc gia bại hoại và Zelensky là một nhà lãnh đạo yếu kém. Khi, vào rạng sáng ngày 24 tháng 2, Moscow phát động cuộc xâm lược vào Ukraine, Vladimir Poutine qủa quyết rằng "chiến dịch" sẽ diễn ra trong thời gian rất ngắn vì sức mạnh quân sự yếu kém và sự chia rẽ của người Ukraine, chỉ nội 3 ngày Ukraine sẽ phải sụp đổ, Zelensky phải đầu hàng, bị bắt. Kyiv, Kharkiv, Lviv, Dnipro, Odessa: tất cả các thành phố lớn của Ukraine đều bị tấn công, quân đội Nga đang tiến về thủ đô Ukraine. Fessenko nhớ lại: “Có tin đồn rằng (Tổng thống Ukraine) sẽ chạy trốn.
Nhưng tưởng tượng và thực tế không giông nhau. Zelensky đã tạo một ấn tượng cực kỳ mạnh khi xuất hiện trong một đoạn video được quay trước các tòa nhà hành chính của tổng thống, tại trung tâm Kyiv, bên cạnh các cố vấn của ông ta.
“Tất cả chúng tôi vẫn ở đây, binh lính của chúng tôi ở đây, công dân, xã hội, tất cả chúng tôi đều ở đây, để bảo vệ nền độc lập, để bảo vệ quốc gia chúng tôi” . Người Tổng thống, diễn viên hài trẻ vừa nói vừa nhìn chăm chú vào ống kính.
Hơn thế nữa nhờ có cuộc xâm lăng mà Vladimir Poutine đã biến một người trước đây chính ông ta đã coi thường, nhạo báng , mục tiêu thứ nhất Vladimir Poutine cần phải trừ khử: Tổng thống Zelensky đã trở thành một vị anh hùng, một người được mến mộ, lừng danh trên thế giới hơn cả một Vladimir Poutine của nước "Đại Nga".
Chỉ 1 câu nói Zelensky đã đi bằng cửa chính vào lịch sử thế giới: "Tôi cần có súng đạn, tôi không cần taxi!" khi Hoa Kỳ đề nghị giúp người Tổng thống trẻ này rời khỏi Kiev để tỵ nạn.
Lại hơn thế nữa Volodymyr Zelensky chỉ luôn giản dị xuất hiện trong chiếc áo tee-shirt và chiếc quần lính bên cạnh quân dân yêu nước Ukraine tại các mặt trận Sloviansk, Avdiivka, Kherson, Bakhmout ... khi đạn bom còn đang nổ trong lúc ngài Tổng thống KGB oai phong nhưng sợ chết của nước Đại Nga chỉ biết ẩn núp tránh bom đạn, tránh bị ám sát trong những cơ sở trú ẩn kiên cố ở Mát-Cô-Va hay đâu đó vì ngài đã cho xây cất nhiều cơ sở trú ẩn cho riêng ngài và vợ con ngài rồi thỉnh thoảng cho quay một vài phút vidéo dàn cảnh tuyên truyền hội họp hoặc một chuyến thăm viếng nào đó trên đất Nga ví dụ như ngài chủ tọa một cuộc họp, ngài đi thăm đám lính tập bắn rồi ngày cũng bắn..!. Không một ai biết được Poutine ở đâu vì Poutine cho xây cất nhiều văn phòng làm việc của ông ta, trang biệt thiết trí giống y hệt nhau. Ngay cả về chuyện ăn uống, để tránh tử vong vì sợ bị đầu độc Vladimir Putin đã tuyển chọn một nhóm “những người nếm thử” rất thân tín gồm các đầu bếp và bác sĩ. Người thứ hai (bác sĩ đặc biệt) phải phân tích thật nhanh trong phòng thí nghiệm về các thành phần của mỗi món ăn, thức uống hoặc món điểm tâm sẽ được phục vụ cho ngài, theo lời Gilles Bragard nói với Telegraph. Poutine tránh đi máy bay vì sợ máy bay bị rơi, Poutine không sử dụng điện thoại vì sợ bị nghe trộm, đi đâu xa trong nước Nga Poutine sử dụng xe lửa bọc thép riêng với đường xe lửa riêng, tới một quốc gia nào Poutine yêu cầu phải được xem duy nhất chỉ truyền hình nước Nga...
1) Bảo Vệ Các Nhóm Thiểu Số Nói Tiếng Nga:
Tổng thống Nga Vladimir Putin tự xưng là “người bảo vệ các cộng đồng nói tiếng Nga”, vì vậy ông ta luôn nêu bật vấn đề ngôn ngữ tại Ukraine để biện minh cho những can thiệp quân sự. Theo lời của Tổng thống Nga thì những người nói tiếng Nga ở Ukraine đã, đang và sẽ trở thành những nạn nhân của việc bài Nga, và thậm chí họ sẽ trở thành nạn nhân của một cuộc "diệt chủng". Đây là lời buộc tội thường xuyên bật ra từ cửa miệng của Vladimir Putin để biện minh cho những cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine (hiện nay) hoặc đã diển ra ở những nơi khác như tại Tchechène (1994,1999) hay Géorgie (2008) ...: những người dân nói tiếng Nga là nạn nhân của "sự kiện bài Nga" và "diệt chủng", không hơn không kém. Theo lập luận này, Nga đơn phương tự đảm nhận nghĩa vụ bảo vệ những người nói tiếng Nga ở các nước láng giềng mà không cần phải hỏi ý kiến của chính những người "nạn nhân" với hậu quả thảm thương vì chính họ đã phải hứng chịu bom đạn tử vong do "quân đội bảo vệ" họ bắn phá .
Lời cáo buộc "diệt chủng" của Vladimir Poutien hoàn toàn vô căn cứ vì tiếng Nga, trước các cuộc xâm lược , đã lưu hành khắp nơi trong đời sống hàng ngày ở Ukraine, kể luôn cả những người nói tiếng Ukraine với đại đa số dân chúng đều hiểu tiếng Nga. Hơn một nửa dân số Ukraine, 52,08%, sử dụng tiếng Nga ở trong nhà, trong khi những người nói tiếng Nga chỉ chiếm 17,2% dân số và người nói tiếng Ukraine là 75,5%. Bất chấp các chính sách ngôn ngữ ủng hộ tiếng Ukraine, những người nói tiếng Ukraine vẫn tiếp tục yêu chuộng các bộ phim Nga, phim truyền hình Nga và các ngôi sao kịch nghệ điện ảnh Nga , vẫn nghe Tchaïkovski , đọc truyện của một Tolstoï hoặc Chekov... Ở một số vùng phía Đông Nam của đất nước, hầu như người ta không được nghe nói tiếng Ukraine. Hơn nữa, bình thường thì hầu hết tất cả những người trưởng thành nói tiếng Ukraine đều song ngữ Nga- Ukraine. Vấn đề phải được đặt ngược lại vì trên thực tế, qua nhiều năm dưới ách thống trị của Liên Xô với một thể chế phân cấp ngôn ngữ tiếng Nga đã trở thành ngôn ngữ của kinh tế hay của lợi ích cá nhân cho việc thăng tiến vị trí xã hội , trong khi tiếng Ukraine vẫn chỉ được coi là ngôn ngữ "nông thôn" hoặc thậm chí là "dân nhà quê".
Chính vì vậy rất nhiều người nói tiếng Nga đã bác bỏ lời tuyên truyền sai sự thật của Điện Kremlin trong khi đó vẫn theo Vladimir Poutine thì những người nói tiếng Nga ở Ukraine được coi là người Nga chứ không phải người Ukraine vì họ là người Nga trước khi phải "bị" là người Ukraine.
Tìm cách bảo vệ thiểu số nói tiếng Nga có thể là động cơ để can thiệp vào nước khác, nhưng nhất định không thể bằng biện pháp vũ lực quân sự. Trò chơi quân sự không đúng giá cho chuyện này vì làm như vậy chắc chắn sẽ còn gây tai hại trầm trọng thêm dân thiểu số và có nguy cơ vì họ sẽ phải quay lưng lại chống bọn xâm lược và ngôn ngữ của bọn này.
Nếu Vladimir Poutine thực tâm muốn giúp đỡ những người Ukraine nói tiếng Nga, thì , chẳng hạn, ông có thể đề nghị cho hồi hương những người nói tiếng Nga muốn trở về với mẫu quốc Nga, cung cấp đất đai phương tiện, công ăn việc làm cho họ nhất là nước Nga với diện tích 17 triệu km2 — Nga cần phải khai thác phát triển những vùng đất mới tại sao Poutine lại không làm điều này trong khi ông ta đang nhượng đất Sibérie cho Tầu Cộng khai thác ???. Thực hiện việc "hồi hương" cũng là phương cách quá đủ để đáp ứng yêu càu của những người thân Nga tại Ukraine không muốn nhìn thấy có một quốc gia Ukraine. Nhưng trên thực tế kỳ lạ thay những người thân Nga ở Ukraine này vẫn thích được sinh sống tại Ukraine, vẫn thích ở lại Ukraine để bị "Diệt Chủng" !.
Người ta cũng có thể thắc mắc về câu tuyên bố của Poutine rằng ông hoàn toàn chỉ muốn bảo vệ những người nói tiếng Nga bên ngoài nước Nga với lý do họ là thiểu số, trong khi đó chính các dân tộc thiểu số bản địa của cái gọi là Liên bang Nga lại bị chính sách đồng hóa của Kremlin áp đặt trên đầu trên cổ họ, phải chăng những dân tộc thiểu số của 21 nước "cộng hoà" phân tán này đang đe dọa đa số người Nga trên lãnh thổ Liên bang 17 triệu km2 ?.
Tổng thống Poutine tin chắc rằng ngôn ngữ Nga là một "lực lượng thống nhất" và nó duy trì được "một không gian văn minh độc đáo" trên lãnh thổ của Liên Xô cũ-Liên bang Nga hiện nay. Chính quyền Liên bang sử dụng tiếng Nga là “ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc” nên cần phải phát huy nó. Mátxcơva đang xem xét các biện pháp hữu ích nhằm hỗ trợ và duy trì vị thế của tiếng Nga không chỉ ở Trong nước Nga mà còn ở bên Ngoài đất nước , bằng vũ lực nếu cần thiết mà không cần phải xin phép, hỏi ý bất kỳ ai. Trong những điều kiện đó, việc bảo tồn các ngôn ngữ thiểu số bản địa nhỏ ở Nga đâu có gì quan trọng so với dự án bành trướng vĩ đại của Poutine.
Cũng cần nên biết : Quá trình lịch sử từ ngày lập quốc của Nga, Nga mới chỉ gây có 67 cuộc chiến tranh xâm lăng lãnh thồ các nước khác, riêng phần Vladimir Poutine có được 6 kể từ ngày "chó nhẩy bàn độc" lên nắm quyền (1994).
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 năm 2022 vào Ukraine, các thành phố bị quân đội Nga tấn công nhiều nhất chủ yếu là các thành phố cư dân nói tiếng Nga; thương vong dân sự nhiều nhất chính xác là những người nói tiếng Nga mà Poutine tuyên bố muốn "giải phóng" họ khỏi bị "diệt chủng".
Thực tế không có một phong trào quần chúng nào trong số những người nói tiếng Nga ủng hộ quân đội Nga mà ngược lại ngay cả những người nói tiếng Nga ở các thành phố Kharkiv, Kramatorsk, Soledar, Marioupol , Kherson... cũng cầm súng phản kháng quyết liệt kẻ xâm lược trong lúc Poutine nghĩ rằng quân đội giải phóng Nga đi tới đâu là cư dân nói tiếng Nga ở đó đã chờ đợi sẵn sàng , mở rộng vòng tay hô hỡi phấn khởi kèn trống chào đón đoàn quân nước mẹ!. Đã thế quân đội Nga bắn phá hủy diệt nhà cửa, trường học, nhà hộ sinh, bệnh viện, bảo tàng, nhà thờ – kể cả những nhà thờ chính thống giáo, nhà máy điện, nhà máy nước... v.v.
