Việt Văn Mới
Việt Văn Mới

Tượng bán thân thần Yoni / Bust of Yoni’
tranh của Võ Công Liêm







LỤC ĐIẠ TRIẾT HỌC







T a có năm châu lục địa trên hành tinh này, ngoài ra ta còn có lục điạ của ngữ ngôn, gọi chung là lục điạ triết học -Continental philosophy- nó có mặt ở giữa tk. thứ hai mươi, một rạn nứt của những nhà triết học Cổ-Anh-Mỹ (Anglo-American) một thời phân hóa với những nhà triết học của lục điạ Âu châu.

Là những gì thuộc hiện tượng và coi đó là tập truyền hiện hữu tồn lưu. Hai trường phái khác nhau hai phương thức khác nhau với những gì được phân tích và nhấn mạnh thuộc về luân lý và ngữ ngôn –in methodology, with analytic philosophers emphasizing logic and language. Những nhà triết học lục điạ nhấn mạnh vào những gì thuộc bản thể học là quan tâm tới cái sự tự nhiên nơi con người và hành động. Người ta cũng tìm thấy lý luận thích ứng có từ những khác biệt chính yếu của: Hume, Russel và Wittgenstein, họ là những nhà triết học phân tích. Còn Nietzsche, Husserl, Heidegger và Sartre là cho ta những lý thuyết thuộc lục điạ triết học. Trong những thập niên gần đây, ngăn cách đó là hố thẳm giữa hai trào lưu đã trở nên cách biệt. Triết học lục điạ mới đây liên đới với một thứ ‘chủ nghĩa’ thông thường, điều đó đã chồng chéo lên nhau mỗi thứ mỗi khác: cấu trúc chủ nghĩa, hậu cấu trúc chủ nghĩa, phân tích chủ nghĩa và hậu hiện đại. –Recent continental philosophy is associated with several “isms” which overlap each other: structuralism, post-structuralism, deconstructionism and postmodernism. Đó là những trào lưu mà chúng ta chú ý tới một cách hài hòa giữa những gí không-có của triết học.

Cấu Trúc Chủ Nghĩa: bắt đầu có trước 1900 được coi là lý thuyết giải thích tự nhiên của ngôn ngữ (the nature of language). Sáng giá là nhà ngôn ngữ học Thụy sĩ Ferdinand de Saussure (1857-1913) đã làm chao đảo lý thuyết ngôn ngữ học ở tk. thứ 19, sự đó coi như tìm thấy một vài điều có tính cách chung dành cho mọi người với nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau; Saussure cả tin về những gì cơ bản đã sai lầm. Mỗi ngôn ngữ là một hình thức gần gũi như cùng một hệ thống -một thực thể đưa tới ở tự nó /an entity unto itself- không có chi là quan trọng để kết nối vào một thứ ngôn ngữ khác hoặc những gì cho là chủ thể tâm lý, đó là từ ngữ dự phóng mà thôi; tất cả ý nghĩa đó căn cứ vào sự thiết lập cấu trúc hoặc mẫu thức của tác dụng. Mẫu tự độc chiếc tợ như sợi chỉ luồn qua vải, tất cả chức năng đó coi như chấm dứt, chỉ còn lại ở đó một sự tương quan qua đường kim mũi chỉ, bởi; tự chính nó, sợi chỉ không còn là chức năng. Thí dụ: học triết, dạy triết không thể cho đó là triết gia mà là những gì thuộc triết học, nó không dính dáng đến triết thuyết mà chỉ là người tham dự. Ngay cả người học triết chỉ là sợi chỉ luồn qua tấm vải mà thôi. Nó chẳng phải là cấu trúc cho một mệnh đề mà là dự phóng cho ‘huyền thoại’ triết học. Rút lại; ngôn ngữ là một thứ ‘bá quyền’ là tạo một xã hội ‘tự thị’ tự đắc và tất cả là cái mảng của ngôn ngữ bắt nguồn từ ý nghĩa của họ có từ một hệ thống rộng lớn của một xã hội cấu trúc –Language, in short; is an arbitrary social institution, and all the pieces of a language derive their meaning from that larger system of social structures. Saussure thực hiện điều này cho lý thuyết của ông đã lôi kéo và đưa tới một ngữ ngôn mới hơn. Theo sau những gì mà ông hướng tới, thông thường dành cho người viết là đẩy họ vào đó một cấu trúc chủ nghĩa có nghị sự trong lãnh vực của nhân chủng học, tâm lý học, một lịch sử am tường và một lý thuyết thuộc chính trị; ý niệm đó đưa tới một cấu trúc văn hóa. Nhà nhân chủng học Pháp Claude Lévi-Strauss (1908-2009) đưa ra vấn đề thuộc cấu trúc văn hóa sẽ là loại chứng dính chùm trong cặp đôi của ngược lại: giống đực / giống cái, cong quẹo / ngay thẳng, sáng / tối; đối nghịch đó cho ta một hệ thống vững chắc thuộc cấu trúc luân lý đạo đức và khởi từ đó Lévi-Strauss phát động lý thuyết cấu trúc chủ nghĩa, trong đó nói đến chức năng thẩm quyền / authropologist và cũng là cành nhánh của chức năng so sánh văn hóa đương đại / ethnologist là chủ yếu cho chủ nghĩa cấu trúc.

