VÀNG MẤY KHOẢNG
CHO MẶT TRỜI TỚI ĐẬU
M ỗi ước mơ coi là “thành công” khi nó thể hiện được, dưới bất cứ hình thức nào, sự thèm khát bị ru ngủ trong con người. Ý kiến này của Freud nhưng có thể không hoàn toàn Freud, vì tôi nhớ tôi đã đọc nó đâu đó, rồi tự chính tôi tôi thêm thǎ́t giải thích, theo tầm hiểu của tôi, theo kinh nghiệm của tôi. Hồi mới lớn, trong những đêm trǎ̀n trọc, mơ ước khám phá những sâu kín nơi người nữ, tôi thường nhớ tới mấy bức ảnh khỏa thân chụp vụng các thiếu nữ Á châu dấu trong ví (tôi cố ý chọn lựa vì cảm thấy xa lạ với các nàng vệ nữ Tây phương). Trong đêm đen, đôi khi muốn vùng dậy bật đèn ngǎ́m các cơ thể trần truồng ấy nhưng thật bất tiện vì không có đèn kế bên giường ngủ, thay vì, tôi bèn nhớ đến những mẫu vǎn, những đoạn thơ mà tôi cho là nhạy cảm nhất vì chúng đánh thức những rối rǎ́m sượng sùng, những tê mê hoảng loạn khi tuổi dậy thì chưa cho phép tôi nhìn rõ hiểu rõ hơn. Phải chǎng đó là bước đầu để tôi nhận ra huyền lực của nghệ thuật ? Như vậy những lời viết trǎ́ng trợn dung tục, những hình vẽ thô thiển trên tường các nhà vệ sinh công cộng không “thể hiện” đủ nỗi khát thèm của tác giả chúng sao ? Tôi không có câu trả lời. Chỉ biết rǎ̀ng người họa sĩ tài hoa chỉ cần vạch đôi nét đã tượng trưng được cả con người, khi là con người ưu tư phiền muộn khi hồ hởi vui tươi ; chỉ biết rǎ̀ng khi đọc nhà vǎn Võ Phiến ví bǎ́p chân người đàn bà với bụng con cá thu tôi bổng thấy rờn rợn nhột nhạt, cảm giác khó phai (nên nhớ rǎ̀ng những xúc động loại đó phai rất nhanh và khó gợi lại để đạt đến cường độ cảm nhận lần đầu) ; và, mới đây, trong một tiểu luận thơ, có người nhǎ́c Từ Thế Mộng trong Một phương quỳ :
Không phải suối
Không phải sông
Mà ướt đầm mái tóc
Không phải rực vàng
Một màu hoa cúc
Mà đơn sơ áo ướt một đôi vùng
Em tǎ́m biển về ướt ở sau lưng
Vàng mấy khoảng cho mặt trời tới đậu
Em đạp xe về
Dáng hiền thục quá
Đơn giản vậy mà sao lòng anh lạ
Nghiêng theo em như thể đóa hoa quỳ
Cái làm tôn thêm vẻ đẹp chính là sự không ý thức về nó. Người con gái đi tǎ́m xong rồi đạp xe về. Nàng hửng hờ mặc áo không hề để ý rǎ̀ng thân thể hãy còn ướt nước, những giọt nước rịn ướt thấm ra cả chiếc áo khô bên ngoài. Ngó vậy chứ mặt trước không gợi tình bǎ̀ng mặt sau, dù mặt trước trực tiếp hơn. Cái ướt sau lưng chỉ có hai khoảng nhỏ hai bên vai bởi đường sống lưng lõm xuống không bao giờ chạm làn vải nhưng nghệ thuật không ở chỗ hiển lộ mà ở nơi che dấu, vàng mấy khoảng cho mặt trời tới đậu ! Sở dĩ tôi trích hơi dài vì muốn cho tròn ý tác giả. Tôi cam đoan rǎ̀ng trong mỗi cuộc sống của chúng ta, ta có vạn lần nhìn thấy chiếc áo ướt một đôi vùng trên thân thể đàn bà, cũng có thể nhiều lần hình ảnh ấy khiến ta chột dạ nhưng chǎ́c chǎ́n cái ấn tượng sâu đậm gây bởi chiếc áo ướt chưa lúc nào mạnh mẽ và hǎ̀n dấu cho bǎ̀ng lối gợi ý trong thơ Từ Thế Mộng. Lại xin nói thêm rǎ̀ng không hǎ̉n thi sĩ chỉ bị quyến rủ bởi chiếc áo ướt một đôi vùng đó thôi, tức là hoàn toàn vật dục ; không ! Phải có một cảm hứng cao hơn thế mới viết ra được những lời thơ đẹp như vậy. Một đam mê rất quân bình vừa hồn vừa xác. Dục tình trong yêu đương đúng nghĩa là dục tình chia xẻ, không phải chỉ dục tình dâng hiến. Không chia xẻ được thì một trong hai sẽ phải chối từ và ra đi :
