Việt Văn Mới
Việt Văn Mới







CHÂN LÝ
TINH HOA SỰ SỐNG

ĐẠO SỐNG CON NGƯỜI



  
        " Tinh Hoa Sự sống là suối nguồn
chân lý, là nền tảng của mọi nền tảng
         Tôn giáo, là  cơ sở của mọi cơ sở triết
         học và là chìa khóa của "đạo hành động"

I - Dẫn Nhập:


Sự Sống  có mặt trong muôn sinh vật, từ cây cỏ, vi sinh vật, đến động vật và con người. Song chỉ riêng Sự- Sống -hiện- hữu- nơi- con- người mới đạt đến độ "tinh hoa" giúp cho con người có khả năng sáng tạo ra ngôn ngữ, hệ thống chính trị, kinh tế, pháp luật, khoa học, kỹ thuật,Văn Hóa, Văn Minh.... để không ngừng nâng cao và thăng hoa đời sống con người và xã hội nhân loại. Đặc biệt "Chân lý Tinh hoa Sự Sống" cũng là nền tảng thành lập "Đạo Sống con người" giúp cho con người khám phá nội tâm chính mình,  khám phá ra những quyền năng còn ẩn tàng nơi con người, nhất là giúp cho con người có khả năng, sáng tạo ra chân lý, vượt lên chính mình, tự thắng chính mình, giúp cho con người trở nên "Thánh hiền","Chân nhân". "Chân sư", "giác ngộ thành Phật"...thành các đấng "Trọn lành" "Toàn giác" "Toàn Năng". Trong bài chuyên luận này chúng tôi xin đề cập:

-Tầm quan trọng của Sự sống đối với các tôn giáo:

- Sự Sống và kinh Dịch.

- Sự sống và nguồn gốc sự sống theo khoa học.

- Bí ẩn của sự sống

- Triết lý Sự Sống.

- Đạo Sống Con Người & Vũ Trụ

- Đạo Sống, và Giá trị con người.

- Qui luật Sống-Tác năng khả năng chuyển hóa, thăng hóa xã hội nhân loại.

- Đao Sống và Sứ mệnh Con người.


II - Tầm Quan Trọng Của Sự Sống Đối Với Các Tôn Giáo:


A/* Hầu hết các tôn giáo đều đề cao sự sống con người.

Thực vậy, đạo Nho quan niệm "Thiên địa Hiếu Sinh" (Đức của trời đất là yêu sự sống) và các bậc "Tiên nho" như Dương Tử, Liệt Tử hay Lão Tử đều có chủ trương "Trọng Sinh"hay "Quí Sinh" (= "Trọng sự Sống" hay  "Quí sự Sống)

B/* Đạo Phật có "Ngũ Giới, do chính đức Phật chế ra. "Ngũ Giới" là năm điều răn không được làm, của hàng tu sĩ tại gia mà Phật tử xin phát nguyện thọ lãnh 5 giới này (Giới: là hàng rào ngăn cấm những việc xấu của thân khẩu ý). Người Phật tử thọ lãnh năm giới này trong buổi lễ quy y hoặc phát nguyện. Ngũ giới là năm giới, năm điều khuyến khích, phải giữ của người Phật tử tại gia. Sở dĩ đức Phật đặt ra năm giới vì Ngài mong muốn cho người Phật tử tại gia hưởng qủa báo tốt đẹp. Người Phật tử không thể chỉ thọ "Tam Qui" mà không trì "Ngũ Giới". Người đã "quy y" là đã  bước một nấc thang đầu tiên, nếu không giữ giới có nghĩa là dừng lại tại đó, không tiến bước tới nữa. Năm giới này không những để tiến bước trên đường giải thoát mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, xã hội. Người Phật Tử tại gia đã quy y , phải giữ năm giới sau đây:

1 . Tránh xa sát sinh

2 . Tránh xa sự trộm cắp.

3 . Tránh xa sự tà dâm.

4 .Tránh xa sự nói dối.

5 . Tránh xa sự dễ dãi uống rượu và các chất say.

Đức Phật không bắt buộc người Phật tử phải tuân theo triệt để, cũng không hăm dọa nếu không tuân theo thì phải bị chịu hình phạt, có giữ hay không là tùy thuộc mỗi người tự liệu lấy.Đạo Phật khác với các Tôn giáo khác một phần là ở điểm này. Năm giới là năm thành trì ngăn chặn cho chúng ta đừng đi vào đường ác, là năm hàng rào cản cho các Phật tử khỏi rơi vào vực sâu tội lỗi. Trong  năm giới , "Giới tránh xa sự sát sinh đứng hàng đầu. Giờ đây chúng ta tìm hiểu sâu hơn về giới thứ nhất trong Ngũ Giới nhà Phật.

Tránh xa sát sinh:  Không sát sinh bao gồm không giết hại từ con người đến súc vật lớn như voi, ngựa, trâu bò v.v... cho đến  các loài nhỏ bé như côn trùng, sâu bọ, kiến v.v... Không những không giết hại, mà còn không làm tổn thương đau đớn con người và các loài. Người Phật tử cũng không bảo người khác, bày mưu kế cho người khác làm các việc hành hạ, giết hại chúng sinh các loài. Khi thấy người khác đánh đập, sát hại con người và súc vật thì sinh lòng thương xót và khuyên can ngăn cản. Sự  giữ giới không sát sinh nhằm mục đích bảo vệ công bằng, mọi chúng sinh đều muốn sống sợ chết, mọi chúng sinh đều có "Phật tính" như nhau. Giữ giới sát sinh là nuôi dưỡng lòng từ bi, người có lòng nhân không nỡ sát hại người hay vật. Giữ giới sát sinh tránh được nhân quả báo ứng, vì nợ máu sẽ phải trả bằng máu không ở kiếp này thì ở kiếp sau, như vậy nghiệp oán xoay vần không có ngày chấm dứt.

Từ trước đến nay, loài người đã giết hại rất nhiều bằng đủ thứ phương tiện như làm lưới câu v.v... bắt cá dưới nước, làm bẫy, cung tên, súng đạn giết loài cầm thú trên không, dưới đất, và nhất là dùng thứ mưu mẹo để giết hại con người lẫn nhau. Người giữ giới không  sát sinh luôn luôn có tâm an ổn,nét mặt hiền hòa. Nếu mọi người trên thế giới đều giữ giới không sát sinh thì thế giới không còn chiến tranh giết hại nữa.(1*)

"Giới Tránh xa sát sinh" không chỉ trong "Ngũ giới" của Phật giáo mà thời cổ đại ở Ấn độ  các tôn giáo khác đều có sự tương đồng, như 5 giới sau trong 10 giới của Cơ Đốc  giáo cũng như vậy:

1 / Ngũ giới của Phật Giáo: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm,không vọng ngữ, không uống rượu.

2 / Ngũ giới của Ma Na Pháp điển: Không sát sinh, không vọng ngữ,không trộm cắp, không  phạm hạnh (không dâm) không tham sân.

3 / Ngũ giới của Bao Đạt Na Pháp điển: Không sát sinh, không vọng ngữ, không trộm cướp, nhẫn nại, không tham.

4 /  Ngũ giới của Tiền Đa Khư Da, Áo Nghĩa Thư: khổ hạnh, từ thiện, chánh hạnh, không sát sinh, thật ngữ.

5 / Ngũ giới của Kỳ Na giáo: không sát sinh, không trộm cướp, không vọng ngữ, không dâm, ly dục.

6/ Ngũ giới của Du già phái: không sát sinh, không vọng ngữ, không trộm cướp, không tà dâm, không tham.

7/ Năm giới sau của Cơ Đốc giáo: Đừng giết người, đừng trộm, đừng tà dâm, đừng vọng chứng, đừng tham của cải người khác.( 2*)

Đạo Phật còn có tên gọi khác là "Đạo Sự Thật" hay "Đạo Sự Sống".

C/ Ba bước đi sâu thẳm và thiêng liêng của Chúa Jésus:

 Chúa Jésus phán với các môn đồ Ngài rằng: "Ta là đường đi, là chân lý  và ta là  Sự Sống" ( Giăng 14:6).

Mới đầu Ngài nói "Ta là đường đi", nhưng không phải chỉ có Ngài mới có "đường đi", mà các vị lãnh đạo các tôn giáo khác cũng đã mở đường cho nhân loại, nên Ngài lại nói "Ta là Chân Lý", song "Chân lý" thì có "Chân lý tương đối" và "Chân lý tuyệt đối" nên Chúa Jésus  lại tiến lên một bước cao hơn nữa, sâu thẳm và thiêng liêng "Ta là Sự Sống".

Theo giáo lý Công giáo, Sự Sống là điều thiêng liêng: (3*)

Câu hỏi hướng dẫn:

- Chúng ta có được giết muông thú không?

- Phải chăng mọi tín hữu Công giáo phải chống đối việc phá thai trong mọi trường hợp?

- Ki tô hữu cần có thái độ nào đối với thể xác mình?

- Sử dụng ma túy có phải là tội không?

- Lời dạy Hội Thánh về vấn đề cấy ghép cơ quan là gì?

- Hội Thánh có lời dạy gì về sự phá thai?

- Sự phá thai có thể được biện minh là đúng như trong trường hợp mang thai sau khi "bị hiếp dâm" hay không?

- Tạo cái chết êm ái cho bệnh nhân nan y có được xem là đúng hay không?

- Lời giải của Hội Thánh cho vấn đề trên là gì?

- Giết người trong trường hợp tự vệ là được phép phải không?

- Người  Công giáo có được tháo bỏ ống dinh dưỡng ra khỏi người đã hôn mê nhiều năm trời hay không? Y tá có được phụ giúp bác sĩ trong "ca phá thai" hay không?

- Người Công giáo có thể làm nhân viên tiếp tân ở bệnh viện phá thai hay không?

C1. - Tôn trọng sự sống con người :

C1. a: Sự sống con người là điều thiêng liêng:  Sách giáo lý Công giáo yếu lược( YL. Mục 466; xem thêm Giáo lý Công giáo- mục 2258- 2262-2318-2320)   Sự sống con người phải được tôn trọng vì là điều thiêng liêng. Ngay từ đầu sự sống con người cần đến một tác động sáng tạo của Thiên Chúa và sự sống mãi mãi nằm trong liên hệ đặc biệt với Đấng sáng Tạo, Đấng là cùng đích duy nhất của mọi sự sống. Không ai được phép hủy diệt một con người vô tội. Điều này đối nghịch nghiêm trọng với phẩm giá con người và với sự thánh thiện của Đấng Sáng Tạo. "Người không được giết người vô tội và người công chính (Xuất Hành23:7)

C1b- Vì sao bảo vệ con người và xã hội một cách hợp pháp không đối nghịch với luật tuyệt đối này?

Sách Giáo lý yếu Lược (GLYL) (Mục 467; xem thêm  2263-2365) giảng giải: Vì trong  việc chọn sự tự vệ hợp pháp,người ta tôn trọng quyền sống (của bản thân hoặc của người khác) và không chọn việc sát hại. Thực ra, đối với người có trách nhiệm về mạng sống của người khác,sự bảo vệ hợp pháp klhông những là một quyền mà còn là một nhiệm vụ quan trọng, miễn là không sử dụng sức mạnh quá mức cần  thiết.

 Hình phạt có mục đích gì?

 Sách GLYL (Mục 468, xem thêm GLCG mục 2266) viết: Hình phạt được chính quyền dân sự hợp pháp đề ra nhằm mục đích uốn nắn sự xáo trộn gây ra bởi việc phạm luật, nhằm bảo vệ trật tự công cộng và an ninh cho mọi người, và nhằm góp phần cải hóa phạm nhân.

Phải chăng cần có án tử hình hoặc án này được chấp nhận về mặt luân lý ?

Mục 469 sách GLYL (Xem thêm GLCG mục 2267 viết : Hình phạt được chính quyền dân sự đề ra phải tương ứng với tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Ngày nay với những khả năng, Nhà Nước có thể xử dụng để chế ngự tội ác, một cách hữu hiệu bằng cách làm cho kẻ phạm tội không còn khả năng gây tác hại, thì những trường hợp nhất thiết phải xử dụng án tử hình từ nay sẽ hiếm đi, nếu không muốn nói là hầu như không còn tồn tại nữa" (Thông Điệp Evangelium vitae).Khi những phương cách không hủy sinh (non-lethal means) đã đủ hiệu nghiệm thì nhà cầm quyền nên sử dụng các phương cách đó vì:

- Chúng  đáp ứng tốt hơn với những điều kiện cụ thể  của công ích

- Chúng  phù hợp hơn với Phẩm Giá Nhân Vị và không tước bỏ vĩnh viễn

Khả Năng Cải Hóa của phạm nhân.

C1c - Điều răn thứ năm cấm những gì? Những tội phạm đến nhân sinh? Mục 470 Sách GLYL (xem thêm GLCG mục 2268- 2283. 2321- 2326) chỉ rõ:

Điều răn thứ năm cấm những hành vi đối nghịch nghiêm trọng về mặt luân lý: 

- Giết người cố ý và trực tiếp: Sư Đồng lõa, Hợp Lực trong  việc trên

- Phá Thai Trực Tiếp: có ý xem đó là mục đích hoặc phương   tiện, và sự cộng tác trong việc phá thai. Hình phạt gắn liền với tội này là Vạ Tuyệt Thông, vì ngay từ lúc tượng thai, con người phải được tôn trọng và bảo vệ một cách tuyệt đối và toàn vẹn.

- Trực Tiếp Tạo Cái Chết Êm Ái Cho Bệnh Nhân Nan Y: Hành động này bao gồm việc kết liễu sự sống của người tật nguyền, người bệnh nan y, hoặc người hấp hối bằng hành động cụ thể qua việc không thực hiện những hành động cứu giúp cần thiết .

- Tự Tử và  Cộng Tác vào việc tự tử, tội này là sự xúc phạm nghiêm trọng đến chính tình yêu đối với Thiên Chúa, đối với bản thân và đối với tha nhân. Trách nhiệm của "người tự tử" càng nghiêm trọng hơn nếu hành động tự tử gây gương xấu cho người khác, trách nhiệm này được giảm thiểu khi người tự tử bị rối loạn tâm thần , hoặc đang trong cơn hoảng sợ tột cùng...                


III - Sự Sống và Kinh Dịch:


A - Tổng quan về kinh Dịch:

"Dịch hay Chu Dịch gồm hai phần:Dịch kinh và Dịch truyện. Dịch kinh là một cuốn sách, thường được xem là sách bói, gồm 64 quẻ, xuất phát từ 8 quẻ (bát quái), mỗi quẻ có 6 vạch. Dưới mỗi vạch có lời đoán theo các mục như hôn nhân, xuất hành...Lời đoán có thể tốt hay xấu, kèm lời khuyên đạo đức. Người đoán quẻ lập luận theo nguyên tắc âm dương giao cảm. Theo cố học giả Cao Xuân Huy gợi những điểm nhìn tham chiếu: Dịch kinh là sách bói, ra đời sau Khổng Tử, còn Dịch truyện gồm nhiều tư tưởng hỗn hợp, trong đó nổi bật tư tưởng Lão Trang, với bản thể luận và biện chứng pháp Đạo gia. Như vậy Dịch chỉ có thể hình thành cuối đời Chu, thời Xuân Thu-Chiến Quốc. Nhiều người ca ngợi khả năng dự báo của Dịch mà điển hình là Thiệu Vĩ Hoa, "ngôi sao Dịch học",  người viết cuốn Chu Dịch với dự báo học với số lượng phát hành kỷ lục tại Trung Quốc. Bản dịch cũng gây nhiều dư luận tại Việt Nam. Trong sách ca ngợi là "đại số học vũ trụ" hay "hòn ngọc trên vương miện khoa học" ...

*Logic 64 quẻ Dịch:

Trong hệ từ viết: "Dịch có Thái Cực, sinh Lưỡng Nghi, sinh Tứ Tượng, Tứ tượng sinh Bát quái" Đó chính là luận lý căn bản của Dịch.

   Thái Cực là chữ Đạo của lão Tử, là bản thể vũ trụ, cơ sở tồn tại của vạn vật, nên "Vô thủy vô chung" (không có khởi đầu và kết cục) "bất sinh bất diệt" (tồn tại vĩnh hằng, không đổi không dời), bao trùm mọi vật, đồng thời có trong từng vật riêng biệt. Lưỡng Nghi là "âm dương", hai phương thức và thống nhất với nhau. Do sự xô đẩy của âm dương mà hình thành sư đa hóa, phân hóa, phát triển. Lưỡng nghi cũng là trời và đất, lấy dương thay cho trời, lấy âm thay cho đất. Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, tức âm dương kết hợp tạo nên bốn tượng: thuần dương là Thái dương, thuần âm là Thái âm, hào âm trên hào dương là Thiếu âm. Tứ Tượng trượng trưng cho bốn phương, cũng cho bốn mùa, tức tứ thời.

Cờ Hàn quốc  với Thái Cực ở trung tâm, xung quanh là 4 quẻ. Tứ tượng sinh Bát quái, vẫn do  âm dương  tương giao mà thành. Hào dương kết hợp với  Thái dương, Thiếu âm,Thiếu dương , Thái âm tạo thành bốn quẻ: Càn ,Đoài, Ly, Chấn. Hào âm kết hợp với Tứ tượng thành bốn quẻ Tốn ,Khảm, Cấn, Khôn. Tổng cộng có 8 quẻ, tức Bát quái. Đó cũng là tám phương, bát tiết.

Tám "tiểu thành quái" trên kết hợp nhau, tạo 8x8 = 64 "đại thành quái", mỗi quẻ có 6 hào hay 3 tượng. Người xưa xem mọi biến dịch trong  vũ trụ không ngoài 64 quẻ Kinh Dịch đó. Vì thế bậc trí giả, với các học thuyết thánh hiền, tự xem mình ngồi trong nhà mà như đứng giữa ngã ba đường, không gì là không biết!"

 * Dịch theo khoa học hiện đại.

"Theo người viết , Thái cực chính là Big Bang, vụ nổ lớn khai sinh vũ trụ: Lưỡng nghi là đối ngẫu sóng- hạt của thế giới vi mô, Tứ tượng là bốn tương tác chi phối vũ trụ ( hấp dẫn, điện từ, tương tác yếu, và tương tác mạnh), một số quẻ Dịch là những phạm trù triết học, khi đó sẽ giải thích được logic nội tại và khả năng dự báo của Dịch.

Theo vật lý học, vũ trụ của chúng ta xuất phát từ vụ nổ lớn xảy ra 13,7 tỷ năm trước. Đó chính là tương tác siêu thống nhất, là cái một, cái chí nhất khởi thủy cho vạn vật. Sau đó do quá trình lạm phát, vũ trụ giãn nở và nguội dần, tương tác siêu thống nhất tách thành tương tác đại thống nhất và hấp dẫn (Lúc này vũ trụ có 2 tương tác) Tiếp theo đại thống nhất,tách thành tương tác mạnh và điện yếu( vũ trụ bây giờ có ba tương tác). Cuối cùng điện yếu tách thành điện từ và tương tác yếu, hoàn tất sự xuất hiện của 4 tương tác điều khiển toàn vũ trụ. Toàn bộ quá trình đó xảy ra chỉ trong một phần triệu giây sau vụ nổ lớn.

Về hình thức, logic "Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng" khá phù hợp với vũ trụ luận nói trên. Trong đó Thái Cực là Big Bang, nơi vũ trụ là cái một, cái duy nhất, Lưỡng Nghi là lưỡng tính sóng-hạt của thế giới vi mô: vật chất vừa có tính sóng vừa có tính hạt, chúng mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Tứ Tượng là bốn tương tác cơ bản. Tứ Tượng không sinh đồng thời mà "một sinh hai, hai sinh ba" "ba" sinh bốn, "bốn" sinh vô cùng, có vẻ đúng như lời Lão Tử.  Theo cố học giả Cao xuân Huy, trong 64 quẻ, ba quẻ Thái, Bỉ, và Đồng nhân tiêu biểu cho quá trình biện chứng của Dịch. Cụ thể hơn, Thái là chính đề. Bĩ là phản đề, phủ định, còn Đồng nhân là hợp đề của chính đề, tức phủ định của phủ định. Như vậy một số quẻ Dịch có thể là một số phạm trù hay qui luật của triết học biện chứng."...

* Khả năng dự báo của Dịch.

"Người viết thấy logic của Dịch đúng khoảng 60-70% so với kiến thức hiện đại, một tỷ lệ rất cao với một lý thuyết từ hàng ngàn năm trước.Vì thế nếu Thiệu Vĩ Hoa ca ngợi Chu Dịch hơi quá lời, thì cũng dễ hiểu. Tuy nhiên đó là do chúng ta chỉ xét tính tất yếu khách quan của các quy luật biến dịch mà chưa xét tới vai trò của ngẫu nhiên, yếu tố quyết định 50% số phận vũ trụ. Theo lời nhà vật lý siêu việt nhất nửa cuối thế kỷ 20, giải Nobel về mô hình quark của các hạt cơ bản, "các ngẫu nhiên và các quark giải thích được vũ trụ, sự sống và mọi thứ khác". Nói cách khác, nếu tính cả ngẫu nhiên, yếu tố quyết định một nửa hành trang của tự nhiên, khả năng dự báo của Dịch sẽ giảm đi một nửa, còn khoảng 30-35%. ,viết đến đây, người viết lại nhớ tới quan điểm của cố giáo sư Nguyễn Đình Ngọc, một nhà khoa học đã lập mô hình toán học tử vi, đại ý , nếu đúng thì (dự báo dựa trên Dịch) cũng không quá 70%, nếu sai cũng không dưới 30%"...(4*)    

B / Kinh Dịch Yếu Chỉ (5 *):

 Học Dịch có thể chia làm hai đường lối: 

B . 1. Một là học gốc Dịch tức là chuyên khảo về Vô Cực, Thái Cực, tìm hiểu về nguồn gốc vũ trụ và con người.

