Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
             




CUỘC ĐẤU TRANH DÀNH ĐỘC LẬP TỰ DO
ĐẦY GIAN KHỔ CỦA DÂN TỘC UKRAINE

  
Loạt bài này nhằm mục đích tìm hiểu về những cuộc đấu tranh của người dân Ukraine trên đường gian nan tìm Độc Lập Tự Do thoát ách nô lệ của Đế Quốc Thô Bạo Diệt Chủng láng giềng Nga .
    Điển hình thật gần đây, ngày 24 tháng Hai năm 2022 , ngày Vladimir Poutine, Tổng Thống Nga đã dã tâm xua quân xâm chiếm Ukraine, mưu đồ lật đổ chính phủ Dân Chủ của Tổng Thống Volodymyr Zelensky để thành lập một chính quyền tay sai bất chấp những phản kháng, phẫn nộ của nhân dân yêu chuộng tự do công lý hòa bình khắp nơi trên thế giới.


Từ Vũ
khởi viết ngày 14.3.2022
                     Thân Kính Tặng Anh Lâm Tôn Thất (ttlam41).

     - PHẦN IV
             

8- Khủng Hoảng Ukraine Năm 2014

Đối với đa số người Ukraine thì quyết định chối bỏ các thỏa thuận với Liên minh Châu Âu của Tổng thống Yanukovych được coi là một nỗ lực nhằm đưa Ukraine trở lại với Nga, trong khi người Ukraine đang cố gắng tạo khoảng cách với "mẫu quốc" này đồng thời loại bỏ một tổng thống gia đình trị, đầy tham nhũng. Tệ hơn nữa, tổng thống thân Nga Yanukovych, trung thành với các phương pháp của Liên Xô, đã ra lệnh nổ súng vào những người biểu tình khiến nhiều người bị thiệt mạng. Yanukovych không chỉ kích động quần chúng mà còn làm gia tăng các phong trào phản đối, khiến một số quan chức cấp cao của lực lượng an ninh phải từ chức, cho đến lúc chính ngay Yanukovych thấy mình bị cô lập, không còn có phương tiện để đàn áp được nữa.

Trong khi nhiều người nói tiếng Nga ở phía Đông Ukraine, gần Nga hơn về mặt địa lý, văn hóa và ngôn ngữ, đã lo sợ sự trả đũa của Nga nếu có một thỏa thuận được ký kết với Liên minh châu Âu. Tổng thống Nga, Vladimir Poutine còn đe dọa đình chỉ việc cung cấp khí đốt (gaz) cho Ukraine và giảm nhập cảng các sản phẩm của Ukraine vào Nga. Tuy nhiên những người biểu tình không nhượng bộ mà vẫn cương quyết đòi Tổng thống Yanukovych phải từ chức và đe dọa tiến chiếm dinh tổng thống.

8.1. Truất Phế Tổng Thống Tay Sai Nga

Sau cùng, vào ngày 22 tháng 2 năm 2014, Tổng thống Yanukovych đã bị Quốc hội lên án, bất tín nhiệm sau khi lại cố sử dụng bạo lực lần cuối khiến hơn 80 người phải thiệt mạng. Trong một bầu không khí khó khăn, những người ủng hộ thân châu Âu chiếm đa số, vì nhiều đại biểu của Đảng Khu vực (thân Nga) đã vắng mặt hoặc đã thay đổi hoặc bỏ đảng. Trong tổng số 445 đại biểu có mặt ở Quốc hội, 328 người đã bỏ phiếu đồng ý truất phế Yanukovych.

Theo đúng pháp lý Ukraine : có ba cơ sở để bổ nhiệm một vị tổng thống mới đó là người đang đứng đầu nhà nước từ trần , sự từ chức của ông ta và sự bất tín nhiệm của quốc hội.

Ngày hôm sau, 23 tháng 2, Rada (hay Quốc hội Ukraine) đã bổ nhiệm Alexander Tourtchinov, một người bạn thân của cựu nữ thủ tướng Yulia Tymoshenko, là Tổng thống lâm thời của nước Cộng hòa Ukraine, thay thế Viktor Yanukovych.

- Viktor Yanukovych Trốn Đi Đâu ?

Nhưng, từ thành phố Kharkiv (phía Đông), Viktor Yanukovych, được bầu vào năm 2010 bình thường thì nhiệm kỳ vẫn còn kéo dài đến tháng 3 năm 2015, đã lên tiếng tuyên bố trên truyền hình được thu lại (không biết chính xác ngày nào) và được phát sóng trong khu vực :

"Nước Ukraine đang trải qua ​​một cuộc đảo chính (...) Tôi là tổng thống được bầu một cách rất hợp pháp, tôi không có ý định từ chức và cũng không trốn chạy đi đâu cả !".

Trong thỏa thuận mà ông ta ký kết hôm thứ Sáu cho phép ông ta phê chuẩn nhanh chóng các biện pháp được quốc hội thông qua nhằm thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, Viktor Yanukovych nhấn mạnh rằng ông "sẽ không ký bất cứ điều gì với những kẻ cướp đang khủng bố đất nước".

Không một ai biết được trong đêm từ thứ bảy đến chủ nhật Viktor Yanukovych ở đâu. Theo vị chủ tịch mới của Quốc hội, ông Olexander Turtchinov, thì cựu nguyên thủ quốc gia (Viktor Yanukovych) đang ẩn lánh tại Kharkiv (phía Đông).

"Viktor Yanukovych tìm mọi cách sử dụng máy bay bay đi trốn ở Nga nhưng đã bị lính biên phòng chặn lại," ông Olexander Turtchinov nói .

Ở thủ đô Kiev, bầu không khí tại thủ đô nhẹ nhàng hơn sau khi lực lượng cảnh sát ủng hộ những người biểu tình và quân đội tuyên bố "trung lập" .

Ở ngoại ô thủ đô, hàng nghìn người hiếu kỳ đã đổ xô đến chiêm ngưỡng ngôi dinh thự sang trọng Mezhyhirya biểu tượng tham nhũng của Viktor Yanukovych đang bị bỏ trống vì cảnh sát và an ninh đã bỏ tất cả các vị trí canh giữ, nằm trên vùng đất dọc sông Dnipro khoảng 140 ha (345 mẫu Anh) trong đó bao gồm một sở thú riêng, hàng chục chiếc xe hơi rất đắt giá trong bộ sưu tầm của ông ta , một chiếc du thuyền lớn chưa nói tới đồ đạc trang bị cực kỳ đắt giá trong "cung điện" này.


Cuối cùng, cả Vladimir Poutine và Viktor Yanukovych đều cùng tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã giúp cho Yanukovych bay được tới Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2014.

Theo chính trị gia người Nga Oleg Mitvol, vào ngày 26 tháng 2 năm 2014 chỉ hai ngày sau khi đến Nga lưu vong Yanukovych đã mua một căn nhà ở Barvikha trị giá 52 triệu USD . Viktor Yanukovych đã được cấp quốc tịch Nga theo một "sắc lệnh bí mật" của Vladimir Poutine vào ngày 3 tháng 10 năm 2014.

Ngày 24 tháng 1 năm 2019, Viktor Yanukovych bị tòa án Ukraine kết án vắng mặt 13 năm tù vì tội phản quốc.

- Bãi Bỏ Luật Ngôn Ngữ 2012

Trong cùng ngày, Quốc hội công bố quyết định bãi bỏ luật ngày 3 tháng 7 năm 2012, đó là Luật Ukraine về Chính sách Ngôn ngữ Nhà nước, luật đặt nền móng cho song ngữ chính thức ở các khu vực có dân số thiểu số vượt quá 10%. chẳng hạn như ở Crimea và ở phía đông của đất nước. Việc bãi bỏ điều 7 này, vốn bảo vệ các nhóm thiểu số, lại một lần nữa châm mồi thùng thuốc nổ, trong đó có nội dung như sau:

Điều 7

Ngôn ngữ khu vực hoặc dân tộc thiểu số của Ukraine

(1) Các nguyên tắc của chính sách ngôn ngữ quy định tại Điều 5 của Luật này sẽ được áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ khu vực hoặc thiểu số được sử dụng trên lãnh thổ Ukraine.

2) Theo Hiến chương châu Âu về ngôn ngữ khu vực hoặc dân tộc thiểu số, ngôn ngữ khu vực hoặc dân tộc thiểu số của Ukraine, áp dụng các biện pháp sử dụng ngôn ngữ khu vực hoặc dân tộc thiểu số được quy định trong luật này: tiếng Nga, tiếng Belarussie, tiếng Bulgarie, tiếng Armenie, Gagauz (Georgien) , Yiddish, Crimean Tatar, Moldovie, Đức, Hy Lạp hiện đại, Ba Lan, Romani, Romanie, Slovak, Hungarie, Ruthenian, Karaite và Trasianka.

3) Đối với mỗi ngôn ngữ được xác định trong đoạn thứ hai của điều 7 này, các biện pháp nhằm vào việc sử dụng các ngôn ngữ khu vực hoặc dân tộc thiểu số, theo quy định của luật này, với điều kiện là số lượng người nói các ngôn ngữ khu vực cư trú trong khu vực nơi ngôn ngữ được sử dụng đại diện cho 10% dân số trở lên.

Theo quyết định của hội đồng địa phương trong một số trường hợp nhất định kể cả trong tình huống cụ thể, các biện pháp đó có thể được áp dụng khi nhóm ngôn ngữ khu vực chiếm ít hơn 10% dân số của lãnh thổ liên quan.

Quyền đưa ra một câu hỏi liên quan đến sự áp dụng các biện pháp nhằm sử dụng ngôn ngữ khu vực hoặc thiểu số cũng tùy thuộc cư dân của lãnh thổ nơi ngôn ngữ này được sử dụng.

Trong trường hợp có chữ ký của hơn 10% số người sống trong một lãnh thổ được thu thập cụ thể , hội đồng thành phố phải đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách đăng ký. Các hành vi hoặc thiếu sót của Hội đồng địa phương có thể bị phủ nhận tại tòa án, theo thủ tục hành chính.

Thủ tục để thành lập các nhóm sáng kiến ​​và chuẩn bị danh sách chữ ký trong trường hợp này được ấn định theo luật trưng cầu dân ý.

4) Số lượng của các nhóm ngôn ngữ khu vực được xác định trên cơ sở cuộc điều tra về thành phần ngôn ngữ của dân số theo đơn vị hành chính (Cộng hòa tự trị Crimea, khu vực, tỉnh, thành phố và làng). […]

Thật rõ ràng là những người nói tiếng Ukraine cố tình khiêu khích những người nói tiếng Nga . Không có gì đáng ngạc nhiên, việc vội vàng bãi bỏ luật này, không kèm gì việc thông qua vội vàng vào năm 2012, kết qủa :ngay lập tức dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị mới , làm dấy lên làn sóng phản đối ở tất cả các khu vực nói tiếng Nga , đặc biệt là ở Crimée. Việc Quốc hội Ukraine bãi bỏ luật này, sau chuyến bay đi trốn của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych vào ngày 23 tháng 2 năm 2014, đã lập tức bị Vladimir Poutine Nga khai thác và coi đây là một hành động khiêu khích chống lại "dân số nói tiếng Nga" của Ukraine và là một trong những lý do biện minh cho việc sáp nhập Crimée vào nước Nga và bùng nổ chiến sự tại vùng Donbass.

Thứ Năm ngày 27 tháng 2, quyền Tổng thống Ukraine Alexander Turchynov yêu cầu Quốc hội Ukraine thành lập một nhóm làm việc chịu trách nhiệm viết lại luật mới về tình trạng của các ngôn ngữ ở Ukraine.