Đi tới đâu là đoàn "giải phóng quân" Nga để lại sau lưng những xác thường dân bị bắn chết (Boutcha), những nghĩa địa đất còn chưa kịp khô; xin đọc bảng danh sách dài tại: https://fr.wikipedia.org/wiki/Crimes_de_guerre_lors_de_l%27invasion_russe_de_ l%27Ukraine_en_2022; trong khi chính Nga đã đặt bút ký kết một công ước của Liên Hiệp Quốc năm 1954 về việc bảo vệ tài sản văn hóa ... trong trường hợp có xung đột vũ trang. Ngoài ra, quân đội Nga không quên cưỡng buộc hơn 200.000 người nói tiếng Nga từ Donbass phải sang Nga “tỵ nạn”, dưới danh nghĩa để bảo vệ họ thoát khỏi bọn "phát xít" Ukraine.
Hãy nghe những lời nói dưới của 2 vị Cựu Tổng thống Ukraine, một người nói tiếng Nga, một người nó tiếng Ukraine
. 1. Vào ngày 4 tháng 8 năm 2022, chưa đầy sáu tháng sau cuộc xâm lược của Nga, Leonid Kuchma, Tổng thống thứ hai của Ukraine (1994-2005), nói tiếng Nga , đã phát biểu như sau:
"Якщо ж підсумувати одним реченням, то Путін хотів знищення української держави, а отримає він наше друге народження. Саме цим шляхом ми сьогодні йдемо - шляхом утвердження єдиної української нації, яка усвідомила себе і готова битися за власну ідентичність.
... Poutine đã muốn phá hủy nhà nước Ukraine của chúng ta thì ông ta sẽ có được lần tái sinh của nhà nước Ukraine. Đây là con đường chúng ta đang đi ngày hôm nay - con đường thành lập một quốc gia Ukraine duy nhất đã trở thành hiện thực và sẵn sàng đấu tranh cho bản sắc riêng của mình".
Lời nói này của Leonid Kuchma phát biểu bằng tiếng Nga, Tổng thống thứ hai của Ukraine là một cú đấm "bất ngờ, khó chịu và cực kỳ đau đớn" cho Vladimir Poutine.
. 2. Lời kêu gọi vào ngày thứ ba 26 tháng 4.2022 trên đài trưyền hình LCI Pháp, của cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, nói tiếng Ukraine khởi đầu việc vất bỏ các hình tượng Nga và đổi các tên đường phố ... sang tiếng Ukraine, và cũng là người đã bị Vlodimir Zelensky đánh bại trong cuổc bầu cửa ngày 21 tháng 4 năm 2019, gửi lãnh đạo phương Tây : "Đừng tin những lời hứa của ông ấy (Vladimir Poutine) về việc ngừng bắn, phóng thích hoặc trao đổi tù nhân. Ông ta không bao giờ giữ lời hứa. Đừng sợ Poutine". Cũng theo vị cựu tổng thống: "Nga không thể và không bao giờ có thiện chí đối thoại. Nga chỉ biết làm chantage và đe dọa". Ông cũng vạch rõ rằng Vladimir Poutine "đã không đạt được bất kỳ một chiến thắng chiến lược nào từ ngày xua quân vào Ukraine cho tới nay. Trong 5 năm nhiệm kỳ tổng thống của tôi , chúng tôi đã làm mọi thứ cho giải pháp ngoại giao thông qua đàm phán nhưng không thể được. Poutine là tội phạm chiến tranh, cần phải bắt giam ông ta vào một nhà tù".
Giờ đây những người nói tiếng Nga ở Ukraine cùng cầm súng đứng bên cạnh người nói tiếng Ukraine quyết tâm đánh đuổi quân "giải phóng" Nga.
Lại cần phải nói ở đây: "Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt" của Vladimir Poutine cũng được Vladimir Mikhaïlovitch Goundiaïev hay là Thượng phụ (giáo chủ) Kirill Moscou, đồng nghiệp KGB với Poutine cũng là đồng Chủ tịch Hội nghị Tôn giáo vì Hòa bình Thế giới (Sic!), ban phép lành của Chúa trời (Sic!) Chính Thống Giáo Nga Xô phù hộ cho đoàn quân xâm lược và Kirill Moscou chính thức tuyên bố rằng Zelensky Phản Chúa (Sic!)!."
- Cưỡng Bức Trẻ Em Ukraine Đưa Sang Nga Học Tập
Binh lính Nga đã cưỡng bức đưa hàng chục nghìn trẻ em Ukraine sang Nga để Nga Hóa chúng. Một báo cáo vào tháng 2 năm 2023 của Đại học Yale và chương trình "Đài quan sát xung đột" của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận xét rằng có ít nhất 6.000 trẻ em Ukraine đang bị giam giữ tại 43 trại ở Nga, con số thực tế có thể cao hơn nữa. (xin đọc : https://vietvanmoi.fr/index4.2889.html )
Ngày 15 tháng 3 năm 2023, một báo cáo của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng đã xác nhận những sự thật này: việc chuyển trẻ em – được coi như chiến lợi phẩm – từ các lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng tới lãnh thổ Nga theo luật pháp quốc tế là một "tội ác chiến tranh". Theo Hiệp hội luật sư quốc tế:
Việc cưỡng bức di chuyển thường dân qua biên giới bị cấm chỉ và trong một cuộc xung đột, hành động này có thể trở thành tội ác chiến tranh. Đây cũng có thể là tội ác chống lại loài người nếu nó là một chính sách phổ biến và có hệ thống. Việc trục xuất trẻ em thậm chí có thể là một phần của mưu đồ diệt chủng.
Ngày 17/3/2023, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì ông ta phải chịu trách nhiệm về các tội ác chiến tranh đã gây ra ở Ukraine kể từ khi Nga xâm lược. Vladimir Putin trong thực tế vẫn "bất khả xâm phạm" trừ khi ông ta rời Nga đến một quốc gia có ý định bắt giữ để đưa ông ta ra trước công lý, điều này “rất khó có thể xảy ra”.
- Nói Tiếng Nga Tức Là Người Nga
Theo lập luận của Tổng thống Poutine, tiếng mẹ đẻ của dân Nga biện minh cho việc gắn bó nó với sắc dân Nga ở một quốc gia khác. Do đó, Nga có thể quy tụ vào lãnh thổ Nga mọi khu vực nói tiếng Nga khác ở Châu Âu và Trung Á . Theo lập luận này nước Pháp sẽ rất có lý khi sát nhập một phần lãnh thổ của Bỉ và Thụy Sĩ, bởi vì những công dân tại các nơi này nói tiếng Pháp hay nước Tầu cũng có thể sát nhập nước Việt Nam vì có một thiểu số người nói tiếng Tầu ở Việt Nam!. Cũng theo lập luận này, Nga phải còn sát nhập thêm lãnh thổ của các quốc gia như Uzbekistan, Kazakhstan, Turkmenistan, Tajikistan,Kyrgyzstan, Đức, Latvia, Moldovie, Estonie, Georgie, Azerbaijan và Litva - bởi vì ở đó có hàng trăm nghìn người nói tiếng Nga - và loại bỏ hoặc trao tự do cho những sắc dân tại các khu vực không nói tiếng Nga ở Siberia.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, có sự phân biệt bằng quyền công dân, ví dụ như công dân Đức và quốc tịch, chẳng hạn như quốc tịch Pháp. Thực ra thì Poutine muốn làm một công hai việc: vừa chiếm đoạt được toàn bộ lãnh thổ Ukraine vừa ngăn chặn nền Dân Chủ, Tự do còn non trẻ của Ukraine sẽ lan rộng sang Nga tạo nguy hiểm cho sự tồn vong chính trị của chính ông ta và của "tập đoàn lãnh đạo Nga".
Xin đọc để biết Tự Do Dân Chủ ở Nga : "Ở Nga, Tự do Ngôn luận đang biến mất" – tựa đề một bài báo đăng trên tờ L'Humanité, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp - https://www.humanite.fr/monde/russie/en-russie-la-liberte-d-expression-en-voie-de-disparition-772393 hoặc "Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, hầu hết tất cả các phương tiện truyền thông độc lập đã bị cấm, chặn và/hoặc bị tuyên bố là “gián điệp nước ngoài”. Tất cả những người khác phải chịu sự kiểm duyệt của quân đội." (Trên Reporters Sans Frontières -RSF - https://rsf.org/fr/pays/russie hay " Chính quyền bịt miệng các nhà báo và quan sát viên độc lập để ngăn họ đưa tin về các cuộc biểu tình – (báo cáo mới trên Amnesty International)" hoặc " biến mất gần như hoàn toàn của quyền tự do ngôn luận và quan điểm ở Nga" trên RUSSIE-LIBERTÉS -https://russie-libertes.org/2022-10-28-2012-2022-retour-sur-une-decennie-de-luttes-pour-la-liberte-et-de-repressions-en-russie/. ...
Hãy nghe một câu chuyện đã diễn ra tại Fort de Brégançon nơi nghỉ hè của Tổng thống Pháp Emanuel Macron tiếp Vladimir Poutine ngày 19.8.2019. Trả lời một câu phỏng vấn của ký giả Tổng thống Nga đã chỉ trích Tổng thống Pháp đối với việc quản lý phong trào bạo động (Les Gilets Jaunes) -Áo vàng- trong khi chính ở đất nước Nga một cuộc vận động lớn chống lại chính phủ của ông ta đang diễn ra và đã bị cảnh sát Nga đàn áp quyết liệt với khoảng 3.000 người bị bắt giữ trong số đó có blogger chống tham nhũng Alexei Navalny đối thủ chính của Điện Kremlin. Vladimir Vladimir nói : “Chúng ta luôn có quyền xuống đường một cách bình thường, chính quyền phải tham gia vào việc tổ chức các cuộc biểu tình này. Nhưng không một ai có quyền vi phạm chủ nghĩa hòa bình” , Poutine nói tiếp: “Tôi được tổng thống Pháp mời sang đây và tôi không thoải mái lắm khi nói về việc đề này. Nhưng chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra trong các cuộc biểu tình của Áo vàng (Gilets Jaunes) - theo thống kê của chúng tôi - đã có 11 người thiệt mạng và 2.500 người bị thương, trong đó có 2.000 cảnh sát. Chúng tôi không muốn những chuyện như thế này xảy ra ở thủ đô Nga." .
Ông Poutine nói như thế nhưng sự thực lại rất phũ phàng vì ở Nga, chỉ cần "bình thường" tụ tập vài ba người trên tay chỉ cần cầm một tờ giấy hoàn toàn trắng - không ghi viết một chữ nào trên đó - là sẽ được lực lượng an ninh mời lên xe cây và có thể sẽ được đi vào nhà tù nghỉ ngơi. Một em gái nhỏ học trò vẽ một bức hình chống lại chiến tranh Ukraine mà cha em đã bị bắt đua ra toà (hình kế bên).
Tóm lại ở Nga biểu tình phải do chính quyền đứng ra tổ chức và biểu tình không được chống chính quyền!.
Poutine thành công trong việc đoàn kết lại những người nói tiếng Ukraine và tiếng Nga tại Ukraine , những người đã chia rẽ nhau vì vấn đề ngôn ngữ trong một thời gian rất dài. Chính Poutine Putin đã gắn kết các sắc dân ở Ukraine hơn bất kỳ một chính trị gia Ukraine nào đã làm trong 20 năm qua . Bây giờ thì tất cả những người nói tiếng Nga tại Ukraine căm ghét Nga bài Nga ngoại trừ thiếu số ly khai vùng Donbass là tay sai của Poutine, sự kiện này có thể sẽ kéo dài hàng thập kỷ, nếu không muốn nói là hàng thế kỷ trong tương lai.
Vấn đề ngôn ngữ chỉ là một cái cớ mà Poutine vịn vào khi xâm lăng Ukraine. Poutine chẳng một chút quan tâm nào đến số phận của những người nói tiếng Nga ở Ukraine hoặc ở bất cứ một nơi nào. Cần nói thêm một số điểm đặc biệt khác : Poutine ngưỡng mộ văn học và ngôn ngữ Nga. Ông ta tin rằng ngôn ngữ Nga hoạt động như một lực lượng thống nhất và duy trì cho một không gian "văn minh độc đáo" trên lãnh thổ của Liên Xô cũ. Tiếng Nga có thể là một đối thủ đối chọi với sự ngự trị của tiếng Anh!. Vladimir Poutine muốn áp đặt ngôn ngữ Nga và một phiên bản lịch sử Ukraine kiểu Nga cho dân tộc Ukraine. Giản dị hơn, đằng sau vần đề về ngôn ngữ, là một cuộc chiến Văn Hóa và Bản Sắc giữa Kiev và Moscow: thế giới phương Tây đối kháng với thế giới Xô Viết cũ kỹ!- văn minh đối kháng mọi rợ. Tuy nhiên chúng ta không được gạt bỏ vấn đề ngôn ngữ trong các chính sách của Vladimir Poutine.