B . 2. Hai là học ngọn Dịch tức là khảo sát về lẽ Âm Dương, tiêu trưởng của trời đất, tuần tiết, thịnh suy các Hào, Quải, học về Tượng, Từ , Số .

Học Dịch theo lối thứ nhất sẽ giúp ta tìm lại được căn nguyên của tâm hồn và biết đường tu luyện để tiến tới Chân Thiện Mỹ, Phản bản, Hoàn Nguyên.

Học Dịch theo lối thứ hai có thể giúp ta tiên tri, tiên đoán phần nào vận hội, khí thế của lịch sử nhân loại, cũng như những động cơ biến hóa trong hoàn vũ .

Chúng ta nên nhớ, Dịch là do Trời truyền! Phục Hi, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử đều là những người được Thượng Đế mặc khải, đều có những khối óc siêu việt. Các ngài đã dày công suy tư, khảo sát, ghi chú, sáng tác mới lưu truyền cho chúng ta được gia tài Dịch học quí báu ấy. Đi vào khoa Dịch học, ta phải cố gắng đạt cho được vi ý cổ nhân, tìm cho cội rễ cuộc đời, gốc gác vũ trụ, những định luật chi phối mọi sự biến thiên của đất trời, cũng như viễn đích, cùng lý của quần sinh, và nhân loại. Chúng ta sẽ dùng những "họa bản Dịch" để làm những bản đồ, hướng dẫn cho tâm thần ta băng qua các lớp lang biến ảo bên ngoài của vũ trụ để đi vào căn nguyên bất biến, tâm điểm hằng cửu của trần hoàn. Từ đó ta sẽ đi ngược lại, để tìm cho ra dần dần các căn cơ,then chốt cũng như những nhịp điệu, tiết tấu của mọi biến thiên (6*) Sự khảo cứu này sẽ đòi hỏi chúng ta nhiều công phu, bắt buộc ta phải tiềm tâm suy cứu đêm ngày, nhưng cũng rạt rào lý thú. Sự học hỏi của chúng ta sẽ không phải là một sự cóp nhặt máy móc, mà là cả một công trình sáng tạo hồi hộp. Sư tìm tòi học hỏi này cũng có thể giúp chúng ta "gạn đục khơi trong" cõi lòng để hòa hài cùng Tạo Hóa(7*) để gặp gỡ lại các Thánh hiền muôn nơi, muôn thủa.

Thực vậy, nhìn vào các đồ bản Dịch ta sẽ lĩnh hội được sự kiện vô cùng quan trọng này là Tạo Hóa hay Thái Cực ẩn áo ngay trong lòng sâu Vạn Hữu. Tạo Hóa và Vạn Hữu hợp lại thành một đại thể, y như một cây vĩ đại có muôn cành lá, hoa quả xum xuê(8*)

Thái Cực.Tạo Hóa là Căn Cốt, Vạn Hữu là những hiện tượng biến thiên chuyển dịch bên ngoài.

Suy ra: Nếu ta biết vượt qua những lớp lang biến ảo của hoàn cảnh , xác thân và tâm hồn ta sẽ tìm về với Tạo Hóa, với Thái Cực ẩn áo nơi đáy lòng ta.

Thế tức là: Từ ngọn suy ra gốc, từ biến thiên suy ra hằng cửu, từ các tầng lớp biến thiên bên ngoài suy ra tâm điểm bất biến bên trong.Như vậy học Dịch là để biết các lớp lang biến hóa, chuyển dịch của vũ trụ và của lòng mình; nhân đó, sẽ suy ra được chiều hướng tiến thoái và trở về được  cùng bản thể duy nhất, tiềm ẩn nơi đáy lòng mình. Xưa nay đã có biết bao người nhờ học Dịch mà trở về được với căn nguyên của mình, với Trời, với Thái Cực.Ngụy Bá Dương chân nhân đời nhà Hán, tác giả bộ Chu Dịch Tham Đồng Khế, một bộ sách căn bản cho đạo Thần Tiên, đã đề tựa sách như sau:

" Đạo Thần Tiên, luyện đơn, tu Đạo thực hết sức giản dị: Chẳng qua là kết hợp với Thái Cực (Tạo Hóa) mà thôi.(9*) Ông giải thích:

Tham là tham dự cùng Thái Cực.
Đồng là hòa đồng với Thái Cực
Khế là khế hợp với Thái Cực(10*)

Thái nguyên, nho gia thời Tống cho rằng: "Người quân tử học Dịch để tiến tới thần minh" (11*). Tác giả quyển Thái Cực quyền bổng đồ huyết cho rằng: Dịch là một phương pháp, một con đường lớn lao, trọng đại giúp ta trở về với Trời, với Thượng Đế (12*) Văn đạo Tử gần đây cũng chủ trương rằng học Dịch cốt là để tìm cho ra căn cốt tinh hoa của mình, tìm cho ra định mệnh sang cả của mình, tìm ra nhẽ phản bổn hoàn nguyên, chứ không phải vụ chuyện bói toán, sấm vĩ  (13*)

Người  xưa chê những người học Dịch một cách thiển cận, bỏ căn bản, để đi tìm chi mạt ngọn ngành như sau:

   Chu nhu đàm Dịch mạn phân phân
   Chi kiến phiền chi bất  kiến căn
   Quan tượng đồ lao suy hỗ thể,
   Ngọan từ diệc thị sính không ngôn,
   Tu tri nhất bản sinh song cán,
   Thủy tín thiên nhi dữ vạn tôn.
   Khiết khẩn Bao Hi vi nhân ý.
   Du du kim cổ hướng thùy luân (14*)

Tạm Dịch:

   Chư nho bàn Dịch nói lông bông,
   Ngành ngọn tinh tường, gốc chẳng thông
   Xem Tượng, tốn công suy quẻ Hỗ
   Ngoạn Từ, phí sức sính lời không
   Có hay một gốc hai cành chẽ
   Mới thấy nghìn con, vạn cháu đông,
   Nối gót Phục Hi ai đó tá,
   Ngàn sau tri kỷ, dạ vời trông....

   Cố nhân xưa tìm ra được bí quyết của Hóa công, tạo ra được Hà Đồ, Lạc Thư, Hồng Phạm, sáng tác ra được Dịch Tượng, Dịch Quái, không phải thấy Thần qui, Long mã, mà chính vì biết quan sát hiện tượng đất trời, tiềm tâm suy cứu, để đi sâu vào đáy lòng vũ trụ,vào tới Thiên Địa Chi Tâm Hoàng Cực chi Cực,để rồi từ đó, có cái nhìn bao quát cả nội giới lẫn ngoại giới. Cho nên điều kiện căn bản để học Dịch cho có kết quả là: 

- Khảo sát kinh văn.

- Quan sát nội giới, ngoại giới.

- Tiềm tâm suy cứu (15*).

Có như vậy mới tìm ra vi ý cổ nhân, tìm ra được lẽ biến hằng của trời đất, cũng như của bản thân tìm ra được bản nguyên vũ trụ, tiềm ẩn ngay trong lòng mình, tìm ra lẽ nhất quán ngay trong lòng mình(16)*. Khi con người tìm ra được căn nguyên của tâm hồn, sẽ không còn quan niệm theo đường lối gián cách. Khi đã nhận thức được bản nguyên duy nhất ẩn tàng dưới các lớp phiến diện của vũ trụ, tâm hồn sẽ khai thông được nguồn mạch ánh sáng, sẽ thông tuệ, sẽ trực giác, và sẽ nhìn thấy rõ hướng đi của tâm thần. Dần dà nhờ sự trung thành theo rõi ánh Hào quang ẩn ước chỉ đường, nhờ sự bền bỉ trên hướng đi đã được chỉ vạch, lướt thắng mọi gian lao, mọi cạm bẫy, mọi trở ngại gây nên bởi tà ma,vật dục; thức thần, kiêu ý, tâm hồn càng ngày càng thấy căn tâm bừng sáng, hạo khí  gia tăng. Dần dà tâm hồn sẽ nhận ra Chân Thể tiềm ẩn đáy lòng khỏi mất công tìm tòi, mò mẫm như xưa. Lúc ấy tâm hồn sẽ phát huy, phóng phát được ánh Thiên Chân ra bên ngoài, soi sáng cho thế nhân biết đường lối Qui nguyên, Phản bản. (17*)

Muốn học Dịch cho có kết quả, cần phải tìm cho ra "lẽ biến -hằng", ngay trong lòng mình, tìm ra được bản nguyên vũ trụ, được lẽ nhất quán ngay trong lòng mình.

Khi tìm được căn nguyên, sẽ thông tuệ, sẽ nhận thức và sẽ tìm ra được Thiên Chân. Nhận ra được Thiên Chân là vào được tâm điểm của vòng Dịch. Lúc ấy sẽ biết được những định luật chi phối sự biến dịch, lý do và mục đích của sự biến Dịch.

Chu Tử nói: "Cái vi diệu của Tạo hóa,chỉ có những người đi sâu vào nguyên lý mới có thể biết được (18*)

Hoàng miễn Trai viết : "Trí tri là phương tiện để vào đạo, mà trí tri đâu có dễ, cần phải nhận thức được thực thể của vũ trụ: lúc ấy đầu đuôi cơ sự mới hiển lộ ra; bằng không thì chỉ là giảng thuyết văn tự,ngày một lao sao, làm cho bản thể vỡ vụn, mà căn nguyên cũng chẳng biết là chi (19*). Ông viết thêm: Lòng nguyên vẹn, không bị xuyến xao, chia xẻ mới có thể thấy được cái bao la của Đạo thể, có học nhiều biết rộng, mới rõ cái vi tế của Đạo thể."

Trên phương diện bản thể, bản tính, thì vạn vật in nhau, nhưng trên phương diện biến dịch thì mọi sự, mọi vật đều có một vẻ mặt khác lạ. Cho nên tồn tâm sẽ hàm súc được lý vạn vật, bác học sẽ hiểu rõ Lý vạn vật (20*)

C- Sự Sống và Kinh Dịch:

* Kinh dịch khám phá mật mã của Sự Sống (Sinh mệnh con người)

"Bí mật của sự sống được coi là bí mật lớn nhất của trái đất ! Đã từng bị các tôn giáo nắm độc quyền giải thích, cuối cùng đã phát ra tiếng nói của khoa học.

Năm 1865 Menden công bố quy luật cơ bản của di truyền,rút ra từ những thực nghiệm tạp giao của đậu ván, phát hiện ra nguyên nhân cơ bản của di truyền.

Năm 1910 Mocgăng đã chứng minh bằng thực nghiệm, nhân tố cơ bản là ở nhiễm sắc thể, nói rõ cơ sở của vật chất của nhân tố cơ bản này.

Năm 1953 J.Oatxơn và F.Cric đưa ra mô hình cấu tạo xoắn kép của AND

Năm 1966 Niluembo và một số người khám phá ra toàn bộ mật mã di truyền và đã lập ra "Bảng di truyền phổ biến quốc tế"

Các nhà khoa học phương Tây rốt cuộc đã thấy "Kinh Dịch" và "mật mã di truyền có những cái nhất trí lạ lùng , đã trực tiếp tái hiện bản chất của sinh mệnh. "Kinh Dịch" đã có thể dự báo sinh mệnh, bởi vì bản thân nó là chìa khóa của mật mã của sự khởi nguồn sinh mệnh.Trước thường chỉ biết hiện tượng tự nhiên mà không biết rõ nguyên nhân.Cũng như loài người khi mới biết xử dụng lửa đã cho rằng lửa là chất linh thiêng , sau lại giải thích là nguyên tố cháy, sau cùng mới biết rõ nguyên nhân thực sự (21*). Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến việc xử dụng lửa . Dưới đây chúng tôi xin so sánh , phân tích:

Axit Ribônuclêic  thông tin (mARN) gồm 3 thành phần: một axit photphoric (H3PO4), một đường ribô (C5H10C5) và một trong 4 loại bazơ Nitric A,G,X hoặc U (Uraxin); ba cái một nối với nhau ; theo số học  tổ hợp thành 64 sợi có 3 thành phần khác nhau (tức là mật mã di truyền). Kết quả thực nghiệm chứng minh được có 64 cặp tương ứng của một mật mã di truyền và một acit amin. Mật mã di truyền trong "Bảng di truyền phổ biến quốc tế" phù hợp với tất cả sinh vật có ý nghĩa phổ biến.

Bảng này bắt đầu từ "Càn" xuống dưới đến 4 rồi chuyển liệt, nhất tượng cuối cùng chuyển đến hàng dưới, góc bên trái cũng đến "Khôn" thứ tự trong hình vẽ  hoàn toàn giống như "bát quái" của Phục Hy (Tiên thiên bát quái)

Vị trí thứ nhất, nhì, ba, tức là thiên địa nhân tam tài. Bảng này lấy quy tắc phổ cập nhất của vạn vật để dự tính tổ hợp , số mục và thứ tự tất nhiên của mật mã di truyền; phát hiện ra mật mã di truyền của sinh vật là từ không đến có , từ biến dị phi mật mã (Thái Cực) mà sinh, qua diễn biến từ đơn giản đến phức tạp mà có.

Trong bảng có ba mật mã cuối (UAA, UAG, UGA) đối xứng với các quẻ "Khuê" "Qui muội" "Tổn" . "Chu Dịch tự quái truyện" nói "Nhà nghèo nề nếp  không thuận,tạo nên sự xáo trộn,người thân cũng quay lưng lại"  lại nói  sự chậm trễ bỏ mất cơ hội, nên sẽ bị tổn thất"Ba quẻ đều có ý đình trệ, không tiến nữa.

Sử dụng  hào dương biểu thị, dạng mạnh mẽ của C và G, hào âm biểu thị dạng suy yếu của U và A, 64 mật mã vừa vặn chia thành 8 tổ, phản ánh càng tập trung quy luật liên kết của chúng.

Phật nói : "Chúng sinh bình đẳng ! Từ bản chất của sự sống, đúng là  như vậy. Sinh học phân tử hiện đại, khám phá ra mật mã di truyền , mới thấy rằng gà, chó trâu,dê và những người chủ của chúng về cơ bản,thật chẳng có gì khác biệt cả. Đến ngay như vi trùng ở trong ruột,với con người cũng cũng chẳng có gì khác.Đó là nhận thức trên bình diện phân tử, là phương pháp phân tích của phương Tây.

Tầng tầng lớp lớp chúng sinh trong thế gới,đại thiên chẳng qua đều bắt nguồn từ những chuỗi phân tử xoắn kép.

Khi chúng ta so sánh AND và "kinh Dịch" sẽ ngẫu nhiên ngoái đầu trở lại và thấy rằng hãy còn một khoảng trời đất, chúng ta còn chưa thấy!  Vì sao AND vừa vặn là 64 nhóm mà không phải là một con số khác? Vì sao ngay ở chỗ bí ẩn nhất, của sự sống cũng có chỗ liên hệ được với "Kinh Dịch"? Đại văn hào Baletuockơ đã từng nói:Tất cả những chìa khóa để mở cửa khoa học, chẳng có ý nghĩa  gì khác là một dấu hỏi !". chúng tôi đặt câu hỏi đó để xem như chìa khóa để bạn đọc thông minh giữ lấy mà suy nghĩ thêm.

Tóm lại, 64 nhóm mật mã di truyền đã khiến cho giới tự nhiên sáng rực rỡ như vậy! Ngày nay chúng ta đều biết bất kỳ hiện tượng sống nào  đều có mô hình tương ứng ở trong "Kinh Dịch". (22*)

Đạo Dịch cũng chính là Đạo Sự Sống - "Sinh sinh chi Vị Dịch" (Hệ Từ Thượng)


IV - Sự Sống và nguồn gốc Sự Sống theo khoa học: (23*)


Sự Sống: 3 yếu tố làm thành sự sống:

DNA ( Deoxyboucleic Acid một phân tử acid nucleric mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các chất hữu cơ ) RNA (Ribonuleic Acid là một loại axit nucleic , cơ sở di truyền ở cấp bộ phân tử, khác với DNA ở chỗ có dạng mạch đơn hoặc mạch vòng, chứa đường Ribose thay vì Deoxyvrbose...) và Protein (Đản bạch là những đại phân tử được cấu tạo nên theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là axit amin.) phải cùng thời xuất hiện để kết hợp (24*).

 Các bằng chứng cho thấy rằng sự sống trên trái đất đã tồn tại cách đây khoảng 3,7 tỉ năm (25*) với những dấu vết về sự sống cổ nhất được tìm thấy trong các hóa thạch có tuổi 3,4 tỉ năm (26*)

 Tất cả các dạng sống đã được biết đến có chung các cơ chế cơ bản, phản ánh sự thành tạo từ cùng nguồn gốc của chúng, dựa trện các quan sát, giả thiết về nguồn gốc của sự sống để tìm ra cơ chế nhằm giải thích cho sự hình thành của cùng một nguồn gốc trong vũ trụ, từ các phân tử hữu cơ đơn giản ở các dạng sống tiền tế bào đến các tế bào nguyên thủy và có quá trình trao đổi chất. Các mô hình đã được chia ra thành các nhóm "genes- first" và "Metabolism first" nhưng xu hướng hiện nay là sự xuất hiện của việc lồng 2 nhóm trên (27*)

Hiện nay không có kết luận khoa học về sự sống có nguồn gốc như thế nào. Tuy nhiên, các mô hình khoa học, được chấp nhận nhiều nhất được xây dựng dựa trên các quan sát như sau:

*Thí nghiệm Miller- Urey: và công trình của Sidney Fox thể hiện các điều kiện của Trái Đất nguyên thủy bao gồm các phản  ứng hóa học tổng hợp các axit amin và các hợp chất hữu cơ khác từ các tiền chất vô cơ.

* Phospholipid được hình thành liên tục từ các lớp lipid kép một cấu trúc cơ bản của màng tế bào.

Các sinh vật sống tổng hợp protein là các polymer của các axit amin sử dụng các thông tin được mã hóa bởi các ADN. Quá trình tổng hợp protein đòi hỏi các polymer RNA trung gian. Khả năng sự sống bắt đầu như thế nào là từ các gen có nguồn gốc đầu tiên, tiếp theo là bởi các protein (28*) một giả thiết khác là protein có trước và sau đó là gene (29*).

Tuy nhiên, do gen và protein đều là cơ sở để sản xuất qua lại, do đó vấn đề đặt ra là cái nào có trước, và cái nào có sau giống như câu chuyện con gà và quả trứng. Hầu hết các nhà khoa học áp dụng giả thiết này vì không chắc rằng gene và protein phát sinh một cách độc lập(30*). Mặt khác, một khả năng có thể khác đã được Francis Crick đề xuất đầu tiên rằng lúc đầu sự sống dựa trên RNA có các đặc điểm giống như DNA trong việc lưu trữ thông tin và các tính chất xúc tác  của một số protein. Giải thích này được gọi là giả thiết trong thế giới RNA, và nó được chứng minh thông qua sự quan sát nhiều thành phần quan trọng nhất của các tế bào ( các thành phần của tế bào tiến hóa chậm nhất) được cấu tạo chủ yếu hoặc toàn bộ là RNA. Cũng như những đồng yếu tố (cofactor) (ATP, acetyl- CoA, NADH...) là các nucleotid hoặc chất quan hệ một cách rõ ràng với chúng. Các tính chất xúc tác của RNA vẫn chưa được minh họa khi giả thiết này được đề xuất lần đầu tiên, nhưng chúng đã được Thomas Creh xác nhận năm 1986 (31*).

Một vấn đề còn tồn tại của giả thiết thế giới RNA là nó xuất phát từ các tiền chất vô cơ đơn giản thì khó khăn hơn so với từ các phân tử hữu cơ khác. Một lý do để giải thích nó là các tiền thân RNA rất ổn định và phản ứng với nhau nột cách chậm chạp trong các điều kiện môi trường chung quanh, và người ta cũng từ đề xuất rằng các sinh vật sống được cấu thành từ các phân tử khác trước khi có RNA (32*) Dù vậy, sự tổng hợp thành công các phân tử RNA nhất định trong các điều kiện môi trường đã từng tồn tại trước khi có sự sống trên Trái Đất đã đạt được bằng cách thêm vào các tiền chất có thể thay thế theo một thứ tự đặc biệt với các tiền chất- phốt phát có mặt trong suốt quá trình phản ứng, nghiên cứu này làm cho giả thiết thế giới RNA trở nên hợp lý hơn (33*). Năm 2009, người ta thực hiện các thí nghiệm minh họa tiến hóa Darwin của hai hợp phần gồm các  enzyme RNA (ribozymes) trong ống nghiệm(34*) Công trình được thực hiện trong phòng thí nghiệm của Geral joyce, ông cho rằng: "Đây là ví dụ đầu tiên ngoài sinh học và ngoài thích nghi tiến hóa trong một hệ thống di truyền phân tử".