Dự luật được chuẩn bị khẩn cấp, do tình trạng bất ổn quanh vấn đề nan giải này. Ngoài ra, ủy ban đặc biệt của Rada (quốc hội) tối cao phụ trách soạn thảo luật ngôn ngữ mới đã nghiên cứu khả năng từ bỏ dần dần bảng chữ cái Cyrillic (rất cần thiết cho những người nói tiếng Nga) để thay thế bằng bảng chữ cái La tinh. Các đại biểu Ukraine hứa sẽ tạo phong phú cho đồng bào nếu họ từ bỏ bảng sử dụng chữ cái Cyrillic. Loại hứa hẹn này không thể xoa dịu sự phẫn nộ của những người nói tiếng Nga. Những người này không muốn Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu hoặc gia nhập NATO và cũng không ủng hộ chính phủ mới tại Kiev. Cuối cùng, chủ tịch quốc hội tối cao (Rada) và quyền nguyên thủ quốc gia Ukraine Alexander Turchinov từ chối thông qua nghị quyết của quốc hội bãi bỏ luật ngôn ngữ cho đến khi một luật mới được soạn thảo. Trong số những người dân nói tiếng Nga ở các khu vực phía Đông, thường ủng hộ chính phủ cũ, việc "những người thân châu Âu" giành chính quyền đã được bầy tỏ rõ rệt một sự miễn cưỡng . Đối với họ, việc bất tín nhiệm tổng thống thân Nga cũ , Viktor Yanukovych, chỉ là một cuộc đảo chánh .

- Rạn Nứt Năm 2014

Kể từ những năm đó , trên thực tế, tính hợp pháp duy nhất của chính phủ mới khởi nguồn từ sự căm phẫn của những người biểu tình ủng hộ việc gia nhập châu Âu và từ một quốc hội muốn đáp ứng yêu cầu này. Nếu chính phủ Ukraine rút lại dự thảo luật bãi bỏ luật ngôn ngữ 2012 (Luật Ukraine về chính sách ngôn ngữ nhà nước) thì cũng không thể ngăn chận được sự rạn nứt của Ukraine .

Trên thực tế, vấn đề ngôn ngữ trước hết là một vấn đề chính trị, vì những căng thẳng chỉ bắt đầu với việc lật đổ Viktor Yanukovych thân Nga. Cho đến lúc này, những người nói tiếng Nga không phàn nàn về việc họ là công dân Ukraine, không phải chỉ ở Crimée, nơi có "nước cộng hòa tự trị", cũng như ở những nơi khác, kể cả ở thành phố Sebastopol thuộc Nga, với tư cách là "một thành phố liên bang" Sevastopol cho phép lá cờ Nga tiếp tục tung bay. Nơi đây ngoài trụ sở của Hạm đội Biển Đen, Moscow còn có khoàng hơn 400.000 dân mà 70% nói tiếng Nga, một trung tâm thông tin liên lạc, một bệnh viện quân sự và hai trung đoàn (bộ binh thủy quân lục chiến và không quân).

Với Nga, việc lật đổ Tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych coi như là một hành vi chiếm đoạt quyền lực của những người Ukraine theo "chủ nghĩa dân tộc cực đoan", đồng nghịa với Đức quốc xã (hoặc Phát Xít) và những người theo chủ nghĩa bài trừ tiếng Nga, những người sẵn sàng trao Ukraine, bao gồm cả Crimée, cho các đối thủ của Nga, cho khối NATO. Kể từ đó trở đi, Tổng thống Nga Poutine trở nên cực đoan vì sẽ phải chứng kiến ​​Ukraine rời bỏ ảnh hưởng của Nga để hướng sang châu Âu và phương Tây và cũng kể từ đó, Ukraine trở thành một mối đe dọa đối với chế độ của Vladimir Poutine .

Bất chấp việc thông qua hiến pháp dân chủ vào năm 1996, các vấn đề vẫn tồn tại do sự thiếu chuẩn bị của xã hội dân sự bị sa lầy trong những khuôn mẫu thừa hưởng từ quá khứ Xô Viết và sự bất lực của giới cầm quyền trong việc cải cách sâu đậm của một đất nước đang rơi vào tình trạng tham nhũng . Tình trạng tham nhũng này đã lên tới đỉnh cao nhất dưới chế độ Viktor Yanukovych. Thật qúa rõ ràng là cơ hội tìm được một giải pháp hòa bình để tái hòa nhập các khu vực bất đồng chính kiến nói tiếng Nga ​​​​gần như không thể có. Đáp lại, các nhà cầm quyền cảm thấy buộc phải thực hiện quá trình Ukraine Hóa một cách có hệ thống do áp lực liên tục của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine cùng lúc gia tăng sự mong muốn tách biệt của những người nói tiếng Nga. Chính phủ lâm thời ở Kiev bất lực không có khả năng trấn an những người dân phía Đông thân Nga và cũng không chứng minh được rằng họ là một chính phủ quan tâm đến lợi ích của tất cả người dân Ukraine.

- Nga Can Thiệp Vào Ukraine

Dưới mắt Moscow, những thành phần đối lập lật đổ chế độ thân Nga của Viktor Yanukovych là "những kẻ phát xít nguy hiểm", những kẻ nghênh ngang trên đường phố Kiev với vũ khí tự động trong tay hăm dọa các nhóm thiểu số nói tiếng Nga ở Ukraine. Tất cả những sự việc này là sai, là giả tạo , nhưng đúng theo dự đoán, cuối cùng Nga đã nhẩy vào can thiệp để gọi là giúp đỡ "những người anh em Nga" đang bị đàn áp tại Ukraine.

Đúng vậy, cái gọi là Hội đồng Liên bang Nga (Quốc hội) đã "cho phép", vào ngày 1 tháng 3 năm 2012, việc sử dụng vũ lực ở Ukraine vì tình hình ở mức độ báo động và là mối đe dọa càng lúc càng đè nặng lên cuộc sống của các công dân nói tiếng Nga và nhân viên của Quân đội Nga đang có mặt tại Cộng hòa tự trị Crimée của Ukraine theo thỏa thuận song phương đã giao kết giữa Ukraine và Nga. Như đã được Nga dàn dựng trước, ngay sau đó, tại Khu tự trị Crimée đã là nơi diễn ra nhiều cuộc đụng độ giữa những người Ukraine ủng hộ cách mạng Ukraine và những người thân Nga. Quốc hội địa phương cũng như các sân bay của Sebastopol và Simferopol đã được những người có vũ trang súng ống chiếm đóng, những người này tự xưng là lực lượng "tự vệ của cộng đồng nói tiếng Nga".

Tình hình chính trị Ukraine không dễ hiểu vì Vladimir Poutine luôn luôn tìm cách can thiệp vào nội bộ nước này . Theo quan điểm của Moscow thì việc mở rộng Liên minh châu Âu trong đó bao gồm Ukraine sẽ là một sự đối diện thực sự. Đây là lý do tại sao tổng thống Nga muốn đương đầu bằng dự án “Liên minh Á-Âu” của ông ta.

Bằng cách hiến tặng cho Ukraine 15 tỷ đô la, Poutine tin chắc rằng ông ta sẽ ngăn cản được quá trình hội nhập châu Âu của nước láng giềng này . Đối với ông, cuộc khủng hoảng Ukraine đã được dàn dựng từ đầu bởi Hoa Kỳ và tạo thành một trường hợp mới về sự can thiệp của phương Tây vào phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga. Đối mặt với điều mà Vladimir Poutine coi là sự can thiệp mang tính cách thù địch, tổng thống Nga sẵn sàng sử dụng mọi phương cách có thể, bao gồm cả việc chiếm đóng một phần Ukraine để bảo vệ một nhóm thiểu số nói tiếng Nga bị cáo buộc là đang bị đe dọa. Nga đã phải hỗ trợ một dân tộc thiểu số bằng cách sáp nhập lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền, trong trường hợp này là Crimée vào nước Nga. Lẽ dĩ nhiên, kiểu đoàn kết, bênh vực này với một thiểu số anh em ở một quốc gia khác thật đáng ngờ vì có liên quan đến quân sự. Chúng ta cũng có thể nghĩ rằng trước hết Vladimir Poutine muốn đảm bảo một sự bền vững của hiệp ước cho phép sự hiện diện của hạm đội Nga ở Crimée và tin tưởng rằng Ukraine sẽ không gia nhập Liên minh châu Âu.

Để hiểu rõ hơn nữa về cuộc khủng hoảng tại Ukraine, người ta cần phải xem xét rằng Nga vẫn hiện diện khắp nơi trong đất nước này, trực tiếp hoặc gián tiếp, ngay trong mọi vấn đề nội bộ của Ukraine.


Nga vẫn giữ nguyên thái độ của mình đối với Ukraine như trước thời kỳ Liên Xô bị sụp đổ: Nga có xu hướng vẫn coi Ukraine là một trong những 'thuộc địa' của mình, một lãnh thổ mà nước này có quyền kiểm tra và có quyền can thiệp vào. Vì vậy, nước Nga của Vladimir Poutine vẫn ấp ủ hy vọng biến Ukraine thành một quốc gia vệ tinh và không muốn “đánh mất” đất nước rộng lớn có nhiều tiềm năng này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho châu Âu.

Trên nguyên tắc, thậm chí Nga còn không muốn chiếm đoạt hẳn Donbass, “bể than đá Donetsk” tương ứng với các vùng Luhansk và Donetsk, một lãnh thổ có các mỏ than đã lỗi thời với chi phí khai thác rất tốn kém tạo ra nhiều gánh nặng hơn là lợi nhuận. Nga chỉ muốn làm cho Ukraine đủ bất ổn để tự loại mình ra khỏi tư cách một ứng viên của Liên minh châu Âu (Cộng đồng Âu Châu).

8.2. Các Nhà Tài Phiệt và Những Uổng Phí của Ukraine

Năm 1995, dân Ukraine giàu như dân Ba Lan, nhưng kém giàu hơn người Nga. Trong năm 2014, mức thu nhập trung bình của dân Ukraine khoảng 4.000 đô la Mỹ (hoặc 2.900 €) , nhưng khoảng 13.000 đô la Mỹ (9.500 €) đối với người Ba Lan và 14.000 đô la Mỹ (10.200 €) đối với người Nga. Nền kinh tế Ukraine đã trở nên suy yếu và phụ thuộc vào Nga với các ngành công nghiệp còn ở mức độ lạc hậu. Ukraine phải mất nhiều thập kỷ để có thể đuổi kịp Ba Lan.

Tìm hiểu xem ai là người chịu trách nhiệm cho tất cả sự hỗn độn này là điều cần phải có. Theo nhiều nhà quan sát chính trị Ukraine, chính các nhà tài phiệt và chính trị gia là những người chỉ quan tâm đến việc làm giàu cho gia đình họ hơn là việc xây dựng đất nước. Leonid Kuchma, tổng thống Ukraine từ năm 1994 đến 2005, Viktor Yanukovych, tổng thống bị phế truất, Yulia Tymoshenko, cựu thủ tướng, và Petro Poroshenko, tổng thống được bầu vào tháng 5 năm 2014, đều là những nhà tài phiệt tỷ phú từng làm việc với chính quyền Nga trước đây và đã tích lũy được tài sản của họ từ những tài nguyên của đất nước vào thời kỳ hậu cộng sản tại Ukraine.Thay vì cố gắng cải thiện đời sống của những người nghèo khổ, tất cả đều chỉ chăm lo cho sự giầu sang của gia đình mình, trong cùng lúc tội phạm có tổ chức trở thành động lực mới của xã hội Ukraine độc ​​lập. Người dân Ukraine đã bị bóc lột và bóp nghẹt bởi những kẻ đầu sỏ cai trị đất nước . Trong khi Yulia Tymoshenko, Victor Yushchenko và Petro Poroshenko là những người nói tiếng Ukraine thì Leonid Kuchma và Viktor Yanukovych là những người nói tiếng Nga, điều đó có nghĩa là tất cả người Ukraine có thể chơi “ với luật” chứ không phải “theo luật”.