2) Viết Lại Lịch Sử , Phi Quân Sự Hóa và Phi Quốc Xã Hóa Tại Ukraine
Nói chung, ai cũng đều biết "phi quân sự hóa" ở một quốc gia là gì, nhưng hiểu được "phi quốc xã hóa" ở Ukraine của Vladimir Poutine có ý nghĩa gì thì ít người biết hơn. Thuật ngữ "quốc xã hóa" này có dính líu với IIIe Reich của Adolf Hitler truyền bá hệ tư tưởng chủ nghĩa "Toàn Đức", nghĩa là một hệ thống nhằm tập hợp lại trong một quốc gia duy nhất, tất cả các sắc dân được cho là có nguồn gốc Đức «Race Aryenne»-chủng tộc Aryan.
Nguồn gốc Chủ nghĩa "Toàn Đức" được tìm thấy từ các nhà tư tưởng Đức như Johann Gottfried von Herder (1744-1803), Johann Gottlieb Fichte (1762-1814), Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831), Friedrich Wilhelm Joseph von Schelling (1775) -1854) ... , để phản ứng lại sự thống trị của Pháp và sự tan rã của Đế chế Heiliges Römisches Reich Deutscher Nation (Saint-Empire Romain Germanique) vào năm 1806. (xem : https://fr.wikipedia.org/wiki/Saint-Empire_romain_germanique)-.
Vladimir Poutine quá tưởng thượng khi nói rằng Ukraine muốn thực hành chủ nghĩa "Toàn Ukraine" trên khắp châu Âu (Nga, Phần Lan, Ba Lan, Ý, Đức, Pháp, Serbia) và Mỹ (Mỹ, Canada, Brazil, Argentina) và Ukraine sẽ sử dụng các biện pháp quân sự để đạt cho được mục đích "Toàn Ukraine" đó.
Tổng thống Nga lên án Ukraine về tội ác đối với những người nói tiếng Nga và hứa sẽ đưa ra sử trước công lý những kẻ đã phạm tội và phải chịu trách nhiệm việc đổ máu thường dân, bao gồm cả công dân Nga : đó sẽ là "tội diệt chủng" theo lời Vladimir Poutine.
Trong trường hợp nếu không có bằng chứng chắc chắn, thì hãy cứ tin theo lời của Poutine, Poutine bảo đảm! Poutine nói.
Ngày 17 tháng 4 năm 2014, trong chương trình truyền hình Nga Vladimir Putin phát biểu : “Theo thuật ngữ được sử dụng dưới thời Sa hoàng, Ukraine là “nước Nga mới”, tức là Kharkov, Lugansk, Donetsk, Kherson, Nikolayev, Odessa. Những khu vực này không phải là một phần của Ukraine vào thời Sa hoàng, chúng được chính phủ Liên Xô trao cho Kiev vào những năm 1920. Tại sao nggười ta lại làm điều đó? Chỉ Chúa mới biết. ».
Một trong những tư tưởng gia tín cẩn của Tổng thống Nga, Alexandre Guelievitch Douguine - Александр Гельевич Дугин (sinh năm 1962 tại Moscow), một trí thức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, trong số những người có ảnh hưởng mạnh nhất đến chính sách đối ngoại của Poutine, đề cao và khuyến khích việc xoá bỏ Ukraine trong nhiều năm qua đã để lộ âm mưu này .
Xin mời đọc về việc "phi quốc xã hóa" - “denazification” tại Ukraine của Poutine theo Alexandre Guelievitch Douguine :
Специальная операция одной из двух главных целей ставит "денацификацию" (вторая – демилитаризация). Это значит, что Россия не остановится, пока не упразднит ту модель нации и национального государства, которую при поддержке Запада построили украинские националисты. Логично было бы предположить, что после завершения операции ситуация вернётся к тому состоянию, в котором пребывала этносоциологическая система Украины до начала её государственности.
Это означает, что базовым вектором станет новый цикл интеграции великороссов и малороссов в один народ. Это вовсе не означает победу "русских" над "украинцами", эти термины не имеют никакого смысла. Это значит воссоединение восточных славян, ветвями которых являются и великороссы, и малороссы (как и белорусы).
Một trong hai mục tiêu chính của Chiến Dịch Đặc Biệt là "phi quốc xã hóa" (mục tiêu còn lại là phi quân sự hóa). Nga sẽ không dừng lại cho đến khi nào xóa bỏ mô hình quốc gia và quốc gia-dân tộc mà những người theo chủ nghĩa yêu nước Ukraine đã kết hợp với sự hỗ trợ của phương Tây. Hiển nhiên sau khi chúng ta hoàn thành chiến dịch, tình hình sẽ trở lại trạng thái mà hệ thống dân tộc học của Ukraine đã có trước khi trở thành một quốc gia. Có nghĩa là vectơ cơ bản sẽ là một chu kỳ hội nhập mới của Người Nga vĩ đại với Người Nga nhỏ bé để trở thành một dân tộc và cũng không có nghĩa là sự chiến thắng của "người Nga" trước "người Ukraine" mà chỉ có nghĩa là thống nhất lại những người Slave phương Đông, những người có chi nhánh của cả người Nga Lớn và người Nga Nhỏ (cũng như người Belarussie).
Theo lập luận trên đây của Alexander Dougine chúng ta phải đặt câu hỏi : Ai Diệt Chủng Ai ???.
Những lời nói trên cũng được Vladimir Poutine đưa ra vào ngày 12 tháng 3 năm 2022 trên kênh truyền hình Tsargrad với chủ đề "Chiếc đinh đóng vào quan tài của chủ nghĩa phát-xít-Ukro" (bằng tiếng Nga: "Гвоздь в крышку гроба укронацизма"). Cần phải hiểu là chủ nghĩa Quốc xã, hay chủ nghĩa Phát-Xít-Ukraine được Poutine đề cập ở đây. Theo hệ tư tưởng về một quốc gia-dân tộc Ukraine của Poutine thì người Nga, người Ukraine và người Bélarussie phải tạo thành một dân tộc duy nhất, nghĩa là một nhóm dân tộc đã đi vào lịch sử, một quốc gia hợp nhất (Đại Nga), một tôn giáo duy nhất (Chính Thống Giáo Moscou), một nền văn minh "độc đáo" Nga. Dân tộc Ukraine này đã được tạo ra từ ba cộng đồng nên cần lại phải được thống nhất ở trạng thái ban đầu như trước khi Liên Xô bị sụp đổ năm 1991.
Tư tưởng gia Alexander Dougine của Poutine lại nói : người Ukraine đã vi phạm sai lầm lớn khi nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc "gỉa tạo" của họ và chúng ta (Nga) buộc họ phải hòa nhập vào quốc gia thống nhất vĩ đại Nga .
Учёт этносоциологии в нынешних условиях просто необходим. Необходим он и в случае России. Если мы хотим идти к полноценному и возрождающемуся обществу, нам также необходимо учесть пример трагического заблуждения наших украинских братьев и никогда даже не смотреть в сторону национализма. Мы не нация, мы – народ. И наша цель строить великое государство, в котором место найдется всем, кто связан с нами своей судьбой – и прежде всего нашим восточнославянским братьям.
Việc nghiên cứu dân tộc học trong điều kiện hiện nay là điều cần thiết. Điều này cũng cần thiết trong trường hợp Nga. Nếu chúng ta muốn tiến tới một xã hội toàn diện và hồi sinh, lỗi lầm bi thảm của những người anh em Ukraine là một tấm gương để chúng ta phải tránh mà đừng bao giờ nhìn về mặt chủ nghĩa dân tộc. Chúng ta không phải là một quốc gia mà chúng ta là một dân tộc. Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một Nhà Nước Vĩ Đại, trong đó sẽ có một chỗ dành cho tất cả những người mà số phận của họ ràng buộc với chúng ta - và trên hết là những người anh em Đông Slave của chúng ta.
Cũng theo Dougine: chủ nghĩa Phát-Xít-Ukro được Hoa Kỳ và phương Tây nói chung công khai ủng hộ. Chúng ta phải đối kháng lại vì nó tạo nguy hiểm cho nước Nga vĩ đại của chúng ta, hơn nữa chủ nghĩa dân tộc này là "giả tạo" - "không có một cơ sở nào" vì nó được thúc đẩy chủ yếu bởi người Ba Lan vào thế kỷ 19 với hy vọng dùng người Ukraine như một đồng minh để chống lại người Nga vĩ đại .
Thêm nữa, theo Dougine, Ba Lan sẽ tham dự vào việc tạo ra một “ngôn ngữ Ukraine”, ngôn ngữ mới này không thể tồn tại vì nó là “gỉa tạo” và “quá bão hòa với chủ nghĩa BaLan”. Đối với Nga, cái gọi là chủ nghĩa dân tộc chống Nga “giả tạo” này sẽ là kẻ thù chính cần phải tiêu diệt.
Một bài báo gần đây được đăng trên RIA Novosti (cơ quan thông tấn chính thức của Nga) mạnh mẽ khẳng định rằng Tất Cả Người Ukraine Đều là Đức Quốc Xã, không chỉ có các nhà lãnh đạo hay những thành phần đối lập với họ, và do đó Tất Cả Đều Cần Phải Được Cải Tạo Lại.
Đối với Vladimir Poutine thì bất kỳ một người Ukraine lớn hoặc bé nào trung thành với đất nước của họ đều là Đức quốc xã. Vladimir Poutine muốn quay ngược lại, viết lại, lập lại lịch sử từ ngày 30 tháng 12 năm 1922 khi Liên Xô mới được thành lập.
3) Tái Lập Liên Xô
Theo hầu hết các nhà quan sát phương Tây, Vladimir Poutine không bao giờ che giấu ước vọng của ông ta khi được thấy các quốc gia thuộc Liên Xô cũ nằm trở lại dưới sự thống trị của Nga. Vào ngày 25 tháng 4 năm 2005, tại Moscow, trước Quốc hội Liên bang, Poutine đã đưa ra những nhận xét nổi tiếng sau:
Прежде всего, мы должны признать, что распад Советского Союза был крупнейшей геополитической катастрофой века. Что же касается русской нации, то она стала настоящей драмой. Десятки миллионов наших сограждан и соотечественников оказались за пределами территории России. Более того, эпидемия дезинтеграции заразила и саму Россию.
Việc đầu tiên là chúng ta phải thừa nhận rằng sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa chính trị lớn nhất của thế kỷ. Đối với quốc gia Nga, thực sự nó đã trở thành một thảm kịch. Hàng chục triệu đồng bào của chúng ta đã phải ở bên ngoài lãnh thổ nước Nga. Hơn nữa, dịch bệnh tan rã này đã lây nhiễm sang chính ngay cả nước Nga chúng ta.
Nhiều người trên thế giới lên tiếng chỉ trích chê bai Poutine vẫn còn nuối tiếc một trong những chế độ đẫm máu nhất của thế kỷ 20 , chế độ đã thực hiện thành công quá trình Nga Hóa mà các Sa hoàng ngày trước không thể làm được. Trả lời trong một cuộc phỏng vấn của Financial Times vào ngày 19 tháng 12 năm 2007, Tổng thống Nga đã bác bỏ những lời chỉ trích này, bởi vì theo ông, đó không phải là sự biến mất chính trị của Liên Xô mà là "thảm kịch nhân đạo", vì chỉ trong chốc lát, 25 triệu người có nguồn gốc dân tộc Nga đã trở thành những cư dân ở nước ngoài. Đây là một đoạn trích từ nhận xét của Poutine (theo bản dịch) được Michel Eltchaninoff thuật lại trong cuốn sách tựa đề Dans la tête de Poutine (Trong Đầu Poutine):
Двадцать пять миллионов советских граждан, этнических русских, оказались за пределами новой России. И никто о них не подумал. [...] Это не трагедия, что ли? Вот что я имел в виду [произнося эту формулу]. Я имел в виду не политическую составляющую распада СССР, а ее гуманитарный аспект.