Các phát hiện của NASA năm 2011 dựa trên những nghiên cứu về thiên thạch được phát hiện trên Tái Đất cho thấy rằng các thành phần của RNA và DNA ( adenine, guanine và các phần tử hữu cơ liên quan) có thể được hình thành trong không gian bên ngoài Trái Đất (35*)


V- Bí Ẩn của Sự Sống:


Sự phát triển của khoa học từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai gây ấn tượng mạnh, khiến nhân loại nghĩ rằng khoa học có một khả năng vô tận trong việc nhân thức thế giới và giải quyết các vấn đề của nhân loại. Sự thực không phải như vậy. Khoa học có những giới hạn và những giới hạn đó là từ bản chất bên trong của nó... Càng đi sâu nghiên cứu càng đi đến kết luận không thể tránh được. "Thượng Đế có tồn tại" Đó là lời giới thiệu cuốn "Bên Ngoài Khoa Học" của nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới, do NXB Khoa học & kỹ thuật Hà- nội xuất bản năm 2004. Đây là một cuốn sách triết học khoa học vô cùng quý giá. Không hề cường điệu, tôi muốn nói rằng nếu không nắm được những tư tưởng trong cuốn sách này, cách nhìn về thế giới của chúng ta sẽ bị khiếm khuyết đáng kể, bởi chính khoa học hiện đại đã phát triển tới chỗ cho thấy thế giới quan thuần túy duy vật đã trở thành bất lực trước hàng loạt hiện thực  diễn ra trước mắt khoa học. Tôi (lời dịch giả Phạm Việt Hưng) xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến đông đảo bạn đọc với hai thông điệp chủ yếu mà cuốn sách muốn gửi tới nhân loại thế kỷ 21: 

Vì khoa học bị giới hạn cần phải một sự thay đổi mang tính cách mạng về thế giới quan để chắp cánh cho sự nhận thức vượt khỏi tầng hiện thực vật chất hạn hẹp, vươn tới những tầng  hiện thực phi vật chất tâm  linh. Bí ẩn của sự sống.

Càng nghiên cứu các nhà khoa học càng tin chắc rằng: " Thượng đế có tồn tại" 08.30, 10/07/2017 Bản in cỡ chữ-Hai thông điệp         

Hai thông điệp đó được chuyển tải thông qua những bài báo hoặc những cuốn sách nhỏ sau đây:

*Bài báo" Những điều giả định trước và những giới hạn của khoa học " của Peter Hodgon, trưởng nhóm vật lý lý thuyết của  Viện Vật Lý hạt nhân ở Oxford, tác giả cuốn :" Nuclear Reactions and nuclear Structure" (Phản ứng hạt nhân và cấu trúc hạt nhân) do NXB Clarondon Press xuất bản tại Oxford, 1971. 

* Bài báo "Các  giới hạn của khoa học" của Jean Fourastié, nhà kinh tế học, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Đạo đức và Chính trị  của Pháp.

* Bài báo "Các giới hạn của khoa học" của Eugene Wigner, nhà vật lý Mỹ gốc Hunggary, đọat Giải Nobel vật lý  năm 1963.

* Bài báo "Các giới hạn của khoa học" của Peter Meda Wahoa    nhà sinh học Anh, đoạt giải Nobel về sinh lý học và y học năm 1960, từng là chủ tịch Hội nghị Quốc tế về ở Viện Wistar, Philadephia 1966, một hội nghị lớn thảo luận về "học thuyết Tân - Darwin đã đi tới kết luận học thuyết này không thể bảo vệ được  về mặt toán học"

*Cuốn sách "Thượng đế và khoa học" của các tác giả: Jean Guitton, viện sĩ Viện hàn lâm Pháp, một trong những nhà triết học xuất sắc nhất cuối thế kỷ 20, người thừa kế cuối cùng của nhà triết học lớn Henri Bergson, và hai anh em Grichka, Bogdanov, cả hai đều là tiến sĩ vật lý thiên văn và vật lý lý thuyết.

* Bài báo "Thượng đế và Big Bang" của Dominique Lambert, giáo sư Đại học  Notre- Dame de la paix ở Namur. Một trong các dịch giả đồng thời là người biên tập chính:G.S Đặng Mộng Lân một nhà vật lý uy tín của Việt Nam, tác giả cuốn "Bẩy hằng số vũ trụ" một cuốn sách "bán chạy" cách đây khoảng 30 năm.

Tất cả các tác giả nói trên bẳng ngôn ngữ riêng của mình, thông qua lĩnh vực hoạt động cụ thể của mình, đều khẳng định rằng khoa học bị giới hạn, nó không trả lời được rất nhiều câu hỏi do chính khoa học đặt ra hoặc do thực tiễn thách thức. Đó là điều mọi người cần biết, không chỉ để học lấy sự khiêm tốn, mà quan trọng hơn để suy nghĩ về việc làm thế nào mở rộng sự nhận thức lên những tầng cao hơn khoa học, rộng hơn khoa học.

Giới Hạn Của Khoa Học và Khoa Học về Giới Hạn. Nếu bạn có cuốn sách này trong tay, hãy đọc ngay lời giới thiệu trên trang bìa cuối: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học có thể gây ấn tượng là khoa học có một khả năng vô tận trong việc nhân thức thế giới và giải quyết các vấn đề của nhân loại. Nhưng  sự thực không phải như vậy : khoa học có những giới hạn từ bản chất bên trong của nó. "Bên Ngoài Khoa Học" được sưu tầm từ nhiều bài viết của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, những người đã được Giải thưởng Nobel về các ngành khoa học. Họ là những người đi tìm câu trả lời cho các vần đề" Đâu là giới hạn của khoa học"? Đâu là cầu nối giữa khoa học và tôn giáo? Thượng đế có tồn tại hay không? Cuốn sách này chắc chắn sẽ mang lại hứng thú cho đông đảo bạn đọc, những người muốn tìm hiểu về khao học, cũng như các vấn đề ở ngoài khoa học" Peter Hoagson cũng nhấn mạnh đều tương tự ngay từ lời mở đầu bài báo của ông: Các thành tựu khoa học và công nghệ thật ấn tượng và có ảnh hưởng khiến người ta có xu hướng nghĩ rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết bằng phương pháp khoa học, và bất kỳ vấn đề gì mà không thể giải quyết được như vậy thì đều là những vấn đề giả, vô nghĩa.Một sự tin tưởng ngây thơ như vậy vào sức mạnh toàn năng của khoa học ngày nay đã ít được để ý, vì rõ ràng xã hội đang phải đương đầu với hàng loạt vấn đề nan giải không thể giải quyết được bằng các phương pháp khoa học, và cũng có những vấn đề thực sự về con người mà chúng mãi mãi vượt ra ngoài khả năng tìm kiếm của khoa học " (trang 7)

 Đọc đến đó, một đầu óc lành mạnh sẽ lập tức bật ra câu hỏi: |Vấn đề thực sự nào về con người có thể mãi mãi vượt ra ngoài khả năng của khoa học?"

Theo Peter Hodgson, đó là khả năng tồn tại của thế giới tâm linh-một thế giới phi vật chất không thể kiểm chứng bằng giác quan và công cụ vật lý nhưng có dấu hiệu khách quan cho thấy nó tồn tại...

* Bí ần của Sư Sống: 

Có một sự thật rất đáng ngạc nhiên mà bất kỳ ai quan tâm tới thuyết  tiến hóa cũng nên biết một số môn đệ của thuyết tiến hoá Darwin, trong khi bảo vệ niềm tin của mình, đã tuyên bố rằng vấn đề nguồn gốc sự sống không nằm trong thuyết tiến hóa. Sư thiếu hiểu biết này thực ra không đáng tranh luận, vì cuốn "Bên Ngoài Khoa Học" từ lâu đã trình bầy một cách rõ ràng những vấn đề liên quan đến "nguồn gốc sư sống", qua đó chúng ta thấy tính chất phi lý và phi khoa học của thuyết  tiến hóa. Thật vậy, tại trang 138, tác giả viết : "Nhưng sự sống,nó là cái gì vậy? câu hỏi tôi muốn nêu ra ở đây, câu hỏi mà tôi không thể tránh được, là biết rõ sự sống xuất hiện bằng "phép lạ" nào... "Sự sống xuất hiện ngẫu nhiên, hay hòan toàn ngược lại, nó là kết quả của một tính tất yếu huyền bí? Hỏi tức là trả lời. Đọc câu hỏi đó chúng ta có thể đoán người hỏi muốn trả lời như thế nào? Cụ thể theo cuốn "Bên Ngoài Khoa Học"có hai quan điểm đối lập về n guồn gốc  sự sống: 1/ Sự sống hình thành một cách ngẫu nhiên từ vật chất không sống 2/ Sự sống hình thành do một tác động siêu nhiên, một chủ ý có trước của Đấng sáng tạo. Quan đểm thứ nhất là quan điểm của thuyết tiến hoá, và cũng là quan điểm của "học thuyết sư sống hình thành tự phát" (doctrin of Spontaneous generation)  có từ thời Ky lạp cổ đại. Quan điểm thứ hai là quan điểm của Lý thuyết "Thiết kế Thông Minh" (Theory of intelligent Design) của thuyết  Sáng tạo (Creationisme).

Quan điểm thứ nhất: Học thuyết sự sống hình thành tự phát, đã bị đập tan bởi định Luật Tạo Sinh (Law of Biogenesis) do Louis Pasteur khám phá năm 1862, với thí nghiệm bình cổ cong thiên nga nổi tiếng. Nhưng Darwin đã sáng tác ra học thuyết về "Cái ao ấm áp", sau này được các đệ tử chế biến thành lý thuyết về "Nồi súp nguyên thủy"( primordial soup) thậm chí được các môn đệ tôn lên thành "Thuyết tiến hóa hóa học" (Chemical evolution), trong đó cho rằng vật chất vô cơ vào một dịp may mắn nào đó ngẫu nhiên kết hợp lại thành phân tử sống đầu tiên, rồi phân tử này biến hóa dần dần thành mọi sinh vật ngày nay. Đây thực chất là học thuyết sự sống hình thành tự phát đã bị bác bỏ. Cơ sở duy nhất của thuyết tiến hóa là thời gian và cơ may- với thời gian gần như vô hạn, ít nhất sẽ có một dịp may xảy ra, và như thế là đủ để sự sống sinh sôi nẩy nở. "Thời gian tự nó sẽ làm các phép lạ" (Time itself performs miracles) George Wald tuyên bố(!!!) Vậy hãy xem các nhà khoa học trong cuốn "Bên Ngoài Khoa Học" nói gì về khả năng xảy ra "Phép lạ" như George Wald nói.

Sau khi so sánh một con bướm (sự sống) với một hòn sỏi (cái không sống) Jean Guitton nhận xét " Sự sống chứa đựng một lượng thông tin phong phú gấp bội so với cái không sống"  rồi ông hỏi:" nếu sự sống chỉ là vật chất chứa nhiều thông tin hơn thì thông tin ấy từ đâu mà ra?"(trang 138). Nếu  thuyết tiên hóa vô cơ ngẫu nhiên tập hợp lại để thành vật chất sống thì, Guitton chất vấn: "Bằng "ngẫu nhiên" nào mà một số nguyên tử lại xích lại gần nhau để tạo thành những phân tử acid amin đầu tiên? và Bằng "ngẫu nhiên" nào mà những phân tử ấy tập hợp lại để đi tới ngôi nhà phức tạp ghê gớm là ADN?... Ai đã vạch ra các đề án của phân tử ADN đầu tiên mang theo thông điệp đầu tiên cho phép tế bào sống đầu tiên tự sinh sản? (trang 139). Rồi Guitton cho biết: "Những nhà  nghiên cứu hàng đầu không còn bằng lòng với việc đọc thuộc lòng các quy luật của Darwin mà không suy nghĩ: họ dựng lên những lý luận mới rất đáng kinh ngạc. Đó là những giả thuyết rõ ràng dựa vào sư can thiệp của một nguyên lý tổ chức siêu việt vào vật chất (trang 139) (35*) .Có nghĩa là những nhà nghiên cứu đi tiên phong trong sinh học không còn tin vào thuyết  tiến hóa của Darwin nữa. Họ xây dựng những lý thuyết mới, trong đó nêu lên vai trò thiết yếu của Nhà Tổ Chức Siêu Việt- người ban hành những nguyên lý tổ chức buộc vật chất trong vũ trụ phải tuân thủ sao cho chúng kết hợp với nhau theo một tổ chức xác định chính là sự sống.

Guitton kết luận: "Cuộc phiêu lưu của sự sống đã được một nguyên lý tổ chức sắp xếp" (trang 140) Có nghĩa là ông bác bỏ khái niệm sự sống hình thành ngẫu nhiên hoặc tự phát, và hơn thế nữa, chỉ ra vai trò không thể thiếu của Nhà Thiết  kế tác giả của "nguyên lý tổ chức" đó. Đáp lại ý kiến của Guitton, nhà vật lý Crichka Bogdanov nhắc đến một hiện tượng đáng kinh ngạc của sự sống do Llya Prigorine, nhà hóa học đoạt giải Nobel năm 1977, khám phá ra. Đó là hiện tượng phân tử sống có khả năng giao tiếp với nhau như thế nào. Đây hãy nghe chính Prigorine nói: Điều gây kinh ngạc là một phân tử BIẾT các phân tử khác làm gì, đồng thời với nó ở những khoảng cách rất lớn. Những thí nghiệm của chúng tôi cho thấy  các phân tử giao tiếp với nhau như thế nào. Tất cả mọi người đều chấp nhân thuộc tính ấy trong những hệ sống, nhưng chính thuộc tính ấy lại ít được chờ đợi nhất trong các hệ không sống"(trang 142) Chữ "BIẾT" trong câu nói trên đã được tôi, PVH viết to để nhấn mạnh, bởi đây là hiện tượng quá kỳ lạ, kỳ lạ đến mức khó tin, nhưng buộc phải tin, vì đó là một kết quả thực nghiệm có thể thấy tận mắt.Sự thật này làm tôi liên tưởng ngay đến một tư tưởng của Phật giáo mà Đức Đạt Lai Lạt  Ma trình bầy  trong cuốn sách của ngài: "Vũ trụ trong một nguyên tử" do Công ty truyền thông Nhã nam và NXB Thế giới vừa xuất bản tại Việt Nam năm 2016. Trong cuốn này Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định rằng ranh giới phân biệt sự sống với cái không sống; là ở  ý thức chứ không phải ở cấp độ phức tạp của cấu tạo vật chất- cái gì ý thức thì cái đó là một thực thể sống, cái gì không có ý thức thì cái đó là cái không sống, bất kể cấu tạo vật chất ra sao. Nếu thừa nhân quan điểm này thì lập tức suy ra rằng thuyết tiến hóa hoàn toàn bất lực trước việc giải thích nguồn gốc và bản chất sự sống, bởi nó hoàn toàn bất lực trước việc giải thích nguồn gốc và bản chất sự sống, bởi nó hoàn toàn bất lực trước khái niêm ý thức. Toàn bộ học thuyết Darwin tảng lờ vấn đề ý thức, vì mọi cơ chế tiến hóa mà nó nêu lên  đều là những cơ chế vật chất thuần túy.

Trở lại với hiện tượng các phân tử của sự sống BIẾT lẫn nhau, nếu khái niệm BIẾT  ở đây được ví như "trí thông minh" của một  phân tử thì , theo llya Prigorine, "trí  thông minh" của phân tử cũng là ranh giới để phân biệt sự sống với cái không sống!

Vậy "Trí thông  minh" của phân tử từ đâu mà ra? nếu không thừa nhận một lực lượng bí ẩn nào đó đã cung cấp "trí thông minh" ấy cho phân tử sống thì làm thế nào để giải thích hiện tượng này?

Nhà vật lý Bogdnov cho rằng đó là "Lối ứng xử thông minh lạ thường" (trang 142) của phân tử sống mà khoa học không thể giải thích được- khoa học dựa trên logic thuần túy vật chất trở nên quá nghèo nàn để có thể hiểu được bản chất sự sống.

Đến lượt Guitton, ông cho rằng hiện tượng đó  nói lên rằng vũ trụ có một định hướng, và "cái hướng sâu xa ấy nằm trong bản thân nó, dưới hình thức một nguyên nhân siêu việt" (trang 142).

Nguyên nhân siêu việt là gì, nếu không phải là Nhà Tổ Chức Vĩ Đại như đã nói trên, hay Nhà Thiết kế Vĩ đại, Nhà Lập trình Vĩ đại, Đấng Sáng tạo, Thượng đế, Chúa...?

Các nhà khoa học thời nay rất đáng thương. Họ phủ nhận Thượng đế nhưng chính khoa học đưa họ đến chỗ buộc lòng phải thừa nhận vai trò nhất thiết phải có của Đấng sáng tạo để giải thích những hiện tượng vượt khỏi tầm với của khoa học. Trong tình huống lưỡng nan như thế, họ tránh việc sử dụng những từ ngữ quen thuộc như Thượng đế, Chúa, Đấng sáng tạo,..Họ phải tạo ra những tên gọi mới, thuật ngữ mới, có lẽ vì họ quá nhạy cảm với sự chống đối từ phía các nhà khoa học vô thần. Những từ ngữ mới đó giúp họ tránh đươc việc đối đầu mất thì giờ với những cái đầu khoa học thô thiển trình độ thấp. Nhưng rốt cuộc họ vẫn phải quay đầu lại điểm ban đầu, rằng Thượng đế sáng tạo ra tất cả! Đó là điều cuốn "Bên Ngoài Khoa Học" nói một cách tế nhị với chúng ta. Và đúng như tôi đã trình bầy trong nhiều bài viết phê bình thuyết tiến hóa rằng toán học xác xuất bác bỏ mọi cơ may để sự sống có thể hình thành ngẫu nhiên từ vật chất không sống, nhà vật lý G. Bogdanov cũng nhấn mạnh: "Không một thao tác nào đã nhắc đến trên đây có thể thực hiện ngẫu nhiên cả" Hãy lấy một trong nhiều ví dụ: để cho việc ghép các Nucleotid "ngẫu nhiên" dẫn tới tạo ra ARN dùng được, Tự nhiên cần phải mò mẫm thử đi thử lại, ít ra trong 10^15 năm, tức là một trăm nghìn lần nhiều hơn toàn bộ tuổi của vũ trụ chúng ta. Một ví dụ khác: nếu đại dương nguyên thủy đã đẻ ra tất cả các biến thể (tức là các đồng phân) có thể được tạo ra theo lối "ngẫu nhiên" từ chỉ một phân tử chứa đựng vài trăm nguyên tử, thì điều đó phải đưa chúng ta tới chỗ tạo dựng được hơn 10^80 đồng phân có thể có.Thế nhưng vũ trụ có lẽ hiện chỉ có  dưới 10^80 đồng phân (trang 145)

Đọc những phân  tích nói trên, tôi muốn chuyển một thông điệp đến ngài George Wald, tác giả câu nói bất hủ "Thời gian tự nó sẽ tạo ra các phép lạ" và ông Richard Aawkins, cái loa lớn tiếng nhất của thuyết tiến hóa  hiện ay, rằng "Thưa các ông, các ông có hiểu những phân tích của G. Bogdanov ở trên không? nếu không hiểu thì làm sao các ông có thể thấy được tính chất hoang đường của thuyết tiến hóa? Ngược lại, nếu hiểu thì các ông còn ôm lấy cái thuyết tiến hóa dựa trên may rủi như cờ bạc làm gì nữa?" 

Không ngờ những suy nghĩ đó hoàn toàn khớp  với những gì Jean Guitton nói tiếp sau đó:

"Do đó khi quan sát tính phức tạp đáng kinh ngạc của sự sống, tôi đi tới kết luận rằng bản thân vũ trụ thật "Thông minh" : một trí tuệ siêu việt tồn tại trên bình diện hiện thực (tồn tại ở khoảnh khắc ban đầu mà chúng ta gọi là sáng tạo) đã ra lệnh cho vật chất đó là sự sống" (trang 145) Đến đây thì chúng ta thấy rõ ràng rằng các nhà khoa học trong cuốn "Bên Ngoài Khoa Học" không còn úp mở gì nữa, mà khẳng định rằng Đấng sáng Tạo là tác giả của sự Sống (36*)           


     VI -Triết lý  Sự Sống.


Triết học có 2 xu hướng là duy tâm và duy vật. Từ thời cổ đại đã xuất hiện duy vật, nhưng đến thế kỷ 19 duy vật biện chứng mới phát triển và trở thành trào lưu đối lập với duy tâm. Duy vật và duy tâm khác nhau ở chỗ thừa nhận vật chất và ý thức trước và sau khác nhau. Duy vật cho rằng vật chất có trước, ý thức (tinh thần) có sau, duy tâm thì ngược lại , ý thức có trước, vật chất có sau. Theo quan điểm triết học chỉ mang tính nhất nguyên (duy vật hoặc duy tâm) khi thừa nhận tính thống nhất của thế giới. Vì thế duy vật và duy tâm trở thành hai trường phái tư tưởng của xã hội loài người luôn luôn đối lập và phủ nhân lẫn nhau. Có cách nào khác không? vấn đề đặt ra thật khó giải quyết, nhưng xu thế của loài người luôn thúc đẩy ý thức phát triển không chỉ cả duy vật mà cả duy tâm, sự phát triển đó giúp cho nhân thức về thế giới mỗi ngày một đúng hơn và đưa duy vật với duy tâm tiến lại gần nhau. Đó là xu thế phát triển của thế giới.