Ta thấy gì sau nhan sǎ́c yêu kiều
Mà ta siết giữa đôi tay thất vọng
(Xuân Diệu)
Có hai khuôn mặt mà vị trí tuyệt đối của họ không ai có thể phủ nhận được : Xuân Diệu làm thơ tình hay nhất. Và Trịnh Công Sơn viết nhạc tình hay nhất. Đã có không biết bao nhiêu giòng chữ tìm hiểu phân tích phê phán ca tụng họ, một thǎ̀ng tôi nhỏ bé tầm thường chǎ̉ng tô vẽ thêm bớt được gì những vòng hào quang tôn vinh. Có chǎng là thêm một dấu hỏi…
Đặc tính muôn thuở con người là che dấu. Chúng ta che dấu cái nhìn kẻ khác, đã đành ; chúng ta che dấu cả cái nhìn của chính ta. Phục sức, trang điểm là để che dấu cái bất toàn của thân xác và của nhan sǎ́c ; còn nghệ thuật chǎ̉ng qua chỉ là cách che dấu nỗi khốn khổ nhân sinh. Viết, vẽ, ca hát là tìm cách làm đẹp cuộc đời ; nhất là tự làm đẹp mình. Đối chọi với khuynh hướng vǎn nghệ hiện thực là khuynh hướng lãng mạn. Lãng mạn là lối biểu hiện hiệu quả nhất để lừa người và lừa mình. Dù tôn trọng người đàn bà đến đâu, toan tính chinh phục của người nam vẫn hàm ý chiếm đoạt, nếu không chiếm đoạt được cả hồn lẫn xác thì ít ra cũng phần xác. Chí ít thì cũng trong vài phút hạn hẹp trước khi mồ hôi toát ra. Chỉ đến khi nào thực sự bị trói tay trói chân lúc đó thì ta phải đành mơ tưởng -tình trạng túng bấn của việc nhìn trái cấm mà không đụng tới được như con chồn của La Fontaine với chùm nho. Tôi chạnh nhớ tới Nguyễn Trọng Trí :
Trǎng nǎ̀m sóng soải trên cành liễu
Đợi gió xuân vế để lả lơi
Cũng một sóng soải, nhưng sóng soải của Hoàng Cầm là sóng soải vécu :
Thuyền ơi tóc xỏa đêm vàng
Giai nhân sóng soải hai hàng chiêm bao
Hai sóng soải đều «đǎ́c» nhưng hai tính chất khác nhau xa.
Tôi xin trở lại với ý tưởng nhân đọc Từ Thế Mộng rǎ̀ng lãng mạn hóa yêu đương là từ chối yêu đương -một yêu đương toàn vẹn, không phải chỉ yêu đương một nửa. Bởi người con gái là lụa là hương sǎ́c nhưng bên dưới cái lụa là hương sǎ́c còn những hổn hển ẩm ướt dấu che. Phải đi đến cùng mới biết thế nào là hạnh phúc với khổ đau. Xin chọn lựa.
Và người ấy đã chọn lựa. Gọi người là thi sĩ cũng được ; mà nhạc sĩ cũng được, tài hoa ấy bao trùm nhiều lãnh vực. Và thừa mứa cơ hội để diễn đạt nữa : hơn sáu trǎm ca khúc chớ ít sao ! Ông giáo sư đại học Cao Huy-Thuần viết một bài đặc sǎ́c. Vì chọn bình một bài đặc sǎ́c, Đóa hoa vô thường. Theo ông đó là một bản trường ca, gồm nhiều thể điệu thích hợp với từng tâm cảm. Dựa trên chính lối giải thích của kẻ sáng tạo, gồm bốn tâm trạng và lời bạt : khúc thứ nhất, đi tìm tình, nhạc thong dong ; khúc hai, gặp tình đưa tình về, nhịp hớn hở ; khúc ba, bốn mùa yêu nhau trong lẽ vô thường của trời đất ; khúc bốn, tình phôi pha, nhạc hiu hǎ́t ; rồi đoạn kết, nhạc mạnh (vì sao lại mạnh nhỉ ? Có phải cần mạnh để tự đánh thức mình?) rồi êm dịu lại : Từ đó ta là đêm nở đóa hoa vô thường… Tâm lúc ấy không còn vọng động nữa, sǎ́p đạt tới chân như. Tuyệt ! Tuyệt cả hai, kẻ sáng tạo cũng như người phẩm bình.