Các nhà tài phiệt Ukraine tự thấy mình được đẩy lên hàng đầu trong nền chính trị của đất nước và thực sự dường như họ vẫn tiếp tục đi theo một truyền thống đã được thiết lập rất vững chắc từ thời Liên Xô. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014, dù trực tiếp hay gián tiếp, những nhà tài phiệt này một lần nữa lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi chính trị do phong trào Euromaidan tạo ra bằng cách bầu một người trong số những người giầu như họ, Petro Poroshenko. Các đầu sỏ tài phiệt vẫn nhúng tay vào bối cảnh chính trị Ukraine. Một số những người Ukraine rất giàu có này cũng đã thiết lập sự ngự trị của họ trong các lĩnh vực mới của nền kinh tế, khuyến khích để lợi dụng chiến tranh mà đất nước đang bị chiến tranh nhấn chìm.

8.3. Sự Phân Cực Giữa Những Người Nói Tiếng Ukraina và Tiếng Nga

Trong qúa khứ, hầu hết những người nói tiếng Nga coi tiếng Ukraine chỉ là "một thứ ngôn ngữ dân gian, bình dân" thì bây giờ nhiều người coi ngôn ngữ này là một biểu tượng của sự độc lập. Xin trích dẫn lời nói của Lénine : “Nếu chúng ta đánh mất Ukraine thì chúng ta sẽ là kẻ bị mất trí.” Điều này có nghĩa là Ukraine cuối cùng cũng đã tự nắm lại vận mệnh của mình và sự tồn tại của ngôn ngữ Nga tại Ukraine cũng sẽ chẳng còn được bao lâu ?

Phải chăng Moscow sợ “virus dân chủ” ở Ukraine sẽ lây sang Bélarussie, sau đó là Nga ? Nhiều người nói tiếng Nga ở Ukraine hiện coi Ukraine là "đất nước của họ" và sẵn sàng trở thành người song ngữ. Do đó, nhiều người nói tiếng Nga đã trở thành người công dân Ukraine trong khi có tiếng mẹ đẻ là tiếng Nga.

- Vị Trí Của Tiếng Nga

Tuy nhiên, Ukraine sẽ luôn có người láng giềng vĩ đại Nga (CŨNG NHƯ NGƯỜI VIỆT NAM VỚI ÔNG HÀNG XÓM TRUNG HOA), điều không thể quên được. Phe đối lập thân Nga vẫn luôn quan tâm và vẫn luôn đề cập đến việc biến tiếng Nga thành "ngôn ngữ chính thức thứ hai" của Ukraine, như ở Bélarussie dù rằng chỉ một thiểu số nói tiếng Nga ở Ukraine muốn tiếng Nga như một "ngôn ngữ chính thức thứ hai". Trên thực tế, một tỷ lệ 70% người nói tiếng Nga ngày nay cho rằng "kiến thức tốt về tiếng Ukraine" là cần thiết, trong khi nhu cầu có kiến ​​thức tốt về tiếng Nga chỉ được 44% trong số họ ủng hộ . Nói tóm lại, các thế nhìn có vẻ mâu thuẫn nhau.

Trong thời gian gần đây, Quốc hội UKraine (Verkhovna Rada) đã xuất hiện của nhiều dự luật về vị trí ngôn ngữ của người Ukraine. Không dưới mười lăm dự luật trong số đó đã được Ủy ban Nghị viện về văn hóa và đạo đức tiếp nhận, bốn trong số 15 đó quy định địa vị đặc biệt cho người Nga. Ngoài ra, chính quyền Ukraine cũng đã thông qua hơn 80 luật và hàng trăm hành vi lập pháp khác nhằm hạn chế việc sử dụng tiếng Nga và quảng bá cho tiếng Ukraine. Cũng theo một số quan sát viên thì hầu hết các dự luật này sẽ vi hiến, bởi vì Hiến pháp được thông qua vào ngày 28 tháng 6 năm 1996 quy định rằng ngôn ngữ chính thức duy nhất là tiếng Ukraine: đoạn đầu tiên của Điều 10 quy định rằng "ngôn ngữ chính thức của Ukraine là tiếng Ukraine».

- Chia Rẽ Đất Nước

Cuộc khủng hoảng Ukraine cũng chứng tỏ rằng những người nói tiếng Ukraine và tiếng Nga chưa bao giờ ngừng tranh cãi lẫn nhau mà không làm gì khác để đạt được một sụ thoả hiệp thỏa. Khi tổng thống đắc cử là người nói tiếng Ukraine, ông ủng hộ các chính sách thân Ukraine và chống Nga; khi tổng thống đắc cử nói tiếng Nga thì ông ủng hộ các chính sách thân Nga và chống lại Ukraine. Việc vội vàng thông qua Luật chính sách ngôn ngữ của nhà nước Ukraine vào năm 2012 là một ví dụ điển hình về điều này.

Luật này đã được thông qua bởi đa số nghị viện thân Nga chống lại ý kiến ​​của đa số các đại biểu nói tiếng Ukraine. Nếu các đại biểu nói tiếng Ukraine lên nắm quyền, họ hứa sẽ bãi bỏ luật, từ chối tính đến ý kiến ​​​​của đa số các đại biểu nói tiếng Nga. Như thể các đại diện của một cộng đồng cần phải làm đủ mọi thứ trong khả năng của họ để khiêu khích những người đối lập khác và phủ nhận sự tồn tại của vấn đề . Việc vội vàng thông qua luật nhằm tăng cường cho việc sử dụng tiếng Nga chỉ khơi lại sự chia rẽ vĩnh viễn giữa phần phía Tây của đất nước, nói tiếng Ukraine, theo chủ nghĩa dân tộc và dựa trên bản sắc, hướng về châu Âu và phần phía Đông, bảo thủ và rõ ràng thân Nga hoặc là người Nga.

Ảnh cạnh đây cho thấy một phụ nữ Ukraine đang cầm tấm bản đồ của đất nước với các chữ Україна (“Ukraine”) màu xanh lục và chữ Новороссия (Novorossiâ: “Nước Nga Mới”) màu đỏ.

Hình ảnh bên trái vạch rõ sự chia rẽ này của người Ukraine ở phía Tây (khu vực thân phương Tây màu vàng cam) và những người ở phía Đông (khu vực thân Nga màu xanh dương), với một phe dân tộc chủ nghĩa (ôn hòa) ở giữa, bao gồm cả Kyiv (màu vàng nhạt) .

Không cản trở tiến trình hướng tới quyền tự trị lớn hơn ở Donbass, các chính sách của Ukraine chỉ có tác dụng đẩy hai khu vực này về phía Đông vì nước láng giềng hùng mạnh Nga sẵn sàng đưa ra một giải pháp thay thế hợp lý để giành lại sự ổn định cho vùng này, trong khi Kiev ngày càng xa cách hơn một chút đối với dân Donbass nói tiếng Nga . Sự phân cực giữa hai cộng đồng ngôn ngữ này được trải nghiệm như thể cái mà cộng đồng này đạt được thì lại bị cộng đồng kia coi là đã bị mất đi, và ngược lại. Bất kỳ luật ngôn ngữ nào ở Ukraine sẽ chỉ có thể đạt được kết quả thuận lợi khi có sự đồng ý của các đảng phái chính trị chính, nếu không thì cũng chỉ hoài công vô ích.

Trên thực tế, Quốc hội Ukraine đang ở trong tình trạng "đánh vật" với các dân biểu liên tục thay đổi đảng phái chính trị và tham gia vào phía đối lập tùy theo lợi ích cá nhân hoặc khu vực của họ, với kết quả là chỉ cần một số phiếu tối thiểu để đạt được đa số nghị viện và thông qua bất kỳ luật lệ nào. Cách làm việc này như một căn bệnh ung thư thực sự cho nền dân chủ Ukraine. Nói tóm lại, tất cả các chính phủ tại vị kể từ khi độc lập đã luân phiên sử dụng sự thờ ơ, ép buộc và xoa dịu, như liên tục chơi trò mèo vờn chuột với người dân.

- Một Cách Thức Khác ? ? ?

Các giải pháp trước đây không thỏa đáng, cần phải tìm một phương cách khác. Thay vì đặt chỉ vào Moscow hoặc chỉ vào Brusselles (Cộng đồng Châu Âu), Kiev có lẽ nên tìm cách đặt định vào Cả Hai Bên hoặc ít nhất là theo đuổi một chính sách quân bình.

Ukraine sẽ luôn phải trông cạy với cả Brussels lẫn Moscow, giữa châu Âu và Nga, nơi cung cấp năng lượng cho Ukraine. Ukraine cũng phải tính đến sự gắn bó của những người nói tiếng Ukraine với châu Âu và của những người nói tiếng Nga với ngôn ngữ và văn hóa Nga. Những cái sau được tượng trưng với các hình tượng của Lénine và các biểu tượng khác của thời kỳ Xô Viết dựng lên, tất cả đều đã biến mất ở phía Tây của đất nước. Hơn nữa, những người nói tiếng Nga tin chắc rằng họ cống hiến cho Ukraine nhiều hơn những gì họ nhận được, lẽ dĩ nhiên về điều này người ta vẫn còn cần phải được họ chứng minh ra.

Để phát triển quan hệ với Liên minh châu Âu, Ukraine cần phải duy trì các biện pháp bảo vệ đầy đủ cho các thành viên của các dân tộc thiểu số, bao gồm các quyền ngôn ngữ có được trong luật được thông qua vào năm 2012 và bị Kiev bãi bỏ vào ngày 23 tháng 2 năm 2014.

Hơn nữa, hệ thống bảo vệ phải được củng cố bằng các điều khoản có hệ thống và có hiệu quả, vì Ukraine đã tham gia vào Hiến chương châu Âu về các ngôn ngữ thiểu số hoặc khu vực.

Việc bãi bỏ Luật chính sách ngôn ngữ của nhà nước Ukraine (2012) không giúp ích được gì cho tình hình vốn đã bùng nổ, vì nó đã tạo ra một khoảng trống về pháp lý.

8.4. Ukraine Rối Loạn

Vào tháng 4 năm 2014, chỉ trong một vài ngày là đã đủ để khoảng mười thị trấn (Kramatorsk, Horlivka, Artemivsk, Mariupol, Druzhkivka, v.v.) trong khu vực Donetsk của Ukraine (xem bản đồ chi tiết) nằm dưới quyền kiểm soát của "lực lượng dân quân thân Nga" và dần dần xông chiếm các cơ sở chính quyền địa phương hoặc trụ sở cảnh sát.

Các "lực lượng dân quân thân Nga" này bị người Ukraine gọi một cách mỉa mai là "những người đàn ông nhỏ màu xanh lá cây", thực chất là đội quân tinh nhuệ của Nga, giống hệt như những lực lượng tại Crimée khi bán đảo này bị sáp nhập vào Nga.

Cũng xin nhắc lại với người đọc : bằng Chính Sách Di Dân Nga của Liên Xô vào Ukraine, Staline đã đưa rất nhiều người Nga vào vùng Donbass Ukraine trong những năm 1920.

Các đội quân đặc nhiệm Nga này đảm bảo sẽ kiểm soát hiện trường và sau đó bàn giao cho các lực lượng thân Nga tại địa phương . Những người được trang bị vũ khí tối tân và đội mũ trùm đầu đeo băng tay hai màu Saint-Georges, một biểu tượng của lòng yêu nước Nga. Do đó, một số người Ukraine nói tiếng Nga đã trở thành đồng phạm trong cuộc xâm lược của quân đội Nga.