Nhân thức về thế giới là cả quá trình  tiến hóa ý thức của con người, trong một giai đoạn không hiểu được hết về nó. Triết học duy tâm và duy vật đã từng cùng loài người mở cánh vũ trụ để nhận thức về nó trong nó và ngoài nó nhưng chưa thể lột tả hết được những gì của vũ trụ đã có, đang có và sẽ có. Sự đóng góp vào tiến trình nhận thức và tiến hóa xã hội của triết học duy tâm và duy vật đều có ý nghĩa rất lớn đối với con người.

Triết học biện chứng về sự sống không có gì mới hoàn toàn, mà là sự kế thừa giá trị đã được chứng minh qua thời gian với tính đứng đắn của khoa học hiện đại. Với tư cách không lệ thuộc vào ý thức, triết học biện chứng về sự sống  xây dựng cơ sở phát triển cho ý thức và tính nhất nguyên, có từ sự sống đã phát triển ý thức -khác với lập trường lệ thuộc ý thức và vật chất.- theo quan điểm nhất nguyên duy vật hay duy tâm trước đây. Vấn đề đặt ra ở chỗ sự sống là gốc của nhân thức, từ bản chất sự sống giúp lột tả được thế giới thật có, cả vật chất và cả ý thức cùng tồn tại trong và ngoài sự sống, mà trên hết là khả năng phát triển sự sống theo cơ chế biến hóa và được tiến hóa theo thời gian và không gian. Trên cơ sở lấy sự sống là đối tượng chính của biện chứng, triết học về sự sống dựa vào khoa học hiện đại để phân tích bản chất sống của thế giới sống, tồn tại trong vật chất và trên vật chất. Quá trình phát triển thế giới là quá trình tiến hóa để tiến hóa- tồn tại theo quy luật và chu kỳ- trong đó sự sống có ý thức là thành phần số một của mọi  tiến trình biến hóa tiến hóa vũ trụ và thế giới. Tính liên tục của sự sống là một mệnh đề thống nhất trong triết học sự sống, được khai thác dưới nhiều hình thức của khoa học hiện đại, lý thuyết khoa học phát triển, thần học và xã hội khi phải giải quyết vấn đề vô hạn và vô tận của thế giới sống.     

* Tồn tại thế giới sự sống trước thời gian là tiền đề của quá trình hình thành sự sống.          

   Ngay nay có hai quan điểm về nguồn gốc thế giới, một cho rằng thế giới được sinh ra từ sự sáng tạo của Đáng toàn năng( Thượng đế) hai, cho rằng thế giới không được sinh ra và cũng không mất đi. Thế giới hiện tại là có thực, nhưng do đâu mà có và có bằng cách nào? Vấn đề chỉ có thể giải quyết bằng khoa học hiện đại. Theo thuyết Big Bang được thiết lập là "Mô hình chuẩn" cho thấy vũ trụ được hình thành sau "vụ nổ lớn" là tiền thân của vũ trụ ngày nay.           

  Dựa vào  phút ban đầu hình thành thế giới hiện tại, ta tiến thêm rằng bằng thời  gian như thế về trước nó cho phép nhận diện về thế giới trước thời gian. Thế giới trước thời gian được xem như thế giới  của những gì mà khoa học chưa biết...? Nhiêm vụ của triết  học là lý giải về nó , như những gì  mà con người đã biết, thông qua  sự phân tích, tính logic, tính khoa học của vấn đề ...để hiểu về sự tồn tại có thực nhưng con người chưa biết, trong cái thực đó, chúng ta chú trọng trên hết là thế giới sống, mặc dù thế giới sống , chúng ta chưa tìm được bằng  "công nghệ"... được xem như sự sống mà khoa học chưa biết...? Nhiệm vụ của triết học sự sống là lý giải về nó từ những gì  con người đã biết.           

  Tồn tại thế giới sự sống trước thời gian, là mệnh đề quan trọng để đưa nhận thức về trước cái giây phút cùng một lúc các vụ nổ diễn ra tạo thành vũ trụ. Đến đây ta phải trở về khái niệm "tồn tại" hay "không tồn tại" của thế giới sự sống hiện tại. Từ thời cổ đại ở các nước phương Đông cũng như các nước phương Tây đã nêu ra   vấn đề "Tồn tại" hay "không tồn tại", vừa "tồn tại vừa không tồn tại"  thế giới vật chất. Nhà triết học cổ đại, Hy lạp Pacmênit bàn về thế giới tự nhiên, cũng đã đề cập đến vấn đề "Tốn tại hay không tồn tại"   Thuyết bất khả tri luận (không thể biết ) cho rằng không thể nhận thức được thế giới hay ít nhất  cũng không thể nhận thức   được thế giới một cách triệt để. Duy vật cho rằng vật chất tồn tại. Chủ nghĩa duy vật phát triển cũ hình  thành hệ thống duy vật biện chứng, trong đó khẳng định thế giới chỉ có vật chất đang vận động, khẳng định thế giới tồn tại. Nếu chỉ khẳng định sự tồn tại của thế giới trên cơ sở vật chất mà không phân biệt cấu trúc của nó thì phương pháp luận đó rất mơ hồ. Nếu sự sống sinh vật được xem như vật chất thì vật chất trước khi sinh vật hiện hữu có xem được là sự sống trong đó không? Đó là những vấn đề chưa được rõ ràng của duy vật biện chứng. Vật chất trước vụ nổ Big Bang và sau vụ nổ Big bang  là hai thế giới vật chất khác nhau, không thể lấy vật chất hiện nay làm tiêu chuẩn cho vật chất trước đó và cũng không thể lấy vật chất trước đó để khẳng định vật chất ngày nay. Tuy nhiên cái sau được sinh ra từ cái trước vẫn  là quy luật dễ "chấp nhân". Như vậy ta có được cái nhìn toàn thể từ thế giới sự sống được hình thành về thế giới trước đó- thế giới trước thời gian bắt đầu được tính từ vụ nổ lớn Big Bang hay tạm gọi "Big Bang"  là cái mốc thời gian dễ hiểu.          

   Quan điểm "hai thế giới" tồn tại trước và sau dựa vào vụ nổ Big Bang có thể thay đổi bằng một thuyết mới nào đó, nhưng sự sống trước thời gian thì mãi mãi đứng vững vì nó không phụ thuộc vào sự biến đổi của thế giới, nếu không nói nó là động lực tạo ra thế giới. Do tính chất  đó, đã khẳng định sự tồn tại thế giới sự sống trước thời gian là "ý niệm tuyệt đối" của triết học biện chứng sư sống.          

   * Tính thống nhất  của thế giới sự sống:            

 Khuynh hướng chung của các trường phái triết học là đi tìm nguồn gốc thế giới theo tinh thần hoặc vật chất. Duy Tâm đi tìm nguồn gốc tinh thần, duy vật đi tìm nguồn gốc vật chất và phủ nhận lực lượng siêu nhiên. Hai xu hướng đó cùng tồn tại từ cổ đại đến nay, mỗi xu huớng có lúc suy lúc thịnh, tuy nhiên xu hướng duy vật có phần phát triển mạnh ở cuối thế kỷ 19 đến ay. Sở dĩ duy vật phát triển mạnh là do khoa học phát triển. Việc thừa nhận sự thống nhất vật chất  của thế giới đã được khoa học chứng minh trong tương đối chi tiết từ vật thể đến nguyên tử cho đến "sóng và hạt"  ...đã chỉ ra thế giới vật chất đã tạo nên tất cả. Sự phát triển triết học hiện đại cùng với khoa học siêu tinh vi đã cho thấy vật chất chỉ có thể là thế giới vô sinh, nhưng giới vô sinh không thể tự biến đổi thành thế giới hữu sinh được, vì vậy triết học hiện đại phải dừng lại ở vị trí khoa học của mình, không phát triển được về triết học. Vậy có cách nào để nhận thức về giới hữu sinh không? Hàng thế kỷ qua con người đã bỏ bao nhiêu cộng sức để đi tìm sự biến đổi của chất vô cơ thành hữu cơ và thành cấu trúc sống. Kết quả đã đem đến những tiến bộ khả quan- đã tạo được những chất hữu cơ từ chất vô cơ- nhưng tạo thành sự sống nhân tạo thì chưa làm được... Chúng ta có tin vào khả năng tạo được sự sống nhân tạo không? vấn đề còn phải chờ đợi. Trong lúc chờ đợi, vai trò của triết học phải làm gì?             

Triết học  sự sống không lấy ý thức con người làm chuẩn mực nếu ý thức đó còn là nhận định chưa được thử thách với thời gian, mà lấy tính liên tục của sự sống để khẳng định tính thống nhất. Những phát minh mới về gen, biến đổi di truyền, sinh học phân tử, đi tìm nguồn gốc chất hữu cơ đã chỉ ra sự sống không chỉ là vật chất. Người ta tạo ra chất hữu cơ, từ chất vô cơ, nhờ tia chớp của dòng điện cao áp hiện nay đã làm được, nhưng không tạo ra tế bào sống từ chất hữu cơ đó. Vậy chất sống trong sinh vật là cái gì? Đến đây khoa học xin nhường bước cho các nhà triết học. Duy vật biện chứng suy ra rằng để tạo được chất hữu cơ là có thể tạo được tế bào sống trong tương lai, nếu tạo được tế bào sống thì bản chất sống đã có từ nguồn năng lượng nào đã tương tự như thế, nếu không là khác vật chất. Ta có thể tin chắc vào điều đó để chờ đợi hay phải nhân thức nó theo một  cách nhìn mới của triết học hiện đại? Vấn đề được đặt ra rất gần gũi với đời sống con người, trong khả năng khoa học ngày nay cho phép nhìn nhận sự thống nhất của sự sống trong các dạng vật chất là phạm trù triết học duy nhất để xác định về nguồn gốc sự sống. trên quan điểm không có sự sống ngoài vật chất và vật chất không tự biến thành sự sống, cho thấy tính thống nhất của sự sống trong các tầng vật chất khác nhau và có phương thức tồn tại khác nhau là cơ sở triết học biện chứng về sư sống. Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:                              

 Một là:  Chỉ có sự sống mới sống được và chứa đựng được trong vật chất là những cấu trúc sống trong khi nó còn hoạt động sống . Sự sống là thế giới sống, sống trong và trên vật chất ở nhiều hệ vật chất khác nhau, không chỉ là dạng nguyên tử mà còn có dạng khác nguyên tử tồn tại khách quan, có trước độc lập với ý thức con người theo các chuẩn cấu trúc của qui luật sự sống và phát triển nguyên tử của nó.             

Hai là: Mọi sự sống của thế giới từ trước đến nay đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở tính liên tục , thay đổi theo các hệ chu kỳ sống có cấu trúc vật chất khác nhau, hoạt động theo qui luật và chịu sự chi phối của quy luật khách quan phổ biến của thế giới ngoài ý thức chủ quan của con người.         

    Ba là: Sự sống tồn tại vĩnh viễn và vô tận trong nhiều hệ cấu trúc và bằng nhiều loại vật chất khác nhau cơ bản, ở mỗi hệ có chu kỳ tồn tại trong vật chất khác nhau, thời gian tồn tại trong vật chất đó cũng khác nhau, mỗi chu kỳ của cấu trúc vật chất đồng nhất, không đồng nhất, ở nhiều thế giới sống khác nhau có phương thức sống khác nhau. Có nghĩa là sự sống ở nhiều dạng cấu trúc bằng nguyên tử, bằng siêu nguyên tử, và bằng nhiều loại vật chất có cấu trúc, nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác nguyên lý hoạt động của cấu trúc nguyên tử  cùng tồn tại một lúc trong thế giới , nhưng con người chỉ biết được một một hệ, đó là hệ sự sống cấu trúc bằng nguyên tử, còn các hệ khác không thấy. Tính chất sống được kiểm nghiệm qua cấu trúc sinh vật và con người. Con người không thể bằng ý thức mà sản sinh ra các đối tượng sống được . Con người chỉ có thể thừa hưởng cái có sẵn để tái tạo con người và cải biến sinh vật theo những qui luật vốn có của nó.          

   Sự phát triển của khoa học, đã chứng minh bản chất cấu trúc và phát triển của sinh vật là những vật nguyên sinh được biến đổi hữu sinh trong quá trình thích nghi với môi trường. Phân tích cấu trúc giữa sống và chết cùng với thực nghiệm đi tìm nguồn gốc sự sống cho phép liên tưởng đến sự sống tồn tại bằng khả năng sống  trong những vật chất khác với các nguyên tử, của nguyên tố vật chất do con người phát hiện trong sinh vật là có thể tin được .Với định luật sự sống là quá trình  phát triển liên tục trong đa dạng vật chất của thế giới, đã chứng minh sự sống luôn tồn tại ở các hệ và các dạng vật chất khác nhau. Tính thống nhất của thế giới sống, không loại trừ sự hiện diện đa dạng hoạt động sống của nó; nó bao hàm tính biến hóa đa dạng, tính muôn hình muôn vẻ , tính sống , hoạt động và khả năng chi phối vật chất khác nhau trong các hiện tượng của thế giới khác nhau và vô tận, vô hạn.           

  Sự sống  không phải là tất cả thế giới,nhưng tất cả thế giới đều phục vụ sự sống thì thế giới mới có ý nghĩa. Riêng hành tinh xanh cho thấy nó chỉ có ý nghĩa khi sự sống còn sống và hoạt động trên nó, cũng như sự sống không phải là tất cả vật chất, mà chỉ có một phần vật chất được cấu thành trên nó, nhưng tất cả vật chất đều phục vụ sự sống. Vật chất là phương thức tồn tại tất yếu của sự sống.           

  Góp phần, vào việc  biện chứng ý nghĩa sự sống còn có những nghiên cứu về sự sống ở mức độ phân tử, sự phát triển di truyền, nghiên cứu nguồn năng lượng sống, những nghiên cứu về cấu trúc bộ não người và nghiên cứu những phương pháp điều khiển hoạt động tâm lý của con người, sự phát triển mạnh mẽ của điều khiển học, việc chế tạo máy tính điện tử, phát triển công nghệ thông tin... đã chỉ ra sự sống là sáng tạo. Xa hơn nữa, cho phép suy luận đến sự sống sáng tạo đã từng sáng tạo thế giới ngày nay theo công thức và chương trình như đã thấy  trong thuyết Big Bang, như cấu trúc mã di truyền, bản đồ gen, hoặc còn những tồn tại mà ta chưa phát hiện được.            

 Chỉ có sự sống làm nên thế giới sống, trong đó loài người là một, sự sống  tồn tại trong hệ chu kỳ của thế giới sự sống trong vật chất ý thức và con người là một chu kỳ và là đối tượng của triết học, xã hội học, khoa học, kinh tế , chính trị,... Không có con người thì không có gì để mà nói. Việc lấy sự  sống làm gốc cho nền tảng triết học,không chỉ có ý nghĩa về nguồn gốc thế giới mà còn có ý nghĩa về nhân sinh, thế giới sinh và thế giới quan.             

Như vậy, - thế giới - cả tự nhiên lẫn xã hội- về bản chất là hoạt động sống, thống nhất ở tính liên tục của sự sống trong tiến trình tồn  tại và phát triển vũ trụ. Thế giới sự sống có lúc thể hiện dưới dạng này và có lúc thể hiện dưới dạng khác, và có lúc ẩn, lúc hiện, nhưng luôn luôn tồn tại và hoạt động trong các hoàn cảnh thực tại và "hiện- ẩn" bằng sự vận động sống từ nó, vĩnh hằng và vô tận với vô vàn biểu hiện muôn hình muôn vẻ và kỳ diệu...           

  * Định nghĩa Phạm trù Sự Sống:            

 Trái với triết học sự sống thế kỷ 19, duy vật xem sự sống là một dạng vật chất phát triển ở mức độ cao, con người có thể hiểu được về nó và ứng dụng trong y học và sinh học. Với quan niệm con người có thể "cải tạo được thế giới" duy vật đang hướng tới ý niệm tạo ra sự sống nhân tạo.Nếu con người có khả năng tạo ra sinh vật thì phần sống trong sinh vật cũng không thuộc vật chất ban đầu mà thuộc nguồn sống được xem như năng lượng.Từ những cố gắng vượt qua"giải ngăn cách"  giữa có và không có để giải thích cho sự hiện diện của sinh vật, nhất là sinh vật đầu tiên cho ta một cách nhìn mới, về sự sống là quá trình biến hóa của nó. Sự sống của sinh vật chỉ có thể được sinh ra từ một nguồn năng lượng nào đó biến hóa lên vật chất, năng lượng biến hóa đó không thuộc năng lượng của vật chất và trở thành năng lượng sống  trong cấu trúc sống. Suy luận cho thấy "năng lượng nào đó" phải là năng lượng sống, nếu không cho đó là một sự sống tồn tại hoàn toàn bằng năng lượng. Nhờ vào sự phát triển cao của duy vật biện chứng và sự quyết tâm đi tìm nguyên lý hình thành sinh vật ban đầu đã cho phép ta có cách nhìn mới về sự sống như sau:            

 1- Sự sống phải được sinh ra từ sự sống trước đó, sự sống ban đầu có cấu trúc ý thức và tồn tại trong nó ý thức, được biến hóa từng phần hoặc toàn phần thành sự sống sau đó.             

2- Di truyền là một quy luật bảo tồn và bảo toàn sự sống trong một hệ chu kỳ phát tiển ở thế giới  thích nghi cho sự sống được cấu trúc bằng vật chất đồng nhất với thế giới đó, khi thay đổi cấu trúc (khi chết)  sự sống rời khỏi cấu trúc cũ để đến với cấu trúc mới bằng vật chất khác đồng nhất với vật chất trong thế giới thích nghi mới. Sự sống thể hiện bởi sự khác nhau trong mỗi thế giới khác nhau trong cá thể sống. Thời gian trong thế giới khác nhau là thời gian tích lũy cho cá thể sống làm giàu cho quá trình tiến hóa bản thân và lâu dài.           

  3- Sự sống được hiểu đến cùng cực, không chỉ là sinh vật mà còn là sự sống khác sinh vật  rộng nhất và chứa đựng  trong nó ý thức nhiều nhất trong cấu trúc sống. Ở mỗi cá thể, mỗi hệ cấu trúc phụ thuộc vào mối quan hệ trước đó : tầng kiến thức, mức độ vật chất, khả năng hoạt động; trong đó sinh vật trên trái đất là một hệ sống được thể hiện qua mã gen, chỉ là cấu trúc ý thức, thành phần tiến hóa của cấu trúc so với cấu trúc khác.            

 Cách nhìn nhận trên cho ta định nghĩa sau" Sự sống là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan sinh vật sống và nguồn gốc sự sống, mối quan hệ liên tục của các hệ chu kỳ sự sống, chu kỳ tồn tại và di truyền, trong đó con người là một cấu trúc sống trong vật chất có ý thức, đem lại cho con người nhận thức nhờ hoạt động trong quá trình sống, được nhận thức của chúng ta chép lại, phân tích , đảm bảo logic, phản ánh qua cảm giác, tư tưởng và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác và tư tưởng"...           

  Định nghĩa sự sống trên còn có ý nghĩa đối với các khoa học cụ  thể trong việc tìm kiếm các dạng biến hóa và các hình thức mới của sự sống trong thế giới. Đối với khoa học xã hội, định nghĩa sự sống là cơ sở được chứa đựng trong vật chất và sinh ra nhận thức, bằng tiếp nhận thế giới khách quan, trong và ngoài sự sống, có sự sống mới, có nhận thức đó là gốc của mọi vấn đề xã hội.            

 * Sự sống và tiến hóa:

Trong  triết học, khi bàn tới phạm trù sự sống, đương nhiên chúng ta bàn tới phạm trù có liên quan đến việc làm sáng tỏ sự tồn tại của nó. Đó là phạm trù biến hóa, biến đổi và di truyền. Chúng ta trả lời trực tiếp sự sống tồn tại bằng cách nào?..            

 Với tính cách ban đầu và  thuộc tính bên trong vốn có của sinh vật, theo quan điểm của triết học sự sống, biến hóa là tự biến hóa của sự sống được tạo nên do sự biến đổi tiến hóa di truyền của chính các thành  tố nội tại trong cấu trúc của sự sống với khả năng tập hợp vật chất bên ngoài trở thành thành phần trong nó . Không có sức mạnh nào nằm bên ngoài sự sống lại có thể khiến cho sự sống mất đi. Cái mất đi dưới các nhìn của hữu hạn chỉ là sự biến hóa mới trong cái đã được biến hóa trước đó. Quan điểm về sự sống liên tục đã được chứng minh bằng  phân tích tính di truyền sự sống của sinh vật và thực nghiệm đi tìm nguồn gốc chất hữu cơ đã được chứng minh  bởi những thành tựu của khoa học và càng ngày những phát kiến mới nhất của khoa học hiện đại càng khẳng định điều đó .             

