Việt Văn Mới
Việt Văn Mới

NGƯỜI ĐÀN BÀ Với ĐÀN MĂN-ĐÔ-LIN / THE WOMAN With a MANDOLIN
tranh của Võ Công Liêm







VĂN CHƯƠNG HIỆN ĐẠI

MỘT ĐỤNG CHẠM THUỘC

TRIẾT HỌC CỦA HƯ CẤU KHOA HỌC







C ó phải đó là phạm trù triết học muốn nói đến tiểu thuyết hiện đại (the modern novel)? Không hẳn thế; mà ở đây được giới thiệu như một nhận biết thiết thực và giản lược những tư tưởng rộng lớn, chứa đựng một tư duy mơ hồ, khó hiểu mà cần có một tư tưởng cơ bản trong một phương án cụ thể để hiểu rõ giá trị một cách sâu đậm có nghĩa lý; đó là sự cớ được đặc trong những tác phẩm văn chương. – reducing broad areas of thought to a few fundamental ideas in order to appreciate the deepest motives underlying literary works. Một phần là những gì đặc biệt chú ý đến cho một thứ triết học ảnh hưởng đến hư cấu khoa học. Nhưng nhớ cho đối tượng văn chương của chúng ta không nhất thiết đưa ra đây một giảo nghiệm của một tác phâm tiểu thuyết hư cấu trong mỗi thời kỳ khác nhau và mở lối cho một văn chương hiện đại (Modern Literature); ngược lại tìm thấy một đụng chạm thuộc triết học hư cấu khoa học (The Philosophical Impact of Science on Fiction) là luận đề so sánh thực nghiệm, soi rọi vào những nhận thức hiểu biết chung trong cùng một ý thức về bối cảnh của tác phẩm dựng nên.Tuy nhiên cũng giới hạn một số cơ bản để tin vào những gì mà ở đó có một tập hợp nói đến cho một tiểu thuyết; nghĩa là phơi bày, tỏ rõ tự sự hơn là dành cho một dự phóng để dựng nên. Nhất là văn chương hiện đại, một thứ văn chương vượt thời gian của thời đại, đưa dẫn người viết và người đọc vào những bí tỉ lạ thường và kỳ thú; mà cả hai lãnh vực này có tính chất khoa học trong đó; vừa hấp dẫn, lối cuốn phù hợp với đời sống. Là nhu cầu trong tiểu thuyết hư cấu. Tiểu thuyết hiện đại là một thứ tiểu thuyết triết học –The modern novel is a philosophical novel. Đặc biệt ở thế kỷ này tiếp thu và lãnh hội những gì trừu tượng, siêu hình và bên cạnh đó nặng chất thương mại qua những đề mục phiêu lưu, siêu hình, sự bén nhạy khéo léo đó là một thứ quyến rũ khiêu gợi, thèm thuồng được đổ vào truyện, bởi; thị hiếu quần chúng là muốn được ’nghe’ cái sống thực trong tư tưởng còn hơn cả hình ảnh có thực. Văn chương hiện đại phơi mở huỵch toẹt, mỗi lúc mỗi rộng rãi mới mong thích nghi hoàn cảnh và đôi khi phản ảnh trung thực cái nguồn cơn và định hệ của con người qua từng nhân vật. Từ khi những tác phẩm đáng kể được để ý đến là tiết độ được một tri thức vượt mức để ném vào người đọc một suy tư thâm hậu và làm nên một sự cần thiết sau khi đi tới sự hiểu biết thế nào là văn chương, thế nào là triết học; có nghĩa là tuân thủ một điều kiện để tận hưởng cái tuyệt thú trong văn chương tiểu thuyết. Triết học không đơn thuần là triết học (nghĩa của chữ triết học là nói lên cái đẹp trong đời; nguyên nghĩa chữ triết học = đẹp) tiểu thuyết cũng có cái triết lý của tiểu thuyết. Nghiêm túc mà nói; mò mẫm vào đó là để tìm thấy cái lời thiết thực trong tiểu thuyết; một thứ tiểu thuyết hết sức đơn giản và rõ ràng, một sự chịu đựng tồn lại để được tồn lưu không có tồn loạt ngổn ngang trong tiểu thuyết. Một tồn vọng hiểu biết cái mà con người không nhận ra thế nào là đầy đủ hợp nhất –these novels plainty manifest the suffering attendant upon the accumulation of knowledge that man knows not how to intergrate. Dù là gì; hư cấu phải thực chứng thời mới gọi tiểu thuyết tồn lại nhân thế, không còn ởm ờ, thờ ơ mà khước từ sự chấp nhận khổ ải của người viết tiểu thuyết. Có lẽ; trong bất luận tuổi tác nào đều có ‘cây-nhân-sinh’ nhận thức trong mỗi con người, tuồng như có một cái