ODE AN DIE FREUDE
(TỤNG CA HƯỚNG TỚI NIỀM VUI)
Đ ại văn hào Đức Friedrich Schiller viết bài thơ Ode An die Freude (Tụng ca Hướng tới niềm vui). Beethoven lấy một phần bài thơ này đưa vào chương cuối (dành cho bốn giọng đơn ca, đồng ca cùng dàn nhạc) trong Bản giao hưởng số 9 của ông. Bài Gửi niềm vui (còn được dịch là H oan ca) được Hội đồng châu Âu chọn làm bài ca chính thức của Liên minh châu Âu năm 1972 . Vì ngày càng có nhiều thứ tiếng dùng trong Liên minh châu Âu nên năm 2003 , Liên minh châu Âu chọn phần phổ nhạc của Beethoven cho bài thơ này làm bài ca chính thức cho EU, mà bỏ phần lời bằng tiếng Đức. Dù sao thì phần nhạc vẫn thể hiện rõ ý tưởng bác ái trong thơ Schiller. Trong nguyên văn thơ Schiller có câu "những kẻ ăn mày trở thành anh em với những ông hoàng" (hình ảnh thời phong kiến) nay được chỉnh sửa cho hợp với thời hiện nay của Liên minh châu Âu bằng câu "tất cả mọi người đều là anh em", Hiệp hội London (The Society of London - sau này là Royal Philharmonic Society) đặt hàng bản giao hưởng vào năm 1817. Beethoven bắt đầu làm việc với bản giao hưởng vào năm 1818. * Bản giao hưởng số 9 cung rê thứ, opus 125 là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven h oàn thành vào năm 1824 khi ông điếc hoàn toàn. G iao hưởng số 9, là con đẻ của thời đại của mình, đồng thời là sự thể hiện những lý tưởng và hoài bão của loài người. Nhạc sĩ hoàn thành bản giao hưởng vào cuối đời nhưng đã nghiền ngẫm trong suốt cuộc đời mình. Giao hưởng này như những đỉnh núi cao nhất, trội hơn tất cả những gì mà những thiên tài nghệ thuật của nhân loại tạo nên. Cũng như "Thần khúc" (Divina commedia) của Dante, tranh Đức mẹ của Raphael , "Faust" của Goethe hoặc khúc Messe (Die hohe Messe) của Bach , Việc sử dụng lời thơ của Friedrich Schiller là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc sử dụng giọng hát con người (tượng trưng cho tiếng nói của nhân loại)ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng. Khi đi tìm cách đi vào phần mở đầu của đoạn tụng ca của Schiller. Bạn ông, Anton Schindler, sau này kể lại: “ Một hôm Beethoven nhảy vào phòng và la lớn "Tôi tìm ra rồi, tìm ra rồi" Sau đó anh ấy cho tôi xem phác thảo của những từ "cho chúng tôi hát bản tụng ca của Schiller bất tử". Bản giao hưởng này là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu . Bản giao hưởng số 9 của Beethoven là bản thánh ca về cuộc sống con người. Tại hầu hết các Thế Vận Hội từ nửa sau thế kỷ 20, chương bốn được trình diễn như một phần của các lễ nghi thức. Bản Giao Hưởng số 9 đã được các phi hành gia của phi hành đoàn Apollo 11 đem lên để tại Mặt trăng năm 1969 như một thông điệp thân ái của con người đến các nền văn minh ngoài hành tinh.
HƯỚNG TỚI NIỀM VUI
Niềm vui, là hào quang của Thiên Chúa
Là kiều nữ của Thiên cung
Chúng ta hãy bước vào
và uống chén ánh thiều quang Thiên quốc,
chốn thánh điện của Ngài
Phép mầu hiệp nhất muôn người
Xếp xó gươm giáo chiến chinh
Kẻ ăn mày kết bạn với hoàng thân
Nơi đôi cánh ngừng bay ,
Ai thành công to lớn
Sẽ là bạn tâm giao,
Ai đầy tràn yêu mến
Hãy hoà vào niềm hoan hỉ!
Vâng, những ai có tâm hồn
Hãy reo vang trên toàn thế giới!
Và ai chưa hề nghe biết
Hãy cất đi nước mắt thương đau
Tất cả mừng vui uống
Nơi bầu sữa của tạo hóa
Những điều thiện , những cá i ác
Hãy cuốn theo dòng suối hoa hồng
Hãy ôm hônchúng tôi
Người bạn thân, trong sinh tử
Nguồn hy vọng của toàn thể nhân gian
Và thiên thần đứng trước mặt Đức Chúa Trời
Mừng khi ánh dương buổi sớm
Theo chương trình diễm lệ của thiên đường
C ác bằng hữu, hãy chạy theo đường mình chọn
Vui lên, như anh hùng thắng trận
Mở vòng tay ôm lấy triệu sinh linh
Và tặng cả thế giới cái hôn này
Anh em, chung sống dưới một bầu trời
Nơi cha thương yêu ở
Triệu triệu sinh linh, sao chưa cúi mình bái lạy?
Thế giới, sao chưa thần phục Chúa Trời?
Hãy tìm Ngài tro ng vũ trụ
Ngài cư ngụ trên trời đầy sao.
*/ Bản giao hưởng được xây dựng trong thời gian mà thời kỳ cách mạng Pháp đã đi vào dĩ vãng, và thế lực phản động đang ngự trị ở Châu Âu. Những hy vọng đã đổi thành thất vọng. Trong nghệ thuật đã nảy sinh một trào lưu mới - chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện những tâm trạng mới. Công trạng của người nghệ sĩ ca ngợi Trí tuệ, Tự do, Niềm tin trong thời kỳ đen tối ấy ấy càng có ý nghĩa lớn. Giao hưởng số 9 - một bản tuyên ngôn âm nhạc của thế kỷ 19
ODE AN DIE FREUDE (TỤNG CA HƯỚNG TỚI NIỀM VUI)
Đại văn hào Đức Friedrich Schiller viết bài thơ Ode An die Freude (Tụng ca Hướng tới niềm vui). Beethoven lấy một phần bài thơ này đưa vào chương cuối (dành cho bốn giọng đơn ca, đồng ca cùng dàn nhạc) trong Bản giao hưởng số 9 của ông. Bài Gửi niềm vui (còn được dịch là H oan ca) được Hội đồng châu Âu chọn làm bài ca chính thức của Liên minh châu Âu năm 1972 . Vì ngày càng có nhiều thứ tiếng dùng trong Liên minh châu Âu nên năm 2003 , Liên minh châu Âu chọn phần phổ nhạc của Beethoven cho bài thơ này làm bài ca chính thức cho EU, mà bỏ phần lời bằng tiếng Đức. Dù sao thì phần nhạc vẫn thể hiện rõ ý tưởng bác ái trong thơ Schiller. Trong nguyên văn thơ Schiller có câu "những kẻ ăn mày trở thành anh em với những ông hoàng" (hình ảnh thời phong kiến) nay được chỉnh sửa cho hợp với thời hiện nay của Liên minh châu Âu bằng câu "tất cả mọi người đều là anh em", Hiệp hội London (The Society of London - sau này là Royal Philharmonic Society) đặt hàng bản giao hưởng vào năm 1817. Beethoven bắt đầu làm việc với bản giao hưởng vào năm 1818. * Bản giao hưởng số 9 cung rê thứ, opus 125 là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven h oàn thành vào năm 1824 khi ông điếc hoàn toàn. G iao hưởng số 9, là con đẻ của thời đại của mình, đồng thời là sự thể hiện những lý tưởng và hoài bão của loài người. Nhạc sĩ hoàn thành bản giao hưởng vào cuối đời nhưng đã nghiền ngẫm trong suốt cuộc đời mình. Giao hưởng này như những đỉnh núi cao nhất, trội hơn tất cả những gì mà những thiên tài nghệ thuật của nhân loại tạo nên. Cũng như "Thần khúc" (Divina commedia) của Dante, tranh Đức mẹ của Raphael , "Faust" của Goethe hoặc khúc Messe (Die hohe Messe) của Bach , Việc sử dụng lời thơ của Friedrich Schiller là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc sử dụng giọng hát con người (tượng trưng cho tiếng nói của nhân loại)ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng. Khi đi tìm cách đi vào phần mở đầu của đoạn tụng ca của Schiller. Bạn ông, Anton Schindler, sau này kể lại: “Một hôm Beethoven nhảy vào phòng và la lớn "Tôi tìm ra rồi, tìm ra rồi" Sau đó anh ấy cho tôi xem phác thảo của những từ "cho chúng tôi hát bản tụng ca của Schiller bất tử". Bản giao hưởng này là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu . Bản giao hưởng số 9 của Beethoven là bản thánh ca về cuộc sống con người. Tại hầu hết các Thế Vận Hội từ nửa sau thế kỷ 20, chương bốn được trình diễn như một phần của các lễ nghi thức. Bản Giao Hưởng số 9 đã được các phi hành gia của phi hành đoàn Apollo 11 đem lên để tại Mặt trăng năm 1969 như một thông điệp thân ái của con người đến các nền văn minh ngoài hành tinh.
HƯỚNG TỚI NIỀM VUI
Niềm vui, là hào quang của Thiên Chúa
Là kiều nữ của Thiên cung
Chúng ta hãy bước vào
và uống chén ánh thiều quang Thiên quốc,
chốn thánh điện của Ngài
Phép mầu hiệp nhất muôn người
Xếp xó gươm giáo chiến chinh
Kẻ ăn mày kết bạn với hoàng thân
Nơi đôi cánh ngừng bay ,
Ai thành công to lớn
Sẽ là bạn tâm giao,
Ai đầy tràn yêu mến
Hãy hoà vào niềm hoan hỉ!
Vâng, những ai có tâm hồn
Hãy reo vang trên toàn thế giới!
Và ai chưa hề nghe biết
Hãy cất đi nước mắt thương đau
Tất cả mừng vui uống
Nơi bầu sữa của tạo hóa
Những điều thiện , những cá i ác
Hãy cuốn theo dòng suối hoa hồng
Hãy ôm hôn chúng tôi
Người bạn thân, trong sinh tử
Nguồn hy vọng của toàn thể nhân gian
Và thiên thần đứng trước mặt Đức Chúa Trời
Mừng khi ánh dương buổi sớm
Theo chương trình diễm lệ của thiên đường
C ác bằng hữu, hãy chạy theo đường mình chọn
Vui lên, như anh hùng thắng trận
Mở vòng tay ôm lấy triệu sinh linh
Và tặng cả thế giới cái hôn này
Anh em, chung sống dưới một bầu trời
Nơi cha thương yêu ở
Triệu triệu sinh linh, sao chưa cúi mình bái lạy?
Thế giới, sao chưa thần phục Chúa Trời?
Hãy tìm Ngài tro ng vũ trụ
Ngài cư ngụ trên trời đầy sao.
*/ Bản giao hưởng được xây dựng trong thời gian mà thời kỳ cách mạng Pháp đã đi vào dĩ vãng, và thế lực phản động đang ngự trị ở Châu Âu. Những hy vọng đã đổi thành thất vọng. Trong nghệ thuật đã nảy sinh một trào lưu mới - chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện những tâm trạng mới. Công trạng của người nghệ sĩ ca ngợi Trí tuệ, Tự do, Niềm tin trong thời kỳ đen tối ấy ấy càng có ý nghĩa lớn. Giao hưởng số 9 - một bản tuyên ngôn âm nhạc của thế kỷ 19
nhà văn của văn học Bão táp và Xung kích