 Khi nghiên cứu các hình thức biến hóa của sự sống theo những tiêu điểm phân phối khác nhau, người ta có thể chia sự hoạt động của sự sống thành các hình thức hoạt động khác nhau. Chúng ta tạm chia thành 5 hình thức cơ bản:            

 1-Biến hóa hoạt động tự nó (Sự hoạt động từ vị trí không xác định đến vị trí xác định của sự sống trong vô tận thế giới -thế giới thời gian và không gian)            

 2-Biến hóa vật lý (biến hóa của năng lượng sống trở thành cấu trúc sống và vật chất vô sinh thành vật chất hữu sinh)           

  3- Biến hóa hóa học (biến hóa của các nguyên tử, các quá trình  hóa hợp và phân giải các chất vô  sinh thành hữu sinh)          

   4-Biến hóa sinh học: (biến hóa các chất không sống trở thành chất  sống trong cơ thể và hoạt động sinh học)             

5- Biến hóa xã hội: (biến hóa thay đổi, thay thế các quá trình hoạt động ý thức được thể hiện trong xã hội qua các hình thái kinh tế , xã hội, tư tưởng.)           

  Với sự phân loại biến hóa của sự sống thành các hình thức xác định như trên, chúng có mối quan hệ với nhau theo những nguyên tắc nhất định như sau:           

  a- Các hình thức biến hóa trên khác nhau về hệ vật chất, cấu trúc vật chất và chất lượng hoạt động. Từ biến hóa hoạt động tự nó đến biến hóa xã hội là sự giới hạn về biến hóa ở các chu kỳ tồn tại khác nhau. Những trình độ này tương ứng với trình độ các kết cấu sống.           

  b- Các hình thức  biến hóa thấp xuất hiện trước những hình thái biến hóa cao, bao hàm trong đó tất cả những biến hóa của nó.Trong đó các hình thức biến hóa thấp không có khả năng bao hàm trong nó biến hóa ở trình độ cao hơn. Bởi vậy quy giản từ  biến hóa cao xuống biến hóa thấp đều không thể chấp nhận.             

c- Trong sự tồn tại sống, mỗi cấu trúc sống có thể có gắn liền với nhiều hình thức biến hóa. Tuy vậy, bản thân sự tồn tại các cấu trúc sống đó bao giờ cũng đặc trưng bằng một hình thức  biến hóa cơ bản. Ví dụ: biến hóa hoạt động tự nó, vật lý, hóa học,sinh học, là những hình thức hoạt động khác nhau trong quá trình sống nhưng hình thức biến hóa sinh học mới là đặc trưng của sinh vật. Đối với con người còn có biến hóa xã hội, biến hóa xã hội là đặc trưng hoạt động ý thức của con người.             

 Khi khẳng định sự sống hoạt động trong sự vĩnh cửu của biến hóa vô tận thì điều đó đã bao hàm trong nó là sự sống được thể hiện qua một hệ vật chất nào đó. Trái lại biện chứng phát triển thừa nhận rằng quá trình biến hóa không ngừng của sự sống chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong nó hiện tượng ổn định tương đối: không có hiện tượng ổn định tương đối thì không có cấu trúc sống nào được tồn tại. Trong biến hóa của sự sống, có biến hóa ổn định và có biến hóa biến đổi.Nhưng bất kỳ biến hóa tương đối nào cũng đều có hướng khôi phục lại sự ổn định, cân bằng của cấu trúc  trong trạng thái thích nghi. Khả năng tồn tại ổn định của sự sống là những điều kiện chủ yếu của biến hóa sau đó.             

Hiện tượng ổn định hay là trạng thái cân bằng tạm thời của sự sống là quá trình hoạt động của nó trên thực tế , chỉ xẩy ra khi sự sống được xem xét trong hệ cấu trúc xác định nào đó . Mọi hoạt động của cấu trúc sống chỉ là tạm thời trong sự sống cá thể tuyệt đối tương đối vĩnh viễn của thế giới sự sống" ( 37*)  


VII - Đạo Sống  Con Người & Vũ Trụ:


A- Khái niệm về Đạo:

Đạo có 3 nghĩa chính : Hai nghĩa thông thường và một nghĩa đặc biệt:

- Theo chữ nho "Đạo là con đường"

- Đạo là phương cách xử thế như đạo thày trò, đạo cha con, đạo vợ chồng  v.v...                            

- Đạo là  bản căn, bản chất của vũ trụ theo Lão Tử.

Nghĩa "thứ ba" đặc biệt này cũng do Lão Tử đặt ra. Mở đầu thiên thứ nhất  của cuốn Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã viết:" "Đạo khả đạo phi thường Đạo Danh khả danh phi thường Danh. Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vất chi mẫu"= "Đạo nói được không phải Đạo thường,Danh gọi được, không phải là Danh thường. Cái Vô Danh là khởi đầu cũa Trời Đất. Cái Hữu Danh là mẹ của muôn vật"

Chữ THƯỜNG ở đây có nghĩa là mãi mãi, luôn luôn bất biến, dù mọi vật biến đổi, nhưng tự nó không đổi. Vậy chữ THƯỜNG  mà Đức Lão Tử dùng để chỉ cái gì luôn luôn là thế, tức là xem nó là qui tắc.

Đạo là Vô Danh, nên nó không thể chứa đựng ngôn ngữ, nhưng khi ta muốn nói tới nó ta phải mượn ngôn ngữ  gọi là ĐẠO. ĐẠO là cái mà bất cứ vật gì, và tất cả mọi vật đều do nó sinh ra. Bởi nó luôn luôn có trong mọi vật, nên Đạo luôn luôn hiện hữu. Nó là cái bắt đầu của mọi cái bắt đầu

Đức Lão Tử nói về Âm Dương: Đạo sinh nhất, Nhất sinh nhị, Nhị sinh tam,Tam sinh vạn vật. Muôn vật đều cõng Âm mà bồng Dương, nhân chỗ xung nhau mà hòa nhau.

Đối với Đức Lão Tử, nguyên thủy của vũ trụ và vạn vật là ĐẠO.

ĐẠO là thể vô hình, vô tướng, không sinh không diệt, hằng hữu đời đời. Sở dĩ người ta không thấy được Đạo là vì nó là những nguyên tố rời rạc, chưa kết thành hình tượng, cũng không biết gọi nó là gì, tạm gọi nó là ĐẠO.

ĐẠO sinh một, Một sinh hai, Hai sinh ba, Ba sinh vạn vật. Một đó là Thái Cực, Hai đó là Âm và Dương, Ba đó là Tam Thiên  Vị (Ba ngôi:Thái Cực, Dương và Âm)

Vậy theo Lão Tử, trước khi vũ trụ thành hình, trong khoảng không gian  hư vô bao la, có một chất sinh rất huyền diệu, gọi là ĐẠO. ĐẠO  biến hóa ra Âm Dương. Âm Dương xô đẩy và hòa hiệp tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật.

Vạn vật được hóa sinh ra, tác động với nhau, phồn thịnh với nhau, rồi cuối cùng tan rã trở về trạng thái không vật, không hình, tức là trở về nguồn gốc của nó là ĐẠO".

B - Bản Thể của ĐẠO:

Đạo là vô danh, vô xú, nên mỗi tôn giáo, mỗi nền triết lý, có quan niệm hay cách lý giải về bản Thể của Đạo thường khác nhau  về cách diễn đạt, biểu đạt, nhưng suy cho cùng lại giống nhau về nguyên Lý cứu cánh. Đây là điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý

B1- Bản thể của Đạo theo triết lý Tây Phương:

-Thời kỳ khai nguyên triết Lý Hy Lạp:

a/Trường phái Milet gồm Thalès-Anaximandre- Anaximène:(38*)

* Thales quan niệm: " Nước là nguyên nhân thể chất của vạn vật (L'eau est la cause matérielle de toute choses) (Méta.A 3,983b 20)

* Anaximadre quan niệm: Nguyên nhân thể chất và nguyên chất sơ bản của vạn vật là bất định. Như thế ông là người đầu tiên gọi nguyên nhân thể chất bằng tên đó .Ông tuyên bố không phải nước hay bất cứ một hành chất nào trong số các hành chất được công nhận mà là một bản thể khác hẳn những hành chất đó vì bản thể này bất định và từ đó mà muôn vàn trời đất và mọi thế giới phát sinh.Ông còn nói bản thể này luôn luôn trường cửu và luôn luôn trẻ trung.Nó lại bao quanh tất cả vũ trụ.

* Anaximène nói rằng: Nguyên chất sơ bản chỉ là đơn nhất và vô hạn.Nhưng ông không nói như Anaximandre rằng nguyên chất ấy bất định. Ngược lại, ông nói rằng nguyên chất ấy cố định,vì nó là khí (DV3 A 5) Tự nó- Ông nói -phát sinh ra những gì hiện có, đã có và sẽ có, gồm cả các thần. Còn những sư vật khác thì lại từ sự phát sinh của cái này,(tức của nguyên chất sơ bản ) mà phát sinh.

Không khác gì  linh hồn là khí nâng đỡ ta, hơi thở và khí cũng nâng đỡ muôn vật. (VD.3B2) và đây là hình thức của khí: Ở đâu nó (tản mát) đồng đều thì mắt ta nhìn không thấy; ngược lại tại ở đâu có lạnh,có nóng, có ẩm ướt và vận hành thì mắt ta lại nhìn được. Nó luôn luôn vận hành, vì nếu không vận hành nó sẽ không thay đổi như nó hiện có(DV.3 A.7,2).

 Nó tự phân tán thành nhiều hành chất khác nhau nhờ ở thể tụ và thể tán của nó ( DV 3.A.5) "Nói tóm lại 3 triết gia nói trên, đã vượt khỏi ý thức thần thoại,để xây dựng một vũ trụ luận trên căn bản một nguyên chất sơ bản có tính cách vất lý ."

-b/ Trường Phái ElÉE với hai triết gia nổi tiếng  Héraclite và Parménide (39*)

*Héraclite quan niệm: "Tất cả đều thay đổi và không có cái gì tồn tại. Rồi so sánh vạn vật (lưu chảy) với diễn tiến của một dòng sông, ông còn nói thêm rằng:" Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông".

Tuy nhiên Héraclite còn nói "Người ta không biết rằng cái gì biến thiên lại hòa hợp với chính mình. Giữa những giằng co đối lập phải có một hòa âm như cây cung và cây đàn". Héraclite cũng là người chủ trương "vạn vật đồng nhất thể".Khác với Thalès ông cho rằng "Lửa" là nguyên chất sơ bản của Vũ trụ.

* Parménide quan niệm vạn vật bất biến và trường tồn. Trước Parménide người Hy Lạp đã nêu ra câu hỏi đầu tiên rằng: nền tảng của vạn vật là gì? Người ta trả lời bằng nhiều cách khác nhau:người thì cho là nước (Thalès) người thì cho là khí (Anaximène) người thì cho là lửa  (Héraclide) Sau cùng Parménide coi hữu thể là nền tảng của vạn vật. 

Trong lịch sử triết học Tây Phương Parménide là người dầu tiên xướng xuất ra quan niệm "Hữu Thể" và tư tưởng này đã được Platon và Aristote tiếp tục quảng diễn sâu rộng về sau này. Có thể nói  "Hữu Thể" hay "hữu thể học" là tư tưởng nòng cốt chi phối hơn hai ngàn năm triết lý Tây Phương.

B . 2: Bản Thể của Đao theo Triết Lý Đông Phương: 

B . 2.a: Theo triết lý Ấn Độ:

* Brahman :

Chịu ảnh hưởng của Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo , từ ngữ Thượng Đế  được dùng trong tư tưởng Tây phương là để biểu hiện một thực tại vừa có tính nhân cách. Thượng đế ấy được mô tả như một nguyên nhân vừa không bỊ tác động,vừa tác động lên mọi sự, nhưng đồng thời cũng là đấng thần linh có nhân cách mà người đời có thể dâng lời nguyện cầu và đấng  ấy có thể nghe tường tận từng lời cầu nguyện.Từ ngữ cảnh Tây phương, chuyển mắt nhìn sang Đông phương, ta thấy tình thế có hơi khác. Ở cấp độ tôn giáo đại chúng, Ấn Giáo có hàng ngàn thần linh nam và thần linh nữ- mỗi vị trấn nhậm một phạm vi ảnh hưởng cá biệt, hoặc có tính địa dư hoặc liên quan tới một khía cạnh đặc thù trong cuộc sống.Thí dụ thần đầu voi Ganesa được cho là mang lại vận hội may mắn và thành quả học tập, do đó được tôn kính đặc biệt bởi những ai liên quan tới sinh hoạt ấy. Ngoài vô số thần linh Ấn Độ có ba vị thần tối cao, theo lối tam vị nhất thể, tiêu biểu cho các khía cạnh bổ sung nhau của sự sống:

1) Brahma: Thần Sáng Tạo.

2) Visnu: Thần gìn giữ.

3) Siva: Thần hủy diệt.

Các khía cạnh có tính nền tảng ấy trong quá trình biến đổi của thế giới đều được thừa nhận và  khắc tạc chân dung bằng cách thể hiện thành hình tượng tương ứng với mỗi vị thần và tùy vào khái niệm của mỗi triết hệ đối với vị thần ấy. Tuy thế thần Brahma, vị đệ nhất trong tam vị, thường được đặc biệt biểu hiện bằng mầu đỏ, bốn đầu, bốn cánh tay cầm chén thánh có chân, cây cung quyền trượng và kinh Veda. Thế nhưng ở quá bên kia ba thần linh ấy là ý tưởng về Brahman_ Đấng Phạm Thiên tối thượng. Từ ngữ này dùng để biều hiện một thực tại tối hậu, bao gồm toàn thể vũ trụ với vô số nam thần và nữ thần. Brahman được xem là thực tại  vô hình, ở bên trong và ở chung quanh mọi sự. Brahman là Đại Ngã, Hết thảy các thần khác biểu hiện hữu hạn một khía cạnh của Brahman và làm cho ngài trở thành vô hình.

Brahman là cái tuyệt đối bất biến và vĩnh hằng, thực tại tối thượng và phi nhị nguyên. Các tôn giáo và triết huyết nhị nguyên, dựa vào sự tồn tại của một thượng đế có nhân cách (personal God), không thể nào biết tới một cái gì tương đương với khái niệm Brahman. Với sự trừu tượng hóa, và ý niệm về Ý thức tuyệt đối, không thể hiểu Brahman theo lối duy lý.

So  với triết Tây: Đối chiếu với các thuật ngữ Tây phương ,ta có thể là người theo thuyết độc thần (Monotheism) khi tin rằng chỉ có một vị thần thôi; cũng có thể theo thuyết đa thần (Polytheism) khi tin rằng có nhiều vị thần; hoặc theo thuyết vô thần (Atheism) khi tin rằng chẳng có thần linh nào cả. Thật thế, trong triết học tôn giáo tại Tây phương, các triết gia dành phần chủ yếu cho nỗ lực chứng minh có hay không có Thượng đế. Vấn đề ấy không thật sự có ý nghĩa khi ta nhìn vào tư tưởng Ấn Độ. Cá nhân mỗi nam thần hay mỗi nữ thần hiện hữu dưới dạng các hình tượng  ghi tạc họ. Họ cũng hiên hữu những biểu hiện cho một khía cạnh đặc thù của cuộc sống. Nhưng người Ấn Độ không xem họ hiện hữu độc lập và tách rời thể xác. Không được xác định nơi tọa lạc, họ là các khía cạnh của thực tại được tiêu biểu bằng tranh tượng của mỗi vị thần. Nói cách khác, thật khó đặt vấn đề Brahman có hiện hữu hay không. Theo một ý nghĩa nào đó, ngài ở bên trên khái niệm về hiện hữu. Bạn không thể hỏi một cách hợp lý rằng thực tại có hiện hữu hay không, do bởi đơn giản rằng thực tại là thực tại, điều duy nhất bạn có thể làm là xem xét và tranh luận về bản tính của thực tại.

Cũng giống như thế, có những hình tượng của các thần nữ được dùng để tiêu biểu cho những khía cạnh khác nhau của đời sống. Thế nhưng tất cả điều có chung một điểm là biểu hiện cho năng lực sinh hóa của người nữ (sakti). Chúng ta sẽ xem xét bản tính và thao tác của quyền năng sáng tạo sakti ấy trong khi nói về Tantra. Tóm lại, tư tưởng Ấn Độ lập luận rằng có vô số thần linh, mỗi vị là một cách biểu hiện cho thực tại tối hậu và đơn nhất, cái được gọi là Brahman_ Đấng Phạm Thiên.

Atman.

Trong khi thực tại tối hậu được gọi là Brahman, thì bản ngã cá nhân của mỗi người được ngụ ý tới bằng Atman, đôi khi có thể được dịch là  "Tinh Thần" hoặc "tiểu ngã" hay "tự ngã", một thuật  ngữ dùng để chỉ cái ngã đích thực và bất tử của con người, theo quan niệm Ấn Độ giáo. Như chúng ta vừa đề cập và sẽ bàn tới nữa về sau, một trong những ý tưởng chủ chốt của các Upanishad (Áo nghĩa Thư)  và của triết hệ Vedanta là sự hiệp nhất hay hòa nhập của Atman vào Brahman.

Bất kể sự hữu hạn thể xác của bạn trong thế giới này có liên quan tới yếu tính thật sự hoặc bản ngã bên trong mình, bạn vẫn có khả năng dự phần vào thực tại tuyệt đối và đơn nhất là Brahman. Do đó ở một cấp độ nào đó, bản ngã được đồng hóa với cái tuyệt đối (40*). 

B.2.b. Bản thể của Đạo theo Triết lý Trung Hoa:

* Chu Đôn Di (hiệu Liêm Khê) người khai sáng ra vũ trụ luận của Tống Nho .Theo họ Chu thì căn nguyên của vũ trụ là Thái Cực, nhưng bản chất của Thái cực là vô thủy vô chung, vô hình vô tượng cho nên họ Chu lại đặt cho nó một cái tên nữa là Vô Cực ."Vô Cực" hay "Huyền" là một phạm trù của Lão Tử.Thái cực và Vô cực chỉ là một nhưng lấy cái "thể" mà nói thì là Vô cực, lấy cái "dụng" mà nói thì là Thái Cực. Sở dĩ phải đặt tên khác nhau là vì Thái Cực phân hóa thành hai khí (âm và dương), sợ rằng độc giả có hiểu lầm mà cho nó là biểu tượng chăng, cho nên phải kèm vào bên nó một cái Vô cực không có biểu tượng để giữ tính chất hình -nhi- thượng của nó. Thế nhưng nếu chỉ nói Vô cực thì sợ nó trở thảnh hư vô, không thể thuyết minh được cái lý phát triển của âm dương cho nên Liêm Khê lại đặt ra một mệnh đề  xảo diệu là "Vô cực mà Thái Cực" Thái cực  là tự nó khai triển vận động, một sự vận động gồm cả động và tĩnh, do đó phát sinh ra âm và dương...

* Trương Tải (hiệu là Hoành Cừ) tiếp liền với Chu Liêm Khê nhưng xây dựng nên một vũ trụ luận rất đặc sắc. Nguyên lý của thế giới là Thái Hòa, nó có năng lực "Chìm  nổi,lên xuống, động tĩnh" ngược nhau. Trong Thái Hòa có hai thành phần đối lập với nhau đó là Hư và Khí .Hư "không phải là vô, cũng không phải là vật nó là Lý, nhưng chỉ vì nó vô động, vô cảm, vô cùng nên gọi nó là Hư . Quan hệ giữ Hư và Khí như thế nào? Trương Tử cho rằng Khí không phải do Hư mà sinh ra, lại cho rằng Hư không có Khí thì không đứng được. Khí tụ thành vạn vật, mà vạn vật tan đi thì trở thành Hư, như thế là "Bất đắc dĩ " (bất đắc bất nhiên, tất nhiên) .Như thế là cho rằng Hư và Khí có quan hệ nhờ dựa vào nhau và nói rằng Hư tức Khí thì cũng là cho rằng giữa động và tĩnh có quan hệ "hai mà không hai".Trên đây là tóm lược "vũ trụ luân" của Trương Tải. Thế nhưng giải đáp của Trương Tải rất nhập nhằng giữa nhất nguyên luận và nhị nguyên luận, duy vật luận và duy tâm luận: "hai mà không hai".

* Đến hai Anh em Trình Hiệu (Minh Đạo) và Trình Di (Y Xuyên) thì không đối lập Hư và Khí , mà lại đối lập Lý và Khí. Lý và Khí khác nhau như thế nào? Minh Đạo rất lúng túng nhập nhằng về chỗ đó và tỏ ra là duy tâm chủ quan.Y Xuyên thì nói dứt khoát rằng Lý là hình- nhi- thượng , Khí là hình -nhi- hạ...

Trương Tải đối lập Hư (tức là Lý , cũng tức là Tâm) với Khí (vật chất). Nhưng lại tổng hợp hai cái đó trong một thực thể gọi là Thái Hòa .Cái Thái Hòa ấy chứa đựng cả Lý (Hư) và Khí , nhưng thực chất  của nó là gì? Câu hỏi ấy Trương Tải bỏ lửng.

Y Xuyên không đối lập Lý và Khí nữa mà bao gồm Khí vào trong Lý và cho rằng Khí được Lý sản sinh ra trên một quá trình biện chứng .Do đó, cái thuyết Lý Khí của Trình Xuyên có tính cách nhất nguyên luận, duy Tâm khách quan...

* Sang đến thời Nam Tống ,Chu Hy (hiệu Hối Am) tiến hành một sự tổng hợp đại qui mô giữa thuyết Thái Cực của Chu Liêm Khê, thuyết Hư Khí của Hoành Cừ, và thuyết Lý Khí của hai anh em họ Trình. Chu Hy thấy rằng đối với cái tính chất của Thái Cực cần phải có sự thuyết minh.