gì tàn phá muốn hủy hoại trong một ngụ ý bao hàm chung chung của sự dục vọng, một nội tại đang cần có một hư cấu thay mình để giải thoát tâm tư; cái đó hẳn nhiên là một thách đố đối với người nghệ sĩ. Thách đố đó đưa tới một suy nghĩ dành cho miêu tả tốt và thực không còn hoài nghi, ngờ vực trong cái tầm nhìn mà giảm đi đôi điều về hư cấu trong thế kỷ hai mươi, hai mốt này, họa chăng do hoàn cảnh biến đổi: xã hội, tâm sinh lý… Phát tiết để không còn tồn tại những dữ kiện bi thảm như đã xẩy ra ở những thế kỷ trước; một thứ tiểu thuyết hư cấu nặng phần luân lý, đạo đức giả do từ con người và xã hội đẻ ra làm cho tiểu thuyết hư cấu không thực chứng, mất chất. Người sáng tác hiểu được điều đó nhưng vẫn bị án ngữ bởi lằn biên luân lý đạo đức làm cho ngôn từ không chuyển động theo khuynh hướng thị trường văn chương đương đại. Thơ, văn tồn lại trong cái nghĩa ‘từ chương tích cú’ là vậy. Đến khi có những cao trào mới xuất hiện thì hùa nhau đạp lên trên con đường tự do ngôn ngữ mà lộng hành, bừa bãi, phá luật nhất là thơ nhiều thi nhân đi quá xa cho một tư duy mịt mờ, vượt thoát quá độ để biến mình qua những hình thức thơ suy đồi, mất chất, lạc hướng; văn không ra văn, thơ chẳng ra thơ không còn thấy chi là triết lý làm người mà hoá thân là kẻ mất trí giữa thế giới thi ca. Cái sự lý đó không còn thấy gì cho một văn chương hiện đại. Văn chương hiện đại là gì? Như đã giải thích; là phải có một triết thuyết nhân tính nằm trong văn chương thời mới tồn lại. Dữ kiện đó hiện hình trong những tiểu thuyết ở thế kỷ thứ mười chín, thời điểm đó chưa thấy mở ra một cái gì sáng tỏ cho một liên can cần thiết của con người và những đề mục liên quan thuộc về triết học cho vấn đề của vai trò, nhân vật. Đợi mãi cuối thế kỷ thứ mười chín mới thành hình và giữa thế kỷ hai mươi mới bạo dạn nói hụych toẹt những gì bí tỉ nằm trong đó nhưng không có nghĩa là thiếu đi phần thúc đẩy của triết lý. Nổi bật của tiểu thuyết gia ở những thế kỷ trước trong khi họ đối đầu với những trạng huống xã hội, luân lý với bao kinh nghiệm khác như một cái gì là viễn tượng và cục bộ đã gián tiếp làm choáng đường cho những vấn đề vượt thoát, kể cả những gì mà con người đang hiện hữu. Một hòa hợp nơi con người đang dấn thân, nơi mang lại nhiều lợi ích trong một thế giới đang sống; cho dù ở đây không đè nặng bởi một ý thức khoa học hiện thực hoặc tọa độ của cái nhìn siêu hình, trừu tượng –when not consciously expressing a specific ontological or metaphysical viewpoint, they exhibited definite marks of philosophical orientation. Mà bày ra đây một dấu hiệu sáng tỏ thuộc về triết học có định hướng. Thí dụ: Thử nói một cách triết học trong một luận bàn về tiểu thuyết hư cấu của Bình Nguyên Lộc, thời chắc chắn tiểu thuyết họ Bình không qui vào cái phản ảnh duy lý trong cùng một hướng đi của Sơn Nam. Tuy nhiên; ở đây họ cũng đã bày tỏ ít nhiều nhân tính qua cảnh sắc triết học trong mỗi nhân vật như một niềm tin đầy đủ trong tiểu thuyết hư cấu của họ dựng nên. Cái đó mới gọi là văn chương hiện đại đáng được nói đến; còn tiểu thuyết nói lên một chuyện tình hay một sự cố đã xẩy ra là thứ văn chương xây dựng trên một tọa độ bi thảm để làm nền cho một tiểu thuyết; thứ tiểu thuyết đó chỉ là cá tính nhân vật chớ hoàn toàn không có đặc thù triết học; rất ít người quan tâm, nhất ở thời đại này nó đòi hỏi cái siêu lý đích thực mới thành hình cho tiểu thuyết hư cấu. Thế nhưng có một số văn nhân cứ tưởng hư cấu là dựng chuyện không thực là việc làm thông thường; nhưng nhớ rằng dù hư cấu dượi dạng thức nào phải thực tính mới thành truyện. Tác phẩm mới để đời.