Nhưng tôi là một kẻ phàm phu. Kẻ phàm phu suy nghĩ theo kiểu phàm phu. Rǎ̀ng thì là thèm muốn là đầu mối của khổ đau, nhưng nếu chối từ thèm muốn thì là chối từ phǎ́t cái sống rồi còn gi ? Là một nỗi đau rất người, tránh nỗi đau đó là tránh làm người. Ngược lại với thái độ này, các nhà tu, các hiền triết, dự kiến về một lối tránh né khổ đau bǎ̀ng cách không chịu đối đầu với nó. Lý luận của hầu hết các tôn giáo và triết học đều như vậy. Cho nên, để đụng chạm thân xác đàn bà, Trịnh Công Sơn chọn những sợi tóc và đôi vai, những bộ phận ít phụ thuộc nhất (và ít gây thương tổn nhất) đối với chủ nhân : Tóc em từng sợi nhỏ/Rớt xuống đời thành sóng lênh đênh ; còn vai thì phải vai gầy để như cánh vạc về chốn xa xôi (hơn nữa để còn ái ngại bởi nét mỏng manh mà không nỡ nặng tay nặng chân) . Lộng giả và lộng chân đến hết còn hiếu được đâu là thật và đâu là ảo. Đọc thơ TCS cũng tựa như xem người làm ảo thuật. Ông mới vừa bảo :
Muốn một lần tạ ơn với đời
Chút mặn nồng cho tôi
Rồi ngay tức khǎ́c ông phủ nhận :
Có những lần nǎ̀m nghe tiếng cười
Nhưng chỉ là mơ thôi
Vậy thì có gì nồng mặn để phải tạ ơn ? Tương tự :
Tình như nǎ́ng vội tǎ́t chiều hôm
Tình không xa nhưng không thật gần
Tình như đá hoài những chờ mong
Tình vu vơ…
Tình ấy ởm ờ ghê quá, tôi mà làm ông Trịnh thì tôi giận ứ hơi. Giận cô gái mang hoa đến tặng ( cử chỉ tình tứ biết bao) than ôi, với nụ cười khúc khích : cười kiểu nào cũng mở vòng tay ra được nhưng nụ cười mà khúc khích thì dễ chạm tự ái lǎ́m. Với nhạc sĩ lại khác, người cảm nhận theo một phương cách đặc biệt : tôi rất tin khi nghe người bảo rǎ̀ng tình không xa nhưng không thật gần –platonique mà làm sao thật gần được ! Ông Cao Huy Thuần còn phát giác rǎ̀ng nơi nhạc sĩ không có trục anh và em mà chỉ tôi và em. Đấy cũng là cách dự kiến về một lối tránh khổ đau. Người Việt ta có cách cam kết bǎ̀ng ngôn ngữ, nói rõ hơn, khi sử dụng danh xưng người đàn ông đã định bụng ký giấy cam đoan rồi đó : thuở đầu anh ta đứng xa xa “thưa cô” ; sau thấy có mòi hứa hẹn nên rǎ̀ng “tôi/em” ; khi được nàng chấp nhận thì thân mật “anh/em” ; và lúc thành đôi thành đũa bèn “mình” . Cố ý hay vô tình không biết (tay phù thủy ngôn ngữ không lý lại hớ hênh ?) nhạc sĩ chỉ chấp nhận vị thế số hai mà tôi dẫn trên đây, quả thật là không xa nhưng không thật gần. Loài người quanh nhạc sĩ (bọn thế nhân thường tình chúng tôi) hễ thấy có cơ hội áp sát người đẹp thì chúng sấn tới ngay không chần chừ. Nếu thành công chúng ca hát nhảy múa, chúng vui thật tình, vui như điên, vui mà không dự kiến về một nỗi bất hạnh có thể đang núp lén rình chờ đâu đó. Rồi giá bất hạnh có đến thật thì chúng cũng buồn khổ như nhạc sĩ là cùng. Đâu phải như nhạc sĩ với một tinh thần chủ bại ngay cả khi chưa kịp ra quân. Tinh thần ấy nó bàng bạc trong mọi lời viết, bao giờ người bước tới một bước thì người cũng lùi lại một bước ; có khi chỉ một bước tới mà đến hai bước lùi… đế bảo toàn lực lượng. Không phải người chưa hề biết say đǎ́m. Chỉ mới cái nhìn đổi khác trước cùng một đối tượng mà người đã hân hoan ngần này :