Ở khắp mọi nơi trong vùng, những người nói tiếng Nga " yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý " trong đó cử tri sẽ lựa chọn giữa quyền tự trị hoặc gắn bó với mẫu quốc Nga.Tình huống này sảy ra hệt như các sự việc dẫn đến việc sáp nhập Crimée một tháng trước .

Đây là một cách thực để Nga hợp pháp hóa một cuộc thôn tính. Moscow phủ nhận việc có binh lính hoặc đặc vụ hiện diện trên lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, các hình ảnh vệ tinh của NATO cho thấy hàng chục xe tăng và pháo hạng nặng của Nga hung hãn băng qua biên giới Ukraine.

Bất chấp mọi tuyên truyền của Nga, thật rõ ràng rằng nếu Nga chối rằng không có sự tham gia trực tiếp của họ thì quốc gia này cũng đã gởi những kẻ khủng bố được trang bị đầy đủ với xe bọc thép, súng tự động, bệ phóng tên lửa phòng không và bọn tội phạm địa phương có phối hợp, thì cuộc xung đột ở Donbass sẽ không bao giờ có thể diễn ra với kết qủa này được.

- Novorossia Sống Lại!

Tổng thống Nga Vladimir Poutine dù sao cũng đã nhiều lần ám chỉ rằng Odessa và các thành phố khác ở Đông Nam Ukraine không phải lúc nào cũng là một phần của Ukraine, mà chỉ được nhượng lại về “sau này”.

Vào ngày 17 tháng 4 năm 2014, Vladimir Poutine đã phát biểu trên đài truyền hình kéo dài vài tiếng đồng hồ rồi tự đặt câu hỏi về chủ quyền của Ukraine tại các vùng lãnh thổ này : "Ukraine là 'Nước Nga mới', tức là Kharkov, Lugansk, Donetsk, Kheerson, Nikolaev, Odessa. Những khu vực này không phải là một phần của Ukraine vào thời Sa hoàng, những vùng này chỉ được chính phủ Liên Xô trao cho Kiev vào những năm 1920. Tại sao lại như vậy? họ làm điều đó được sao ? Chỉ có Chúa Trời (Chính Thống Giáo) mới có thể trả lời được ”!. .

- Novorossia ???

Tên gọi "Nước Nga Mới" (hay Novorossia trong tiếng Nga > Новороссия) là một lãnh thổ được nữ hoàng Nga Catherine II sáp nhập vào lãnh thồ Nga ở năm 1764 (thế kỷ 18). Lãnh thổ sau đó bao gồm các thảo nguyên phía Nam Đế quốc Nga, nằm giữa Biển Azov và dọc theo Biển Đen, hiện tương ứng với miền Nam Ukraine, bao gồm cả khu vực Kuban nằm ở phía đông của Bán đảo Crimea, nhưng không có phần còn lại các lãnh thổ sẽ được sáp nhập sau này. Tất cả những khu vực này đều là nơi sinh sống của người Tatar ngay từ thế kỷ 13, những người đã trở thành chư hầu của Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ).

Các lãnh thổ khác được Đế chế Ottoman nhượng lại cho Đế quốc Nga là Tauride (Crimée) năm 1774 và Meotid (Louhank, Donbass) năm 1783, Yedisan (ngày nay là Transnistrie) năm 1792, Bessarabia và Boudjak (trong lãnh thổ Moldavie) năm 1812. Người Nga định cư ở đó và thành lập nhiều thành phố: Odessa, Tiraspol, Nikopol, Kherson, Theodosia, Yevpatoria, Sevastopol, Simferopol, Melitopol, Stavropol, v.v. Ngoài người Slave còn có người Đức, người Armenie, người Bulgari, người Serbe và người Hy Lạp, tất cả đều chạy trốn từ các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman tới định cư tại các nơi này.

Trong thế kỷ 21 này, chính xác là vào tháng 2 năm 2022, Vladimir Poutine đã quyết định tái tạo nước Novorossia bằng kế hoạch cắt đứt khỏi Ukraine một hành lang dẫn thẳng từ Donbass đến Transnistrie (Moldavie) đồng thời bao gồm cả Crimée.

Với sự sáp nhập này trên nguyên tắc sẽ gây suy yếu rất đáng kể cho Ukraine bằng nguyên cớ là ngược đãi cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga ở tất cả các khu vực miền Đông Nam Ukraine. Đồng thời, hành lang này sẽ bao vây Ukraine từ Transnistrie qua Crimée, cắct đứt Ukraine ra khỏi vùng biển Đen. Tóm tắt lại thì so lãnh thổ hiện nay Ukraine chỉ còn được hơn 1/2 diện tích.

Bản đồ số 2 bên đây vẫn chưa hoàn chỉnh, vì nó mới chỉ được công bố vào năm 2014, vì nó còn phải bao gồm cả Gagauzia ở Moldovie. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một giai đoạn nếu chúng ta cho rằng mục tiêu cuối cùng của Vladimir Poutine là tái lập Đại Liên Xô. Mục tiêu của Kremlin luôn là cải cách phần lớn đế chế Nga trước đây thông qua việc thống nhất các dân tộc nói tiếng Nga trong toàn thể khu vực.

Vào tháng 11 năm 2016, một cuộc thăm dò của Trung tâm Razoumkov Ukraine cho thấy 65% ​​người Ukraine Không muốn Liên Xô được khôi phục lại, so với 13% muốn Có điều đó và 22% trả lời "Muốn, nhưng tôi hiểu rằng điều đó sẽ không xảy ra". Trong số những người gốc dân tộc Ukraine, 69% cho biết họ Không muốn Liên Xô tái lập so với 39% đối với người gốc dân tộc Nga. Đồng thời, 27% số người được hỏi cho biết họ là công dân cũ của Liên Xô (48% ở miền Nam, 41% ở miền Đông). Cuộc khảo sát khác này được thực hiện bởi dịch vụ xã hội học của Trung tâm Razoumkov từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 3 năm 2017 với 2.016 người ở tất cả các vùng của Ukraine, ngoại trừ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tại Donbass.

Lối nói này không thể coi là tầm thường trong bối cảnh khủng hoảng Nga - Ukraine, nhất là sau sự sát nhập Crimée vào Nga , một bán đảo từng đã là một phần của Nga trước khi Nikita Khrushchev "dâng tặng" cho Ukraine Xô viết năm 1954.

Tuy nhiên điều mà Vladimir Poutine không bao giờ biết phát biểu : Đế quốc Nga của Nữ hoàng Catherine (1764-1775) đã chiếm giữ các lãnh thổ thuộc Đế chế Ottoman hoặc hãn quốc từ Crimée, kể từ thế kỷ 15 và 16, nếu không muốn nói là trước đó vào thế kỷ 13 của người Tatar . Theo sự hiểu biết cố tình chỉ một chiều kiều Nga Xô của Poutine thì lãnh thổ này luôn luôn là của Nga ... tất nhiên với điều kiện là lịch sử thế giới chỉ mới bắt đầu vào thế kỷ 18.

Hơn nữa, Moscow cũng liên tục "thề thốt" không bao giờ là kẻ múa rối giật dây đám người vũ trang ở Đông Nam Ukraine. Nói cách khác, Nga "chẳng bao giờ" tham dự vào các rối loạn đã và đang làm rung chuyển miền Đông Ukraine, trong lúc đó thực tế là Nga vũ trang và hỗ trợ đám nổi dậy ở Donbass. Sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Nga (hơn 15.000 người) gần biên giới với Ukraine vì kết quả trực tiếp những hoạt động qúa yếu kém của đám phiến loạn "ly khai" thân Nga trong vùng này.

- Chiến Lược của Nga

Theo một cuộc khảo sát gần đây (2017) của Viện Xã hội học Quốc tế Kiev, đa số người Ukraine từ tất cả các vùng của đất nước trong đó bao gồm 73% cư dân ở miền Nam và 68% cư dân ở phía Đông đa số nói tiếng Nga nơi có các đám vũ trang thân Nga xông vào chiếm các cơ sở công cộng đã lên án việc gây loạn của các đám loạn quân thân Nga ở Ukraine.

Kể từ khi chính phủ của Tổng thống Yanukovych thân Nga sụp đổ vào năm 2014, Nga đã luôn lặp lại rằng họ có quyền can thiệp vào Ukraine "để bảo vệ các nhóm thiểu số Nga". Nếu có nhiều người bị chết hoặc bị thương ở miền Đông Ukraine, thì Nga vẫn luôn lập lại bằng câu: “Chúng tôi đến để bảo vệ những người thiểu số đang bị tàn sát”.

Quả nhiên như thế kể từ thời Đế quốc Nga và cho đến khi Liên Xô bị sụp đổ, những người nói tiếng Nga của Đế quốc Liên Xô đã luôn "làm mưa làm gió" tại tất cả các khu vực và/hoặc tất cả các nước "cộng hòa" thuộc Liên bang Xô Viết . Hình như chắng một cường quốc phương Tây nào quan tâm đến việc chống đối lại người Nga, Ukraine thấy mình hoàn toàn bị mắc kẹt trong bãy và bị cô lập nên Tổng thống Lâm thời Oleksandr Valentynovych Turchynov (22 tháng 2 năm 2014 đến 27 tháng 11 năm 2014) đã hứa sẽ đáp ứng sự mong muốn tự trị của những người Ukraine nói tiếng Nga qua một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia . Hiển nhiên cơ hội chấp nhận đề nghị này là con số Không. Trên thực tế, chính quyền Ukraine không có một giải pháp tốt nào nữa nên lại rơi vào sự bế tắc.

Chiến lược của Vladimir Poutine là tăng cường áp lực và chắc chắn rằng Tây Phương luôn thường vô cùng thụ động, sẽ không bao giờ dám can thiệp về mặt quân sự nhất là đối với Nga và cuối cùng cũng sẽ phải nhượng bộ .

Vladimir Poutine đã có 2 kinh nghiệm thực tiễn với Tây Phương:

1. Chiến tranh Tchétchénie (lần thứ 2): là một cuộc xung đột vũ trang thời hậu Xô viết giữa quân đội liên bang Nga và quân ly khai Tchétchénie từ ngày 26 tháng 8 năm 1999 đến ngày 6 tháng 2 năm 2000, ngày Nga chiếm được Grozny, thủ đô của nước cộng hòa Tchétchène Ichkeria. Tuy nhiên, các hoạt động chống nổi dậy vẫn tiếp tục cho đến ngày 16 tháng 4 năm 2009 và xung đột cường độ thấp kéo dài trong nhiều năm.

Chiến tranh đã kết thúc với một số lượng rất lớn nạn nhân và trong việc bảo tồn Chechnya ở Liên bang Nga. Đây là một cuộc xung đột bạo lực nhất mà Châu Âu và ngay cả Liên Xô cũ từng biết kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Các nhà bảo vệ nhân quyền coi là "tội ác chống lại loài người hoặc tội diệt chủng. Tổng cộng có từ 100.000 đến 300.000 người thường dân bị chết (10 đến 25% tổng dân số nước này)

Năm 2003, Liên Hợp Quốc gọi Grozny là "thành phố bị diệt hủy nhất trên Trái đất" và Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Châu Âu, chỉ biết rụt rè yêu cầu một giải pháp hòa bình.

2. Nội chiến Syrie - còn được gọi là Cách mạng Syrie : Giai đoạn đầu - là một cuộc xung đột vũ trang đã diễn ra từ năm 2011 tại Syrie. Bắt đầu trong bối cảnh Mùa xuân Ả Rập với các cuộc biểu tình hòa bình chủ yếu để ủng hộ dân chủ chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Bị chế độ đàn áp dã man, phong trào phản kháng từ từ biến thành một cuộc nổi dậy vũ trang. Trong năm 2012 và 2013, quân nổi dậy đã chiếm được hầu hết miền Bắc và miền Đông Syrie, nhưng chế độ của Bashar al-Assad đã giử được miền Nam và miền Tây Syrie. Phe chống đối nhận được tài trợ và vũ khí từ Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Qatar, Jordan, Hoa Kỳ và Pháp nhưng Quân đội Syria Tự do (FSA) bị thay thế ở một số khu vực bởi các nhóm Hồi giáo Sunni hoặc Salafist như Ahrar al-Cham hoặc Jaych al-Islam hoặc các nhóm Salafist Al Qaeda.