Từ ngữ thuộc về triết học thường được dùng như một kết nối với những gì liên quan đến tất cả mục đích có tính chất thuộc khoa học, mở rộng tầm nhìn và những điều không thể khống chế bởi niềm tin tôn giáo. Cách ly những trở ngại đó là đứng lên trong một tư duy hiện đại giữa khoa học và tôn giáo. Ấy là điều không thể tiếp tục đối với triết gia mà bằng mọi nỗ lực đem lại một sự hòa hợp tương xứng. Những nghệ sĩ thuộc trường phái văn chương cũng được nhấn mạnh và thích nghi hòa hợp vào hai tình huống đã nêu. Trong mọi thời đại đều có khuynh hướng cho một thứ văn chương hiện đại, đặc biệt trong quá khứ của một trăm năm qua, khoa học gần như xoi mòn tận gốc rễ, một số nhỏ ấp ủ dưới niềm tin của tôn giáo nhưng vẫn không thực hiện hoài bão, bởi giữa khoa học và tôn giáo có sự tương nghịch. Thi nhân và triết gia giống nhau ở chỗ là dễ cảm hóa hoàn cảnh và cùng một nỗ lực để cậy trông nhưng rồi đi tới tuyệt vọng, cuối cùng chỉ còn cách điều hòa hoàn cảnh hoặc thích nghi dưới một nhãn quang mới hơn, thời may ra xây dựng trọn vẹn cho một tư duy hư cấu thiết thực mà không vướng bởi những rào cản, chận đường.

Sự kiện tôn giáo đưa tới chủ nghĩa hoài nghi, cái đó; là thả nổi cho một niềm tin chính đáng (đúng ra là dành niềm tin thờ phụng trong cá nhân Thượng đế) từ những động lực đó chạy xuyên qua hầu hết trong văn chương hiện đại, không có nghĩa là tự do tư tưởng đã bỏ rơi niềm tin hướng tới tôn giáo. Tiểu thuyết hư cấu ở kỷ nguyên này là tiếng kèn phóng thanh cho một tư duy sáng tạo và cũng là thể thức đặc biệt cho một cái nhìn tụ điểm vào văn chương hư cấu và nhờ đó mà thu hút những kinh nghiệm đã qua. Việc này khó mà định lượng cho sự kiện khoa học mà tuồng như có một ảnh hưởng khủng khiếp cho ý niệm của con người, sự cớ đó chúng ta không thể đánh giá một cách rành rọt và cho rằng văn chương là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của mỗi chủ đề. Chính cái quan niệm hủ hóa đó ảnh hưởng đôi phần ở đầu thế kỷ hai mươi, ngay cả mở màn cho một tiểu thuyết ái tình ‘Tố Tâm’ (Hoàng Ngọc Phách) cũng là một sự bàng hoàng giữa thời đó nhưng ngược lại đón nhận một số lớn độc giả, bởi; vượt thoát của tiểu thuyết có lẽ đó là bước tiên khởi (avant-garde) để về sau có nhiều văn nhân dựa vào đó mà phóng tầm nhìn rộng lớn hơn. Điều được chú ý đến giữa hai lằn biên cho một thế giới xưa cũ và một thế giới đổi mới –may be considered a dividing line between an old world and a new one. Một cái nhìn tổng thể vào hội trường văn chương hư cấu, mở mang, rút tiả, một hoài vọng ấp ủ của hai lằn biên mà những thế kỷ qua, cảnh sắc của những văn nhân như đã chịu đựng cho tới ngày hôm nay và nhìn như một chứng minh thu nhận, vượt qua được những tàn tích xưa cũ hoặc dưới một sức ép xã hội làm cho văn chương bại hoại; cách mạng văn hóa thực sự đi vào đời từ những thời kỳ quá độ của phong trào thi ca, văn học đổi mới. Cho nên chi xây dựng một tiểu thuyết hư cấu có tính triết học là thực tính của con người trước xã hội, một qui trình khoa học nhân văn và khoa học xã hội. Hư cấu hay không-hư-cấu thực sự được mô tả một cách sống thực như cuộc đời hiện thực. Không còn nói là vô phương cứu chửa –not to say hopelessness, và; trong cương vị đó không ai còn đặc vấn đề cho sự cớ -in a role that he did not ask for. Mà; hư cấu có thể là chứng nhân thời đại(?).