Xét ra Chu Hy muốn nói rằng Thái Cực là cái gì siêu việt cả không gian thời gian, khó lòng mà nói đươc bản thể của nó , nhưng nếu dùng ngôn ngữ thì có thể khép nó trong một chữ Lý . Trước khi có Âm và Dương xuất hiện thì tất nhiên phải có một cái Lý đã, nghĩa là sau hiện tượng phải có một thực tại.

"Thái Cực là cái Lý của trời đất và vạn vật.Lấy trời đất mà nói thì trong trời đất có Thái Cực; lấy vạn vật mà nói thì trong vạn vật đều có Thái Cực .Trước khi có trời đất ,đã sẵn có cái Lý ấy.Động mà làm Dương,chỉ là cái Lý ấy; Tĩnh mà làm Âm cũng chỉ là cái Lý ấy (Tính Lý toàn thư, 26)

Nói  đến vấn đề tại sao Thái Cực lại sản sinh ra được Lý và Khí thì Chu Hy giải đáp một cách rất lúng túng rời rạc. Đại khái họ Chu nói rằng Thái Cực tuy là Lý , nhưng nếu cho nó là cái Lý trong hai vế Lý và khí đối lập nhau thì không được,vì rằng Lý và Khí là những trạng thái đã phân hóa,  cũng như Âm và Dương của Dịch.Thực ra Thái Cực là cái Lý có chứa đựng khả năng phát sinh ra sự vận động gồm cả hai mặt động và tĩnh.

Thế thí quan hệ giữa Lý và Khí như thế nào? "?

"Trong khoảng trời đất,có Lý, có Khí, Lý là cái thế hình- nhi- thượng, là cái gốc của vạn vất.Khí là cái vỏ hình- nhi- hạ, là cái Khí cụ làm nên vạn vật . Cho nên khi người và vật sinh ra , phải bẩm thụ cái Lý ấy thì mới có Tính,và phải bẩm thụ được cái Khí ấy thì mới có hình(Tính Lý đại toàn 26)

B.2.c. Bản thể của Đạo theo triết lý  Việt Nam:

* Lê Quí Đôn có một Vũ trụ luận rất đặc sắc,nó giải đáp các vấn đề Vô Cực, Thái Cực , Hư Khí và Lý Khí một các gọn gàng, hẳn hoi và dứt khoát.

Lê Quí Đôn không nói Vô Cực mà chỉ nói Thái Cực.

"Thái cực là một, nó là một thứ khí hỗn nguyên ...một mở một khép gọi là biến,qua lại không cùng gọi là thông,khép lại là vô,mở ra là hữu, qua rồi là vô, đang đến là hữu, thấu xưa đến nay không có lúc nào là không tồn tại...Như thế mà bảo rằng "Hữu sinh ư Vô" (cái hữu là từ cái Vô mà sinh ra) thì có được không? ( Lý Khí 4)

"Hữu sinh ư vô" là chữ của Lão Tử .Trong vấn đề "hưu vô" của triết học, Lê Quí Đôn đứng hẳn về bên "hữu" cho nên bác truất cái mênh đề "hữu sinh ư vô" của Lão Tử và cả cái phạm trù Vô cực cũng của Lão Tử..

Trong mênh đề "Thái cực là một khí hỗn nguyên (Hỗn hợp và nguyên thủy) chúng ta thấy một giải pháp linh lợi và hoạt bát đối với vấn đề sự quan hệ giữa Lý Khí hay giữa Thái hòa và Hư Khí , một vấn đề rất là tối tăm và rắc rối như chúng ta đã thấy trên kia.

Thái cực là Khí , mà Khí là vật chất. Khí hỗn nguyên là cái vật chất bao gồm tất cả mọi sự vật và có trước mọi sự vật , vì nó là điều kiện sinh thành của mọi vật "Đầy rẫy giữa khoảng trời đất đều là khí cả"(Lý Khí 3)

" Trời chỉ là Khí tích lại , không có phương sở,không có hình tượng. Nhật nguyệt tinh tú chỉ là một thứ Khí tích tụ lại mà có ánh sáng đó thôi" ( Lý khí 6-dẫn sách Liệt Tử) ...

...Giữa khoảng trời đất , không có chỗ nào là không có Khí... Giữa khoảng trời đất bụi bay rối rít, không ngừng nghỉ,không đứt quãng, đó đều là do cơ động của khí khiến nó như vậy. Xem mặt trời bắn tia qua cửa sổ và nóc nhà thì thấy (Lý Khí 8) - dẫn sách thông luận của Tiết Tuyên)

Khí là vật chất thế thì Lý là gì? quan hệ giữa Lý và Khí như thế nào? Trương Hoành Cừ đối lập Hư và Khí trong lòng Thái Hòa , anh em họ Trình và Chu Hy đối lập giữa Lý và Khí trong lòng Thái Cực .Lê Quí Đôn cho rằng  không thể đối lập giữa Lý và Khí được.

Đầy rẫy trong khoảng trời đất đều là Khí cả. Còn chữ Lý , thì chỉ để nói rằng nó (Khí) là thực hữu,chứ không phải là Vô. Lý không có hình tích, nhờ Khí mới nhận ra được ,Lý ở ngay trong Khí . Âm và dương , chẵn và lẻ,, tri và hành , thể và dụng thì có thể cặp đôi được, chứ Lý và Khí thì không thể cặp đôi được (Lý Khí 3)

 Lê Quí Đôn không những không đối lập Lý và Khí , không những không đề cao Lý đối với Khí (Lý là hình nhi thượng)như bọn Trình Chu, mà còn sát nhập Lý vào trong Khí, đem Lý làm một thuộc tính của Khí. Cái thuộc tính ấy là gì? nếu dùng thuật ngữ ngày nay thì đó là quy luật tính,Lý là qui luật tính của Khí, của vật chất. Lê Quí Đôn không dùng những danh từ qui luật, định luật,nhưng trong tư tưởng của ông đã có những khái niệm ấy.   

 Chim    bay thì dùng cánh để rẽ khí,như người dùng tay rẽ nước  để bơi...Người ta vụt tay trong không Khí thì có tiếng ; nếu trong không không có khí thì ắt không còn có vật gì khác sinh ra tiếng. Trong không im lặng không có gió mà thấy ánh sáng nơi kẹt cửa có hạt bụi lên xuống cuồn cuộn, đó là khí làm nên như vậy, kể ra mấy điều này để chứng minh là Khí là thực hữu." (Lý Khí 8) Đó là ý nghĩa của câu "Lý (....) để mà nói rằng nó (Khí)  là thực hữu chứ không phải vô."           

  Định luật là phép tắc bất biến của vật chất,trong những trường hợp ưu việt, thì biểu hiện bằng những công thức số học. Lê Quí Đôn  không dùng chữ định luật nhưng dùng chữ thường độ (độ thường; chữ thường nghĩa là bất biến)hay là nói "cái đạo (đường đi) của nó thì hữu thường". Cái thường độ ấy , cái "đường đi hữu thường" ấy tức là cái Lý ở trong cái Khí.

Chữ cụ là bão do chữ Cụ là đủ , nghĩa là đủ bốn thứ gió :Đông Tây Nam Bắc,. Nếu bão bắt đầu có vào buổi sáng , thì kéo dài ba ngày; bắt đầu vào buổi chiều thì kéo dài bẩy ngày; bắt đầu vào buổi trưa thì chỉ có một ngày. Nếu bắt đầu từ phía Đông bắc thì thế nào cũng đi từ Bắc sang Tây; Nếu bắt đầu từ Tây bắc,thì thế nào cũng đi từ Bắc sang Đông rồi đều quay sang hướng Nam mà tắt, gọi là "lạc Tây" không "hồi Nam" thì hơn một tháng sau lại nổi bão.Nổi và tắt cân kéo với nhau:nổi ban ngày thì ngày hôm sau tắt; nổi ban đêm thì đêm hôm sau tắt.Bão là gió bất chính , là biến thể của một cái Khí trái ngược, thế mà còn có thường độ như vậy" (LÝ Khí 13)

Trời thì cao và cách đất không biết mấy vạn dặm.Cái học trắc nghiệm thì ngang dọc ngược xuôi thêm bớt nhân chia, chẳng qua một nắm con số thế mà biết được đường đi và vị thứ của thất chính và nhị thập bát tú. Như thế chẳng phải là cái thể rất  to lớn, cái dụng thì rất nhiệm màu, mà đường đi thì có phép thường (bất biến) hay sao? không thường thì sao được yên, không yên thì sao được lâu dài? xem như gió là cái khí của trời đất , khi tan khi tụ mà phát ra thành tiếng. Đời xưa có truyền các phép xem khí hậu ấy là nói xem ở trong lục địa; còn ở ngoài biển cả mênh mông, không còn biết đâu là đâu, mà các lái thuyền, các chân sào cũng biết được ngày nào giờ nào nên tránh nên đi. Được như thế là vì có cái gì thường nghiệm (đúng luôn luôn)vậy (Lý khí 14.). Những định luật như vậy chứng minh rằng Lý ở trong khí mà số thì từ Lý mà sinh ra (Lý Khí 36)

Định luật không phải là một vật gì cụ thể,hữu hình,mà nó chỉ là cái phương thức vận động của vật chất. Sở dĩ chúng ta biết định luật, là nhờ quan sát hiện tượng và suy lý:

"Lý không có hình tích, nhờ có Khí nó mới hiện ra được.Lý ở trong Khí (Lý Khí 3)

Lê Quí Đôn quan niệm bản thể vũ trụ là Khí, là vật chất. Nhưng Lê Quí Đôn quan niệm Khí và vật chất như thế nào?

Cũng như nhiều học giả cổ đại Hy Lạp  hay Trung Quốc,  Lê Quí Đôn còncó cái tư tưởng vật hữu sinh chủ nghĩa (hylozoisme) nghĩa là vật chất cũng có tính hữu cơ và có sự sống.

"Khí trời thì bay xuống,khí đất thì bay lên. Khí trời và khí đất đều là sinh ý cả". (Lý Khí 9)

Đất mà không có vận động thì chỉ là một vật nằm lỳ, mà sinh ý như tắt nghỉm vậy (Lý Khí 5). Từ chỗ "vật chất có sinh ý" rất dễ đi đến chỗ vật chất có tình tình, có tri thức:

" sấm sét vang động , gió mưa thấm nhuần, nhật nguyệt vần xoay, rét rồi lại nực, phân phát sinh dưỡng, vận động mở đóng. Xét cho đến cùng chẳng  qua là "dị giản" mà thôi. Tính tình của trời đất đạo đức và sự nghiệp của thành hiền đều không ngoài hai chữ ấy. (Lý Khí 19)

Từ chỗ vật chất có tính tình, lại đi đến chỗ vật chất là thần diệu...

"Tác dụng của Khí thật là thiêng thay,thật là nhiệm thay . Khí mà thịnh, tất nhiên thư thái; Khí mà suy thì phải co rút, xem nơi cây cối tươi hay khô thì biết.Khí trong thì thông, khí đục thì tắc, xem ở lòng người sáng hay mờ thì biết . Khí đầy thì lớn lên, khí vơi thì tiêu đi, xem nước biển lên xuống buổi sớm buổi chiều thì biết. Khí hòa thì hợp, khí trái thì lìa, xem cuộc trị loạn thì biết " (Lý Khí 20).

"Cái Khí thần diệu của trời đất thấu suốt xưa nay , lưu thông chuyển biến không chỗ nào là không có ...cho nên hiền giả đời xưa nói rằng trời biết đất biết" (Lý Khí 30 )

Ý thức  tâm lý của con người, là do Khí quyết định mà vì Khí là thần diệu cho nên cái tâm của con người  cũng thần diệu:

"Đất cứng thì người cương nghị, đất mềm thì người nhu nhược,(...) Khí ở gò thì hay sinh người cuồng (...) Khí ở cồn thì hay sinh người tham(...) trung thổ thì hay sinh thánh hiền" ( Lý Khí 17)

"Lòng người thật là lớn,trên thì có thể thông trời đất, giữa thì có thể trắc lượng qủy thần , dưới có thể xem xét muôn vật. Cái diệu lý của tượng số phân tán ra ở nơi Hình và Khí , từ cái không ra cái có , từ cái có vào cái không " (Lý Khí 30)

Do cái nguyên lý "đồng loại tương động" của tư tưởng nguyên thủy, lòng người thiện hay ác đều có ảnh hưởng đến sự vận hành của Khí ở trong vũ trụ:

"Nhật thực có thường độ (định luật) nhưng nhân sự biến đổi thế nào, vẫn liên quan đến nó. Con người sắp làm điều thiện  mà hễ mặt trăng đi vào giao thực thì nó liền lấn át và che lấp mặt trời. Đó là cái Khí của con người động đến trời vậy: (Lý Khí 21).

Cái quan niệm vật chất hữu sinh, vật chất  thần diệu đã đưa Lê Quí Đôn đi đến chỗ biện hộ cho thuyết luân hồi, tiền định, cho các phương thuật như bốc phệ, (bói) tính mệnh (phối hợp giờ sinh với các ngôi sao để đoán số phong thủy. Lê Quí Đôn rất  tin phong thủy và ông cũng là bậc thày về Phong Thủy tại Việt Nam (41*) 

C/ Bản thể của Đạo Theo Sống thuyết:

Đa số  các triết gia Tây Phương chủ trương HỮU THỂ  là bản thể của Đạo . Khác với triết lý  Tây Phương, kinh Dịch và  đa số các triết gia Đông Phương vừa nói tới Hữu Thể  vừa nói tới Vô Thể, thâm chí  Lão Tử còn nói: Vô Thể sinh ra Hữu Thể(Hữu sinh ư Vô).Phật giáo chủ trương: Thường Lạc Ngã Tịnh  hay Chân  Không  Diệu  Hữu....Sống thuyết  quan niệm Nguồn Sống Siêu Thể Kỳ diệu là bản thể của Đạo. Chân Lý Tinh hoa sự Sống là bản chất con người và Nguồn Sống siêu Thể Kỳ Diệu là bản thể của Vũ Trụ, bản thể của Đạo. Bằng phương pháp quán chiếu trực giác, Sống thuyết còn ngộ ra rằng Nguồn Sống Siêu Thể Kỳ Diệu chính là nển tảng của "Vô Thể" và "Hữu Thể"- vì Sự sống  ( hiện hữu nơi Con người) hay  Nguồn Sống Siêu Thể ( hiện hữu trong Vũ trụ) đều có 2 yếu tính  hay 2 trạng thái: Ẩn và Hiện. Khi nguồn sống siêu thể ở "trạng thái Ẩn" là Vô Thể   và khi Nguồn Sống Siêu Thể ở "trạng thái Hiện" là Hữu Thể. Khi ngộ ra chân lý tối cao tuyệt đối này chúng ta thấy "Vô Thể" hay "Hữu Thể"  không còn là 2 thực thể nhị nguyên khác biệt nhau mà chính Nguồn Sống Siêu Thể Kỳ Diệu là Nhất Nguyên Lưỡng Tính... "Vô Thể" và "Hữu Thể"" chỉ là 2 mặt của một thực thể tối cao Siêu Thể Kỳ Diệu của Nguồn Sống Siêu thể Vũ trụ hằng Hóa,Như Nhiên. Vũ trụ quan Sư Sống hay Đạo Sống là Vũ Trụ Quan Như Nhiên. Nhân sinh quan của Đạo Sống là nhân sinh quan Sống Vi. (Xin xem Bài Sống Hoa... của Chu Tấn cũng trong tuyển tập này)

D - Đạo sống Con Người và Đạo Sống Vũ Trụ có tương quan đồng nhất thể:

Theo Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ "Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể" không những là học thuyết chung (hay mẫu số chung) của các tôn giáo, triết học Đông Phương, mà còn là học thuyết chung của các Tôn giáo ,triết học Tây Phương và ngay cả khoa học hiện đại nữa.... Sống triết hay Sống Đạo cũng đồng quan điểm với học thuyết Thiên Địa vạn Vật Nhất thể  là nguồn minh triết thiêng liêng cổ thời và có giá trị vĩnh hằng cho muôn thể kỷ về sau . Tuy nhiên học thuyết "Thiên địa vạn vật nhất thể" không nói rõ cái Một đó là gì , còn Sống thuyết sống đạo minh giải cái Một đó chính là tinh hoa chân lý sự sống  ở nơi con người và là Nguồn sống  Siêu thể Kỳ diệu hàm tàng trong Vũ trụ... Nói cách khác, "Sống thuyết sống đạo"  không hề mâu thuẫn với thuyết "Thiên Địa Vạn vất đồng nhất thể" mà  còn góp phần soi sáng, khai sáng, cho học thuyết này chân xác hơn, linh diệu và sống động hơn, và nhất là hợp với thời Đại Khoa học tấn tiến hiện nay.

Học thuyết "Thiên Địa vạn vật nhất thể " theo Nhân tử Nguyễn Văn Thọ có những chủ trương chính yếu sau đây:

1 - Vũ trụ này là hình hiện, hiển dương của một Đại Thể  linh minh huyền diêu bất khả tư nghị .Nói cách khác,vũ trụ quần sinh này không phải là đã tạo dựng nên bởi  một vị thượng thần quyền uy vô hạn, mà đã do một Đại thể phóng phát tán phân ra mà thành.

2 -  Vì Đại Thể nói trên, đã lấy chính Bản thể mình để hình hiện , biến hóa ra vũ trụ hữu hình này, nên tất cả quần sinh trong vũ trụ này cùng nhau chia sẻ Bản Thể siêu việt nói trên. Vì thế mới nói là thiên địa vạn vất đồng nhất thể hay Nhất tức nhất thiết; Nhất thiết tức nhất: Một là tất cả, tất cả là một.

3 - Cái Đại Thể  vô biên tế, bất khả tư nghị ấy sau này được hài danh bằng nhiều cách,được gọi được tả bằng nhiêu tên như: Hư, Không,Vô Cực, Thái Cực, Đạo,Chân như, Chân Tâm, Trời, Thượng Đế, Allah, Ahura, Yahveh, Adonai, Brahman, Atman, En-sof, hay Bản Thể. Xin nói ngay rằng Bản Thể trên không phải là vị Thượng Thần hữu ngã (Dieu personnel) mà là vị Thượng Thần vô ngã ( Dieu impersonnel)

4- Vũ trụ quần sinh hay chúng sinh được bao quát bằng danh từ Hiện Tượng.

5- Như vậy vũ trụ quần sinh đa tạp này có hai phương diện:

a) Phương diện Bản Thể: thời đồng nhất bất phân,siêu xuất biến thiên, siêu xuất sinh tử,siêu xuất không gian, thời gian, siêu xuất thiện ác,siêu xuất trên các hình danh sắc tướng. Á đông xưa còn gọi là cõi Niết Bàn trường sinh bất tử, hạnh phúc vô biên.

b) Phương diên Hiện Tượng: thời đa tạp, nằm trong vòng biến thiên,tương đối,chịu sự chi phối của không gian, thời gian, có hiện có biến, tức có sinh có tử,ở trong vòng hính danh sắc tướng và lúc nào cũng va chạm với những cặp mâu thuẫn như thiên ác, thị phi. Vì ở trong vòng Âm Dương tương đối nên cũng gọi là cõi luân hồi sinh tử, biến thiên đau khổ.

6-Tất cả các hiên tượng tuy biến thiên, nhưng luôn luôn được chi phối bởi những định luật vĩnh cửu như Tụ Tán, Vãng Lại, Thuận Nghịch, Hỗ tương Ảnh hưởng, Hỗ tương Sinh hóa.

7- Vũ trụ quần sinh, tuy biến thiên đa tạp,nhưng vì đã sinh xuất từ một Bản Thể, nên lúc chung cuộc lại trở về hợp nhất với Bản Thể nói trên. Nói thế có nghĩa là vũ trụ này biến hóa theo định luật tuần hoàn.người xưa gọi thế là "Nhất tán vạn, Vạn qui Nhất hay "Thiên Địa tuần hoàn chung nhi phục  thủy" ( 42*)          

 Chân Lý tinh hoa Sự Sống Con Người, và Nguồn sống siêu thể Kỳ diêu vũ trụ đều có chung tính chất "Đại đồng, Hòa đồng", "bao dung thể" và "siêu việt thể": siêu vượt mọi khái niệm ngôn từ, siêu vượt không gian thời gian, siêu xuất sinh tử, siêu xuất thiện ác, siêu xuất các hình danh sắc tướng  "kỳ diệu", "huyền diệu", "vi diệu"  bất khả tư nghị... con người không thể tìm hiểu hay định nghĩa được, nhưng con người có thể cảm ứng bằng thiền định hội thông , bằng trực giác, siêu giác bát nhã.. Sống thuyết, Sống Đạo là trung tâm  là cốt lõi của thuyết Vạn Vật Đồng Nhất Thể.