Từ khi trǎng là nguyệt
Đèn thǎ́p sáng trong tôi
Vì trǎng hay là nguyệt thì tự bản chất không hề có đổi khác, duy chỉ có cái nhìn của người đổi khác thôi. Cũng may là đối tượng cũng chịu hòa nhịp :
Từ khi trǎng là nguyệt
Em mang tim bối rối
Chút tín hiệu từ đối tượng gửi đi, dù vậy, không đủ khuyến khích người chịu thừa thǎ́ng xông lên. Lòng người cũng đầy ǎ́p hân hoan, nhưng vội vàng lánh mặn ǎn chay:
Từ khi trǎng là nguyệt
Vườn xưa lá xanh tươi
Đàn chim non lần hạt
Cho câu kinh bước tới
Từ khi trǎng là nguyệt
Tôi nghe đời vỗ về tôi
Từ khi em là nguyệt
Câu kinh đã bước vào đời
Chưa chi cả mà người đã dự kiến buổi chia tay :
Từ bao la em đã đến
Hay em sẽ ra đi
Vườn nǎm xưa còn tiếng nói
Tôi nghe những đêm về
Bǎ́t đầu từ đoạn này thì là nghề của chàng rồi . Người tha hồ khóc than và triết lý. Từ chỗ trǎng biến thành nguyệt tới chỗ trǎng thôi là nguyệt, tất cả đều là hư chiêu. Nó có có không không, nó Lão tử Trang tử Thiền học, thôi thì thứ nào cũng hiện diện. Người thơ có lợi thế là có quyền nói lên ngay cả những điều mình chưa rõ lǎ́m chỉ mới chợt bǎ́t gặp trong mập mờ cõi mộng, người không nói bǎ̀ng lý trí mà bǎ̀ng cảm tính như tay họa sĩ vẽ tranh thủy mặc, nước là chỗ chân không, hàng cây là nét mực loang tình cờ, bầy chim xa chỉ là vài nét bút lông vung vẫy ! Biết sao. Những gợi ý chúng có cái rộng lượng cho phép ta tham gia sáng tạo và tái tạo bǎ̀ng chính cảm hứng và kinh nghiệm riêng ta, cho nên chúng đi xa lǎ́m : mỗi người đều có một-Trịnh-Công-Sơn-của riêng-mình. Điều đó giải thích niềm yêu mến của mọi tầng lớp quần chúng đối với họ Trịnh. Tất nhiên là còn những lý do khác nữa, chǎ̉ng hạn con người vẫn hàng ngày sống sà sà mặt đất (có khi còn lún sâu xuống tầng dưới nữa) nhưng chính vì vậy mà thương mơ ước bay cao. Có đôi cánh nào nâng chúng ta lên cao cho bǎ̀ng đôi cánh triết lý hoặc tôn giáo ? Nhưng trước nhất phải gạt bỏ hòn chì dục vọng đã.
Hương hồn thi sĩ chǎ́c bay cao lǎ́m rồi đến mấy từng trời đẩu suất mà tôi thì cố đi tìm dấu vết thường nhân, để thấy một lần ông thực sự ngã xuống. Không, ông không hề ngã xuống. Ông nhẹ nhẹ ông thênh thênh, thật gần với tiên thánh trong khi tôi thì cứ suy luận theo đứa tục tử, tự nhủ rǎ̀ng thà không được gì nhưng đừng uống thuốc trừ hậu hoạn trước khi ngã vào tình yêu (Tây Mỹ nó cũng cho là như vậy : to fall in love / tomber amoureux).
Lộng ngôn cho vui nhân khi cao hứng đọc bài thơ Từ Thế Mộng, nhưng xin tin tôi đi, những ý nghĩ nhảm nhí trên đây không hề làm tôi kém yêu Trịnh Công Sơn cũng như bớt ngưỡng mộ thiên tài của người nghệ sĩ.