25 triệu công dân Liên Xô, những người dân tộc Nga, đã ở bên ngoài biên giới của nước Nga mới. Và không ai nghĩ về họ. [...] Nó không phải là một bi kịch, hay sao? Đây là những gì tôi nghĩ trong đầu [khi nói sự việc này]. Tôi không nhắm vào khía cạnh chính trị về sự sụp đổ của Liên Xô, mà chỉ nhắm vào khía cạnh nhân đạo.
Thật như vậy, không ai nghĩ đến họ, kể cả các nhà lãnh đạo Nga vào thời đó (1990-1991), trong đó có Boris Yeltsine, người đã đưa quyền cao chức trọng cho Poutine. Nền tài chính của Nga khi đó kiệt quê, và những người cai trị mới không ai quan tâm gì với việc triệu hồi các công dân Nga cũ của họ.
Vào ngày 9 tháng 2 năm 2000, trong một buổi phát sóng trên truyền hình với độc giả của nhật báo Komsomolskaya Pravda, Vladimir Poutine lại nói:
Кто не жалеет о распаде Советского Союза, у того нет сердца; кто хочет воссоздать его в прежнем виде, у того нет головы.
Bất cứ một ai không hối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô là kẻ không có trái tim; bất kỳ ai muốn giữ lại công thức cũ, giống hệt kẻ không có trí não.
Vladimir Poutine có lẽ cũng hiểu rõ rằng ông ta không thể phục hồi ngay được các quốc gia thuộc Khối phía Đông, ngoại trừ Belarussie, Ukraine và Moldovie. Do đó, với hoạt động quân sự của ông ta ở Ukraine, Vladimir Poutine nhằm mục đích "sửa chữa cái không tốt" và "điều chỉnh lại lỗi lầm của lịch sử". Nếu ông ta không tin tưởng một phục hồi hoàn toàn Liên Xô, ông ta cũng phải làm mọi cách để đưa ra một giải pháp "thay thế" bao gồm mọi yếu tố mà ông ta cho là tốt đẹp của hệ thống Xô Viết, nghĩa là gần như tất cả chỉ ngoại trừ Cộng Sản Chủ nghĩa tuy rằng vẫn phải vay mượn những hình ảnh tượng trưng của Cộng Sản. Poutine dành thời giờ cho việc khôi phục hệ tư tưởng Xô Viết cho một Liên Xô mới. Trong hệ tư tưởng Xô Viết của Poutine thì tình yêu nước của người Ukraine là chống Nga , là đi theo chủ nghĩa Phát-Xít (Phát-Xít-Ukro) . Poutine đưa quân vào Ukraine chỉ là một hành động yêu nước và đoàn kết hay là một "sứ mệnh hòa bình", không nhằm mục đích chiếm đóng mà chỉ "phi-quân-sự-hóa" Ukraine để Nga không còn bị đe dọa nữa.
Đế chế Xô Viết, được hình thành bằng vũ lực từ năm 1922 đến năm 1945 nay cũng đã chuyển thể vào năm 1991 để trở thành một liên minh mới với cái tên là Cộng đồng các quốc gia độc lập Содружество Независимых Государств (CEI) gồm các quốc gia thuộc Liên Xô cũ: Nga, Armenie, Azerbaijan, Belarussie, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldovie, Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan, dĩ nhiên có cả Ukraine nữa. Người ta đang nghĩ tới việc: Vladimir Poutine muốn thực hành chủ nghĩa Liên-Nga (Pan-Russicisme) !
4) Dự Án Sáp Nhập Ukraine Vào Nga
Sau nước Nga với diện tích 17 triệu km² thì Ukraine là quốc gia lớn thứ hai ở châu Âu với diện tích 603.700 km² so với Pháp: 543.965 km². Thật qúa ảo tưởng khi tin được rằng Nga sẽ thành công trong việc khuất phục toàn bộ nước Ukraine qua một cuộc "chiến tranh phòng ngừa", vốn trù định trước sẽ là một sự chiếm đóng lâu dài.
Lịch sử đã cho thấy việc cố gắng cai trị các dân tộc nước ngoài bằng vũ lực vô cùng tốn kém, khó khăn . Bất kỳ cuộc "chiến tranh phòng ngừa" nào cũng dẫn đến việc chiếm đóng của cường quốc xâm lược, nhưng không bao giờ có hiệu quả lâu dài, kẻ chiếm đóng cuối cùng cũng phải rời bỏ nơi chúng bị thù ghét. Thù ghét kéo dài nhiều thập kỷ hoặc nhiều thế kỷ sau.
"Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt" đã phá tan huyền thoại về một quân đội Nga "anh hùng" mạnh thứ 2 trên thế giới và hiện nay đứng hàng thứ Nhất về việc hãm hiếp, cướp của giết người) . So với quân đội Ukraine đoàn quân Nga lộ rõ sự suy kém của nó vì rất nhiều vấn đề “hậu cần”,“kỹ thuật”, "chỉ huy" chưa nói tới chiến thuật, chiến lược.
Chẳng lẽ Vladimir Putin không biết đọc lịch sử để không biết được những cuộc kháng chiến của những người theo chủ nghĩa dân tộc (yêu nước) đã đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 và cũng đã từng tiêu diệt các đế chế Áo-Hung, Ottoman, Anh, Pháp, Nhật Bản, Tầu v.v.
Chẳng lẽ Vladimir Poutine đào tạo bởi KGB mà không biết rằng cuộc chiến từ năm 1979 tới năm 1989 khi Nga đưa hơn 600.000 lính xâm lăng nước Afganistan với hậu quả hơn 100.000 lính Nga tử vong quay về nước mẹ vĩ đại Nga bằng những chiếc quan tài bằng kẽm hay sao ?.
Một giải pháp cho "Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt" ?. Người ta có thể nghĩ đến một sự chia cắt kiểu Nam Hàn-Bắc Hàn hay như kiểu hai nước Đức, hoặc các khu vực phía Tây và phía Bắc Ukraine sẽ vẫn là một nước cộng hòa độc lập và sẽ thực hành trung lập theo kiểu Thụy Điển hay có thể là các khu vực phía Đông và phía Nam sẽ trở thành vùng bảo hộ của Nga ???.
Alexander Dougine, lý thuyết gia của V.Poutine đã dự đoán vào năm 2105 việc chiếm đóng miền Đông và miền Nam Ukraine theo cách sau:
Trước ba năm, ông [Poutine] sẽ chiếm một phần của Ukraine, nằm ở hữu ngạn sông Dniepr. Miền Tây Ukraine, nơi vẫn giữ Kiev làm thủ đô, sẽ “không bao giờ có thể trở thành một quốc gia” mà phải trở thành “một vùng văn hóa dân gian mang bản sắc Ukraine”, không có bất kỳ sự độc lập chính trị nào [Trích dẫn bởi Michel Eltchaninoff trong Dans la tête de Poutine, p. 111-112.]
Trước khi Poutine xua quân vào Ukraine (24.2.2022), Dougine với chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đề xuất cho Poutine phải VẼ lại biên giới của Ukraine, bởi vì miền Đông Ukraine — Novorossia, Sloboda và Donbass — có thể được kết hợp vào Nga khá dễ dàng, đặc biệt nhờ vào các đặc điểm văn hóa dân tộc độc đáo của khu vực này. Việc kết hợp khó khăn hơn tại vùng trung tâm Ukraine, đặc biệt là với Kiev, tuy nhiên việc sử dụng rộng rãi tiếng Nga tại các vùng này có thể sẽ tìm ra được một giải pháp có thể chấp nhận được trong tương lai. Alexander Dugine cũng thừa nhận rằng miền Tây Ukraine, tình hình của Galicie trước đây, có vấn đề, nhưng với "Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt" đảm bảo cho các khu vực này sẽ không bao giờ trở thành độc lập được, tại đây có thể sẽ trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Nga, bao gồm tám vùng với 12 triệu cư dân, 90% trong số đó là người nói tiếng Ukraine. Người ta chờ đợi xem liệu sự tính toán của nhà tiên tri hoài cổ Liên Xô Alexander Dugine có đúng được theo dự tính hay không!.
Năm 1917, Lénine, khôn ngoan hơn Vladimir Poutine rất nhiều qua lời tuyên bố về Ukraine đăng trên tờ báo La Pravda, ngày 30 tháng 6 năm 1917:
Отвечайте благосклонно к украинцам - подсказывает здравый смысл. Потому что, если вы этого не сделаете, все станет еще хуже. Сила не будет контролировать украинцев, а только озлобит их. Относитесь к украинцам благосклонно, и вы проложите путь к взаимному доверию и братскому союзу между двумя народами на основе равноправия!
Trả lời thuận lợi cho người Ukraine – một cách phải khôn ngoan, thông minh hơn. Bởi lẽ, nếu không, tất cả mọi thứ sẽ đều trở nên tệ hại hơn. Vũ lực sẽ không kiểm soát được người Ukraine, mà sẽ chỉ khiến họ bực dọc hơn. Hãy đối xử thuận lợi với người Ukraine và bạn sẽ mở đường cho sự tin tưởng lẫn nhau và đoàn kết anh em giữa nhân dân hai nước trên cơ sở bình đẳng!.
Rất rõ ràng, Vladimir Poutine chưa bao giờ biết đọc những dòng chữ khôn ngoan này hoặc ông ta, cũng giống hệt như Staline, thần tượng của ông ta, đã từ chối cách tiếp cận khéo léo này mà chọn lựa vũ lực được ông ta coi là có kết quả nhanh hơn vì một Ukraine tự trị hay độc lập là điều mà Vladimir Poutine không thể tưởng tượng được trong đầu óc ông ta.
Hãy cùng lắng nghe Svetlana Alexievitch, nữ văn sĩ quốc tịch Nga-Biélorussie, Nobel Văn chương năm 2015 , nói trong The End of the Red Man (2013, Actes Sud xuất bản ):
"Homo sovieticus - Homme soviétique- [vẫn còn đó]: có đảng cầm quyền, là bản sao của Đảng Cộng sản. Tổng thống có nhiều quyền lực hơn cả một Tổng thư ký Đảng. Sức mạnh tuyệt đối. Và thay vì chủ nghĩa Mác-Lénine, chúng ta có Chính-Thống-Giáo..."
Để trả lời giáo hội Chính Thống Giáo Moscow của Thượng phụ - giáo chủ - KGB Kirill, người tuyệt đối trung thành và ban phép lành cho “Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt”của Poutine, chính quyền Ukraine đã yêu cầu hơn 200 giáo sĩ của Giáo hội Chính Thống trực thuộc Moscow phải rời khỏi Chủng viện La Laure des Grottes ở Kyiv vì “vi phạm các quy tắc" trong việc sử dụng tài sản nhà nước Ukraine và đã, đang thông đồng làm gián điệp cho Moscou. Theo Jean-François Colosimo dự đoán: “Cuối cùng, thì thượng phụ Moscow (Chính Thống giáo Moscou sẽ phải rơi vào tình trạng "persona non grata" (tẩy chay) tại Ukraine.
5) Bảo Vệ Chống Lại Liên Minh Đại Tây Dương (OTAN)
Vladimir Poutine khẳng định rằng ông đang bảo vệ nước Nga trước sự mở rộng gần như chắc chắn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong các khu vực sát lãnh thổ Nga, vì tổ chức này có kế hoạch dài hạn để Ukraine gia nhập, tất nhiên sự việc đó sẽ làm suy yếu hẳn ảnh hưởng của Nga trong khu vực.
Điều này rất hợp lý nếu chúng ta nhớ lại rằng Hoa Kỳ đã phản ứng quyết liệt vào tháng 10 năm 1962 trong thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng về căn cứ hỏa tiển của Liên Xô tại Cuba vì NATO có thể đặt căn cứ hỏa tiển trên đất Ukraine sát nách Nga.
Trên thực tế thì còn lâu Ukraine mới có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết để được kết nạp thực sự vào Liên minh Châu Âu và việc gia nhập Nato không thể xảy ra trong một tương lai gần mà thậm chí phải nhiều thập kỷ nữa.