Tháng 9 năm 2015 Nga tham gia cuộc xung đột Syrie với các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học , bom cháy, bom chùm, và đặc biệt là bom không điều khiển... dẫn đến nhiều vụ thảm sát, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người .

Ngày 21 tháng 8 năm 2013, một vụ tấn công hóa học đã xảy ra ở Đông Ghouta, phía Đông thủ đô Damas. Theo các ước tính khác nhau có từ 322 đến 1.729 người bị thiệt mạng.

Một trong những quyết định vô cùng thụ động của Barack Obama Hoa Kỳ đưa ra vào chiều thứ Sáu ngày 30 tháng 8 năm 2013 sau 10 ngày suy nghĩ (?) khi hùng hổ tuyên bố : Chúng ta "sẵn sàng tấn công khi chúng ta chọn" nhưng ngược lại tiếp theo đó là : Không trả đũa tại Syrie sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học này. Cũng chính ông ta đã tuyên bố một năm trước đây nếu chế độ Bashar Al-Assad sử dụng vũ khí phi truyền thống chống lại quân nổi dậy. Barack Obama đã cố tình làm mọi cách để không phải can thiệp vào Syrie trong khi François Hollande Tổng thống Pháp đang chờ đợi để cùng hành động chung như đã hứa hẹn trước đó với B. Obama. "Nếu chúng ta không trừng phạt một hành động như thế thì sau này chúng ta sẽ không còn làm gì được nữa", đó là câu than thở của François Hollande trước quyêt định bại nhược của B. Obama Hoa Kỳ.

Vào ngày 17 tháng 4 năm 2014, lần đầu tiên Poutine sử dụng chữ Novorossiya (hay "Nước Nga Mới"), để chỉ những vùng đất do Nữ hoàng Catherine chinh phục vào thế kỷ 19, bao gồm cả miền Đông và miền Nam Ukraine. Đối với tổng thống Nga, đó là một lối nói đơn giản hay một sự tuyên chiến? Ngược lại, sự leo thang bằng lời nói chưa từng có này của Poutine chẳng giúp ích gì trong việc giải quyết khủng hoảng ở Ukrainemà ngược lại còn gây rắc rối hơn.

Điều quan trọng nhất đối với Nga là Ukraine có thể ở lại trong lĩnh vực kinh tế-chính trị hiện tại của nó. Vì mục tiêu này, Nga sẽ tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine và tài trợ cho các nhóm vũ trang thân Nga, cũng như Nga sẽ tiếp tục thực hiện hành động làm chantage bằng khí đốt (gaz). Các cơ quan di cư của Nga tuyên bố trên báo chí truyền hình rằng có gần 4.000 người ở miền Đông Ukraine, tất cả đều nói tiếng Nga, đã xin tị nạn ở Nga và các khu vực biên giới Nga đang phải vất vả với dòng người di cư muốn đi từ Ukraine sang Nga.

- Vladimir Poutine Lại Thành Công Trước Sự Thụ Động Của Tây Phương

Moscow coi chính phủ lâm thời Ukraine của Turchinov không có đủ khả năng để kiểm soát các khu vực phía Đông, điều này rõ ràng sẽ gây nguy hiểm cho các nhóm thiểu số nói tiếng Nga.

Ngày  18 tháng 3 năm 2014 , Vladimir Poutine sáp nhập Crimée vào nước Nga và tiếp tục vẫn KHÔNG một phản ứng tích cực nào của các cường quốc phương Tây nếu không nói đến chỉ qua lời tuyên bố đầu môi chót lưỡi trước cái gọi là hội đồng Liên Hiệp Quốc : không công nhận Crimée thuộc Nga !.

Vào ngày 30 tháng 4 năm 2014, trong một cuộc họp với các thống đốc khu vực ở Kiev, Alexander Tourchinov xác nhận rằng lực lượng an ninh Ukraine không thể giành lại được quyền kiểm soát ở các khu vực Donetsk và Luhansk, Donbass. Trong mọi trường hợp đều cho thấy một sự thụ động, bất lực và đôi khi còn có những phản bội của các lực lượng an ninh Ukraine tại đây. Theo Turchinov, một số đơn vị Ukraine tiếp tay cho "các tổ chức khủng bố" này.

Sau đó, Nga không chỉ có thể buộc Ukraine ký một thỏa thuận đặt nước này dưới sự giám sát quốc tế, áp đặt một quy trình chính trị nhằm "cải cách quản lý" đất nước, để Moscow có thể tác động đến quy trình nhằm bảo vệ lợi ích của Nga. Kế hoạch tạo bất ổn cho Ukraine của Moscow sẽ đạt tới được kết qủa tốt đẹp. Một khi Nga áp đặt được ảnh hưởng đến quá trình cải cách chính trị ở Ukraine thì Nga sẽ có một thể chế liên bang hóa nước Ukraine tuy vẫn độc lập nhưng bị phân quyền và suy yếu; Ukraine sẽ không thể là thành viên của khối NATO mà sẽ vẫn nằm dưới ảnh hưởng của Nga.

"Lực lượng dân quân" thân Nga - thực tế là do chính Nga sách động, chỉ huy - đã tổ chức, một cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết vào ngày 11 tháng 5 năm 2014 tại hai khu vực mà họ kiểm soát là Luhansk và Donetsk. Việc tổ chức cuộc thăm dò đã mang lại những điều họ mong muốn. Không chỉ một cử tri có thể bỏ nhiều lá phiếu vào thùng phiếu, mà nhiều người đàn ông được trang bị vũ khí nặng nề trong quân phục rằn ri đứng canh xung quanh các thùng phiếu và các điểm bỏ phiếu. Kết quả đúng như đã dự đoán, lực lượng dân quân thân Nga đã tuyên bố chiến thắng vào tối hôm đó , với gần 90% công dân đã bỏ phiếu ủng hộ độc lập. Kiev và phương Tây tố cáo các cuộc bầu cử được tổ chức ở một số thị trấn miền Đông Ukraine, là bất hợp pháp.

Điều mà lực lượng dân quân thân Nga không dám thừa nhận là hầu hết những người đã hoặc bắt buộc bỏ phiếu cho quyền tự quyết đều có ý định chỉ để phản đối chính phủ ở Kiev. Nói một cách khác, CÓ là một phiếu bầu ủng hộ phân quyền mà không nhất thiết đòi hoàn toàn độc lập. Theo ước tính của các nhà báo trong khu vực thì có khoảng 20% cư dân thực sự muốn rời Ukraine, 20% muốn ở lại Ukraine và số còn lại lưỡng lự giữa hai giải pháp. Ukraine là một quốc gia cực kỳ tập trung và không chỉ những người ly khai thân Nga muốn có thêm quyền lực cho các khu vực mà cả những người phải cầu xin thêm tiền hryvnia (đơn vị tiền tệ của Ukraine) với Kiev.

Vả lại, đứng trên quan điểm quân sự và ngoại giao, Tổng thống Nga chắc chắn cũng nhận thức được rằng ông ta sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng nếu quân đội Nga thực sự tiến vào miền Đông Ukraine. Trường hợp Crimée, là một bán đảo dễ bảo vệ, nhưng miền Đông Ukraine là một dải đất dài không có hệ thống phòng thủ tự nhiên.

Để giữ được một lãnh thổ như vậy với dân số thù địch hơn ở Crimée sẽ đòi hỏi một nguồn lực đáng kể và sự can thiệp sẽ có nguy cơ đụng độ trực tiếp với quân đội Ukraine. Dù sao đi nữa, chúng ta hãy nhớ rằng Nga không thực sự muốn chiếm đoạt các vùng lãnh thổ nghèo, không có lợi ích kinh tế. Nga chỉ muốn gây càng nhiều bất ổn càng tốt cho Ukraine đủ để Ukraine kém hấp dẫn hơn dưới mắt những người châu Âu.

8.5. Chính Sách Ukraine của Tổng Thống Poroshenko

Lần này, cuộc bầu cử tổng thống Ukraine ban đầu, được lên kế hoạch vào tháng 1 năm 2015, 5 năm sau cuộc bầu cử năm 2010 mà Viktor Yanukovych thân Nga đã giành được chiến thắng. Nhưng sau cuộc khủng hoảng dẫn đến việc Tổng thống Yanukovych bị truất phế, cuộc bầu cử đã được dời qua ngày 25 tháng 5 năm 2014. Vào ngày 26 tháng 5, kết quả được các nhà quan sát quốc tế công nhận đã chỉ định, ngay trong vòng đầu tiên, Petro Poroshenko đã giành chiến thắng với 55% tổng số phiếu bầu. Tại Donetsk, thành trì của đám quân nổi dậy thân Nga, không có một điểm bỏ phiếu nào được mở ra.

Các nhà tài phiệt Ukraine sở hữu hầu hết các kênh truyền thông và truyền hình. Họ là những người đã ủng hộ Viktor Yanukovych, bởi vì họ nghĩ rằng ông ta sẽ vẫn bảo vệ lợi ích của họ, giúp họ làm giầu và không đặt câu hỏi về ưu thế xã hội của họ. Họ ủng hộ định hướng chính trị của Ukraine về phía Nga, vì Nga đảm bảo sự ổn định kinh tế và nhất là bảo đảm "trợ cấp khí đốt (gaz) " cho Ukraine.

Họ cũng lại là những người ủng hộ tân Tổng thống Poroshenko, vì những lý do như vừa nói trước đây. Các nhà tài phiệt này chắc chắn lại hy vọng sẽ thay đổi tình hình Ukraine sau cuộc bầu cử của Poroshenko. Tuy nhiên về sau, những người tài phiệt này sẽ phải thất vọng bởi Petro Oleksiovytch Porochenko mặc dù cũng xuất thân từ "câu lạc bộ" giầu có này nhưng đã tích cực đối mặt với những thách thức kinh tế và chính trị lớn của đất nước .

Trong hai mươi năm qua Ukraine đã phải hao tốn sương máu không phải với mục đích xây dựng độc lập phồn thịnh cho đất nước mà chỉ vì các cuộc đấu tranh giữa các bè nhóm nhằm duy nhất các mục tiêu: bè phái, tham ô nhũng lạm, cướp bóc tài nguyên quốc gia.

- Petro Poroshenko

Petro Poroshenko, tên đầy đủ là Petro Oleksiyovych Poroshenko, (sinh ngày 26 tháng 9 năm 1965 tại Bolhrad, Ukraine, là một doanh nhân và chính trị gia người Ukraine, tổng thống Ukraine từ 2014 đến 2019.

Poroshenko lớn lên tại một thị trấn nhỏ ở Tây Nam Ukraine, gần biên giới nước Moldovie. Được đào tạo tại Đại học Quốc gia Taras Shevchenko, Kiev . Học Luật và quan hệ quốc tế. Sau hai năm tạm nghỉ học để thực hiện nghĩa vụ quân sự, Poroshenko tốt nghiệp năm 1989 nhưng ông vẫn ở lại trường đại học để tiếp tục học về quốc tế Kinh tế học.

Khi Liên Xô sụp đổ, Poroshenko bước vào thế giới kinh doanh : năm 1993, ông trở thành Giám đốc điều hành của Ukprominvest, một công ty cổ phần trong ngành công nghiệp. Ông bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực buôn bán hạt ca cao, và vào năm 1996, thành lập Roshen, một cơ sở sản xuất bánh kẹo sớm nổi tiếng trên thị trường kẹo và sô-cô-la ở Đông Âu.