Giữa thế kỷ hai mươi vào đầu thập niên 50/60 văn chương miền Nam nở rộ, không còn là chiếc áo the thâm ngày nào mà giờ đây khoác lên mình chiếc áo mới đầy màu sắc của trăm hoa đua nở, từ phong hoá đến tự lực là cả giai đoạn phản kháng mãnh liệt và sau đó sáng tạo để thành hình một luồng tư tưởng hiện sinh, siêu thực. Đó là ngọn sóng thần ập vào để cuốn phăng những đống rác nằm ụ giữa đời không có chỗ chứa, nhờ đó; cho tới ngày nay đã sản sinh nhiều trào lưu bung phá, vượt thoát là chứng cớ hợp thời đại, là tiến trình một văn hóa mới, kể cả tiểu thuyết mới. Sóng thần hay cuồng phong đã làm sụp đổ những tàn tích là cốt xây dựng cho cái gọi ‘đổi mới tư duy’ là thế đấy. Nhưng có kẻ lại còn nuôi mộng ảo ‘cổ lỗ sĩ’ hết năm này qua tháng nọ lục loại trên đống tàn dư để tìm kiếm cái tiếc nuối như biện giải hay tái sinh cho cái thời coi như ‘chết chưa chôn’ được sống lại. Đúc tạc những tượng bạc mầu, hứng đầy cứt chim trong công viên vắng người. Làm thế tợ hồ nói ra cái lạc hậu tư tưởng. Vai trò đó đã không thực tính mà thoái trào.Thế hệ nối tiếp nhìn cái mới là hiện thực, không ai ngoảnh cổ ‘tư cố hương’để trở thành‘tượng muối’. Bắt nguồn một ít từ những trào lưu văn nghệ Tây phương hoặc du nhập từ mọi phiá đến trong một cảnh giới tự do, khai quật những di sản đã bị chôn vùi hay bịt miệng; bởi gọng kềm tôn giáo, chính trị làm cho luồng khí văn chương bịt bùng, uất nghẹn đó là lý do đưa tới bộc phát, một thứ bộc phát phản kháng. Thế nhưng; không có nghĩa là trào lưu mới nhanh nhẹn ngập tràn để khống lĩnh ngôi vị trong mọi lãnh vực mà nó chỉ có một vị trí hạn hữu, vừa thẩm định chức năng, vừa lãnh hội thu tập. Tinh thần bung phá đã được minh định qua mọi bộ môn; phản ứng thuộc về văn chương là chống lại những gì cản trở, làm khó. Phản kháng là nói lên sự đè nặng của xã hội và tâm lý những yêu sách đó đều được yêu chuộng ở những thế kỷ mười chín, hai mươi là hiện thực không thể thay thế bất cứ hình thức nào trong văn chương. Khước từ mọi thứ có tính khoa học làm đảo lộn trí năng, nhưng; từ những quan điểm thuộc triết học, kiểu thức này đã hoán chuyển trong cung cách có qui mô, kỹ thuật và hình học là mấu chốt có thể coi là vững chắc và thích nghi không thể tránh được mà coi như một cuộc giải phóng từ những gông cùm cổ hủ. Tư tưởng triết học Tây phương tràn bờ trong giới trí thức văn nghệ thời đó; lấy một vài chứng cớ triết thuyết để xác định cho một đường lối hiện sinh, lấy đó để đổi mới tư duy, trước để thấy người sau thấy ta. Cơ bản của những gì ‘từ chương’ cho đến những gì ‘văn hóa bảo hộ’ là hai nọc độc quấn quanh vào nội tạng của những người trí thức cả hai miền, để rồi biến văn chương vào giáo điều, đóng khung, khép kín của loài ốc thập thò qua một thứ giáo điều suy đồi, hủ hóa...Tầm nhìn vào triết học hầu như xuyên qua bằng những tiết điệu khác nhau; chẳng hạn cao trào chủ nghĩa tự nhiên của Schopenhauer được thành lập tự chính nó cho một văn chương đương đại với một sắc thái chính yếu và dọc theo đó những tiểu thuyết gia như Emile Zola là một trong những chân dung nổi bật với một hòa hợp giữa Thượng đế và con người, để cùng nhau đi tới những hiệp thông khác. Chiếm cứ một phần trong tài năng văn chương, nhà văn đặc nền tảng dưới một cảm thức đương đại hợp thời qua cái nhìn trong suốt hơn và từ đó xâm nhập bởi tư tưởng Nietzsche, Sartre, Camus… gào lên bởi một tinh thần phản kháng chống Thượng đế là một chối từ của ý thức và chối từ những tư tưởng đi ngược thời đại qua chủ thuyết ‘Hegelian’ là ủng hộ và tin tưởng như tin tưởng thần thánh trong một tinh thần đầy hứa hẹn. Dù rằng Hegel là một triết gia ngoại hạng của một tinh thần tiến hóa và một phát ngôn sáng chói, một tư duy bộc phát, một thế giới tư tưởng trong tiến trình phát triển xã hội. Hai phương hướng, hai cái nhìn khác nhau giữa hai trào lưu tư tưởng khác nhau của văn hóa Bắc Nam. Cho đến nay tình huống đó vẫn còn mò mẫm để tìm một thế đứng riêng mình. Thời điểm đó những tiểu thuyết gia trên đường khám phá cho mỗi riêng mình một nét đặc thù mỗi khi tư duy của tự do phát động. Họ nhìn lui những trang sử văn chương của Lev Tolstoi của Maxim Gorky, của Dostoevsky như kinh điển để làm nền tác phẩm. Dẫu ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng ở đây là một hành động gián tiếp như nói lên cùng tâm trạng giữa cuộc chiến và con người. Tư tưởng văn nhân ta quấn quanh trong những cuộc chiến bá quyền, thuộc điạ, ý thức hệ ; tất cả là hệ lụy, đau khổ làm cho tư tưởng băng hoại không có cơ bùng dậy bằng một thứ ngôn ngữ phản kháng, không có tính triết học nhân văn để rồi vòng vo trong một tình cảm bi thảm xã hội mà con người gánh chịu. Văn nhân chỉ lấy ngữ ngôn để than trách mình, trách đời mà không gây tác động quần chúng vì tư tưởng đóng khung trong thế bị động; chính cái dạng thức rập khuôn, sáo mòn làm cho văn chương hư cấu suy tàn, bởi; mất tính sáng tạo cho một lý tưởng nhân văn. Đau khổ của người viết không còn có sự cảm thông mà chỉ thấy trong đó bản chất cá nhân, thành ra xây dựng tiểu thuyết hư cấu, truyện ngắn, truyện dài hay những thể loại khác cần có cái thực chứng trong hư cấu. So ra văn nghệ Âu Châu; trước sau đều hàm chứa một triết thuyết nhân bản, khác với chúng ta có những tác phẩm dựa vào hoàn cảnh lịch sử để mô tả như một bình giải, dù nhân vật đại diện cho thời đại. Vai trò nhân vật và tác giả nặng chất ‘egoistic’cho nên hư cấu trở nên không sống thực ở lẽ đó. Thế nhưng người đọc và người viết cùng cảnh ngộ, cùng một tư duy để rồi cảm hóa như mình là nhà văn. Quan niệm hạn hẹp làm cho tác phẩm không rộng mở giữa thế gian mà chỉ nằm trong đơn vị nhỏ hẹp. Nó không phơi mở một sự đụng chạm bởi triết học trong tiểu thuyết khoa học hư cấu. Không lấy đó làm nền tảng. Âu cũng là nguyên nhân trực tiếp do từ đề cao, cổ động không nguyên cớ. Mà cứ cho là nhà văn.