Căng thẳng của Nga đối với NATO không có gì mới mẻ. Ngay từ năm 2002, Vladimir Poutine đã hăm dọa phương Tây khi các nước trong vùng Bắc Âu - Baltique - Lettonie, Estonie và Lituanie gia nhập Liên minh Châu Âu (Ba nước này đều đã từng là 3 nước cộng hòa trong Liên Xô cũ). Tuy nhiên, 3 quốc gia này đã không biến thành mối đe dọa lớn đối với Nga vì NATO chưa bao giờ có kế hoạch xâm lược Nga!. NATO đâu có yêu cầu các quốc gia trên phải gia nhập mà chính cả 3 quốc gia đó muốn trở thành 3 thành viên của NATO. Vì vậy nỗi lo sợ về một cuộc xâm lăng vào Nga chỉ là một sự lo sợ hão huyền của một Vladimir Poutine, người mang căn bệnh qúa nhiều tưởng tượng. Cũng lại với căn bệnh tưởng tượng thường trực hão huyền này làm sao Vladimir Poutine chấp nhận được khi Ukraine có ý định gia nhập NATO; Poutine đã lo sợ nhưng hôm nay thì NATO đang Gián Tiếp Có Mặt ở Ukraine, có mặt không bằng lính tráng mà bằng vũ khí, trang bị, đạn dược, huấn luyện quân sự...: Gạy ông đập lưng ông, ngưòi ta phải lên án (hoặc cảm ơn) Vladimir Poutine vì chính Poutine đã cố ý tiếp tay để Ukraine gia nhập NATO. Chắc chắn đại đa số người Ukraine đồng ý chấp thuận gia nhập NATO và Cộng đồng Liên minh châu Âu vì lý do thật đơn giản: NATO tượng trưng cho sự An Ninh và Liên minh châu Âu tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ, Thịnh Vượng.
Mặt khác, để vĩ đại hoá kế hoạch và thuận tiện cho công việc tuyên truyền nhồi sọ người Nga, với Vladimir Poutine và tư tưởng của ông ta như Alexander Dougin, trên hết đây không phải là cuộc chiến chống lại Ukraine, mà chỉ là cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ và chống lại chủ nghĩa Đại Tây Dương của NATO và Ukraine chỉ mới là điểm khởi đầu. Đối với Nga, người chịu trách nhiệm đầu tiên cho cuộc chiến là Hoa Kỳ và các đồng minh cung cấp vũ khí cho người Ukraine. Vẫn luận điệu không bao giờ thay đổi của Cộng Sản: Vừa Ăn Cướp Vừa La Làng. Vẫn áp dụng bài học đã được học ở KGB: luôn luôn phải chối tội dù có bị bắt qủa tang .
Poutine rất có lý vì nếu không có vũ khí của phương Tây thì Ukraine sẽ nhanh chóng bị chiếm đóng và "hòa bình" đã được Nga thiết lập trở lại tại Ukraine từ khuya rồi. Lý luận của Poutine chắc chắn không một ai có thể chấp nhận được (hiển nhiên ngoại trừ một số người còn trung thành với Cộng Sản Xô Viết Lénine Staline).
Nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây thì cuộc chiến ở Ukraine đúng là đã kết thúc nhưng lại mở đường cho những cuộc chinh phục khác của Nga, của Tầu với Đài Loan, của Iran, của Thổ...(Xin nhớ lại cuộc gặp gỡ đàm đạo giữa Poutine và Xi Jinping vào đầu tháng 2 tại Bắc Kinh trong dịp Thê Vận mùa Đông 2022 với một tuyên bố chung “về việc các vấn đề quốc tế bước vào một kỷ nguyên mới” và thật "tình cờ" ngày 24 tháng 2 Poutine xua quân vào Ukraine).
Cuộc chiến của Poutine là cuộc chiến chống lại Trật Tự Thế Giới Tự Do, chống lại Đế Quốc Mỹ và chống lại thế giới Anglo-Saxon! thay vào đó Moscow sẽ áp đặt một Trật Tự Thế Giới Mới bằng quyền lực Á-Âu của Nga - Tầu, bổ sung với ngôn ngữ Nga vì Poutine đã nói: cứ Nói Tiếng Nga Tức Là Người Nga rồi ! .
Trong các điều kiện vừa đề cập, có thể chúng ta đã hiểu được kế hoạch phòng thủ chiến lược của Hoa Kỳ bao gồm việc duy trì uy thế về sức mạnh và giá trị Mỹ trên thế giới. Do đó, một Chiến Thắng Của Ukraine trở nên vô cùng Cần Thiết, chỉ riêng về mặt danh dự!.
Xin cũng nhắc lại : Chỉ vì nghe lời Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Anh hứa sẽ bảo vệ an ninh cho Ukraine theo Mémorandum Budapest năm 1994 nên Leonid Kuchma Tổng thống Ukraine đã chuyển giao cho Nga toàn bộ 176 tên lửa liên lục địa và thiết bị hạt nhân trên những chiến đấu cơ ném bom hoặc phóng tên lửa, 1.500 đầu đạn hạt nhân và 1,5 triệu vũ khí nhỏ cùng 133.000 tấn đạn dược .
Hãy nghe câu nói của chính cựu Tồng thống Hoa Kỳ Bill Clinton trả lời trong một cuộc phóng vấn của đài RTE ÁiNhĩLan ngày thứ Ba tháng 4 năm 2023 : "Cá nhân tôi cảm thấy e ngại vì tôi đã nhận được (từ phía Ukraine) sự thỏa thuận từ bỏ vũ khí hạt nhân của họ. Và không ai trong số họ nghĩ rằng Nga sẽ thực hiện trò mạo hiểm này (xâm lược Ukraine) nếu Ukraine vẫn còn vũ khí của mình", cựu tổng thống Mỹ nói.
Đúng vậy : Nếu Ukraine còn 176 tên lửa và 1.500 đầu đạn nguyên tử và vũ khí đạn dược kể trên liệu Poutine có dám đưa quân sang xâm lược Ukraine hay không ?.
6) Chia Rẽ NATO
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thành lập vào năm 1949, bao gồm, kể từ ngày 4 tháng 4 năm 2023, 31 quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ, với mục tiêu bảo vệ công dân và lãnh thổ của các quốc gia thành viên sau Thế Chiến thứ Hai. Dựa trên nguyên tắc "phòng thủ tập thể", có nghĩa là nếu một trong các quốc gia NATO bị tấn công, coi như tất cả các quốc gia NATO khác đều bị tấn công và phải cùng nhau bảo vệ quốc gia đó theo như câu nói của những người lính ngự lâm Pháp "Un Pour Tous, Tous Pour Un" - Một người vì mọi người, mọi người vì một người - trong tiểu thuyết Les Trois Mousquetaires của văn hào Alexandre Duma (Pháp). Vì vậy NATO không quan tâm tới vấn đề ngôn ngữ, ngoài việc hầu hết các thông tin liên lạc đều bằng tiếng Anh, mặc dù hai ngôn ngữ làm việc chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Chính sách "mở cửa" là một nguyên tắc thành lập của NATO, theo đó thì bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương đều được tự do gia nhập NATO nếu quốc gia đó sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn và nghĩa vụ liên quan đến tư cách thành viên đóng góp vào an ninh của Liên minh , chia sẻ các giá trị dân chủ, cải cách cần thiết và pháp quyền của NATO. Cần nêu rõ rằng NATO không bao giờ kêu gọi yêu cầu một quốc gia nào vào gia nhập, mà chính các Quốc gia đó phải đăng ký sau đó được cứu xét để trở thành thành viên. Kể từ năm 1949, số quốc gia thành viên NATO đã gia tăng từ 12 lên 31 (xem bản đồ).
- Quan Hệ Giữa Nga và NATO
Chiến Tranh Lạnh kết thúc đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử châu Âu. Ngay từ năm 1991, NATO đã nỗ lực thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nga. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2014, Nga đã sáp nhập Crimée một cách bất hợp pháp. Đáp lại, NATO đình chỉ mọi hợp tác thiết thực với Nga, trong khi vẫn mở các đường liên lạc chính trị và quân sự. Thông tin dưới đây ghi lại các cột mốc quan trọng trong quan hệ NATO-Nga.
* Năm 1994: Quan hệ đối tác vì hòa bình : Tháng 6 năm 1994, Nga trở thành quốc gia đầu tiên tham gia Đối tác vì hòa bình (PfP), một chương trình hợp tác song phương thiết thực của NATO giữa các quốc gia thành viên NATO và các quốc gia đối tác.
* Năm 1997- Đạo luật thành lập NATO-Nga: Ngày 27 tháng 5 năm 1997, các nhà lãnh đạo của các quốc gia NATO và Tổng thống Boris Yeltsin đã ký Đạo luật thành lập NATO-Nga, trong đó bày tỏ quyết tâm "cùng nhau xây dựng một nền hòa bình lâu dài và toàn diện trong khu vực châu Âu-Đại Tây Dương, dựa trên các nguyên tắc dân chủ và an ninh hợp tác”.
* Từ năm 2002 tới năm 2008: Hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng NATO-Nga, vào ngày 28 tháng 5 năm 2002 các nhà lãnh đạo của các nước NATO và Tổng thống Vladimir Poutine ký một tuyên bố mang tên "Quan hệ NATO-Nga tại Rome (Ý) và thành lập NATO -Hội đồng Nga là một cơ quan nơi các thành viên quan hệ bình đẳng để quyết định theo sự đồng thuận. Hội đồng NATO-Nga mở đường cho sự hợp tác trong các lĩnh vực như chống khủng bố, quản lý khủng hoảng, kiểm soát vũ khí và phòng thủ tên lửa. NATO và Nga hợp tác hỗ trợ Afghanistan. Trong số những khoản khác, Nga cung cấp các tuyến đường quá cảnh cho ISAF (Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế), đào tạo chống ma túy cho các sĩ quan từ Afghanistan, Trung Á và Pakistan, và hỗ trợ cho phi đội máy bay trực thăng của ISAF và quân đội Afghanistan.
* Năm 2008: tháng 8 năm 2008 sau khi Nga can thiệp quân sự vào Géorgie, các cuộc họp chính thức của Hội đồng Nga-NATO cũng như sự hợp tác trong một số lĩnh vực đã được ấn định đã bị đình chỉ . Các nước trong khối NATO hối thúc Nga nên xem xét lại quyết định của Nga khi công nhận các khu vực Abkhazia và Nam Ossetia của Géorgie là các nước độc lập. Tại hội nghị thượng đỉnh NATO tổ chức tại Strasbourg-Kehl vào ngày 4 tháng 4 năm 2009, các nhà lãnh đạo của các nước NATO nhìn nhận những bất đồng của họ với Nga về Géorgie, nhưng quyết định vẫn cố nối lại hợp tác thực tế và chính trị với Nga.
* Từ năm 2010 tới năm 2014: Hướng tới giai đoạn hợp tác mới tại Hội nghị thượng đỉnh Lisbonne (tháng 11/2010), các nhà lãnh đạo NATO và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đồng lòng khởi động "một giai đoạn hợp tác mới hướng tới quan hệ đối tác chiến lược thực sự" trên cơ sở của các mục đích và nguyên tắc được quy định trong Đạo luật thành lập NATO-Nga và Tuyên bố Rome. Liên minh NATO mời Nga mở rộng hợp tác phòng thủ hoả tiển , cả hai bên đồng ý tăng cường hơn nữa hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố và cướp biển. Vài năm trong tương lai, NATO và Nga sẽ cùng nhau hỗ trợ lực lượng máy bay trực thăng của quân đội Afghanistan, tiến hành các cuộc tập trận chung chống cướp biển và giải cứu thủy thủ đoàn tàu ngầm, đồng thời nghiên cứu khả năng thực hiện một nhiệm vụ chung giúp tiêu hủy vũ khí hóa học của Syrie.
* Từ năm 2014 tới năm 2020: Để đối phó với cuộc khủng hoảng tại Ukraine khi Nga sáp nhập bất hợp pháp Crimée, một phần lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine vào tháng 3 năm 2014, ngày 1 tháng 4 năm 2014 Bộ trưởng Ngoại giao của các nước NATO đã quyết định đình chỉ mọi hợp tác thiết thực với Nga và cũng kể từ đó, Nga tiếp tục các hành động gây hấn chống lại Ukraine, đặc biệt là thông qua nỗ lực gây bất ổn ở miền Đông (Luhank, Donbass) nước này. Đối mặt với tình thế an ninh ngày càng nguy hiểm, NATO tăng cường khả năng phòng thủ, trong khi vẫn sẵn sàng đối thoại chính trị với Nga. Tháng 7/2016, tại Hội nghị thượng đỉnh Warsaw (BaLan) , lãnh đạo các nước NATO đã gửi một thông điệp rõ ràng cho Vladimir Poutine : việc cải thiện quan hệ của NATO với Nga sẽ phụ thuộc vào mức độ thay đổi rõ ràng thể hiện sự tôn trọng luật pháp quốc tế và các cam kết quốc tế và mang tính xây dựng của Nga . Trong trường hợp không có sự thay đổi như vậy, thì quan hệ giữa NATO và Nga không thể trở lại bình thường được.
* Năm 2018: Vào ngày 14 tháng 3 năm 2018, Anh quốc thông báo cho các nước Đồng minh về một cuộc mưu sát bằng chất độc thần kinh do Nga chủ động đã được sử dụng ở Salisbury. Các nước Đồng minh bày tỏ quan ngại sâu sắc và lên án hành động vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế của Nga. Sau các cuộc tham vấn giữa các nước Đồng minh và các nước đối tác tại trụ sở NATO tại 25 quốc gia hơn 150 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất. Ngày 27 tháng 3 năm 2018, Tổng thư ký NATO thông báo rằng ông không thề còn chấp nhận sự hiện diện của 7 nhân viên trong Phái bộ Nga tại trụ sở NATO và khước từ thỉnh cầu của ba người Nga khác.
* Năm 2019: Cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO tại London vào tháng 12 năm 2019 các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố rằng "các hành động gây hấn của Nga tạo ra mối đe dọa cho nền an ninh Châu Âu-Đại Tây Dương" nhưng NATO vẫn sẵn sàng đối thoại xây dựng với Nga khi nào hành động thực tế của Nga cho phép.
Nếu Vladimir Poutine nghĩ rằng sẽ gieo rắc được một sự chia rẽ trong các quốc gia NATO thì ông ta đã qúa lầm vì các quốc gia này đã được gắn bó thành một khối duy nhất. Poutine hy vọng sẽ giảm hẳn được sức mạnh quân sự và ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu cũng lại là điều thất bại vì rất giản dị Joe Biden không phải là Donald Trump!.
Vladimir Poutine muốn tạo chia rẽ, gây suy yếu cho NATO nhưng điều trái ngược đã xảy ra : Không chỉ các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu thống nhất đoàn kết lại mà Thụy Điển và Phần Lan hai nước "trung lập" đã tái khẳng định quyền gia nhập NATO, và ngày 4 tháng 4 năm 2023, Phần Lan (Finlande) đã trở thành thành viên thứ 31 của NATO. Cùng lúc, Tổng thống Nga đã kết liễu nền trung lập của Thụy Sĩ và chấm dứt chủ nghĩa hòa bình của Đức (Đức tái võ trang). Vladimir Poutine cũng thành công trong việc Hòa Giải, Hoà Hợp những người nói tiếng Nga và những người nói tiếng Ukraine ở Ukraine .
Năm 2014, Poutine đã chiếm được một nửa Đông Nam Donbass và bán đảo Crimée. Bây giờ Poutine cần chinh phục phần còn lại của Donbass và phần cực Nam của Ukraine để có thể kết nối Nga và Crimée. Bản đồ đối diện minh họa các khu vực chiếm đóng của Nga kể từ tháng 7 năm 2022. Vì vậy tầm quan trọng của việc san bằng phá vỡ trả thù "ổ khóa" Marioupol- thành phố có trung đoàn lừng danh Azov nơi trước đây đã từng diễn ra một trận chiến giữa Ukraine và Nga từ ngày 6 tháng 5 năm 2014 kết thúc khi lực lượng Ukraine tái chiếm thành phố này vào ngày 14 tháng 6 năm 2014 .
Cũng rất có thể , Poutine sẽ đề nghị hòa bình và công nhận chủ quyền của Ukraine với Volodymyr Zelensky và Liên Hợp Quốc. Đề nghị này đặt ra một vấn đề lớn: nếu Liên Hợp Quốc, NATO và Liên minh Châu Âu chấp nhận yêu cầu đó, nó sẽ đặt ra một "tiền lệ" rắc rối hơn bởi vì bất kỳ quốc gia nào đó cũng có thể tự nói rằng, nếu cứ mình tấn công một quốc gia khác và thành công trong việc chinh phục một phần (hoặc toàn lãnh thổ đó), thì quốc gia đó cũng có thể được quốc tế công nhận mặc dù đó là hành động xâm lăng. Cũng đừng quên rằng Tổng thống Ukraine Zelensky không muốn có bất kỳ một cuộc đàm phán nào trước khi quân đội Nga phải rút đi, kể luôn cả việc Nga phải rời khỏi bán đảo Crimée. Các quan sát viên cũng nghi ngờ rằng Nga muốn nhúc nhích điều quân tới vùng Transnistrie, một khu vực "ly khai" thân Nga trên lãnh thổ Moldovie.
Nói tóm lại, Vladimir Poutine đã e ngại về “sự bành trướng của NATO” thì NATO tự dưng được bành trướng vì chính sách hiếu chiến "tính già hoá ra non" của Vladimir Poutine.
7) Đả Đảo Dân Chủ!
Các nhà lãnh đạo Nga thực sự không e sợ gì mối đe dọa quân sự của NATO giản dị vì Nga là một nước có vũ khí nguyên tử nhưng 2 chữ Dân Chủ và khả năng Dân Chủ Hóa vào Nga là điều mà Poutine kinh khiếp.
Tập đoàn "Nomenklatura"- cầm quyền - Nga không thể chơi theo các quy tắc do Chính Người Dân Thiết Lập một cách dân chủ được mà Dân Chủ phải chơi theo đúng các quy tắc do chính tập đoàn đang nắm quyền này thiết lập. Nhiều nhà quan sát cũng nhìn thấy rằng cuộc chiến ở Ukraine được thúc đẩy trên hết bởi vì Poutine muốn đẩy càng xa càng tốt ranh giới Dân Chủ, để bọn lãnh đạo của Điện Kremlin vẫn có thể tự do tiếp tục thu lợi bằng nhũng lạm, phe phái với các đặc quyền mà chế độ hiện tại đã, đang và sẽ mang lại cho bọn họ. Tập đoàn cầm quyền Moscou phải gây chiến với một quốc gia có 44 triệu dân để hàng trăm đầu sỏ chính trị tham nhũng của Nga và các quan chức cấp cao của nó tiếp tục có thể làm giàu cho mình nhiều hơn nữa.
Từ những năm 1990, Vladimir Putin đã tích lũy được một khối tài sản vô cùng đáng kể khoảng từ 40 đến 200 tỷ đô la được bí mật nắm giữ bởi vài tên tài phiệt cực kỳ giàu có hoặc những người bạn thời thơ ấu, hay những người vẫn luôn tỏ lòng trung thành với ông ta. "Trong số họ, cũng có người quản lý khối tài sản của ông ấy", lời giải thích của chuyên gia thế giới người Nga Galia Ackermran trên tờ Focus.
Vào tháng 6 năm 2022, một nhóm các nhà báo độc lập (OCCRP) đã xác định được mối liên hệ với Poutine của 86 công ty nắm giữ tổng cộng bốn tỷ rưỡi đô la về bất động sản, du thuyền, máy bay phản lực tư nhân và các tài sản tài chính.
Năm 2012, một cựu thành viên Duma Quốc hội Nga tiết lộ nhà lãnh đạo Nga thực sự sở hữu 20 ngôi nhà, 15 chiếc trực thăng và hàng chục chiếc đồng hồ cực kỳ đắt gía, trong đó có một chiếc trị giá cả trieu dollars.
Những năm 90, khi Liên Xô vừa sụp đổ", Émilie Baujard giải thích vào tháng 2 năm 2022 trên đài truyền hình RTL: "Poutine thiết lập một hệ thống ủy quyền cho các chương trình về Nguyên liệu thô đổi lấy thực phẩm. Sau đó, ông ta đã xây dựng một hệ thống tham nhũng kiểu Mafia Ý, hệ thống tham nhũng này vẫn liên tục hoạt động cho đến ngày nay."
Vào tháng 1 năm 2021, trước khi bị chế độ bắt giam, Alexei Navalny , một chính trị gia chống đối Poutine, đã công bố một đoạn video dài gần hai giờ chứng minh hệ thống tham nhũng này đã cho phép Poutine xây dựng một khu cung điện bên bờ Biển Đen như thế nào: “Đây là một tòa nhà tư nhân mới lớn nhất ở Nga, theo các tài liệu chính thức”, Alexei Navalny nhấn mạnh, toà nhà rộng 17.000 mét vuông. Không có gì có thể so sánh được ở Nga và nó hơi giống một Cung điện Versailles mới, một cung điện mùa đông. Trong mọi trường hợp, đấy là một hoàng cung". Versailles mới này ước lượng trị giá gần một tỷ euro, Vladimir Poutine mượn tên một người bạn lâu năm đứng ra làm chủ chính thức . Tiếp đó , theo Forbes, là Andrei Melnichenko, người đã kiếm bộn tiền nhờ phân bón, với khối tài sản khoảng 25,2 tỷ đô la. Người thứ ba là Vladimir Potanin với khối tài sản ước tính khoảng 23,7 tỷ USD, là, chủ tịch và cổ đông chính của Nornickel, sản xuất palađi và niken tinh chế lớn nhất thế giới, rất thân cận với Vladimir Poutine. Người thứ tư là Vladimir Lisin, sản xuất thép NLMK với khối tài sản trị giá 22,1 tỷ USD ...
Cơ sở Crédit Suisse ước tính rằng 110 người của tập thể "Nomenklatura" nắm giữ 35% tài sản tư nhân của Nga. Xin hãy so sánh với mức thu nhập bình quân hàng tháng khoảng 800 USD của mỗi người dân.
Theo chỉ số (indice) tham nhũng trong khu vực công thì Nga đứng hàng thứ 73 vào năm 2022 (ViệtNam đứng hàng thứ 48) . Thang điểm chỉ số từ 0 đến 100, chỉ số càng cao thì tham nhũng càng lớn. Chính quyền Nga đã là một chế độ ăn cắp vặt, khi các cá nhân ở cấp chỉ huy làm giàu cho bản thân mình bằng mọi cách trên mồ hôi sương máu của người dân Nga, những người chỉ biết cúi đầu làm thân trâu ngựa kể từ ngày có nước Nga tới nay, để cung cấp các nguồn lực cần thiết hỗ trợ "Chiến Dịch Quan Sự Đặc Biệt" xâm lược Ukraine của Poutine.
Muốn thuyết phục cái tập đoàn "Nomenklatura" Nga bắt buộc phải sử dụng Sức Mạnh. Mô hình Xô Viết bắt nguồn từ tầm nhìn chính trị ở thế kỷ 18, 19, hết còn hấp dẫn trong thế kỷ 21 này so với NATO một mô hình hấp dẫn hơn nhiều dù rằng vẫn còn những khiếm khuyết rõ rệt của nó. Nga càng phô trương nanh vuốt thì sự ước muốn gia nhập NATO của các nước ngoại vi Nga càng nhiều hơn. Xin nhắc lại: chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Nga xâm lược vào Ukraine đã làm đảo ngược chính sách Trung Lập của Thụy Điển và Phần Lan , nhưng việc này cũng có thể sẽ áp dụng cho nước Géorgie sau này và tại sao không, một ngày nào đó, cho Bosnie và Herzegovine; cho Serbie, tuy rằng nước sẽ vẫn còn phải chảy dưới những cây cầu để những nơi này Phi Nga Hóa hoàn toàn được về mặt văn hóa. Khi được lựa chọn, các quốc gia từng có kinh nghiệm dưới sự áp bức của Liên Xô bây giờ thích được chiếc ô của Mỹ che hơn là phải chùm kín đầu kín cổ trong chiếc áo vừa cũ vừa rách vừa hôi hám của "Đại Nga".
Đối với các quốc gia như Pháp, Đức, Ý, Hoà Lan, Bỉ hay Ba Lan ..., chiến tranh ngày nay là một hành động sai trái lệch lạc thì đối với Liên bang Nga lại được coi là chuyện bình thường là bất biến trong lịch sử Nga và hòa bình chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp để chuẩn bị rồi tấn công giành chiếm các vùng lãnh thổ mới và áp đặt các chính sách đô hộ bao gồm cả việc Nga Hóa. Tóm lại, hòa bình đối với Nga chỉ là bước chuyển tiếp giữa hai cuộc chiến tranh, không hơn không kém hoà bình chỉ là 2 chữ để tuyên truyền!.
13.3. Số Phận Của Tiếng Ukraine
Trong viễn ảnh một cuộc chiến đấu không khoan nhượng rất có thể nghiền nát Ukraine hoặc một phần của đất nước này, có hai giả thuyết: hoặc là sự Suy Tàn của tiếng Ukraine, hoặc ngược lại là sự Củng Cố Vững Chắc của ngôn ngữ này. Trong trường hợp đầu , tức là một lãnh thổ hoàn toàn do Nga kiểm soát, việc Ukraine Hóa hoặc Tái Ukraine Hóa sẽ chấm dứt nhường chỗ cho chủ nghĩa tối cao Nga – Nga Hóa.
1) Nga Hóa nhanh chóng các lãnh thổ bị tạm chiếm:
Như đã trình bầy, giấc mơ của Poutine là xây dựng một dân tộc duy nhất bao gồm người Nga và người Ukraine đồng hóa một phần về mặt ngôn ngữ bằng tiếng Nga, nhưng vẫn cho họ giữ chút bản sắc, theo phương cách người Ireland và người Scotland tại Vương quốc Anh. Chính sách này đã bắt đầu từ năm 1815 dưới thời các Sa hoàng. Sau năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, người ta đã chứng kiến chính sách Tái Ukraine Hóa, nhưng ít nhất là từ năm 2004 và hơn thế nữa kể từ năm 2014, Vladimir Poutine đã công cụ hóa vấn đề ngôn ngữ ở Ukraine bằng cách tự xưng mình là "người bảo vệ những người nói tiếng Nga" và lấy đó làm một cái cớ can thiệp vào chính trị (hậu thuẫn cho Viktor Yanukovych) dẫn đến can thiệp quân sự vào tháng 2 năm 2022.
Vấn đề ở đây là chính "Poutine người bảo vệ những người nói tiếng Nga" lại đi giết hại, đàn áp bừa bãi triệt hủy toàn bộ vùng Donbass, nơi tập trung người nói tiếng Nga. Thế là Nước Nga "bảo vệ" đã nhanh chóng bị rơi mặt nạ biến thành nước Nga "hãm hiếp, cướp của, giết người"!
Khi nhớ lại lịch sử của Đế quốc Nga và của Liên Xô, người ta lại phải luôn nhớ đến chủ nghĩa bành trướng của ngôn ngữ Nga, vốn gọi là đặc trưng cho chủ nghĩa tối cao và chủ nghĩa cứu thế Chính thống giáo Nga. Với Crimée, Nga sáp nhập vào năm 2014, diện tích của Ukraine là 603.700 km². Kể từ khi bị Nga tạm chiếm vùng Donbass, Ukraine đã mất về nguyên tắc 20% lãnh thổ, tức là 120.740 km² tương đương với toàn bộ lãnh thổ của Bắc Hàn, hơn một phần ba (35%) của nước Đức hoặc hơn một nửa (52%) của Vương quốc Anh.
- Chính sách Nga Hóa Của Poutine
Tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của Moscow, các lực lượng chiếm đóng đang theo đuổi chính sách Nga Hóa các vùng lãnh thổ đang bị chiếm đóng. Các chuyên viên trong các đơn vị truyền thanh của Lực lượng Vũ trang Nga đã tạo lại các đường giây truyền dẫn của đài phát thanh và truyền hình và cho phát các kênh của Nga tại những vùng lãnh thổ này. Hàng trăm nghìn cư dân ở đây “được hưởng miển phí” để truy cập các kênh chính của Nga. Mạng điện thoại không còn nối với Ukraine mà nối với Nga, bao gồm gần như hoàn toàn cả vùng phía Tây, một phần vùng Kherson. Tiền Nga, đồng rúp, đã được đổi để lưu hành và hộ chiếu Nga cũng đã được phân phối bằng cách này hay bằng biện pháp khác. Ngoài ra, tất cả các áp phích bằng tiếng Ukraine đều đã thay thế bằng dòng chữ bằng tiếng Nga.
Hơn nữa, những nỗ lực "Nga hóa" đang được tiến hành qua việc bổ nhiệm bằng các công chức Nga và cộng tác viên địa phương tay sai Nga vào các vị trí chủ chốt, đồng thời không quên đưa giáo dục phổ thông vào kế hoạch tuyển dụng rất nhiều giáo viên người Nga để Nga Hoá học sinh– hiển nhiên những giáo viên này đưa từ Nga sang. Chúng ta cũng phải bổ sung thêm việc xóa bỏ ngôn ngữ Ukraine trong việc định lại lưu lượng tuyến truy cập Internet từ Nga qua với hệ thống kiểm soát chặt chẽ kỹ thuật số. Cuối cùng, là những lá cờ Nga nặng phần trình diễn theo truyền thống Mác-Lénine-Staline treo móc tung bay khắp mọi nơi trong những vùng Nga tạm chiếm này!.
- Chính Sách Tái Xô Viết Của Poutine
Chính quyền chiếm đóng Nga huyên hoang thông báo rằng chỉ trong vòng một năm họ sẽ dựng lên tại các tượng đài mới kỷ niệm những người lính Nga đã đến “giải phóng cư dân khỏi chủ nghĩa quốc xã phát xít”. Người dân sẽ hiểu rõ hơn rằng những người lính Nga đến "để giải phóng họ" vì vậy "để tỏ lòng biết ơn" họ muốn nhìn thấy những tượng đài Nga được dựng lên. Cũng chỉ trong vòng 1 năm thôi họ sẽ xây dựng lại thành phố Marioutpol, xe điện ở đây sẽ hoạt động nhưng thực tế thì Marioupol vẫn bình địa và bình địa còn xe diện thì có... vài cái xe điện lôi từ các viện bảo tàng Nga sơn phết lại cho chạy thử vài cây số để quay phim chiếu truyền hình (dĩ nhiên là truyền hình Nga với hình ảnh một ông Poutine nghiêm trang ngồi bấm nút .
Ngày 9 tháng 6 năm 2022, Vladimir Poutine nhắc lại các cuộc chinh phục lãnh thổ của Sa hoàng Pierre Đại đế:
Петр Первый Северную войну 21 год вел. Казалось бы, воевал со Швецией и что-то там отторгал. Ничего он не отторгал! Он возвращал.
Pierre Đại đế đã chiến đấu suốt 21 năm trong Chiến tranh phương Bắc. Người ta đã có cảm tưởng rằng trong trận chiến đấu với Thụy Điển, ông đã chiếm được một cái gì đó. Ông không chiếm bất cứ một thứ gì, mà ông đã chỉ lấy lại. Nói một cách khác, Pierre Đại đế không lấy gì của Thụy Điển mà chỉ lấy lại mà thôi.
Đây là điều mà Vladimir Poutine đang cố gắng thực hiện tại Ukraine: Lấy Lại Nó. Qua câu nói người ta đã liên tưởng tới chuyện thành lập 2 chính quyền bù nhìn thân Nga tại Donbass, Luhanks Ukraine trong thực tế như mọi người đã biết V.Poutine quyết tâm lập lại kinh nghiệm ở Crimée vào tháng 3/2014 cho cả 2 khu vực này sát nhập vào Nga.
- Trưng Cầu Dân Ý Kiểu Liên Xô
"Chính quyền ly khai" ở hai vùng Luhansk và Donetsk đã công bố trưng cầu dân ý, cũng như chính quyền chiếm đóng Nga tại vùng Kherson và Zaporizhia (xem bản đồ đối diện). Các cuộc "trưng cầu dân ý" rất "dân chủ" này có sự giám sát của những người Nga súng ống đầy mình, đã diễn ra vào cuối tháng 9 năm 2022 khi Ukraine bước vào tháng thứ tám của cuộc chiến xâm lược Nga. Không cần phải mất công suy nghĩ vì mọi người đều đã biết trước được kết qủa : ДА – DA . "Da" rất lớn với 100% số phiếu được bị bầu vì không bỏ phiếu vào thùng phiếu là phản động ngay. Cuộc "trưng cầu dân ý" một lần nữa tạo thêm sự leo thang lớn hơn cho cuộc xung đột Ukraine-Nga.
Ngày 20/9, trong một thông tin đăng trên Telegram, "thủ lĩnh", phe ly khai vùng Donetsk, Denis Pushilin xin Tổng thống Nga Vladimir Poutine cho sáp nhập khu vực Donetsk vào nước Nga ngay sau kết qủa trưng cầu dân ý:
Уважаемый Владимир Владимирович! Прошу Вас как можно быстрее в случае положительного решения по итогам референдума, в чем мы не сомневаемся, рассмотреть вопрос о вхождении Донецкой Народной Республики в состав Российской Федерации. Многострадальный народ Донбасса заслужил быть частью Великой Страны, которую всегда считал своей Родиной. :
Vladimir Vladimirovich qúy mến, tôi yêu cầu ông xem xét việc Cộng hòa Nhân dân Donetsk gia nhập Liên bang Nga càng sớm ngày nào càng tốt ngày đó trong trường hợp có một kết qủa tốt đẹp của cuộc trưng cầu dân ý, điều này chúng tôi không nghi ngờ gì. Những người dân Donbass chịu đựng đau khổ từ lâu , họ xứng đáng được là một phần của Đất nước Nga vĩ đại , nơi họ luôn coi là quê hương của họ.
Làm sao mà Denis Pushilin có thể nghi ngờ được kết qủa hiển nhiên của cuộc "trưng cầu dân ý" lại không tốt đẹp khi các áp phích đã được dán trước đầy trên nhà cửa đường phố ở các thị trấn trong vùng Donbass vài ngày trước khi bỏ phiếu với dòng chữ "С Россией навсегда, 27 сентября", tức là “Với nước Nga Vĩnh Viễn, ngày 27 tháng 9”. (ngày 27 cũng là ngày bỏ phiếu)
Bình thường ra trong tình huống chiến tranh, người ta phải chờ đợi một hiệp ước hòa bình trước khi đề xuất một cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập hay không. Trường hợp ở đây, Poutine đã hành động như thể hòa bình đã trở lại và các vùng lãnh thổ đã hoàn toàn do Nga làm chủ trong khi súng còn nổ đạn còn bay. Kết quả của bốn cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ ДА – DA- CÓ như sau: Donetsk (99,2%), Luhansk (98,4%), Zaporizhya (93,1%), Kherson (87,0%). Việc sáp nhập Lugansk và Donetsk (ở phía đông Ukraine) và Kherson và Zaporijjia (ở phía nam) vào Nga đã nhanh chóng diễn ra dù rằng thành phố Kherson đã được quân đội Ukraine chiếm lại.
Các cuộc trưng cầu dân ý này đã bị cộng đồng quốc tế, ngay cả nước Tầu Cộng, gọi là bất hợp pháp và "giả tạo”.
Ngày 29 tháng 9 năm 2022, chiếu theo kết quả trưng cầu dân ý, Vladimir Poutine đã ký ngay các sắc lệnh "công nhận nền độc lập" của 2 vùng Kherson và Zaporijjia. Vào ngày 30 tháng 9, Tổng thống Nga còn trơ trẽn tuyên bố sát nhập hai vùng này cũng như các "nước cộng hòa nhân dân" Donetsk và Lugansk vào nước Nga. Việc sáp nhập được chính thức hóa vào ngày 5 tháng 10. "Theo đúng theo Hiến pháp Liên bang Nga" lời Poutine.
Moscow coi các vùng lãnh thổ này là một phần không thể tách rời của Nga; do đó, sau này khi xâm phạm các vùng lãnh thổ này tức là đã xâm phạm lãnh thổ Nga . Theo Poutine, nếu tội ác như vậy xảy ra, thì Nga sẽ "sử dụng tất cả sức mạnh để tự vệ" hay có nghĩa rằng là bất cứ một sự can thiệp quân sự nào trong tương lai của Ukraine vào các vùng lãnh thổ đã sáp nhập này sẽ được Điện Kremlin coi là một cuộc tấn công vào nước Nga và để bảo vệ nước Nga và dân Nga, Vladimir Poutine sẵn sàng sử dụng “mọi phương tiện có trong tay” kể cả vũ khí nguyên tử.
13.4. Châu Chấu Ukraine Quật Ngã Gấu Nga
Cho tới hôm nay "Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt " chớp nhoáng 3 ngày tại Ukraine đã trở thành hơn một năm Vladimir Poutien" ăn không ngon ngủ không yên" với những thất bại vừa về Chiến lược, vừa về Chính trị lại vừa về Đạo đức. Con "châu chấu" Ukraine đã quật ngã con "gấu Nga".
Theo ước tính đáng tin cậy nhất của cơ quan tình báo Anh (Defence Intelligence), cuộc xâm lược của Poutine đã làm ngân khố Nga phải tiêu hao hơn 900 triệu đô la Mỹ mỗi ngày và đến ngày 02 tháng 4 năm 2023 tổn thất của Nga là 90.000 lính Nga bỏ mạng, hơn 130.000 lính Nga bị thương, 7.073 xe bọc thép bị phá hủy , 3.654 xe tăng, 5.646 xe bọc thép , 2.785 khẩu pháo, chiến hạm chỉ huy Moskva...
Lực lượng tinh nhuệ nhất của Nga "spetsnaz" bị thiệt hại rất nặng nề: "Bốn trong số 5 lữ đoàn spetsnaz từ Ukraine trở về vào cuối mùa hè năm ngoái đã chịu thương vong đáng kể. Ba lữ đoàn spetsnaz đã mất từ 90 đến 95% quân số, theo ước tính.". Lữ đoàn 346 “mất gần toàn bộ lữ đoàn, chỉ còn sống sót 125 trong tổng số 900 người”. Lữ đoàn Spetsnaz Phòng vệ 22 tổn thất lên tới 90%.(theo Washington Post 14.2023). Lữ đoàn thủy quân lục chiến 155 đã bị tiêu diệt 8 lần, 8 lần phải bổ sung, tổ chức lại từ đầu.
Chỉ cần nói tới 1 sự kiện: tính tới hôm nay 02.5.2023 khi chúng tôi đang soạn thảo tài liệu này Vladimir Poutine đã phải thay đổi các tướng lãnh chỉ huy 17 lần và nước Nga vĩ đại sau vài lần động viên (động viên cả những tù nhân trong các nhà tù trên lãnh thổ Nga) đã phải chuyển từ tư thế Tấn Công sang thư thế Phòng Thủ , khẩn cấp đào hầm đào hầm hố (hơn 800 cây số hào lũy, răng rồng bê tông (dents dragon) chống xe tăng, kẽm gai, cột gỗ ...)
Còn buồn cười hơn : Poutine lên án các quốc gia Đồng minh Tây Phương viện trợ xe tăng, vũ khí cho Ukraine thì chính quân đội xâm lược Nga cũng đã "viện trợ" xe tăng cho dân quân yêu nước Ukraine , xin đọc : WSJ đưa tin, riêng tiểu đoàn Carpathian Sich của Ukraine đã chiếm được 10 chiếc xe tăng hiện đại mẫu T-80 và 5 khẩu pháo tự hành 152 mm 2S5 Giatsint sau khi tiến vào tái chiếm thành phố Izioum, Ruslan Andriyko, tiểu đoàn trưởng vừa cười vừa nói: “Chúng tôi có quá nhiều chiến lợi phẩm đến nỗi chúng tôi không biết phải làm gì với những chiến lợi phẩm này. Chúng tôi là một tiểu đoàn bộ binh, nhưng bây giờ chúng tôi là một tiểu đoàn cơ giới hóa.” (trong báo Korii). Xe tăng, Vũ khí của quân đội Matxcơva bỏ lại sau trận đánh được đặt bằng biệt danh là "Xe thuê mướn dài hạn- Thuê mướn của Nga"«Russian Lend-Lease». Tổng cộng kể từ đầu cuộc chiến tới 07.10.2022, Kiev đã tịch thu được 460 xe tăng chiến đấu, 92 khẩu pháo tự hành, 448 xe chiến đấu bộ binh, 195 xe bọc thép hạng nhẹ và 44 bệ phóng tên lửa của Nga...
14- Vladimir Poutine Sẵn Sàng Sử Dụng “Mọi Phương Tiện Có Trong Tay” Kể Cả Nguyên Tử !!!
Dưới đây lược kê một số vụ tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga:
* Tháng 2 năm 2022 ở miền tây nước Nga, chủ yếu nhưng không chỉ ở các vùng Briansk và Belgorod, gần biên giới với Ukraine. Nga liên tục tuyên bố rằng hỏa lực pháo binh và tên lửa đã bắn trúng lãnh thổ của họ. Nga cũng tuyên bố rằng sự tàn phá tại các nơi đây là do các cuộc không kích của Ukraine gây ra.
* Ngày 25 tháng 2 năm 2022, Ukraine đã tấn công bằng tên lửa vào căn cứ không quân Millerovo1,2.
* Ngày 24 tháng 2 và ngày 29 tháng 3 năm 2022, một trạm kiểm soát biên giới gần Tyotkino (thuộc Quận Glushkovsky, vùng Kursk) đã bị pháo kích từ lãnh thổ Ukraine
* Ngày 29 tháng 3 năm 2022, một số kho nhiên liệu ở Belgorod đã bị hai trực thăng Mi-24 Ukraine phá hủy,
* Ngày 1 tháng 4 năm 2022, một kho nhiên liệu ở Belgorod Oblast đã bị Ukraine tấn công.
* Ngày 9, 13, 14 tháng 4 năm 2022, tại Novye Yurkovichi,Spodaryushino, vùng Kursk đã bị Ukraine bắn phá, ném bom. trong cùng ngày 14 Ủy ban Điều tra Liên bang Nga cho biết các máy bay trực thăng của Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công bằng tên lửa vào thành phố Klimovo (Bryansk Oblast)
Mọi người đều đã biết, Crimée là lãnh thổ Nga như Vladimir Poutine nói. Cây cầu Kertch ở Crimée (Крымский мост, Krymski Most) là một kiến thiết tâm huyết của Poutine thế mà ngày 8 tháng 10 năm 2022 Ukraine đã dám tổ chức phá hoại : hỏa hoạn ở phần đường sắt và làm sập một phần cấu trúc đường bộ. Ngay cả cơ quan truyền thông Nga cũng lớn tiếng nói rằng thủ phạm vụ việc này là SBU Ukraine (cơ quan tình báo Ukraine).
* Ngày 13 tháng 10 năm 2022 Ukraine bắn phá vào thành phố Belgorod, lãnh thổ Nga
* Ngày 05 tháng 12 năm 2022 Ukraine phóng máy bay không người lái nhằm vào căn cứ không quân Engels-2 ở vùng Saratov và 2 căn cứ không quân Dyagilevo ở vùng Ryazan .
..............................................................................
* Ngày 26 tháng 12 năm 2022 thêm một lần nữa Ukraine lại tấn công vào căn cứ không quân Engels 2 .
* ..............................................................................
* Ngày 29 tháng 4 năm 2023 Ukraine tấn công bằng máy bay không người lái tại một kho chứa dầu ở Vịnh Kozacha ở Sevastopol do Nga chiếm đóng gây ra một hỏa hoạn rất lớn .
* Ngày 30 tháng 4 năm 2023 Ukraine phóng máy bay không người lái nhằm vào vùng Briansk và 2 lần phá hoại quan trọng đoàn xe lửa tại nhà ga Snejetskaya trong vùng này, trên lãnh thổ Nga.
* Ngày 02 tháng 5 năm 2023 Moscou tố cáo là Ukraine phóng máy bay không người lái ám sát Poutine.
* Bảng danh sách còn dài vì nằm trong những mục tiêu trong chiến dịch Phản Công Quyết Định mà Ukraine đã chuẩn bị suốt một năm nay.
Ukraine đã tấn công vào lãnh thổ Nga nhưng Vladimir Poutine chỉ dám phản ứng bằng cách phóng hoả tiển bắn phá vào nhà cửa dân chúng Ukraine trong lúc bon tay sai như cựu Tổng thống Dmitry Medvedev và đám ký giả truyền hình nhà nước Nga cũng vẫn lại tuyên bố hù dọa sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử "chiến lược".
Vladimir Poutine không phải là một người Bất thường hay Khùng Điên. Vladimir Poutine thông minh quỷ quyệt tham vọng tính toán lì lợm nhưng lại sợ ...Bệnh Covid , sợ CHẾT nhất là chết khi trong tay có cả hàng chục, trăm tỷ dollars. Hiện nay Nga có khoảng 5977 bom nguyên tử trong khi các nước Tây Phương cũng có khoảng 5950 bom. Poutine cũng biết nếu khi ông ta sử dụng vũ khí nguyên tử thì cũng chỉ có thể nhắm bắn được một hai mục tiêu (một hai quốc gia Tây phương) chứ không thể tiêu diệt được toàn bộ đồng minh phương Tây hiển nhiên các quốc gia phương Tây có vũ khí nguyên tử (Hoa Kỳ, Anh, Pháp) cũng không thể không có phản ứng bằng vũ khí nguyên tử với nước Nga .
Chỉ một ví dụ rất thực tế và cực kỳ quan trọng cho "Chiến Dịch Quân Sự Đặc Biệt" của Nga: Nếu Poutine có gan thì Poutine đã ra lệnh ném bom, bắn hoả tiển vào vùng Transcarpathia, ngã tư biên giới giữa Ukraine, Ba Lan, Hung gia Lợi, Roumanie vì một lý do giản dị vùng này chính là địa điểm chuyển giao tiếp viện vũ khí, của Hoa Kỳ và Âu Châu cho Ukraine. Ném bom, bắn hỏa tiển tại đây Poutine có thể hủy diệt ít ra được một phần tiếp viện này nhưng bom, hỏa tiển sẽ rơi vào lính tráng Mỹ hoặc lính Âu châu với hậu qủa là NATO sẽ chính thức nhẩy vào vòng chiến - hiển nhiên là điều mà Poutine không mong muốn.
Chắc chắn Vladimir Poutine KHÔNG BAO GIỜ DÁM SỬ DỤNG VŨ KHÍ NGUYÊN TỬ dù nguyên tử chiến thuật hay chiến lược. Poutine lì lợm thử thách dài hạn sự Kiên Trì và Cương Quyết của các quốc gia Tây phương trong nỗ lực trợ giúp dân tộc Ukraine.
Nguồn tin mới nhất được tung ra trong chương trình truyền hình tuyên truyền thường trực Nga vào những ngày 03,04,05 tháng 5 này: Nga sô sẽ đem đoàn Hồng Quân (Xô Viết) sang thật sự (Sic) đánh Ukraine và Vladimir Putin đã gửi cho các cơ quan truyền thông truyền hình Nga các hướng dẫn tuyên truyền mới để hỗ trợ Điện Kremlin đối phó với cuộc phản công sắp tới của Ukraine :
1- Đừng đánh giá thấp cuộc phản công của Ukraine với sự hỗ trợ của NATO"
2- Không được nói rằng Kyiv chưa sẵn sàng cho một cuộc phản công.
3- Tập trung vào việc các nước phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev và hỗ trợ Ukraine bằng mọi cách.
4 - Nếu cuộc tấn công không thành công, chúng ta phải nói: quân đội [của Nga] đã khéo léo đẩy lùi một cuộc tấn công vượt trội về sức mạnh. Cái giá của cuộc chiến thắng này sẽ còn tăng lên rất nhiều.
5- Nếu Ukraine, với sự trợ giúp của vũ khí từ Hoa Kỳ và Châu Âu, đạt được một số thành công và chiếm lại được các vùng lãnh thổ, thì tổn thất của ta (Nga) cũng là điều dễ hiểu vì toàn bộ phương Tây đã tập trung nỗ lực rất lớn vào mặt trận, nhưng những thành công - so với những nỗ lực này - rất là rất khiêm tốn vì sự đối phó của quân đội Nga nói chung.
Mọi người còn đang phải kiên nhẫn chờ đợi một cuộc tổng động viên tại Nga của Vladimir Poutine , điều mà ông ta chưa dám làm và kết quả cuộc Phản Công lớn của Ukraine trong những ngày tháng sắp tới.
Lời Người Viết: Trong phạm vi bài viết chúng tôi cố ý không đề cập tới một số tên người Nga tay sai của V.Poutine.