Sự nghiệp chính trị của Poroshenko khởi sự vào năm 1998, khi được bầu vào quốc hội Ukraine đại diện vùng Vinnytsya. Ban đầu là thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội và phục vụ trong chính phủ của tổng thống Leonid Kuchma, Poroshenko thành lập đảng Đoàn kết vào năm 2000 trước khi giúp thành lập Đảng các khu vực thân Nga. Ông lại chuyển sang làm việc với đảng Ukraine của Chúng Ta của Viktor Yushchenko vào năm 2001 và được bổ nhiệm là chủ tịch ủy ban Ngân sách quốc hội vào năm sau.

Sau khi Cách mạng Màu Cam năm 2005 , Viktor Yushchenko đắc cử tổng thống, Poroshenko được bổ nhiệm làm bộ trưởng an ninh quốc gia . Bảy tháng, Yushchenko cải tổ nội các và Poroshenko trở lại quốc hội, nơi ông đứng đầu ủy ban tài chính (2006–07). Một lần nữa của Yushchenko Poroshenko lại được bổ nhiệm vào nội các, phục vụ từ năm 2009 tới năm 2010 với tư cách là bộ trưởng ngoại giao. Nhưng sự bất đồng trong liên minh cầm quyền và Đảng Các khu vực đang trỗi dậy khiến Đảng màu Cam của Viktor Yushchenko bị lật đổ vào năm 2010. Poroshenko tiếp tục liên kết với Đảng Quốc gia Khu vực vào năm 2012, khi ông trở thành bộ trưởng thương mại trong nội các của Viktor Yanukovych đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị của Ngân hàng Quốc gia Ukraine. Sau cuộc bầu cử lập pháp vào cuối năm đó, Poroshenko trở lại quốc hội, nơi đây ông là đồng chủ tịch Ủy ban Hợp tác với Liên minh châu Âu. Năm 2014, Poroshenko ủng hộ cuộc cách mạng Maidan rồi chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngay vòng đầu tiên với 54,7% số phiếu bầu.

- Tổ Chức Để Không Hòa Đồng

Kể từ khi chế độ thân Nga của Viktor Yanukovych bị lật đổ ở Kiev và các cuộc nổi dậy ở Crimea cũng như ở miền Đông Ukraine, hai phía đã không ngừng trao đổi những lời xỉ nhục lăng mạ nhau và những lời lẽ không hay nhằm cố gắng làm mất uy tín lẫn nhau. Khi chính quyền Ukraine gọi những người thân Nga là "bọn khủng bố", thì phía thân Nga gọi lại họ là "bọn phát xít" hay "Đức quốc xã".

Qua hành động, chính phủ Ukraine đã làm căng thẳng thêm cuộc xung đột có nguy cơ kéo dài. Thành thật mà nói, những người nói tiếng Ukraina và tiếng Nga rõ ràng tiếp tục hành động như họ đã luôn làm kể từ khi giành được độc lập: họ cố gắng không đạt được thỏa thuận bằng kết quả là những gì nếu tốt đẹp cho cộng đồng ngôn ngữ này phải nhất định tạo ra sự tổn thất cho cộng đồng ngôn ngữ bên kia.

- Tiếng Nga Trong Vị Thế Một “Ngôn Ngữ Khu Vực (Vùng)”

Xin nhớ lại là vào năm 2012, Quốc hội đã thông qua đạo Luật Ukraine về Chính sách Ngôn ngữ Nhà nước, còn được gọi là Luật Kivalov-Kolesnichenko, theo tên của những người khởi xướng, các nghị sĩ nói tiếng Nga của Ukraine từ Đảng Khu vực. Luật này cũng được những người nói tiếng Ukraina gọi là "Luật Ba K" (Kremlin-Kivalov-Kolesnichenko), vì nó tương ứng với các mục tiêu của Moscow.

"Luật Ba K" này nhằm tuân thủ các quy định của Hiến chương Cộng đồng Châu Âu về ngôn ngữ khu vực hoặc dân tộc thiểu số, trong chừng mực nó cũng cho phép sử dụng trên cơ sở bình đẳng với ngôn ngữ chính thức (tiếng Ukraine) của hai hoặc nhiều ngôn ngữ khu vực hoặc dân tộc thiểu số trong một khu vực được đưa ra, trong đó số lượng thiểu số chiếm 10% dân số trở lên, tức là về nguyên tắc ở 13 khu vực trong số 27 khu vực, bao gồm cả thủ đô Kiev.

Luật cung cấp một trạng thái mà 'ngôn ngữ khu vực' cũng có hiệu quả tương đương với việc biến bất kỳ ngôn ngữ nào khác trở thành ngôn ngữ chính thức như tiếng Ukraine. Vì vậy, trong những tháng sau khi Luật số 5029-VI năm 2012 được thông qua, tiếng Nga được tuyên bố là "ngôn ngữ khu vực" tại các tỉnh Odessa, Kharkiv, Kherson, Mykolaiv, Zaporijjia, Dnipropetrovsk, Luhansk, Donetsk, Sumy và Chernihiv, cũng không quên thành phố Sevastopol ở Crimée. Còn hơn thế nữa, người Hungary ở vùng Transcarpathian , Moldovie và/hoặc người Romanie ở vùng Chernivtsi cũng có được địa vị tương tự ở một số thị trấn tại miền Tây Ukraine.

"Luật Ba K" đã được mở rộng tới 18 ngôn ngữ, nhưng trên thực tế về ý nghĩa chính trị thì nó đã hỗ trợ cho tiếng Nga, vì hầu hết các ngôn ngữ khác của các khu vực khác nhau không thể nào vượt qua con số 10%. Một ngày sau khi luật được thông qua, Bộ Tài chính Ukraine tuyên bố rằng chi phí cho việc thực thi luật sẽ lên tới 12 đến 17 tỷ hryvnia mỗi năm, tương đương 500 đến 700 triệu đô la Mỹ/năm.

Vì hai nhà soạn thảo dự luật đã không thể cung cấp bất kỳ tính toán nào về chi phí thực thi, nên Bộ Tài chính không thể cụ thể hóa việc thông qua dự luật. Không có cơ chế tài trợ, Luật Ukraine về Chính sách Ngôn ngữ Nhà nước đã trở thành một hành động chính trị với nguy cơ gây chia rẽ xã hội Ukraine hơn nữa.

- Xóa Bỏ Tình Trạng “Ngôn Ngữ Vùng

Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 2 năm 2014, Verkhovna Rada (Верховна Рада України: Quốc hội Ukraine), lần này với đa số ủng hộ Ukraine, đã bãi bỏ Luật Ukraine về Chính sách Ngôn ngữ Nhà nước năm 2012 bằng cách thông qua dự thảo luật "Về việc công nhận ngày hết hạn” của Luật Ukraine về chính sách ngôn ngữ nhà nước” (проект Закону "Про визнання таким, що втратив чинність, Закону України„ Про засади державної мовної політики") được đệ trình vào ngày 28 tháng 12 năm 2012. Luật Kivalov-Kolesnichenko được xem là một hành động khiêu khích chống Ukraine được tổ chức dưới thời tổng thống Viktor Yanukovych nhằm Nga hóa Ukraine và chuẩn bị cho một cuộc xâm lược mới của Nga, thực tế đã bắt đầu một năm rưỡi sau khi được thông qua.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng cả hai vị : tổng thống lâm thời Alexander Turchynov và tổng thống dân cử Petro Poroshenko đều không ký và cũng không phủ quyết luật này. Về nguyên tắc, Luật Ukraine về Chính sách Ngôn ngữ Nhà nước năm 2012 có hiệu lực cho đến khi nào Tòa án Hiến pháp Ukraine hủy bỏ.

8.6. Chiến Tranh Tại Donbass (2014) Vào ngày 23 tháng 2 năm 2014, các cuộc biểu tình chống Maidan bùng nổ chủ yếu tại miền Đông Ukraine, bao gồm cả Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine. Vài ngày sau, vào ngày 28 tháng 2, các cuộc biểu tình đã phát triển thành một cuộc nổi dậy vũ trang của những người thân Nga ở Donbass (Donetsk và Luhansk) chống lại chính phủ mới của Tổng thống Poroshenko.

Cuộc nổi dậy, được sự hỗ trợ của quân đội Nga không mang phù hiệu trên quân phục, đã trở thành ly khai: Cộng hòa Nhân dân Donetsk (7 tháng 4) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (11 tháng 5) tuyên bố độc lập. Quân đội Ukraine đã can thiệp từ ngày 2 tháng 5 năm 2014, nhưng đến tháng 7 thì bị chặn lại trước sức mạnh của đoàn quân Nga, và Nga, một quốc gia có chung biên giới với Ukraine, bị lên án là đã hỗ trợ quân sự cho quân nổi dậy.

- Bạo Lực Leo Thang

Ukraine chìm trong sự leo thang của bạo lực, lừa đảo và những hành động tình nghi, gợi nhớ đến hành vi của những kẻ đã kéo thế giới đến thảm họa của Thế chiến thứ nhất. Dù sao đi nữa, thì chính người Nga đã cung cấp vũ khí, tài trợ và huấn luyện cho đám nổi loạn. Chính Nga đã đưa đội quân tinh nhuệ của mình sang huấn luyện ở Donbass, cải trang thành quân ly khai, với những vũ khí tinh vi nhất, với tác dụng kéo dài một cuộc chiến đáng lẽ không bao giờ nên khởi sự. Khoảng 70% lực lượng ly khai được tạo lập từ quân đội liên bang Nga, cơ quan mật vụ và lực lượng đặc biệt của Nga: quân đội theo hợp đồng, quân nhân chính quy, lính đánh thuê được tuyển dụng tại các trung tâm đặc biệt ở Nga hoặc đến từ các lực lượng của Tchétchène. Cùng lúc chính những người nói tiếng Ukraine đã phản đối một tình trạng đặc biệt cho các vùng Donbass và phản đối bất kỳ một sự thay đổi nào đối với tình trạng của tiếng Nga.

Trong tình thế đó, Nga tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine, Nga cũng tiếp tục tiếp tục tài trợ cho các nhóm vũ trang thân Nga và tiếp tục làm chantage khí đốt (gaz). Điều quan trọng đối với Nga, cần phải nhắc lại, là Ukraine vẫn phải ở trong lĩnh vực kinh tế-chính trị của Nga. Hậu qủa thảm hại của cuộc chiến tranh Nga-Ukraine năm 2014 đã gây ra cái chết của hàng nghìn người dân vô tội (ít nhất có khoảng 13.000 nạn nhân dù nạn nhân đó nói tiếng Ukraine hay nói tiếng Nga).

Đến tháng 8 năm 2014, Nga không còn ở vị trí trang bị vũ khí, tài trợ và huấn luyện phiến quân thân Nga tại miền Đông Ukraine, mà rất rõ ràng rằng quân đội Nga đang chiến đấu bên cạnh đám phiến quân này. Tổng thống Vladimir Poutine thề thốt rằng các binh sĩ của ông ta chỉ tận dụng thời gian nghỉ phép của họ để hỗ trợ cho Ukraine một chút. Hay nói một cách nhẹ nhàng hơn Ukraine là nơi nghỉ dưỡng sức của binh lính Nga!.

- Hiệp Ước Minsk Năm 2014

Với mục đích chấm dứt chiến tranh ở miền Đông Ukraine. Hiệp Ước Minsk, còn được gọi là "Nghị định thư Minsk", là một hiệp ước được ký kết vào ngày 5 tháng 9 năm 2014 tại Belarussie bởi các đại diện của Ukraine, Nga, "Cộng hòa Nhân dân Donetsk" và "Cộng hòa Nhân dân Lugansk". Sau khi nghiên cứu , thảo luận về các đề xuất được đệ trình bởi những người tham gia , ngày 1 tháng 9 năm 2014 tại Minsk, Nhóm Liên lạc Ba bên, bao gồm đại diện của Ukraine, Liên bang Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) , đã đạt được thỏa thuận về sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp như sau:

1. Đảm bảo ngừng bắn song phương ngay lập tức.

