Việt Văn Mới
Việt Văn Mới









NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG

VÀO TRIẾT HỌC TỔNG THỂ



1 - SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TÂY PHƯƠNG

Đã là người thì ai nấy giống nhau về căn bản, nhưng mỗi sắc dân lại có một nét đặc thù riêng của dân tộc ấy. Nói chung chung thì người Á Đông thiên về tổng hợp, nghĩa là thường nhìn sự vật dưới khía cạnh toàn bộ, còn người Tây phương thiên về phân tích nên thường chú ý tới từng thành phần. Vì thế nên các thành tựu nổi bật nhất của Đông phương là huyền học, siêu hình học và thiền, trong khi Tây phương thành tựu nhất về triết học và khoa học. Sự khác biết quá rõ ràng nên cuối thế kỷ 19, một nhà văn Anh, ông Rudyard Kipling đã đưa ra một lời phê bình nổi tiếng: “Đông là Đông, Tây là Tây, vĩnh viễn không thể gặp nhau được”. Ông ta chỉ thấy một nửa sự thật nên chỉ nói đúng nửa phần. Đó là nửa phần về quá khứ. Hiện tại chứng minh là ông đã sai và càng ngày thực tế càng chứng minh ông quá sai.

Sự thật là hiện thời, Đông phương đang tham gia một cách tích cực và hữu hiệu vào các hoạt động khoa học. Ngược lại, Đạo học và Thiền đã ĐƯỢC đã truyền bá rộng rãi sang Âu Mỹ và đang được đón nhận một cách nhiệt tình, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là Đông phương đã biết phát huy năng khiếu phân tích cùa mình một cách hiệu quả, trong khi Tây phương lại bắt đầu nhìn thế giới dưới khía cạnh tổng hợp, giống như Đông phương.

2 – TÂY PHƯƠNG ĐANG TIẾN GẦN ĐẾN ĐÔNG PHƯƠNG

Đông phương thay đổi để tồn tại, đó là điều dễ hiểu, còn Tây phương không bị áp lực nào chi phối, vậy cái gì đã tác động vào tâm thức của họ để họ phải thay đổi? Chắc chắn là nguyên do thì có nhiều, nhưng ta cũng có thể kể ra có ba yếu tố chính đã tác động mạnh vào tâm lý của Tây phương. Yếu tố thứ nhất là một chuỗi các SÁNG KIẾN ĐỘT PHÁ trong một số bộ môn. Mỗi sáng kiến đột phá là một cuộc cách mạng nho nhỏ trong một ngành. Nó đã mở rộng tầm nhìn, mở rộng tâm thức, giúp người ta dễ dàng chấp nhận những xu hướng đối lập.

Yếu tố thứ hai là việc ĐÔNG PHƯƠNG ĐƯA HUYỀN HỌC SANG TÂY PHƯƠNG. Yếu tố thứ ba là vào đầu thế kỷ 20, đã xẩy ra HAI CUỘC CÁCH MẠNG VĨ ĐẠI trong ngành khoa học làm rung chuyển thế giới. Về mặt thực tiễn, các cuộc cách mạng này đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mà trước đây không ai dám mơ tưởng tới. Đó là Kỷ nguyên chế ngự năng lượng của mặt trời, kỷ nguyên bay vào vũ trụ.

Nhưng về phương diện lý luận thuần tuý, các cuộc cách mạng trong khoa học cũng phá sập toàn bộ nền tảng của sự suy nghĩ bình thường, khiến các nhà tư tưởng, mà các triết gia Hoa Kỳ là những người đi tiên phong, đã phải đánh giá lại toàn bộ sự hiểu biết của mình. Họ đã nhận thức ra rằng để phù hợp với những khám phá mới, loài người phải thay đổi cách suy tư. Thay đổi như thế nào? Triết Hoa Kỳ đã vạch ra con đường:

1) Phải thống nhất tư tưởng Đông phương với Tây phương.

2) Phải thống nhất tri thức thành một toàn bộ.

3) Phải đánh giá lại dân chủ.

4) Phải đánh giá lại vai trò lãnh đạo của triết…

Con đường thống nhất ấy sẽ dưa người ta tới tới đâu? Không ai nói tới, nhưng người Việt Nam chúng ta đã vẽ ra được mhững nét đại cương.

Đó là cái nhìn toàn thể đất trời, toàn thể vũ trụ - từ vật chất cho đến tâm linh - như là những toàn bộ, như những tổng thể. Cái nhìn triết lý đó, ta gọi nó là triết lý tổng thể - Gestalt philosophy. Về phương diện tri thức, ta gọi nó là khoa học về tri thức – Sciene of knowledge.

Bây giờ ta hãy nói sơ qua về các yếu tố đã làm thay đổi cách suy tư của Tây phương.

3 – CÁC YẾU TỐ LÀM THAY ĐỔI TƯ DUY CỦA TÂY PHƯƠNG

A – YẾU TỐ THỨ NHẤT: Các sáng kiến đột phá trong một số bộ môn ở Tây phương.

Bước đột phá đầu tiên xẩy ra năm 1912, khi ba nhà nghiên cứu tâm lý học thực nghiệm Đức, Wertheimer, Kohler và Koffka khám phá ra rằng não bộ nhận được các kích thích do thị giác đưa tới dưới dạng tổng thể - gestalt. Các cuộc nghiên cứu ấy đã mở đường cho sự thiết lập trường phái Tâm Lý học Tổng Thể - Gestalt psychology.

Bước đột phá thứ hai xẩy ra năm 1919, khi một kiến trúc sư Đức, Walter Gropius, chủ trương là phải kết hợp kiến trúc với hội hoạ, điêu khắc, khoa học, và kỹ thuật, mở đường cho trường phái kiến trúc Bauhaus.