Có hai cách xây dựng phong trào cấu trúc; (1) ý nghĩa của sự vật là được tỏ rõ chung quanh một nền văn hóa cấu trúc. (2) hệ thống hóa có một sự quan hệ cấu trúc sự đó là phản ảnh việc thu xếp lại sự đối nghịch lẫn nhau, làm thế nào để có một sự tương phản hợp lý cho hai dữ kiện trong cùng một cách cấu trúc; nghĩa là không đơn lẻ hay xa dần sự kiện mà là một kết hợp vững chắc. Cho dù chủ nghĩa cấu trúc là không mở đầu khai phá như một thứ triết học gọi là per se ;Sartre tin tưởng rằng trong cá biệt của mỗi con người là tạo cho họ cái tư duy tự nhiên được xuyên qua một sự chọn lựa tự do và con người không còn là một xác quyết hay minh định bởi chung quanh xã hội đang sống . Lévi-Strauss và những thành viên cấu trúc đã loại bỏ mà nhấn mạnh vào cá thể con người với chủ quan chủ nghĩa, cái sự đó ám chỉ vào lý thuyế hiện sinh. 1960 chủ nghĩa cấu trúc che lấp chủ nghĩa hiện sinh, mà Pháp đặc trọng tâm vào những gì dính dáng đến sinh mệnh của con người là một sắp xếp mới trên văn chương Pháp và coi đó là thứ triết học thông dụng của Pháp –By the 1960, structuralism overshadowed existentialism as France’s most popular philosophy. Thành ra khi đưa ra chủ nghĩa cấu trúc là có một sự va chạm cụ thể giữa lý thuyết với lý thuyết. Tuy nhiên; không hẳn coi đó là một sự vô tác dụng mà còn đưa ra những lý lẽ khác nhau trong chủ nghĩa cấu trúc. Gần như bao hàm một cách tổng quát giữa viết và đọc, giữa cấu trúc và không cấu trúc; là vấn đề được tranh luận về sau để có một xác quyết cụ thể cho văn chương đương đại.

Hậu Cấu Trúc Chủ Nghĩa: Xuất hiện vào năm 1970 được trải rộng một thời và đã từ chối những gì của cấu trúc chủ nghĩa. Cấu trúc chủ nghĩa và hậu cấu trúc chủ nghĩa cả hai chỉ mở rộng ở phạm vi hoạt động trong việc trau dồi mà thôi, có lẽ; hầu như không mấy đặc biệt trong lãnh vực của chủ nghĩa phê bình văn chương. Trong triết học, hậu cấu trúc gần như liên kết với triết học Pháp của Jacque Derrida (1930-2004). Không giống như những nhà hậu cấu trúc khác mà người ta chỉ nhắm vào những gì có tính chất phê bình văn chương. Derrida đã thảo luận điều đó như một xác quyết để đối lại những ý niệm bất đồng và đánh giá sai về cấu trúc chủ nghĩa; chẳng hạn đối nghịch giữa hiện ra / hiện thực, ý kiến hiểu biết khác với tinh thần / vấn đề và giữa thực / giả . Và; đây là một đối nghịch có thể cung cấp hay trợ vào cho lý thuyết cấu trúc, cái sự đó chính là hệ thống mới thuộc về triết học, như thể là một kết hợp chặt chẽ và phản ảnh những nét cặp đôi với nhau (như giải ở trên). Derrida tin tưởng rằng đây là thuộc về ý niệm triết học và cũng là một sự nghi ngờ đáng chú ý. Cho dù đó là kỹ thuật đi chăng đều được ông cho là phân tích mạch văn / deconstruction. Để phù hợp với Derrida là trong nhiều thứ đơn vị cùng trong một thứ đều đưa vào trong tham luận thuộc triết học giữa diễn đọc và viết. Theo Jean Jacque Rousseau (1712-1778) triết gia Pháp đã rút ra từ những gì riêng biệt khác nhau một cách rõ ràng; với Rousseau hình thức tự nhiên ở chúng ta là một cảm thức giao liên như là chuyên chở những gì thực sự một cách chắc chắn. Còn nói về viết là cả một sự đối kháng tư tưởng, là có tính công kích những gì nhại lại trong cách diễn đọc (speech). Bởi; như thế này, chỉ có viết là gián tiếp chuyên chở cảm thức của chúng ta –Because; writing only indirectly conveys our feeling và coi đó là cơ bản bóp méo sự thật và cũng là nguồn gốc của ảo giác. Derrida củng cố lập trường với hai thứ nói và viết là dính nhau trong cùng một sắc tố của ngôn ngữ. Rousseau có lý do riêng cho rằng viết là phụ trợ một cách đáng tin vào qui tắc nhiều hơn lời nói –On Rousseau’s reasoning,writing relies on convention more than speech. Qua hai nhận định trên của hai triết gia tân cựu là lối diễn tả theo nguyên tắc chớ đứng trên lập trường cả hai cấu trúc chủ nghĩa và hậu cấu trúc chủ nghĩa là phơi mở sự thật qua phân tích mạch văn chớ chẳng phải là nguyên tắc buộc phải. Lý thuyết là lý tuyết. Viết là trí tuệ dàn dựng cho một mạch văn hợp lý đúng khuôn khổ của văn chương; nhất là văn chương triết học. Đọc chỉ là phụ họa cho một chứng từ đã có.

Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại: Hậu cấu trúc chủ nghĩa và đặc điểm kỷ thuật của sự phân tích hoàn toàn làm cho thêm nghi ngờ cách diễn đạt về tập truyền thuộc hệ thống triết học. Hậu cấu trúc cũng tạo hoài nghi khi tìm thấy ý nghĩa trên khắp thế giới; điều đó cho chúng ta một cái nhìn cá thể vào mỗi việc khác nhau. Trong nền văn minh Âu châu, vấn đề khởi đầu trong thời kỳ Phục hưng (Renaissance) là thời kỳ khai sáng (Enlightenment). Từ tk. 16 đến tk. 18 coi lý thuyết thuộc triết học là của chủ nghĩa nhân bản, những nhà triết học được miêu tả là cơ cấu tinh vi của tư tưởng con người –philosophers described the mechanisms of human thought; ngoài ra được giải bày thế nào hiện hữu con người và văn hóa con người đặt đúng chỗ một cách máy móc tự nhiên hơn, ngoài vị trí nhân bản chủ nghĩa bên cạnh đó còn có duy lý chủ nghĩa, kinh nghiệm chủ nghĩa và chủ nghĩa lý tưởng, tất cả phản ảnh vào căn bản chiếm cứ, coi thế giới là một đồng thể và đó là một giải bày, một chiếm cứ dành cho tất cả. Ở đây là quan niệm hiện đại của những gì đã qua kể từ tk. thứ 19 và tk. thứ 20, được đánh dấu của thời hiện đại. Chúng ta cần bước ra khỏi ý niệm hiện đại này của những gì nằm trong khung trí tuệ của hậu hiện đại. Nói cho kỳ cùng hậu-hiện-đại chủ nghĩa không đơn phương thuộc lý thuyết triết học –Postmodernism is not a single philosophical theory, mà nó tự đánh hạ nó. Trong khi đó nhiều trào lưu khác phủ đầu qua tư thế phê bình, phán quyết, phủ nhận những gì hiện thực và trải nghiệm của trào lưu hậu hiện đại. Có lẽ hậu cấu trúc chủ nghĩa gần như có ưu thế, thì những gì ở đây là của thời kỳ hậu-hiện-đại và hai đường lối này thường dùng lý thuyết trong việc hoán chuyển (interchangeably) qua thể thức. Thế nhưng nhiều mục tiêu khác gần đây trong triết học hiện đại, nay chính thức xem đó là hâu-hiện-đại. Dù cho chúng ta tìm thấy những lời gợi ý có tính chất hậu-hiện-đại trước đây; chẳng hạn Nietzsche, người đã chối bỏ những gì giá trị cấu trúc thành hình của đại đa số quần chúng tin theo. Có nhiều người theo thuyết hậu hiện đại tranh cải để chứng minh sự mới lạ là những gì hậu hiện đại đã thực hiện, một lý lẽ vượt ra khỏi những bí truyền thuộc cơ cấu triết học mà chỉ còn lại duy nhất những gì biểu lộ của nền văn hóa hiện đại mà thôi. Văn chương, âm nhạc, hội họa, sân khấu kịch nghệ hay phim ảnh ngay cả kiến trúc cũng nằm dưới dạng ảnh hưởng của đặc tính hiện đại với một qui cách hợp nhất, một đối xứng cân đối, một ‘hòa âm điền dã’ là nguồn sống của con người.Văn nghệ sĩ của thời hậu hiện đại ra sức đập vỡ tập quán cố hữu, đúc khuôn của từng thể loại khác nhau. Con đường phát huy của hậu hiện đại là thời kỳ khai sáng như thời kỳ Phục Hưng. Gần như đây là sự khai phóng để đi tới cõi ngoài của hậu hiện đại. Hãy xem ! ./.

(ca.ab.yyc . đầu tháng 9/2020)

SÁCH ĐỌC: ‘A History of Philosophy’ by Samuel Enoch Stumpf and James Fieser. Mc Graw-Hill Higher Education USA 2003.



. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Calgary Canada ngày 10.9.2020 .