2. Cung cấp sự giám sát và xác minh của OSCE về lệnh ngừng bắn.

3. Tổ chức phân quyền, thông qua việc áp dụng luật Ukraine (luật về tình trạng đặc biệt), tạm thời trao quyền tự trị địa phương ở các tỉnh Donetsk và Lugansk.

4. Cơ quan OSCE đảm bảo giám sát vĩnh viễn biên giới Nga-Ukraine và thiết lập một khu vực an ninh trên cùng biên giới này.

5. Thả ngay con tin và những người bị bắt giữ trái phép.

6. Thông qua đạo luật Ukraine nhằm cấm truy tố và trừng phạt tất cả những người tham gia vào cuộc chiến ở Donbass.

7. Duy trì đối thoại quốc gia giữa các Ukraine và Nga.

8. Thực hiện các biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình nhân đạo ở Donbass.

9. Tổ chức bầu cử sớm ở Donetsk và Luhansk.

10. Phi quân sự hóa khu vực xung đột, rút ​​thiết bị quân sự, lực lượng vũ trang và máy bay chiến đấu nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Ukraine.

11. Thiết lập một chương trình kinh tế để thúc đẩy nối lại các hoạt động và nền kinh tế địa phương tại Donbass.

12. Đảm bảo việc bảo vệ cá nhân của những người tham vân.

Thỏa ước cũng quy định về việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, có nghĩa là nước này duy trì hợp pháp các vùng Donetsk và Luhansk để đổi lấy việc chính quyền trung ương thông qua luật phân quyền. Tuy nhiên, hai điểm đã gây ra những trở ngại đáng kể: một mặt, việc phân cấp theo kế hoạch bao gồm quyền tự chủ của ngôn ngữ Nga và lực lượng cảnh sát địa phương, mặt khác, việc kiểm soát biên giới tại phía Đông với Nga chỉ được thực hiện sau cuộc bầu cử địa phương. vào cuối năm 2015, nghĩa là nói về sự toàn vẹn lãnh thổ mà không có việc kiểm soát biên giới.

Dù thế nào đi nữa thì thỏa hiệp cũng chẳng bao giờ đạt được mục tiêu ngăn chặn mọi giao tranh ở miền Đông Ukraine. Vấn đề đầu tiên là Ukraine chưa sẵn sàng chấp nhận sự phân quyền chính trị, trong khi Nga đổ lỗi cho Paris (Pháp) và Berlin (Đức) đã đứng ra bảo vệ Ukraine, dẫn đến việc tại hai khu vực nghi vấn trên dưới sự chỉ đạo của Nga đã thực hành viêc bắt con tin, tra tấn và giết hại nhiều người theo chủ nghĩa yêu nước Ukraine.


- Ukraine Hóa và Triệt Hủy Các Biểu Tượng Liên Xô

Vào ngày 9 tháng 4 năm 2015, Quốc hội Ukraine thông qua bốn đạo luật được gọi là "giải trừ cộng đồng" (Декомуніза́ція > dekommunizatsia), cấm mọi hoạt động tuyên truyền liên quan đến chế độ toàn trị Cộng sản và Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Đức Quốc xã) tại Ukraine :

- Luật số 317-VIII “Về việc lên án các chế độ độc tài Cộng sản và quốc gia xã hội chủ nghĩa (Đức quốc xã) ở Ukraine và cấm tuyên truyền, phổ biến các biểu tượng của chúng”;

- Luật số 314-VIII “Về địa vị pháp lý và tưởng niệm những người đấu tranh cho nền độc lập của Ukraine trong thế kỷ thứ 20”;

- Luật số 316-VIII “Về việc tiếp cận tài liệu lưu trữ của các cơ quan đàn áp của chế độ toàn trị Cộng sản 1917 - 1991”;

- Luật số 315-VIII “Về việc duy trì chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945”.

Luật này, như chúng ta vừa biết, cấm tuyên truyền các biểu tượng của các chế độ toàn trị Cộng sản và/hoặc Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa (Đức Quốc xã); điều khoản liên quan đến bất kỳ hình ảnh quốc kỳ, biểu tượng và các biểu tượng khác hoặc quốc ca của Liên Xô, các nước cộng hòa tự trị của Liên Xô hoặc các quốc gia thuộc cái gọi là "Dân Chủ Nhân Dân". Do đó, theo các luật này, do Tổng thống Petro Poroshenko ban hành vào ngày 15 tháng 5 năm 2015, quy định về việc thay đổi tên các địa phương, đường phố hoặc doanh nghiệp liên quan đến thời kỳ Cộng Sản. “Hội trường Lénine” và “Quảng trường Lénine” sau đó đã bị thanh lý trong tât cả các doanh nghiệp và đơn vị quân đội, đồng thời hình tượng bán thân của Lénine và các nhân vật khác của Đảng Cộng sản đã bị thảo bỏ hoặc đập vỡ.

Theo lệnh của Tổng thống Petro Poroshenko vào tháng 5 năm 2015, tổng cộng 1320 tượng đài tượng trưng cho nhà lãnh đạo Cộng sản Lénine đã bị biến mất. Mục tiêu được chính phủ nêu rõ: loại bỏ các biểu tượng của thời kỳ Xô Viết và phi hạt nhân hóa đất nước . Bất chấp chính sách này, các di tích cộng sản vẫn được dựng lên ở phía Đông Ukraine vì tại các vùng này vẫn được kiểm soát bởi các lực lượng do Điện Kremlin hậu thuẫn sau hiệp ước mà Nga đã ký kết ở Mink năm 2014.

Trên thực tế, thì đạo luật này đã đi được một chặng đường dài, vì nó không chỉ khuyến khích chính quyền dỡ bỏ các bức tượng của các anh hùng Liên Xô trên đất Ukraine, mà còn thay đổi nội dung của những sách lịch sử trong chương trình giảng dạy ở các trường học. Quá trình "phi cộng sản hóa" trong đời sống công cộng Ukraine trước hết ảnh hưởng đến các trường học: các môn học nghiên cứu về nền tảng của Hệ Tư tưởng Cộng sản và lịch sử của Đảng Cộng sản đã bị loại khỏi chương trình giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Sau đó, cần phải đổi tên các thị trấn và đường phố được chỉ định để vinh danh các nhà lãnh đạo hoặc anh hùng của Liên Xô. Chính xác hơn, "cuộc chiến tượng đài" đã được thêm vào cuộc chiến giành tên. Do đó, cuộc xung đột Ukraine dẫn đến việc dỡ bỏ các tượng đài vinh quang của các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Trước đây ở hầu hết mọi thành phố Ukraine đều từng có “Phố Karl-Marx”, “Phố Lenin”, “Phố Anh hùng Stalingrad”, v.v. Tất cả những cái tên thời Liên Xô này đã biến mất ở Ukraine ở hàng ngàn nơi, ngoại trừ ở Donbass. Phân tích những cái tên mới này cho người ta thấy sự cố tâm quay trở lại một số chủ đề hoặc sự kiện hay một số tính cách nhất định nhấn mạnh vào bản sắc Ukraine cũng như các thành phần quốc gia Ukraine, vốn luôn luôn phản đối sự áp bức của Nga đối với đất nước này để tưởng nhớ về người Cô-dắc, Sitch (cơ quan chính trị của người Cô-dắc), Hetman Bogdan Khmelnitsky (thủ lĩnh quân sự của người Cô-dắc) hay nhà văn Taras Chevchenko (nhân vật vĩ đại của chủ nghĩa dân tộc Ukraine). Những tên đường mới không chỉ nhằm bày tỏ lòng kính trọng đối với những nhân vật này mà còn muốn để họ được bất tử trong lịch sử đất nước. Hệ tư tưởng Công sản này đã được thay thế bằng hệ tư tưởng quốc gia khác, nhưng trong mọi trường hợp, người Ukraine được kêu gọi lòng yêu đất nước của họ và tự hào về lịch sử của họ. Bằng cách thay đổi tên trên các bảng số , chính phủ muốn đăng ký chính sách và hành động của mình trong sự tiếp nối ý thức hệ của "cuộc chiến tranh giải phóng Ukraine". Phi cộng sản hóa hoặc Phi Xô viết hóa chắc chắn sẽ dẫn đến Ukraine hóa, nhưng sự đảo ngược này dĩ nhiên luôn bị từ chối ở khu vực Donbass theo Nga.

Viện Ký ức Quốc gia Ukraine (Український інститут національної пам'яті), một tổ chức dưới sự lãnh đạo của Nội các Bộ trưởng Ukraine nhằm khôi phục và bảo tồn ký ức quốc gia của người dân Ukraine, đã công bố bản danh sách 93 cái tên được coi là không phù hợp và phải được thay đổi theo luật pháp Ukraine liên quan đến chế độ toàn trị cộng sản. Những luật này nhằm phá vỡ vĩnh viễn quá khứ Xô viết của Ukraine vào thời điểm chính quyền Ukraine đang phải chiến đấu với những người ly khai thân Nga ở miền Đông nổi loạn (Donbass) với hoài niệm về một Liên Xô vĩ đại.

Điều khó chịu nhất đối với người Ukraine là Liên Xô vẫn sẽ luôn là một phần trong lịch sử quá khứ của Ukraine. Có thể hiểu rằng, việc Tổng thống Petro Poroshenko ban hành các đạo luật chống Liên Xô này đã khiến Nga tức giận. Tuy nhiên, vì chính phủ Ukraine chưa bao giờ tìm cách hỏi ý kiến ​​người dân nên họ vẫn bắt buộc tiếp tục sử dụng các tên cũ của Nga. Một lý do khác nữa là hầu hết trong số những người này lại không biết về những anh hùng mới hoặc không nhớ được họ nên cảm thấy rằng những cái tên này được áp đặt cho họ.Những người khác thì phản đối các tên mới vì họ không hiểu tại sao tên của những người mà họ không biết lại áp đặt cho họ phải sử dụng với chính chi phí về tiền bạc đã khiến nhiều người Ukraine khó chịu do việc phải làm lại các tài liệu và giấy tờ tùy thân của họ.

8.7. Cuộc Chiến Của Luật Ngôn Ngữ

Vào tháng 8 năm 2015, sau việc Quốc hội Ukraine thông qua dự luật trao quyền tự trị lớn hơn cho các khu vực ly khai thân Nga đang có chiến tranh với Kiev đã gây ra một cuộc đụng độ chết người giữa cảnh sát và các nhà hoạt động cực hữu phản đối cải cách này, khiến một người chết và hàng chục người khác bị thương.

Dự luật trao nhiều quyền hơn cho các hội đồng dân cử địa phương bao gồm cả những người nằm trong khu vực hiện do quân phiến loạn kiểm soát cũng cho phép tổ chức "cảnh sát nhân dân". Tuy nhiên, nó không xác nhận tình trạng bán tự trị của các vùng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của những người này.

Tình trạng này đã được ban hành bởi một luật riêng biệt và chỉ trong khoảng thời gian duy nhất là ba năm. Nhưng những người biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine đã mô tả văn bản của đạo luật được thông qua vào lúc đọc đầu tiên là "chống lại Ukraine" và "thân Poutine Nga". Dự luật được thông qua bởi Quốc hội Ukraine được yêu cầu bởi các đồng minh phương Tây của Ukraine vơi mục đích nhằm làm dịu cuộc xung đột vũ trang đã diễn ra suốt trong ba năm ở phía Đông. Nhưng những người cánh hữu Ukraine coi đó là một nỗ lực nhằm hợp pháp hóa quyền kiểm soát của quân phản loạn tại một phần khu công nghiệp phía Đông.