VIII - Đạo sống và Giá Trị Con Người:


"Vói quan điểm Minh Triết Đông Phương ( Sống Đạo cũng là Minh Triết Đạo) về yếu tính con người gồm cả 3 phương diện Thể, Tướng, Dụng như sau:(43*)

1)Thể phần: "Con người là mầm sống của vũ trụ". Là mầm sống của vũ trụ  nên nó là tinh hoa của vũ trụ,và yếu tính của nó thuộc về vũ trụ, do đó nó có khả năng thông hiểu được Tính thể của vũ trụ.Nói như Heidegger, "con Người là kẻ chăn dắt Tính thể" (Berger de E'tre) (44*) và "vốn nó là Tính thể" (45*). Đó là ý nghĩ thứ nhất nói lên Tính thể con Người bắt nguốn từ Tính thể của vũ trụ và tinh hoa của nó là mầm sống"Nhân giả ký thiên địa chi đức" với sự thông diễn theo quan điểm "Thiên địa chi đại đức viết sinh"= cái đức lớn nhất của Trời đất là mầm sống" (Hệ từ -Kinh Dịch).

Như vậy quan điểm về nguồn gốc của sự sống của Đông phương khác hẳn với quan điểm cỉa Tây phương .Đông phương không tách rời con người cũng như sự sống ra khỏi vũ trụ như một thực thể cô lập. Do đó không chủ trương đi tìm sự sống qua óc phân tích các phản ứng sinh hóa của các cấu trúc cơ thể của ngày hôm nay (như thuyết Pparin 1938)theo quan điểm "tiến hóa theo luật tư nhiên", để tìm hiểu nguồn gốc của sự sống mà vêt tích hóa thạch cho biết ít nhất đã xuất hiện cách đây 3500 triêu năm.Đông phương không tin rằng con người có khả năng phác họa nổi_ chỉ nói tới chuyện phác họa thôi_cái sơ đồ tiến hóa có thể là của hàng trăm ngàn hiện tượng đột biến khi chúng không để lại một vết tích nào trong hố thẳm của thời gian. Đó là chưa kể đến chuyện "tiến hóa" theo kiểu nào: Tiến hóa tuyến tính ( linnear) hay  tiến hóa đa phương (multi-evolution)hay phản phục tiến hóa ( Evolutionary Feedback)? Rồi tiến hóa đơn  độc, hay đồng tiến hóa (co-evolution) với sự tương tác giữa hóa sinh tiến hóa (bio-evolution)của ngoại giới ( outer wold)?...  

Ta thấy chính A.L.Oparin năm 1957 đã tự bác bỏ quan điểm giải thích sự sống từ sự phát triển của tế bào sống hình thành qua hiện tượng phản ứng vô cơ quang hóa học (inorganic photochemical reaction)được công bố vào năm 1938. Ngay các trường phái Tân tiến hóa  (Néo-darwinisme) như với E.Monod,cũng đã trở thành lỗi thời trước các thuyết Tiến hóa sinh học, thuyết Tiến hóa điều vận( Évolution organisatrice) vì nó không giải thích được sự phân ngành (bifurcation) quá phức tạp trong quá trình tiến hóa của các chủng loại.(46*). Đó là chưa kể đến tích cách "lộng ngôn" của trường phái ấy , khi đem trường hợp đột biến của một cá thể để suy diễn ra sự đột biến của một chủng loại.  

Mặt khác,nhà sinh học Gould (Harvard) và nhà địa chất học Eldredge (cộng sự viên của ông) không tin rằng mọi sắc thái của một chủn g loại đều được giải thích theo luật thích ứng:          

   "Không một sắc thái đơn độc nào có thể đem lại lợi thế cho sự tồn sinh. Muốn cho các cơ quan thay đổi bản chất và chức năng của chúng , nhiều sắc thái phải cùng nhau đồng tiến hóa . Điều này nói lên sự điều hợp gen một cách kỳ ảo. Sư đột biến có tính cách may rủi của từng gen (di tử) lác đác đó đây, không thể hoàn chỉnh được một sự biến hóa (47*)            

 Theo nhà vật lý thiên thể học E. Jantsch:" Tiến trình quyết định sự tiến hóa của một chủng loại trong một hệ sinh thái (ecosystem)  không những thuộc về bản chất của gen mà còn do kết quả của các phương thức nhờ đó cơ thể đối phó được với ngoại cảnh". Nó là kết quả của sự đồng tiến của các hệ tiến hóa sinh học trong tiến trình tư tương tác với sinh môi bao trùm cả một mạng lưới phản phục hồi tác như nhà sinh hoạc Anh C.Waddington đã phác họa được hẳn một sơ đồ cho thuyết Tiến hóa sinh vật của ông.(48*). Với quan điểm đồng tiến hóa ấy giữa thế giới vi mô (sinh học tiến hóa) và thế giới vĩ mô (sinh thái tiến hóa) Jantsch đã đặt lại tư thế con người tương quan với vũ trụ tức đã gắn liền sự sống với Thiên/Địa Âm,/ Dương.

2) Tướng phần: "Con người là nơi giao kết của âm dương" Chính hiện tượng giao kết này nói lên yếu tính của "mầm sống" tức sự xuất hiện của con người và sự duy trì chủng loại Người . Một bên nam(anima)không hẳn là hồn người, một bên nữ (animus) không hẳn là hồn người .Do đó Tính thể của con người chỉ có thể xuất hiện ở trạng thái xuất  thần  vô phân biệt :Anima=Animus(49*) tỉ như cùng với thi sĩ Đinh Hùng  nhập cõi "Mê hồn ca" để trở về với cây cỏ ,với vũ trụ ,tìm lại cái "mầm sống" qua hiện tương giao hòa nơi "vơ chồng" (50*) Thiên Địa.  

                      Ta chờ Thiên Địa giao hoan
            Nhập hồn cây cỏ... "Thiên đường nở hoa"

Đó là ý nghĩa thứ hai về Tính thể xét theo bình diện hiên tượng hiện hữu hóa sinh của chủng loại Người theo "Âm dương chi giao". Theo quan điểm của Đông phương  sự liên hệ giữa Âm và Dương là mối tương quan khép /mở (off/ on)của một cấu trúc tự động sinh hóa (autopoeiesis) tương tự ý nghĩa tự hóa của Lão/Trang  hay có thể thông diễn theo cấu trúc Tư điều vận(self-or-ganization) của Prigogine/ Jantsch biết rằng:         

    Sự tự điều vận truyền thông là một sắc thái của sự điều vận của sự sống"(51*)

Khoa sinh học phân tử cũng đã cho biết: tự nền tảng  sự sống chỉ được triển khai theo Thông điệp của gen.Nhưng nếu ta tò mò hơn một chút nữa để tra vấn về Thông điệp ấy thì ta sẽ kinh hoàng trước lẽ huyền nhiệm của Hóa công.Ta có thể tự hỏi từ đâu mà có được Thông điệp của gen để tạo nên cơ quan sinh dục duy trì sự tiếp nối của sự Sống, nhất là trong trường hợp của cơ quan ấy gồm hai bộ phận thuộc  hai cơ thể riêng biệt. Nhu vậy sự đột biến của một loài (nếu có) thì bằng cách nào và tại sao hai bộ phân riêng biệt ấy lại "đột biến" tài tình đền độ lúc nào cũng khăng khít với nhau như bóng với hình? Rồi như với cơ quan sinh dục  của loài hoa, thì có phải tự vật chất mà có được thông điệp cho việc tự sắp xếp các bộ phận của chúng với ý thức tiên liệu chắc chắn rằng đồng thời có sẽ có sự đột biến  ra loài ong, loài bướm thính hơi đến hút nhụy của mình để có được cái sự kiện "Âm/ Dương chi giao", duy trì cho sự Sống của loài? Và tại sao hiện tượng đột biến này chỉ sẩy ra với thực vật mà không với động vật? Chẳng lẽ vật chất đã tự ý thức  được rằng nếu "đột biến" theo kiểu đó cho một loại sinh vật như loài người tài ử màn bạc chẳng hạn thì vũ trụ này sẽ nên loạn chăng?...            

 E. Jantsch còn nêu lên giả thuyết của nhà sinh thái học Tây Ban Nha Ramon Margalef đặt vấn đề sự Sống ngoài địa cầu (extraterrestrial ) và hệ tiền sinh thái tiền sinh học với kết luận:         

 "Trong  sự tiến hóa của sự Sống, thuyết cá thể chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau. Sự Sống nguyên thủy được xác định theo phạm vi rộng lớn hơn bởi các hệ thống vĩ mô như các quần thể,xã hội,hệ sinh thái"(52*)            

   Ngoài ra, với tính cách là  "mầm sống" của vũ trụ, con người không thể tiến hóa khi mà vũ trụ thoái hóa _ tất nhiên tiêu chuẩn giá trị tiến hóa là tùy thuộc quan điểm của con người. Do đó mà Đông phương mới đề ra quan điểm "Hợp ngoại nội chi đạo" (Trung Dung) = Thống nhất Thiên đạo với Tâm đạo hay đạo Trời với Đạo Người.         

    Quan điểm huyền nhiệm trên, đến đây cũng đã được E. Jamtsch đặt lại vấn đề văn minh Tây phương như sau:            

 Có nền văn minh cổ đại đều vun sới Đạo Tâm (Nội đạo=Iner Path) Nếu văn minh Tây Phương của chúng ta hướng vào việc khám phá chân lý cũng như cầu tìm các cơ hội sáng tạo , đã đặt con đường Đạo vật  (Ngoại đạo= Outer path) lên hàng đầu .Ngày nay vào thời đại giao lưu (...) ta có thể chọn sự cộng sinh cho hai con đường đó bổ túc lẫn nhau(53*).           

  Đạo trời là Thiên Lý  ( Universe Path= Outer Path) là lẽ vân hành của vũ trụ thuộc bình diện tiến hóa vĩ mô  (macroevolution) với vất lý thiên thể học; Đạo Người là Nhân đạo (Human Path= Inner Path) là sự tự điều vận tâm/ thân của con người thuộc bình diện tiến hóa vi mô ( microevolution) với sinh học phân tử . Tiến hóa là khai Phóng (open) Sư Sống tư nó sáng tạo động lực và đường hướng của tiến hóa cho chính bản thân nó .           

  Vây "Hợp ngoại nội chi đạo" chính là thống nhất Tiến hóa -vĩ-mô     với tiến hóa vi mô trong một Đồng bộ Tiến hóa( Coevolution) dung hợp và bổ túc cho nhau.           

  Đồng tiến hóa nói lên sự tương tác giữa Chủ thể và Khách thể, giữa nội tâm và ngoại cảnh, nghĩa là bổ túc cho nhau để cùng Đồng tiến hóa, nhưng không phải tiến hóa tuyến tính (một chiều) mà đa phương, đa dạng, chồng chéo, phức tạp đôi khi còn lấn át nhau: khi thì tranh đấu cùng kích thích nhau để cùng tiến (mutualisme) khi thì cạnh tranh nhau( competition) nhưng chẳng phải vì vậy mà tiêu diệt nhau (như loài ăn cỏ có thể bị đào thải trước loài cỏ) khi thì kích thích hỗ trợ,do đó có hiện tượng khai thác nhau ( exploitation) (54*)            

 Cấu trúc "Khép Mở" nơi con người mang đầy đủ ý nghĩa của một cấu trúc phát tán, một hệ tự điều vận, coi như tướng phần của nó và:            

 Như vậy hệ động lực tự điều vận trở thành một kết liên giữa cái thực tại hữu sinh và vô sinh. Sự Sống không còn coi như là thựợng từng cấu trúc phù phiếm bám trên một thực tại vật lý vô hồn, mà là một nguyên lý cố hữu của động lực học trong vũ trụ.(55*)

3) Dụng phần: "Con người là nơi hội tụ của Quỉ Thần" Theo Cụ Phan Bội Châu (Chu Dịch)  Quỉ thuộc về phạm trù Âm tức là Tối .Thần thuộc phạm trù Dương tức là Sáng. Vậy Quỉ thuộc Địa tức là Hình- nhi- hạ hay phạm vi cụ thể, thể xác bản năng, với vô thức có tính cách tiềm tại (immanence); Thần thuộc về Thiên tức hình- nhi-thượng hay phạm vi trừu tượng tức tinh thần với ý thức sáng suốt, minh mẫn, hay thần thức có tính cách siêu xuất ( transcendence) Vậy con người là nơi cộng sinh của vô thức và thần thức , nơi dung hợp Bản nhiên với Siêu nhiên , nơi kết tụ đời sống tâm linh, tàng trữ và phát huy , trải qua hàng triệu năm gia tài văn hóa truyền thống của nhân loại, nơi trung tâm tự điều vận của truyền thông , cũng là điều vận của đời sống và tự tạo điều kiện cho sự tiến hóa của nó.Nơi đỉnh cao tập trung mọi khả năng sáng tạo này, Lê Quí Đôn mệnh danh là "Nhất điểm Linh thông".            

  Sự  tương tác và đồng tiến của hai bình diện đời sống tinh thần với sự phản  phục hồi tác qua lại, lập lại giữa nội giới và ngoại giới đã đạt tới trình độ tiến hóa sáng tạo của cấu trúc tinh thần với ý thức tự phản tỉnh , tự qui chiếu,và đồng thời nó cũng là sự qui chiếu huyền nhiệm của vũ trụ,(56*) tạo khả thể cho sự tự siêu xuất (self transcendence) vượt lên bình diện siêu thức :Theo Erich jantsch:           

  Hiện tượng Siêu  xuất có nghĩa là vượt ra ngoài ranh giới của đời sống hiện hữu cho chính mình. Khi một hệ thống trong sự tự điều vận của nó vượt ra khỏi giới hạn bản hữu của nó thì nó trở thành sáng tạo. Trong một điển mẫu tự điều vận ,sụ tiến hóa chỉ là hậu quả của hiện tượng tự siêu xuất thuộc mọi bình diện.(57*)             

Roger Garaudy _ sau vụ Liên Xô đàn áp Đông Âu giã từ vai trò lý thuyết gia lãnh đạo tinh thần đảng cộng sản Pháp _ đã để 5 năm trời nghiên cứu về đức tin qua các tôn giáo Đông Tây đối với lẽ tiến hóa của xã hội nhân loại và ông đã thấy được ý nghĩa huyền nhiệm của tinh thần Siêu xuất trên, đối với sự tiến hóa tức đối với cách mệnh như sau:           

   Chỉ có thể gọi là cách mệnh khi cuộc cách mệnh không coi thường cái chiều kích siêu xuất ấy của con người nền tảng tối hậu của thực tại là hành vi của sự tự do sáng tạo mà người ta thường gọi là Thượng đế. Là cách mệnh có nghĩa là sáng tạo ra thực tại ấy, là tham dự vào đời sống thiêng liêng huyền nhiệm.(58*)             

Nhất là hiện nay nhân loại đang chuyển sang Thời đại siêu dẫn truyền thông và siêu vi kỹ thuật, ranh giới giữa tri thức Khoa học và tư tưởng huyền nhiệm bị lu mờ " Người máy Robot được trang bị  vẩy sinh học (biochip) và con người trở thành Cyborg"(59*) thì con người càng thông hiểu mối liên hệ sâu sắc giữa thân tâm của mình với trời đất , với muôn vật,và sẽ có nhiều khả năng làm chủ được mình , làm chủ được sự Sống, để tự lèo lái sự tiến hóa của toàn thể nhân loại trên tiến trình cộng sinh cùng vũ trụ. Và đây chính là điều mà J. C. Glenm đã nhận định về đời sống tương lai nhân loại trong thời đại Lương trị Kỹ thuật, chẳng khác gì ý thức "Quỉ Thần" huyền nhiệm của Đông phương. Theo Ông:            

 Triết gia Hegel đã thuyết giảng Thượng đế tạo nên loài người,rồi loài người trở lại sáng tạo ra Thượng đế. Có lẽ điều này đang xẩy ra. Hiên nay khoa học và kỹ thuật nhằm mục đích sáng hóa đời sống theo ảnh hưởng của ta và ảnh tượng ấy chính là sản phẩm của cảm quan huyền nhiệm(60*).           

  Huyền nhiệm vì dù "Quỷ thức"hay "Thần thức' đều là phản ứng  ý thức mà đời sống phải lệ thuộc(61*)  hay có thể nói:           

  Ý thức là "biến số ẩn" của đời sống, cũng có thể nấp kín trong chính các tế bào sống_ protein và acit  nuclic. Trước khi thành protein các  acit amin cá thể đã là thành phần tạo nên sự sống, nhưng chúng không phải là chính sự sống.Hình thái  của sự sống có thể nhận thức được dễ dàng bởi tâm thức (Conscious"mind")nhưng thật là vô cùng khó khăn cho việc kiến lập lại (reconstruction) với mọi phần tử của nó (62*).

Hơn nữa trên tiến trình triển sinh của sự sống , mã di truyền với sự tổng hợp protein đặc biệt là với vai trò xúc tác của Enzym,của tế bào Amoebae (tự tập hợp lại để cứu nguy, xong thì tự giải tán,hoàn toàn với tính cách vô cầu của bậc sĩ phu) cho thấy phương thức điều hợp  cấu trúc hóa các cấu trúc của sự sống trong một tế bào thôi cũng đã vô cùng phức tạp , vừa bảo thủ vừa sáng tạo vừa thoái hóa vừa tiến hóa, vừa tuyến tính vừa vô tuyến tính, vừa tất định vừa bất định, như J.F. Yan cho biết:

Trên tiến trình tổng hợp protein , mã di truyền xuất hiện tại nơi nào luật tất định hết hiệu lực phải nhường chỗ cho đặc tính xác suất. Tác động trong giai đoạn tái bản và phiên mã giải thích cho thuyết tất định. Ở giữa giai đoạn truyền dịch, tác động mã hóa bắt đầu phân dạng. Kết  quả là có một mã thoái hóa với những đơn vị mã đồng nghĩa cho các acit amin. Dọc theo phạm vi khác, của chuỗi cơ bản, còn chấp nhận tính cách xác suất...(63*)

Trên đây là yếu tính thứ ba của con người, coi như trung tâm sinh hoạt và phát huy đời sống tư duy , biểu tượng cho đời sống tâm linh của vũ trụ (Thần) nhưng đồng thời cũng là nơi tạo nghiệp (Quỉ) đẩy đưa con người vào Tội Tổ Tông , vào bể trầm luân theo ý nghĩa của "Quỉ Thần chi hội"

Tuy nhiên nhờ có được cái "Đức của Thiên Địa"con người tự nơi thiên bẩm mang sẵn khả năng vươn lên, toàn thể hay khả năng hướng thượng  nên:

Với sự tích lũy của tri thức, con người đã trở thành một tác phẩm tiến hóa thượng đẳng, điều động được mọi tiến hóa .Không những nó chỉ đạo mọi sự tiến hóa khác, bằng cách cổ võ những điều hữu ích, loại bỏ những cái gì có hại cho nó,mà còn điều khiển được ngay cả sự tiến hóa của bản thân nó. (64*)

Do ý thức được yếu tính của con người, ta mới khám phá được "mọi tương quan thể tính (essence) của nó với cội nguồn Tính thể, (Être)(65*) tức với vũ trụ , với toàn thể nhân quần xã hội , với chủng loại.

Điều ấy có nghĩa là thấy được rõ rệt hơn vị trí của con người trong thế giới và minh định được trách nhiệm của nó. (66*) 


IX - Quy Luật Sống- Tác năng, Sống Năng  Chuyển hóa , Thăng Hoa Con Người, Xã Hội, và Nhân Loại:


Nghiên cứu về Kinh Dịch hay Đạo Dịch , Nhuệ Hồng Nguyễn Hữu Thống  đã hết lời ca tụng giá trị của Kinh Dịch:"Túi khôn của loài người" (67*) và  nêu lên các qui luật  sau đây:

- Luật Biến Hóa

- Luật Tương Đối và Tương Hòa

- Luật Tiệm Biến

- Luật Trở Về

- Luật Bất Biến

- Luật Thời Cơ 

Không riêng  gì cá nhân chúng tôi, mà có lẽ rất nhiều độc giả khác nữa cũng tán thán công trình nghiên cứu và dẫn giải rất giản dị, mà vô cùng  sâu sắc của tác giả về 6 định luật nói trên của Kinh Dịch. Tuy nhiên câu hỏi được đặt ra là trong Kinh Dịch có  phải chỉ có 6 qui luật nói trên không? hay còn nhiều qui luật khác nữa? vì  ngay  cả người san định Kinh Dịch là Đức Khổng Tử -Người đã đọc Kinh Dịch đứt lề sách đến 3 lần mới hiểu nghĩa và viết các thiên truyện- Vậy mà ngài còn nói: " Giá cho ta thêm vài năm nữa để học Dịch cho trọn vẹn thì ta có thể tránh được những lỗi lầm lớn".....Viết như trên,chúng tôi không có ý thắc mắc hay đặt vấn đề với tác giả Nhuệ Hồng NHT-người mà chúng tôi rất kính trọng - Sở dĩ chúng tôi nêu lên câu hỏi trên không ngoài mục đích mong được lắng nghe  những cao kiến khác của các bậc thức giả bốn phương.

Trên quan điểm của Sống Triết- Sống Đạo , chúng tôi còn có niềm vui lớn khi được xác chứng rằng: Đạo Dịch cũng là Đạo Sư Sống-"Sinh sinh chi vị Dịch"- (Hệ Từ Thượng) mà Đạo Sự Sống là kho báu của Vũ trụ - tha hồ cho nhân loại chiêm nghiệm và khám phá... Mỗi người chúng ta tùy theo tâm thức và cơ duyên  của mình có thể khám phá thấy một hay nhiều qui luật ...một hay nhiều... chân lý "tương đối" hay "tuyệt đối" áp dụng vào cuộc Sống nhân loại hôm nay ngày mai.....

Theo một cái nhìn khác, chúng tôi không chủ trương khám phá hay phát hiện những "qui luật" (?) của Đời sống mà chủ trương tìm hiểu những KHẢ TÍNH, KHẢ NĂNG của chân Lý sư Sống, của Đạo Sống, mà chúng tôi gọi là "những Sống Tính" "Sống Năng" hầu có thế áp dụng một cách linh hoạt sống động trong  việc chuyển hóa, thăng hoa  con người, xã hội và nhân loại ngày một tiến gần Chân Thiên Mỹ hơn.

Suy tư Trầm tư, Uyên tư  về Chân Lý Sư Sống và Sống Đạo, chúng ta sẽ phát  hiện ra những sống tính, sống năng sau đây:     

- Sống năng Sống

- Sống năng Biến Hóa

- Sống năng Bất biến

- Sống năng Động,

- Sống năng Tịnh

- Sống năng Mâu thuẫn

- Sống năng  Điều Hợp

- Sống Năng Tranh đấu

- Sống Năng Xây dựng

- Sống năng Chỉ đạo

- Sống năng Lãnh đạo

- Sống năng Thời cơ

- Sống năng  Tiệm biến

- Sống năng Đột biến

- Sống năng Hồi phục

- Sống năng Phản Phục

- Sống năng Hội tụ

- Sống năng Phân tán

- Sống năng Lợi dụng

- Sống năng Vận dụng

- Sống năng Khai dụng

- Sống năng Toàn Dụng

- Sống năng Tranh chấp

- Sống năng Hòa giải

- Sống năng Hóa giải

- Sống Năng Bảo thủ

- Sống Năng Cấp tiến

- Sống Năng Vị Ngã

- Sống Năng Vị Tha

- Sống năng Tham vọng

- Sống năng Buông bỏ

- Sống năng Chiến tranh

- Sống năng Hòa Bình 

- Sống Năng Kiện Toàn

- Sống Năng Khai phóng

- Sống năng Canh  tân

- Sống năng Hợp Quần

- Sống năng Liên hiệp

- Sống năng Liên minh

- Sống năng Hợp tác

- Sống năng  Tương tác

- Sống năng Tương thành

- Sống năng Đại thành

- Sống năng Đồng tiến

- Sống năng Kết Lực

- Sống năng Kết sinh

- Sống năng Phát triển

- Sống năng Toàn triển

- Sống Năng Đam mê

- Sống năng Sáng tạo

- Sống năng Cầu tiến

- Sống năng Tin tưởng

- Sống năng Phụng Sư

- Sống năng Phục thiện

- Sống năng Tinh tấn

- Sống Năng Tỉnh thức

- Sống năng Giác ngộ

- Sống Năng Vượt thoát

- Sống Năng Giải Thoát

- Sống Năng Chuyển hóa

- Sống năng Dung hóa

- Sống năng Sáng Hóa

- Sống năng Sống Hóa

- Sống năng Tình Thương

- Sống Năng Trí tuệ

- Sống năng Dũng cảm

- Sống Năng Bình đẳng

- Sống Năng Tự lực

- Sống năng Tự cường

- Sống năng Tự chủ

- Sống Năng Tự Do

- Sống năng Dân chủ

- Sống Năng Nhân Chủ

- Sống năng Trung đạo

- Sống năng Tư Nhiên

- Sống năng Như nhiên

- Sống năng Tịch nhiên

- Sống năng Tuệ giác

- Sống năng Bất nhị

- Sồng năng Tự tại

- Sống năng Tự vượt

- Sống năng Tự Thắng

- Sống năng Thái Hòa...

Qua sự quán chiếu, chiêm nghiệm những "sống tính", "sống năng" như đã ghi trên,chúng ta thấy rõ con người vừa có "khuyết điểm" vừa có "ưu điểm"bản tính con người vừa có "tính thiện" vừa có "tính ác". Con người vừa có "sở trường" vừa có "Sở đoản"...Tất cả đều trên tiến trình "thử thách và tiến hóa" của "cơ Trời" của "vũ trụ như nhiên"..... chúng ta không lấy làm lạ... Triết gia Heidegger nói rằng: "Tính thể của con người cũng là Tính thể của Vũ trụ ...  "Căn bênh tinh thần của con người cũng là căn bênh của xã hội " Khi chúng ta tìm ra căn nguyên của bênh thái con người- và căn nguyên của bênh thái xã hội thì chúng ta cũng tìm ra phương thuốc chữa bệnh xã hội thời đại. Khác với triết học "hàn lâm" chỉ tìm cách lý giải nhân sinh quan, vũ trụ quan  sao cho thỏa mãn tính tò mò tìm hiểu của trí năng con người...Sống triết và Sống Đạo là triết lý Nhân sinh gắn liền với Sư Sống con người, giúp cho con người Biết sống sự sống mình, biết vượt  thoát mâu thuẫn, vượt thoát chính mình, vượt thoát căn bênh "Tham sân si" của con người, và vượt thoát ngay cả "lý trí nhị nguyên" huyễn hoặc và giam hãm con người trong vô minh và khổ đau...  Sống triết Sống Đạo không chỉ lý giải về thế  giới vũ trụ mà cùng một lúc thực hiện 2 cuộc cách mạng: cách mạng Tâm thức, cách mạng phương thức sống, nếp sống con người và Cách Mạng xã hội thời đại để giải phóng con người khỏi chế độ độc tài toàn trị cộng sản cũng như mọi hình thức nô dịch,nô lệ hóa con người.


X - Đạo Sống và Sứ Mệnh Con Người:


Sống Triết và Sống Đạo chủ trương thực hiện 7 sứ mệnh lớn sau đây:

1- Sứ mệnh Tu Đức- Giúp con người đẩy mạnh tiến trình tự khám phá chân lý tự vượt và tự thắng chính mình.

2- Bảo Vệ Sự Sống Quốc Dân .

3- Phát Huy Sức Sống Quốc Dân.

4- Không Ngừng Nâng Cao Đời Sống Quốc Dân.

5- Thăng Hoa Sự Sống Quốc Dân.

6- Khoáng Trương sự Sống Quốc Dân .

7- Thành Toàn Sự Sống Quốc Dân.

Nhằm thực hiện các sứ mệnh trên, sống triết, sống đạo không làm công việc tuyên truyền hay cổ võ giao giảng chi cả... mà chỉ làm công việc phổ biến "chân lý tinh hoa sự sống" đến tất cả mọi người... Dĩ nhiên khi khởi đầu một cộng việc gì đều bắt đầu từ một số ít người...(một vài người, hay một nhóm người) rồi lan rộng ra....Với thời đại siêu dẫn truyền thông hiện nay sự lan truyền ý thức sống, chân lý Sự sống  sẽ tiến rất nhanh....

Khi con người giác ngộ "Tinh hoa chân lý sự sống" ... biết sống sự sống mình thì kỳ diêu thay- Đây chính là sức mạnh tự thân làm thành sức mạnh tự nguyện,(Điều quí giá vô ngần...) Con người tự hy hiến thân mình cho Đạo Sống con người, cũng chính là Đạo Sống  Dân Tộc và Nhân Loại. Sống Triết Sống Đạo lo phát triển vun bồi  Gốc Sư Sống, vì đây là Gốc Người, Gốc Nước, Gốc Nhân Loại, Gốc Vũ Trụ Nhân Sinh.


 XI- Kết Luận:


Bàn về tiến trình tiến hóa Sinh mênh Dân Tộc... Lý thuyết Gia Lý Đông A đúc kết trong mấy chữ : Sống, Còn, Nối, Tiến, Hóa....người viết xin thêm Hợp, Hòa, Hội, Hóa , Hoa..Đây là mười chữ mở ra một phương án mới Kết Sinh sức mạnh tổng hợp của của nòi giống Tiên Rồng...Lúc Tổ Quốc lâm nguy, chúng ta vẫn giữ vững  một niềm tin Quyết Chiến Quyết Thắng...

San Jose thung lũng Hoa Vàng
Ngày 12 Tháng 7 Năm 2018


   Tài Liệu Tham khảo :

 (1*) https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng% C5%A9_gi%E1%BB%9Bi
(2*) https://thuvienhoasen.org/a9839/ chuong-1-ngu-gioi-va-noi-dung-cua-ngu-gioi
(3*)https://sites.google.com/site/khamphadhuctin/bai-34-su-song-la-dhieu-thieng-lieng
(4*) http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/kha-nang-du-bao-cua-kinh-dich.html
(5*) Kinh Dịch Đại Toàn,Dịch Kinh Yếu Chỉ Tập 1 Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ &Huyền Linh Yền Lê trang29-35
(6*)L’homme qui étudie le Livre des Changements connaîtra la raison d’être du bonheur et du malheur, de la décadence et de l’élévation, et la voie rationelle (Tao) selon laquelle il convient d’avancer ou de reculer, de laquelle il résulte le salut ou la perte. -- Yi king, tome I, page 11, en note. -- La voie rationnelle, page 67, note 2)
[7] Duy tích thánh hiền hoài huyền bão chân. 唯 昔 聖 賢 懷 玄 抱 真 .-- Chu Dịch Tham Đồng Khế.
[8] Xem các họa bản Dịch của Phục Hi.
[9] Chu Dịch Tham Đồng Khế - trang 1.
[10] Ib. 1.
[11] Quân tử học Dịch nhi chí ư thần dã- Trùng Biên Tống Nguyên Học Án, quyển III, trang 678.
[12] Dịch chi vi thư giáo nhân hồi Thiên chi đại Kinh đại pháp dã.  - Trần thị, Thái cực quyền bổng đồ thuyết - trang 52.
[13] ... Lại Thiên tâm nhân ái cố sử long mã phụ Đồ xuất ư Hà, thần qui tải Thư xuất ư Lạc, sở dĩ chiêu thị thánh nhân tỉ đạo tư dân phản bản qui căn dĩ chí ư Đạo nhĩ. Tiên Thánh nhân chi nhi hoạch quái, dĩ minh Âm Dương vận hành chi đạo. Hậu Thánh xiển chi nhi thành Dịch, dĩ cùng tính mệnh phản hoàn chi lý. Thiển kiến giả bất sát, hoặc cánh mục vi bốc phệ sấm vĩ chi thuật, vụ ngoại nhi thất nội, xả bản nhi trục mạt, khuy đắc nhất đoan dĩ tự hảo, nhi bất kiến đạo chi đại toàn. Văn Đạo tử giảng đạo tinh hoa lục, quyển I, trang 9.
[14] Dịch Kinh Đại Toàn, trang 35b.
[15] Tử viết: Ngô thường chung nhật bất thực, chung dạ bất tẩm dĩ tư. -- Luận Ngữ - Vệ Linh Công, XV câu 30.
[16] La conscience pénètre dans le plan du Centre métaphysique. -- M. Sénard - Le Zodiaque - page 33.
[17] Lorsque l’identité humaine découvre l’origine de sa conscience, elle cesse de concevoir par catégorie et dualisme. Lorsqu’elle prend conscience de l’Unité sous-jacente de l’univers, elle s’ouvre à la lumière de l’intuition qui la féconde; elle naît ainsi à la lumière de l’Intelligence claire et saisit la direction que doit suivre sa volonté. Puis par la fidélité constante au rayon entrevu, persistant dans cette même direction malgré les pièges et les obstacles de l’esprit des ténèbres, matérialisme, sensorialité, rationalisme, orgueil, elle sent croître en elle la lumière et avec elle la force. Peu à peu elle voit, reconnaît, concoit la divinité qu’elle cherchait d’abord obscurément tandis qu’elle la portait en elle, et peut alors la manifester dans le monde sensible. La servante de Dieu est devenue la Mère du Verbe, le lien et l’interprète entre l’Inconscient et le Supraconscient, entre la Terre et le Ciel, entre l’ Esprit et son Pôle réceptif, la substance, et la Vierge ouvre ainsi à l’homme la Voie du retour à L’Essence. -- Sénard, Le Zodiaque,pages 196, et 197.
[18] Tạo Hóa vi diệu, duy thâm ư lý giả năng thức chi. --Trùng biênTống Nguyên học án, quyển 3, trang 673.
[19] Trí tri nãi nhập đạo chi phương, nhi trí tri phi dị sự. Yếu tu mặc nhận thực thể phương kiến doạn dích. Bất nhiên, tắc chỉ thị giảng thuyết văn tự, chung nhật huyên hoa nhi chân thể đoạn, nguyên bất tằng thức. Trùng biên Tống Nguyên học án III, trang 693.
[20] Tôn đức tính, sở dĩ tồn tâm nhi cực hồ Đạo thể chi đại, đạo vấn học sở dĩ trí tri, nhi tận hồ Đạo thể chi tế. Tự tính quan chi, vạn vật chỉ thị nhất dạng. Tự đạo quan chi, tắc vật các thị nhất dạng, cố đãn tồn thử tâm nhi vạn vật chi lý vô bất hoàn cụ, duy kỳ các thị nhất dạng, cố tu cùng lý trí tri, nhi vạn sự, vạn vật chi lý phương thủy quán thông. Trùng biên Tống Nguyên học án quyển III -- trang 692.
(21*) Đầu thế kỷ  thứ 18, giáo sư trường Đại học Harley người Đức, G.E stah đưa ra thuyết chất cháy  lưu truyền ở châu Âu gần một thế kỷ. Năm 1783 nhà hóa học người Pháp Laplace đánh đổ lý thuyết này và xây dựng thuyết ôxy hóa bốc cháy.
(22*) Luận bàn về kinh Dịch-Triệu Hướng Dương & Trương Hưng Toàn -Văn Quang dịch trang 38-42.
(23*)  https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_s%E1%BB%91ng
(24*)http://www.banluan.com/science/universe-begining.html   (Xem "Năm Điều Tâm Cảm &Mười Điều Tư Vấn" của học giả Đỗ Thông Minh -Nhà xuất bản Tân Văn, Mekong  Center Tokyo-Japan,2014 trang 12-13.
 (25*)^ Milsom, Clare; Rigby, Sue (2009). Fossils at a Glance (ấn bản 2). John Wiley & Sons. tr. 134. ISBN 1405193360.
 (26*) ^ Dean, Tim (ngày 23 tháng 8 năm 2011). “World’s oldest fossils reveal earliest life on Earth”. Australian Life Scientist. IDG Communications. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2012.
 (27*)^ Coveney, Peter V.; Fowler, Philip W. (2005). “Modelling biological complexity: a physical scientist's perspective”. Journal of the Royal Society Interface (4): 267–280. doi:10.1098/rsif.2005.0045.
(28*) ^ Senapathy,Periannan (1994). Independent birth of organisms. Madison, WI: Genome Press. ISBN 0964130408.
 (29*)^ Eigen, Manfred; Winkler, Ruthild (1992). Steps towards life: a perspective on evolution (German edition, 1987). Oxford University Press. tr. 31. ISBN 019854751X.
(30*)^ a ă Barazesh, Solmaz (ngày 13 tháng 5 năm 2009). “How RNA Got Started: Scientists Look for the Origins of Life”. Science News. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
 (31*)^ Watson, James D. (1993). Gesteland, R. F.; Atkins, J. F., biên tập. Prologue: early speculations and facts about RNA templates. The RNA World (Cold Spring Harbor, New York: Cold Spring Harbor Laboratory Press). tr. xv–xxiii.
 (32*)^ Gilbert, Walter (ngày 20 tháng 2 năm 1986). “Origin of life: The RNA world”. Nature 319(618). Bibcode:1986Natur.319..618G. doi:10.1038/319618a0.
 (33*)^ Cech, Thomas R. (1986). “A model for the RNA-catalyzed replication of RNA”. Procedings of the National Academy of Science USA 83 (12): 4360–4363. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
(34*)^ Cech, T.R. (2011). The RNA Worlds in Context. Source: Department of Chemistry and Biochemistry, University of Colorado, Boulder, Colorado 80309-0215. Cold Spring Harb Perspect Biol. 2011 Feb 16. pii: cshperspect.a006742v1. doi:10.1101/cshperspect.a006742.
 (35*)^ Powner, Matthew W.; Gerland, Béatrice; Sutherland, John D. (ngày 14 tháng 5 năm 2009). “Synthesis of activated pyrimidine ribonucleotides in prebiotically plausible conditions”. Nature 459: 239 242. Bibcode:2009Natur.459..239P. PMID 19444213. doi:10.1038/nature08013.
 (36*)^ Szostak, Jack W. (ngày 14 tháng 5 năm 2009). “Origins of life: Systems chemistry on early Earth”. Nature 459: 171 172. Bibcode:2009Natur.459..171S. doi:10.1038/459171a.
(37*) Lương Duyên Ngọc-Triết Lý Sư Sống- Sự Sống trong  vật chất có ý thức -Chương 5 trang 85-99. Tác giả tự xuất bản.
 (38*)  Lịch sử triết  học Tây phương - Lê Tôn Nghiêm NXB Thành Phố HCM- Trường phái Milet trang 43.
(39*) Lịch Sử triết Học Tây phương -Lê Tôn Nghiêm- NXB thành phố  HCM-Trường phái ELEE- trang 95
(40*)https://thuvienhoasen.org/a9723/triet-hoc-an-do-nguyen-uoc
(41*) Tư tưởng phương Đông - Gợi những điểm nhìn tham chiếu -Cao Xuân Huy NXB Văn Học 1995 trang 179-193
(42*) Vạn vật Đồng Nhất Thể - Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ- NXB: Nhân Tử Văn California USA- 2002- trang 10-11.
(43*)   Việt Nam Siêu Cách Mệnh- Mạc Ngọc Pha - Cơ Sở Hoa Thế Nguyên Toronto- Los Angeles- Paris trang 251-259.
(44*) Heidegger ,Lettre sur L'Humanisme,Aubier,1964  tr 77
(45*)   Heidegger ,Being and Time,bản dịch của J.Macquarrie&Robinson, Harper& Row 1962 tr 32 Sự khác biệt Tính thể của Dasein là ở chỗ nó vốn là Tính thể. (46*) Jacques Robin,Changer d' Ére,E1ditions du Seuil 1989,tr 330
(47*) J.P..Briggs,&F.D.Peat,Looking Glass Universe, ATouchstone Books,1984 tr190
(48*) E. Jantsch,The Self -Organization Universe Pergmon,1980, tr 145-6
(49*) Anima=phần hồn của phái Nam ;Animus=phần hồn của phái Nữ là ngôn từ của G.C. Jung chỉ hình ảnh linh hồn của con người (Nam/Nữ) thuộc về đời sống vô thức đối nghịch với Persona (nhân linh, nhân thần) chỉ phần trí thức tinh anh, tức phẩm chất lý tưởng "phối thiên", "thánh thiện" của con người,.Chủ thể (Ego)tri thức và hành động là trung gian,:Anima(mus)Persona.Theo J.Beaufret, M.Lefebvre đã cho rằng Dasein đối với Hedergger "không thuộc giống nào cả ". Quả vậy,khi nói đến Dasein đối với Hedegger  không phân biệt Nam Nữ (tức vô tính) (a) nhưng so với sự thông diễn của Khổng Tử bên Đông phương thì vẫn còn quá trừu tượng ví nó không nói lên được tính cách sinh động của sự sống  trong thề tương quan với vũ trụ như Heidergger đã từng viết trong Búc Thư Nhân bản:"Yếu Tính của con người  trong thế tương quan với cội nguồn Tính thể"(a/E.de Rubercy,D.Le Buhan,Douze Questions pose'es à J.Beaufret, Aubier-Montaigne, 1983,tr 36). (50*) Theo Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu          "Có Âm Dương có vợ chồng -     Dẫu từ Thiên Địa cũng vòng phu thê
 (51*) E. Jantsch sách đã dẫn tr 161
 (52*) E. Jantsch sách đã dẫn tr 165
 (53*) E Jantsch sách đã dẫn tr 285
 (54*) John Maymard Evolutionnary  Genetics,Oxford University ,Press 1989 tr 292
 (55*) E.Jantsch sách đãdẫn tr 19
 (56*)  Francois jacop,The Logic of Life ,Englissh trans, Pantheon Books 1982 tr 322.
 (57*) E. Jantsch sách đã dẫn tr 183
 (58*) Roger Garaudy,Appel aux Vivants, E1dit  du seuil 1979  tr 234
 (59*) J.C.Glen ,Future Mind ,Acropolis Books 1989, tr 234.
 (60*) J. C. glen sách trên tr 113
 (61*) Johnson F. Yan,DNA and The I Ching , NorthAlantic Books ,1991,tr 138
 (62*) J.F.Yan, sách trên tr 136-7
 (63*) J. F. yan , sách trên tr 146
 (64*) Francois Jacob,The Logic of Life ,Pantheon Books ,1982,,tr 322
(65*) Hedegger , Lettre sur L' Humanisme,Aubier-Montaigne tr 27
 (66*) jacques Robin, Changer  d'Ere ,E1dition du Seuil,1989 tr 293.
(67*) Nho Học Giản Dị -Nhuệ Hồng Nguyễn Hữu Thống - Trung Tâm Nguyễn Trường Tộ Định Hướng Tùng Thư-1997- Kinh Dịch túi khôn  loài người- Tr. 47-48

(Trong Tuyển Tập Văn Hóa Chính Trị  TẤC LÒNG NON NƯỚC  tập I của Chu Tấn)



. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả đã gởi từ HoaKỳ ngày 08.02.2021 .