Sự mở rộng tầm nhìn trong các bộ môn vừa kể, đã ảnh hưởng đến cách nhìn và suy tư trong ngành y khoa ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên của Tây phương, đã chấp nhận các cách chữa bệnh của người thổ dân da đỏ hay của Đông phương mà họ gọi là “alternative medicines”.

B - YẾU TỐ THỨ HAI: Sự đóng góp của Đông phương

Cũng vào thời này – thập niên 1930, hai nhà huyền học lỗi lạc của Đông phương đã đến Hoa kỳ, một là đạo sư Ấn Độ Yogananda, hai là thiền sư Nhật Bản Daisertz Suzuki. Họ đến không phải để rao giảng lý thuyết suông về huyền học, mà để dậy cách hành thiền. Qua họ, Tây phương đã từng bước một đi vào thế giới huyền bí của Đông phương.

C - YẾU TỐ THỨ BA: Hai cuộc CM trong khoa học

Nhưng tác động mạnh hơn hết và có tính cách triệt để, là hai cuộc cách mạng trong khoa học. Một là thuyết tương đối của Einstein, hai là thuyết Cơ học Nguyên lượng của nhóm Vật Lý Lý Thuyết. Hai cuộc cách mạng này đã phá sập tất cả nền tảng của khoa học cổ điển, cũng là nền tảng của sự suy tư thông thường khiến Tây phương phải xét lại cách nhìn của mình.

Ta hãy nói về hai cuộc cách mạng ấy. Nếu trình bầy dưới dạng khoa học thì vô cùng phức tạp, nói cả ngày, cả tháng, cả năm cũng chưa chắc đã hết, nhưng trình bầy dưới dạng triết học tổng thể thì lại vô cùng sáng sủa và đơn giản. Vậy trước hết ta bàn về:

C1 - Thuyết tương đối của Einstein

Năm 1905, Einstein quan niệm thời gian và không gian kết hợp với nhau thành một tổng thể mà ông gọi là liên tục thể không-thời (continuum space-time). Đó là cốt lõi của thuyết Tương Đối Đặc Biệt.

Năm 1915, Einstein thêm vào tổng thể Không Thời một đặc tính, đó là sự hấp dẫn. Vì đặc tính hấp dẫn mà liên-tục-thể không-thời bị uốn cong đi thành một siêu cầu bốn chiều, đó là vũ trụ.

Ta có thể ví siêu cầu vũ trụ như một trái cầu bằng đất sét. Nếu bằng trí tưởng, ta lấy một cục đất sét trong đó ra ngắm thì sẽ thấy nó có bề dầy, bề mặt, v.v… Cục đất sét ấy tượng trưng cho cái mà nhà khoa học gọi là “tế bào vũ trụ”. Bề dầy của nó ứng với không gian, bề mặt ứng với thời gian.

Nếu ta ép cục đất ấy thì cái gì sẽ xẩy ra? Thì bề dầy của nó giảm xuống, bề mặt của nó tăng lên. Ép càng mạnh thì bề dầy càng giảm, bề mặt càng tăng, nhưng thể tích của cục đất sét không thay đổi. Như thế nghĩa là gì? Nó có nghĩa là, nếu bằng một cách nào đó, ta làm cho chiều không gian của tế bào vũ trụ co rút lại thì chiều thời gian của nó sẽ dãn nở ra. Qui luật về sự co rút chiều dài và dãn nở thời gian được tính bằng một công thức gọi là phép đặc biến của Lorentz (Special transformation of Lorentz).

Thuyết Tương Đối Đặc Biệt cũng như thuyết Tương Đối Tổng quát, tất cả chỉ có thế.

C2 - Thuyết nguyên lượng

Bây giờ ta hãy nói đến thuyết nguyên lượng. Thuyết này quan niệm rằng bất cứ hạt nhỏ nào cũng có hai đặc tính, một là đặc tính hạt, hai là đặc tính sóng. Quan sát đặc tính này thì không thấy đặc tính kia. Đó là lưỡng tính sóng-hạt của vật chất (duality wave - particle).

Nói tóm lại thì thuyết nguyên lượng chỉ là một cách nhìn vật chất dưới dạng tổng thể.

Các yếu tố mà ta vừa kể trên đã là nhửng chặng đường mà Tây phương đã trải qua để đến triết học tổng thể.

TRIẾT LÝ TỔNG THỂ LÝ ĐÔNG A

Năm 1943, hội triết Hoa Kỳ đã họp nhau để tìm hướng đi. Năm 1945, họ đã vạch ra con đường như ta đã kể trên là tổng hợp tư tưởng Đông Tây, tổng hợp sự hiểu biết, v.v… Nhưng tới bây giờ họ cũng chưa thiết lập ra được một nền triết lý tổng thể.

Trong khi đó, từ năm 1943, một nhà tư tưởng kiêm cách mạng Việt Nam, ông Lý Đông A, đã tự mình xây dựng được một cái khung cho một học thuyết hoàn chỉnh về tổng thể. Ông gọi nó là Thắng Nghĩa. Ta gọi nó một cách đơn giản hơn là triết lý tổng thể.

Từ khi được viết thành văn bản, triết lý tổng thể không còn là của riêng của ông Lý Đông A mà trở thành của chung của người Việt. Nó thể hiện thiên tài sáng tạo của người Việt. Nó là của chung của chúng ta.

Nhiệm vụ của chúng ta là phải phổ biến nó cho thế giới. Đó là việc làm của quí vị, đó là việc của CHÚNG TA.



.Cập nhật theo nguyên bản của tác giả .