Với bối cảnh xẩy ra trong những thời kỳ của thế kỷ hai mươi. Văn chương hư cấu như ngọn đèn chiếu, chứa một thứ triết học và khoa học, dù có chậm trễ nhưng lôi cuốn như một chú ý, và có lẽ; đây là điều đúng đắng từ khi thiết lập hệ thống triết học trong ngữ ngôn, một cấu tạo hợp nhất và cần thiết nếu không vượt thoát ra khỏi mục đích của hệ thống nhận thức hiểu biết tư tưởng. Những gì thuộc về khoa học, tâm lý đó được coi có ưu thế trong thế kỷ. Đúng như vậy; thế kỷ nhìn cuộc đời khoa học là đi từ trong tất cả tư duy và phá vỡ những gì tàn tích, cổ lỗ sĩ trong tất cả mọi thứ văn chương, và; trong những vấn đề thuộc về vai trò cục bộ, đông cứng, đó là cái mà không giảm thiểu được bản chất nội tại. Tuy nhiên; tâm lý hiện đại là hình ảnh hăng say để thiết kế cho một ý niệm về hiện thực. Va chạm của những gì khoa học vốn đã có trong triết học và văn chương cho thế hệ thứ hai của thế kỷ hiện nay thời điều này không phải dễ dàng đả thông như thế kỷ trước; có thể hay bởi do sự tiếp cận gần gũi đến những gì của khoa học hiện hữu. Khoa học mới, có thể đã có những tranh luận: ’không đem lại cho chúng ta một tư duy đơn thuần mà chỉ là một cái gì mường tượng để mở ra một vũ trụ trong làn gió nhẹ, nhưng cũng đủ để lại nhiều cảm tính và phóng thích con người thêm phần sinh khí’ –“has given us not merely a more imaginatively open universe in which to breath, but also more emotional and released man to do the breathing”. Đôi khi những nhà khoa học như buộc phải thừa nhận :’mà coi đó là một hiện hữu tình cờ…là đặc thù và đó cũng không phải là vấn đề đơn độc kể cả những gì mở đầu / that the contingency of being…is perpetual, and not an affair of a single and initial event. Khoa học hiện đại cho phép ta có một tụ điểm chính yếu và chắc chắn trong đó triết gia, khoa học gia đã tiếp nhận để thành hình cho ngữ ngôn. Tính tự nhiên có thể chú ý tới trong một ánh sáng khoa học đương đại và từ đó sáng tạo nhiều nghĩa thức khác trước những con đường đi vào tiểu thuyết hư cấu có tính khoa học, một kiểu thức mới và tân kỳ cho cách viết văn chương hư cấu.

Yếu tố cần thiết khi đặc vấn đề ‘chuyện / story’ trong ‘truyện / novel’ là những gì cần thiết được xoáy vào nhân vật và những tương quan liên hệ lẫn nhau ngay cả kiểu thức và kỹ thuật dựng nên một tiểu thuyết hư cấu; đây cũng là lý do nhắc nhở người đọc tìm thấy trong cách xử dụng của tác giả với những gì xẩy ra hầu như quan trọng và cần thiết trong bố cục của câu chuyện. Những gì tạo ra bởi những liên hợp là chứa đựng tính khoa học và tính triết lý với một phân tích thuật lại, có thể gọi cả hai trong một lời bình về thế hệ hiện đại và một lời bình về tiểu thuyết hiện đại. Trong cảm thức đó; chúng ta thường có cái nhìn chung chung về tiểu thuyết như một bày tỏ về sắc thái thuộc triết học và từ chỗ đó đôi khi nhìn truyện như một quan niệm lịch sử. Phẩm lượng thẩm mỹ của một tiểu thuyết là những gì thúc giục, lôi cuốn để nói lên mặt thực; thời chính cái đó là tồn-lại (lasting) có thể hiện ra ở đây một cách độc lập từ những môi trường để được bung phá – dù rằng có những nghi ngờ trong đó. Rứa thì thì khoa thẩm mỹ có thể loại hay cần phô diễn?. Nhưng khó mà từ chối; mà đó là điều cần cảm thông cho môi trường thuộc trí năng sáng tác của tác giả và đánh giá cho một tác phẩm của họ. Và từ đấy mang lại giá trị đích thực cho chính họ ./.

(ca.ab.yyc. Cuối năm dương lịch 20-21 /12/2014)

SÁCH ĐỌC: ‘The Modern Novel’ by Sherman H. Eoff. The Gotham Library. New York University. USA 1961.



. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Calgary Canada .