- Tòa án Hiến pháp Hủy Bỏ Luật Chính Sách Ngôn Ngữ

Vào tháng 2 năm 2018, Tòa án Hiến pháp Ukraine đã hủy bỏ cái gọi là luật Kolesnichenko-Kivalov được thông qua vào năm 2012: Luật Ukraine về Chính sách Ngôn ngữ Nhà nước. Kể từ đó, Ukraine không còn luật về chính sách ngôn ngữ nhà nước nữa. Cần lưu ý rằng Tòa án Hiến pháp đã hủy bỏ luật năm 2012 không chỉ vì nội dung của nó mà còn vì thủ tục được áp dụng tại thời điểm thông qua luật này .

Theo Tòa án, đã có nhiều vi phạm quy định, bao gồm việc thiếu thảo luận về dự luật ở lần đọc thứ hai, tước đoạt quyền của các dân biểu trình bày các sửa đổi của họ, chặn bịt loa phát thanh và cản ngăn người bỏ phiếu.

Nói tóm lại, Tòa án Hiến pháp kết luận rằng những vi phạm thủ tục hiến pháp trong việc xem xét và thông qua dự thảo luật số 9073 tại phiên họp buổi tối của Verkhovna Rada vào ngày 3 tháng 7 năm 2012 đã có tác động đáng kể đến kết quả cuối cùng của thông qua luật. Trong mọi trường hợp, giai cấp chính trị hàng đầu Ukraine dường như rất sáng chói bằng những "mưu mô thủ đoạn" của mình hơn là qua tài nghệ ngoại giao . Ngoài ra, Tòa án Hiến pháp đã tuyên bố trong phán quyết ngày 2 tháng 2 năm 2018 rằng Luật Ukraine về Chính sách Ngôn ngữ Nhà nước vi hiến vì nó vô hiệu hóa vị thế của tiếng Ukraine bằng cách trao vị thế bình đẳng cho tiếng Nga và đặt nó lên trên các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác ở Ukraine. Dưới đây là một đoạn trích từ bản án của Tòa án về chủ đề này:

2. Суд зобов'язаний був дати відповідну конституційно-правову оцінку Закону, оскільки він є антиконституційним за своїм змістом. Закон, авторами якого формально вважаються С. Ківалов і В. Колесніченко, має вочевидь антиукраїнське спрямування - його прийняття заклало законодавчу основу для чергового етапу системної русифікації України.

Реальною двоєдиною метою Закону було нівелювання конституційного статусу української мови як державної і надання усупереч Конституції України такого статусу російській мові та вивищення її над іншими мовами національних меншин України, що є абсолютно неприпустимим з огляду на значення та функції української мови у становленні, функціонуванні та розвитку України як суверенної і незалежної держави. Закон закладав нормативні основи для руйнації Української держави.

2. Tòa án được yêu cầu đánh giá sự hợp hiến và hợp pháp về luật, vì nó đã vi hiến về nội dung. Luật, do S. Kivalov và V. Kolesnichenko chính thức đề xuất rõ ràng chỉ là chống Ukraine, việc thông qua luật này đã cố ý để đặt nền tảng pháp lý cho giai đoạn có hệ thống tiếp theo của quá trình Nga hóa Ukraine.

Hai mục tiêu thực sự của luật là vô hiệu hóa tình trạng hiến pháp của tiếng Ukraine với tư cách là ngôn ngữ chính thức và chuyển tình trạng này cho tiếng Nga trái với Hiến pháp Ukraine rồi nâng tiếng Nga lên trên tất các ngôn ngữ thiểu số dân tộc khác của Ukraine, điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được, do tầm quan trọng và chức năng của ngôn ngữ Ukraine trong việc thành lập, vận hành và phát triển đất nước với tư cách là một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Luật này đặt nền tảng cho một sự hủy diệt nhà nước Ukraine.

- Dự Luật Mới

Vài tháng sau, vào ngày 4 tháng 10 năm 2018, Quốc hội Ukraine thông qua một dự luật mới. Vào thời điểm Ủy ban Văn hóa và Tâm linh vừa hình thành, hơn 2.000 điểm bị thay đổi được thực hiện đối với văn bản gốc.Vào tháng 4 năm 2019, Verkhovna Rada (Quốc hội) đã thông qua Luật đảm bảo tiếng Ukraine hoạt động như một ngôn ngữ chính thức, còn được gọi là “Luật ngôn ngữ”, sau đó được chuyển đến Tổng thống Poroshenko, người qủa quyết rằng ông sẽ phê chuẩn sau nhiều lần lặp lại rằng việc thông qua Đạo luật Ngôn ngữ trước khi ông hết quyền hạn là một vấn đề nguyên tắc. Rõ ràng, những người ủng hộ dự luật này muốn đi vào lịch sử bằng cách lập luận rằng tiếng Ukraine đã bị lạm dụng trong suốt lịch sử và rằng nó phải được bảo vệ trước bất kỳ ngôn ngữ nào khác, trong trường hợp này là trước tiếng Nga. Các nhà lập pháp nói tiếng Ukraine tuyên bố đặt mình vào việc rất lý để tích cực thúc đẩy hợp pháp tiếng Ukraine. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh, một dự luật như vậy có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng đang căng thẳng.

Petro Poroshenko, người luôn ủng hộ đường lối cứng rắn đối với Moscow, đã quyết định thực hiện chính sách Ukraine hóa, nhưng điều này chắc chắn khiến những người nói tiếng Nga ở nước này lánh xa ông.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của Poroshenko, các cải cách chống tham nhũng đã bị đình trệ khi cuộc xung đột vũ trang với các khu vực ly khai thân Nga ở Donbass bùng nổ với con số tử vong hơn 13.000 người kể từ năm 2014. Cùng lúc đó, qua các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu hết những người nói tiếng Ukraine ủng hộ việc tăng cường ngôn ngữ quốc gia tại những nơi công cộng. Hơn thế nữa, quyền ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số phải phù hợp với các nghĩa vụ của Ukraine đối với Hiến chương Châu Âu về Ngôn ngữ Khu vực hoặc Dân tộc thiểu số; những quyền này được đảm bảo bởi một đạo luật riêng được đề xuất lên Nghị viện sáu tháng sau khi ban hành chính thức Luật Ngôn ngữ.

8.8. Hiệp Ước Hữu Nghị

Ukraine đã tham gia một số hiệp ước song phương với Nga, với ý định rõ ràng hoặc tái khẳng định rằng Nga chấp nhận biên giới của Ukraine như đã được thiết lập và vĩnh viễn. Tuy nhiên, không một hiệp ưóc nào trong số này đề câp đến vần đề ngôn ngữ.

- Mémorandum Budapest Năm 1994

Trong hiệp ước tại Budapest này, Nga cũng như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã lại tái khẳng định (sic) cam kết của họ với Ukraine “tôn trọng độc lập, chủ quyền và biên giới hiện có của nước này” (điều nhỏ số 1). Đặc biệt là Nga (lại) cam kết “không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của Ukraine, và không vũ khí nào của họ được sử dụng để chống lại Ukraine” (điều nhỏ số 2) ngoại trừ trường hợp tự vệ hoặc trường hợp khác, theo bản Hiến chương Liên hợp quốc (sic)

. Mặc dù Bản Mémorandum năm 1994 này có phạm vi chính trị quan trọng, nhưng nó không quy định những biện pháp trả đũa trong trường hợp một trong các bên vi phạm các điều cam kết đã đưa ra. Nói cách khác, việc đảm bảo an ninh không có gì ràng buộc. Nếu Ukraine vẫn còn giữ vũ khí hạt nhân, liệu nước Nga của Poutine có dám xâm lược Ukraine hay không ?và đây chính là trách nhiệm của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương khi cưỡng ép, hứa hẹn với Ukraine ngày 5 tháng 12 năm 1994 cũng tại Budapest này .

- Hiệp Ước Hữu nghị Ukraine và Nga Năm 1997

Vào ngày 31 tháng 5 năm 1997, Nga và Ukraine đã ký một hiệp ước hữu nghị, điều 12 trong đó giải quyết vấn đề ngôn ngữ:

Договор о дружбе, сотрудничестве и партнерстве между Российской Федерацией и Украиной (1997)

Статья 2

Высокие Договаривающиеся Стороны в соответствии с положениями Устава ООН и обязательствами по Заключительному акту Совещания по безопасности и сотрудничеству в Европе уважают территориальную целостность друг друга и подтверждают нерушимость существующих между ними границ.

Статья 3

Высокие Договаривающиеся Стороны строят отношения друг с другом на основе принципов взаимного уважения, суверенного равенства, территориальной целостности, нерушимости границ, мирного урегулирования споров, неприменения силы или угрозы силой, включая экономические и иные способы давления, права народов свободно распоряжаться своей судьбой, невмешательства во внутренние дела, соблюдения прав человека и основных свобод, сотрудничества между государствами, добросовестного выполнения взятых международных обязательств, а также других общепризнанных норм международного права.

Статья 12

1) Высокие Договаривающиеся Стороны обеспечивают защиту этнической, культурной, языковой и религиозной самобытности национальных меньшинств на своей территории и создают условия для поощрения этой самобытности.

2)Каждая из Высоких Договаривающихся Сторон гарантирует право лиц, принадлежащих к национальным меньшинствам, индивидуально или совместно с другими лицами, принадлежащими к национальным меньшинствам, свободно выражать, сохранять и развивать свою этническую, культурную, языковую или религиозную самобытность и поддерживать и развивать свою культуру, не подвергаясь каким-либо попыткам ассимиляции вопреки их воле.

3) Высокие Договаривающиеся Стороны гарантируют право лиц, принадлежащих к национальным меньшинствам, полностью и эффективно осуществлять свои права человека и основные свободы и пользоваться ими без какой-либо дискриминации и в условиях полного равенства перед законом.

4) Высокие Договаривающиеся Стороны будут содействовать созданию равных возможностей и условий для изучения русского языка в Украине и украинского языка в Российской Федерации, подготовки педагогических кадров для преподавания на этих языках в образовательных учреждениях, оказывать в этих целях равноценную государственную поддержку.

5) Высокие Договаривающиеся Стороны заключат по этим вопросам соглашения о сотрудничестве.

Điều 12 này ngụ ý rằng Ukraine cam kết tôn trọng tiếng Nga, trong khi Nga cũng cam kết tôn trọng tiếng tiếng Ukraine. Loại cam kết này rõ ràng là khó khăn cho Ukraine hơn là Nga.

- Các Hiệp Ước Hữu Nghị Khác

Hai quốc gia đã ký thêm các thỏa thuận khác cùng loại vào năm 2003, 2010, 2011, 2012 và 2014. Trong mọi trường hợp, việc Nga công nhận biên giới của Ukraine được Nga công nhận rõ ràng và chính thức.

Tuy nhiên thực tế việc sáp nhập Crimée vào Liên bang Nga vào năm 2014 chứng tỏ rằng Nga không bao giờ tôn trọng những gì họ đã đặt bút kỳ và luôn luôn nuốt lời đã hứa tất cả các hiệp ước hữu nghị giữa Nga và Ukraine. Trong lịch sử nhân loại, bất kỳ một hiệp ước nào thường vẫn có hiệu lực cho đến khi bị một trong các bên đơn phương tuyên bố hủy bỏ.


... PHẦN THỨ V : ... Zelensky ...

* Mời đọc Phần I -     * Mời đọc Phần II -     * Mời đọc Phần III

Tại La Sérenité-Troyes 11.4.2023 - 19.30 - Viết theo tài liệu trên Internet, J.Lionel ... - Hình ảnh của J.Leclerc và Internet.





VVM.21.4.2023

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .