LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM
KỲ THỨ IV.
THAY LỜI DẪN
Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam của nhà văn Thế Phong gồm 4 tập, đã được in 2 tập: Tập 1 NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930-1945, bản in
ronéo đầu tiên ở Sài Gòn gồm 100 cuốn vào năm 1959. Bản tái bàn cuả NXB Vàng Son in 3000 cuốn ở SàiGòn vào năm 1974.
Bià cuả họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi được chụp in lại trên đây , do một trong những NXB vô danh ở Mỹ in lậu ở California sau 1975 và
Tập 4 : Tổng Luận đã chuyển ngữ A BRIEF GLIMPSE AT THE VIETNAMESE SCENE (from 1900 to 1956) và 2 tập 2 & 3 nói về văn nghệ kháng chiến,
nhà văn hậu chiến 1900 - 1956 (văn nghệ quốc gia hay văn nghệ của VNCH) chưa bao giờ công bố trên văn đàn, mặc dù đã được lưu trữ tại một
số thư viện TRONG NƯỚC (Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. HCM, Thư viện Khoa học Xã hội Tp.HCM) và NGOÀI NƯỚC như ở Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ,
Boston, Ithaca-New York, SIU, IOWA vv..hoặc ở Pháp, Đức, Úc..
Việt Văn Mới xin đăng tải lại một vài nhận định báo chí, văn giới về Lược Sử Văn Nghệ khi xuất bản lần đầu vào 1959 :
a) Tạp chí Bách Khoa:" ..Ông TPhong vừa cho ra một loạt phê bình văn học. Đó là ai nấy đều mong đợi, bởi vì sau một thời gian khá lâu chưa ai tiếp tay Vũ Ngọc Phan, chốc đà mười mấy năm trời' đúng một thời gian luân lạc cuả cô Kiều...."( số 56, năm 1959, TRIỀU ĐẨU)
b) Ông TP một văn nghệ sĩ thủ đô vừa viết xong và cho phát hành cuốn" Lược sử Văn Nghệ VN", trong đó tác giả phân tích các tác phẩm của văn nghệ sĩ ra đời từ 1930 đến 1945. Cuốn này được quay ronéo có bầy bán tại các hiệu sách. Sách này tác giả đã tốn nhiều công phu và sưu tầm khá nhiều tài liệu để biên soạn (nhật báo Ngôn Luận ngày 8/9/1959- Saigon).
c) ..." Điều thứ ba, sự phán đoán của anh hợp với ý tôi, phần nhiều các tác phẩm anh khen, thì tôi cũng nhận là có giá trị; những tác phẩm anh chê, thì tôi cũng không thích. các nhận xét cuả anh về Triều Sơn, Hoàng Thu Đông đều đúng cả. Đó là nhận xét của tôi; tôi phải phục sức đọc, sức viết, sức nhớ cuả anh. Cảm ơn anh một lần nữa.." (Nguyễn Hiến Lê, 12/3c Kỳ Đồng, Saigon 3- ngày 17/4/1959)
d) Nguyệt san Sinh Lực (1959, Chủ nhiệm: Võ văn Trưng- Saigon) :"...Hôm nay Thế Phong còn có thể ít nhiều nhầm lẫn-nhưng với khả năng rạt rào của tuổi trẻ, với lòng yêu văn nghệ đến đam mê, anh còn nhiều bước đi ngạc nhiên trên lãnh vực nà để đào xới lại mảnh đất hoang phê bình cảo luận bị bỏ quên trong nhiều năm. Sự cố gắng của Thế Phong là sự cố gắng hoàn toàn văn nghệ, cuả một người văn nghệ biết mỉm cười trong sự nghèo túng bản thân mình để hiến chiều dài cho văn học sử. Cũng có đôi khi ta thấy Thê Phong phê phán có vẻ độc tài và tàn nhẫn nữa; nhưng ta vẫn thấy rằng: đó là sự độc tài và tàn nhẫn không có tính cách tự cao, tự đại; hoặc dao to búa lớn; (trái lại) nhiều tinh thần thẩm mỹ, dĩ nhiên là có chủ quan. Ta quí sự nhận thức ấy- vì anh dám nói- cũng như người khác có dám cãi lại hay không là quyền của họ.." (Lê Công Tâm - Thanh Hữu, nhà văn).
VÀI DÒNG TÂM SỰ NGƯỜI VIẾT SÁCH
Viết sách biên khảo hay phê bình, giá trị nhiều hay kém có thể nằm trong vài ý kiến dưới đây:
Lập trường người viết phải có trước khi tìm kiếm tài liệu. Ấy là đã phải kể tới kiến thức, học và đọc; khả năng và tâm hồn văn nghệ nhạy cảm của người viết phê bình.
Lại cần kinh nghiệm, nhỡn quan nhìn, phải được chế biến theo lập luận người viết càng nhuyễn, sách càng phong phú. Không thể coi sách tương tự như cours nhà trường, làm thành gọi là biên khảo, phê bình văn học. Cũng như étude, non-fiction, fascicule, étude critique sur critique phân minh rõ ràng.
Tài liệu dồi dào, nhưng tài liệu nào chưa đọc, không nên bao biện. Người viết không định ý, lập luận; hẳn tài liệu phong phú dồi dào đi nữa; cuối cùng người viết chết theo với tài liệu sưu khảo được.
Nhớ tới Nguyễn Hiến Lê trong một sách biên khảo bàn về tài liệu, nhất là tìm tài liệu văn học, sử học Việt Nam khó gấp bội phần khi sưu tập tài liệu tương tự ở nước ngoài. Ý kiến thật xác đáng. Nước ta triền miên khói lửa, và tầm mức thẩm định giá trị tài liệu văn học chưa được sử dụng đúng mức, công bằng.
Cộng đời sống thấp kém, ít thời giờ đọc sách, mua sách, bảo tồn sách, nên tủ sách văn học Việt Nam cần cho người viết sử dụng còn ở tình trạng rất thiếu thốn.
Khi viết bộ sách này, khích lệ tôi nhiều nhất phải kể tới một người: đó là anh Nguyễn Đức Quỳnh. Ông nhắn nhủ tôi rằng: “tài liệu nhiều chưa chắc đã là một yếu tố thành công, còn phải dám làm, dám nhận trách nhiệm”.
Đôi khi, chính kẻ dám làm lại liều lĩnh và dám biết mình ngu. Như vậy, chắc chắn tôi biết trách nhiệm khi viết sách.
Cảm ơn một lần nữa nhà văn lão thành Nguyễn Đức Quỳnh, ông bạn văn tiền chiến vong niên. Nữa, cho tôi xin cảm ơn thêm vài tấm áo vải lao động:
như anh chị Hai Nụ ở Xóm Chùa (Tân Định) làm nghề thợ thêu. Anh chị nuôi sống tôi hai năm trời: cơm và nhà ở. Nhà thuê vào năm
viết bộ sách là một trăm năm mươi đồng. Tiền cơm bốn trăm đồng. Chưa hết, ông già Lịch bán thuốc lá, cũng ở đây; cho tôi chịu khoảng
hai ngàn đồng tiền thuốc lá. Thuốc lá Ruby khoảng sáu đồng một bao. Sáu tháng liền, tôi chỉ đi ra tới ngõ; xa hơn là 147B Trần Quang Khải
(Sàigòn 1) tới tiệm cho thuê sách Đức Hưng. Nơi này đủ gần hết tác phẩm tiền chiến, giấy dó Hàn Thuyên, mướn đem về đọc để làm tài liệu viết.
Một người bạn nữa anh Lung cũng ở Xóm Chùa ngập nước, có một tủ sách khá lớn. Anh cho mượn và tôi sử dụng một cách sở hữu chủ.
Anh từ miền Bắc vào Nam lâu, có viết báo tài tử, một người thật chân tình. Phải chăng chân tình này làm tôi cảm động, khi nghe kể đoạn đời
anh tham gia kháng chiến ở Nam Bộ bị Pháp cầm tù. Đời tù đầy thêm kinh nghiệm sống, đời quất ngọn roi phũ phàng bao nhiêu, nạn nhân chịu nổi
hờn đau sẽ sống lâu hơn; sau thì người ấy sẽ được liệt vào bậc tốt nhất xã hội trên mọi phương diện.Và một bạn học cũ Hà Nội : Tạ Văn Tài
đạp xe đạp thăm tôi để khích lệ - trước khi anh đậu hai thủ khoa Văn chương và Luật khoa Sài Gòn rồi sang Mỹ du học.
BỘ LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1900-1956 ♣♣♣
Tiết 5
Tên thật Ngô Xuân Diệu. Sinh ngày 2-2-1917 ở Hà Tĩnh (Trung Phần).
Nhà thơ nổi tiếng trong giới thanh thiếu niên thiếu nữ tiền chiến và ban đầu được sự nâng đỡ của Nhất Linh, Thế Lữ,
thơ đăng trên báo Phong Hóa, Ngày Nay.
Tác giả tập Thơ Thơ, thơ xuôi Phấn Thông Vàng (Đời Nay 1939), Trường ca (Thời Đại 1944),
Gửi hương cho gió, Thời đại 1944... Xuân Diệu tiền chiến đi sâu vào lãng mạn tâm lý, trong kháng chiến (1945) đi sâu lãng mạn cách mạng.
Chịu ảnh hưởng Âu Phương rất nhiều, cũng như Khái Hưng, Nhất Linh chịu ảnh hưởng về văn.
Hơi thơ Xuân Diệu phảng phất âm hưởng,
lối diễn đạt như thơ Pháp: Verlaine, Rimbaud, Lamartine. Thế Lữ có giọng thơ thương tiếc, hoài cảm dân tộc (Nhớ Rừng) Lưu Trọng Lư
có hơi thơ nội tâm buồn man mác, tả tình chìm vào dĩ vãng, những hình ảnh không thể nào tìm được ở hiện tại; thì Huy Cận khóc đời,
đôi khi huyền bí. Còn Xuân Diệu khác hẳn, có những lời thơ thanh xuân rất đẹp; mổ xẻ tâm lý đối tượng chính là tình yêu lứa thanh xuân đô hội.
Thời tiền chiến, thơ Xuân Diệu là người bạn thân, gần gũi của thanh niên nam nữ; thơ giải tỏa thay cho tình yêu bộc bạch.
Cho nên họ rất quý mến ông. Giá trị thơ Xuân Diệu ở hai thời kỳ: thời kỳ trước 1945 thiên về tâm lý lãng mạn (Thơ Thơ, Gửi hương cho gió).
Thời kỳ hai, thơ đi sâu vào lòng dân tộc đấu tranh, thanh niên chiến đấu cho tổ quốc, song hành với tình yêu cá nhân hòa đồng.
Thơ trong giai đoạn kháng chiến luôn luôn mang hình ảnh, thái độ, yêu tuổi thanh xuân hòa đồng sự chiến đấu cho tổ quốc lâm nguy.
Những bài thơ về sau Đồi hoa gạo, Trở về, chứng tỏ điều ấy. Đọc thơ Xuân Diệu, tâm hồn người đọc nhận một cảm giác lâng nhẹ,
thơ rất truyền cảm, mặc dầu ít tác động suy tư. Kỹ thuật rất vững vàng; điêu luyện, chọn hình ảnh đẹp tương xứng với âm thanh ngôn ngữ.
Chẳng hạn đây là hình ảnh tương tư trong bài Tương tư:
“...Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh
Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình nhớ ảnh
Anh nhớ em nhớ lắm em ơi!
Anh nhớ em của ngày tháng xa xôi
Nhớ đôi môi đang cười ở cuối trời
Nhớ đôi mắt đương nhìn anh đăm đắm...”
hoặc:
“Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm”
Thật là tuyệt diệu! Nếu không có từ lạnh thì câu mặt trời đi ngủ sớm sẽ chẳng còn thơ nữa, và cũng đã có nhiều nhà phê bình đem câu thơ trên chê bai thơ Xuân Diệu tây quá! Tội nghiệp cho những người không biết tận hưởng cái đẹp vô vàn mới, mới quá khiến cho họ ngại ngần không dám nhận đó là hình ảnh tuyệt vời!
Phân tích nghệ thuật thơ Xuân Diệu, Trúc Thơ, người yêu thơ thi sĩ, viết một bài trên đặc san Tia Sáng (số 11, 31-7-54) rất ích lợi cho ai muốn khảo sát thơ Xuân Diệu. Trích đoạn để thêm tài liệu minh chứng cái hay cái đẹp của nhà thơ thanh xuân bước vào nền thi nghệ Việt Nam bằng những trang oanh liệt:
“...Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người, nhưng chẳng hết bơ vơ!”
Thi sĩ Xuân Diệu có tâm hồn lãng mạn, sầu não, lẻ loi, khóc than cảnh trăng ngàn gió bụi, cả cuộc đời lưu lạc một số cô gái giang hồ. Ta hãy lắng nghe thi nhân tả sự cô đơn trong một đêm trăng lạnh:
“...Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ
Trăng sáng, trăng xa, trăng mộng quá
Hai người, nhưng chẳng hết bơ vơ!”
Dưới ngọn bút thi nhân tả tâm trạng bi quan của nàng kỹ nữ lúc sắp phải từ biệt khách làng chơi:
“...Xao xác tiếng gà, trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách ơi – Du khách đã đi rồi...”
Mấy câu thơ đó khác gì tiếng nức nở tuyệt vọng cô gái giang hồ khi cảm thấy mình trơ trọi. Vào chiều tàn nắng, sương xuống mờ mờ, thường gợi cho thi sĩ nỗi buồn không đâu đem tới:
“...Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...”
Thật vậy! đối với mọi người, thu là mùa thương tiếc nhớ nhung, đối với thiên nhiên thu, mùa dế kêu, lá rụng. Mùa thu là mùa buồn đẹp nhất bốn mùa. Đây cảnh thu đến với giác quan Xuân Diệu:
“...Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Cóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới– mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng...”
Mùa thu là mùa ly biệt:
“...Mây vẩn từng không chim bay đi
Khí trời u uất hận chia ly
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói.
Tựa cửa, nhìn xa nghĩ ngợi gì?...”
Chàng tuổi trẻ trong Chinh Phụ Ngâm, từ giã vợ lên đường vào mùa thu:
“...Giã nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu...”
Ta có thể nói Xuân Diệu là thi sĩ tuổi trẻ. Thi nhân coi cuộc đời rất ngắn ngủi và lắm lúc có nhiều sự ao ước bồng bột, ngông cuồng. Rồi muốn ôm:
“...Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người!...”
Trên, ta vừa xét sơ tâm lý Xuân Diệu qua thơ thi nhân. Bây giờ xét đến nghệ thuật của thi sĩ. Về nghệ thuật tả cảnh Xuân Diệu là lối tả thực. Ngũ quan nhận thấy thế nào thi sĩ diễn ra trong thơ như thế. Tuy nhiên lối tả thực của Xuân Diệu không những không khó khăn lại khiến ta ưa chuộng là khác! Tả cảnh hết sức tầm thường như cảnh trăng sáng, thế mà thi sĩ tô vẽ cảnh đó có vẻ mới lạ hẳn lên, nhờ ở tài dùng mỹ ngữ táo bạo:
“...Mây trắng, trời trong, đêm thủy tinh
Lung linh bóng sáng bóng rung mình...”
hoặc:
“...Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đầu ghê như nước lạnh, trời ơi
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Trăng nhớ Tầm dương, nhạc nhớ người...”
Ngoài lối tả thực ra, Xuân Diệu còn có lối tả cảnh nữa, như lời các cụ ngày xưa: tả cảnh ngụ tình:
“...Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi...”
Ta nhận thấy hai câu thơ trên bao hàm ý tưởng buồn man mác của thi nhân với cảnh vật. Lại không ngụ tình trong cảnh, mà cảnh vẫn thanh thoát qua lối thơ bóng bẩy, êm đềm:
“...Con dường nhớ nhớ gió xiêu xiêu
Là là cành hoang nắng trở chiều...”
Lúc ngắm cảnh thi nhân nao nức hồi tưởng lại huy hoàng lộng lẫy thời dĩ vãng:
“...Gió thu hoa cúc vàng lưng dậu
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên...”
Đến nghệ thuật tả người Xuân Diệu cũng tinh vi lắm. Chỉ vài ba nét đơn sơ, thi nhân gợi cho ta hình ảnh dịu dàng đầy thơ mộng:
“...Hây hây thục nữ mắt như thuyền...”
Thật là khó thay được một chữ nào trong câu thơ trên. Chịu nhiều ảnh hưởng thơ Pháp quelques morceaux, có ý nghĩ vài ba chòm sao mờ tỏ, lấp lánh trên bầu trời đêm. Tuy mang nặng hình ảnh lãng mạn và chịu ảnh hưởng sâu xa văn hóa Tây Phương, nhưng Xuân Diệu vẫn không quên cội rễ. Xem thơ của thi nhân, đôi ba chỗ chúng ta vẫn còn chung sự cuồng điên yêu mà thời xưa thường hay dùng:
“...Tôi yêu Bao Tự mắt sầu bi
Tôi mê Ly Cơ hình nhịp nhàng
Tôi tưởng tôi là Đường Minh Hoàng
Trong cung nhớ nàng Dương Quý Phi...”
Vũ Ngọc Phan phê bình Xuân Diệu, ông viết trong Nhà văn hiện đại:
“...Xuân Diệu thật là một người có tâm hồn thi sĩ. Ông làm thơ với sự nồng nàn, nên ông không phải là một tay thợ thơ, một tay có tài gọt rũa từng chữ từng câu. Cũng vì thế mà trong tập "Thơ Thơ" của ông đã có những đoạn thật du dương...”
Xuân Diệu thời kháng chiến như vừa bàn ở trên; ông đi vào đường lãng mạn cách mạng. Những bài thơ như Đồi hoa gạo, tác giả say sưa với cách mệnh, với tất cả mọi người nao nức tranh đấu độc lập. Nên có nhiều câu thơ rướn đầy sức sống vô biên. Còn Trở về, một bài thơ đẹp toàn diện, âm thanh một buổi sáng trên đường vang tiếng guốc đi lên, một xã hội rộn ràng, bao nhiêu hình ảnh đầy nhân tính, bà mẹ giơ bầu cho con bú sữa… Một xã hội của giờ cách mệnh khởi điểm.
Xuân Diệu là nhà thơ tả nhiều hình ảnh đẹp, nhà thơ xuân đô hội. Ông là thi sĩ nổi tiếng giai đoạn tiền chiến và cả trong giai đoạn kháng chiến.
Nếu còn đôi lứa thanh niên nam nữ, còn tình yêu, hẳn thơ Xuân Diệu còn được nhắc nhở.
Trích thơ:
1. TÌNH THỨ NHẤT
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh cho em kèm với một lá thư
Em không lấy và tình anh đã mất
Tình đã cho không lấy lại bao giờ
Thư thì mỏng như suốt đời mộng ảo
Tình thì buồn như tất cả chia ly
Giấy phong kỹ mang thầm trong túi áo
Mãi trăm lần viết lại mới đưa đi
Lòng e thẹn cũng theo tờ vụng dại
Tới bên em chờ đợi mãi không về
Em cũng xé lòng non cùng giấy mới
Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê
Cũng may mắn lòng anh còn trẻ quá
Máu mùa xuân chưa nở hết bông hoa
Vườn mưa gió còn nghe chim rộn rã
Anh lại còn yêu, bóng lựu, bông trà
Nhưng giây phút dầu say hoa bướm thắm
Đã nghìn lần anh bắt được anh mơ
Đôi mắt sợ chẳng bao giờ dám ngắm
Đôi tay yêu không được nắm bao giờ
Anh vẫn tưởng chuyện đùa khi tuổi nhỏ
Ai có ngờ lòng vỡ đã từ bao
Mắt không ướt nhưng bao hàng lệ nhỏ
Len tỉ tê thầm trộm chảy quay vào
Hoa thứ nhất có một mùi trinh bạch
Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ
Hương mới thắm bền ghi như thiết thạch
Sương nguyên tiêu, trời đất cũng chung mờ
Tờ lá thắm đã lạc giòng u uất
Ánh mai soi cũng phai nhạt màu ôi!
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh cho em, nên anh đã mất rồi!
(Trích Gửi Hương Cho Gió)
2. LỜI KỸ NỮ
Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa
Vội vàng chi trăng sáng lắm khách ơi
Đêm nay rằm: yến tiệc sáng bên trời
Khách trông ở lòng em cô độc quá!
Khách ngồi lại cùng em đây gối lả
Tay em đây, mời khách ngả đầu say
Đây rượu nồng. Và hồn của em đây
Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử
Chớ đạp hồn em! Trăng từ viễn xứ
Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn
Gió theo trăng từ biển thổi qua non
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn
Lòng kỹ nữ cũng sầu theo biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em
Tay ái ân du khách hãy làm rèm
Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng
Đẩy hộ hồn em triền miên trên sóng
Trôi phiêu lưu không vọng bến hay ghềnh
Vì mình em không quấn được chân anh
Tóc không phải những giây tình vướng víu
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo sướt xương da
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt
Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt
Cuộc yêu đương gay gắt vị làng chơi
Gỡ tay vướng để theo lời gió nước
Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi
Du khách ơi! – Du khách đã đi rồi!
(Trích Gửi Hương Cho Gió)
3. ĐỒI HOA GẠO
Tháng hai, hoa đất nước
Mở cánh ngập đồi xa
Máu đào tung tóe vỡ
Chân mây thở sáng lòa
Mắt tôi thành biển đỏ
Chân đến, lòng ngân nga
Cây mạnh đứng giang tay
Hát dạt dào sức đất
Máu sông núi lên hoa
Rượu mặt trời mới cất
Giữa đời xuân mới tới
Hội đỏ cũng vừa lên
Đỏ như môi như má
Đỏ như suối như men
Một khoảng thắm đưa tin
Hằng hà sa số đỏ
Khắp cả một đồng bằng
Soi sáng bằng hoa tỏ
Tôi say hay hoa say
Nắm tay cùng nắm tay
Rủ hết loài người nhảy
Dưới triều hoa gạo đầy
Vô vàn lòng trái lựu
Tuôn ra một thác ngày
Vui vui những cành tơ
Để búp hồng mơ mở
Gió chim ngoài chân trời
Cũng về chen hội đỏ
1945.
4. TRỞ VỀ
Cũng bởi vì tôi nhớ tôi mong
Một sớm mai hồng, tôi sẽ lên đường trở lại
Giữa vũ trụ nhân gian, trong gia đình xã hội
Giữa quốc gia nhân loại, trong thế giới gia đình
Một sớm mai hồng, dâng một bình minh
Xanh mắt trẻ con
Hồng môi thiếu nữ
Tôi sẽ trở về chân vui rón rén
Như hương đi những đêm xuân hò hẹn
Như mắt yêu len lén
Như tay vuốt quen quen
Như đứa trẻ con nhay vú mẹ hiền
Trong lòng đời, tôi lại về náo động
Bà mẹ đời du dương tay mở rộng
Tôi nằm tròn làm một giấc sương hoa
Hỏi cỏ cây, mình có nhớ thương ta
Ta rất nhớ thương mình nên trở lại
– Vì đang sống tôi vẫn còn sống mãi
Vì còn yêu, tôi lại lại muốn yêu thêm
Vì mắt tôi no đủ bóng ngày đêm
Tai đầy tiếng hay môi mềm cảm giác
Hôm nay vẫn nghĩ đến đời bữa khác
Như đứa con vừa bú mẹ một bên
Một bên kia vẫn mơn vú mẹ hiền
Tôi phải về vì quá đỗi yêu thương
Những con người làm bằng máu và xương
Vì thắc mắc sau khi mình đã chết
Hội vui quá thế mà mình không biết
Tôi lại về vì khúc nhạc sau đây
Đập vang trời, mời cả nước cùng mây
Ai muốn ngủ cũng thế nào ngủ được!
Như một sớm trên đường vang tiếng guốc
Như một trưa chim tróc réo mùa hè
Tiếng dũa rèn đập nắng nhẩy vàng hoe
Tiếng tia sáng múa vờn quan chiếc búa
Những bánh xe quay, những guồng máy lụa
Những bàn chân dậm, những cánh tay nhanh
Tiếng cất nhà! Trời đất gõ lanh canh
Kêu thánh thót trong khi thành cửa sổ
Những tia máy phì phì đang tập thở
Những con tàu đẩy sức rúc huyên thuyên
Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên
Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ
Việt Nam sau một thời gian khổ
Bây giờ cười như hoa nở
Cô gái Việt gánh gồng xinh xinh
Đâu cũng là những cô gái Bắc Ninh
Hội loài người đồng vui luyến ái
Cô hạnh phúc đợi chờ cô mãi
Gầy dựng cô sứt mẻ những bàn tay
Trật bả vai rỏ máu những lông mày
Nhưng cô đến cả huy hoàng trên trán
Dẫu đã muộn rồi hãy còn sớm chán
Hội loài người vui vẻ lắm ngày mai
Tôi sẽ xin đời về một sớm mai!
Tháng 8, 1945.
(Trích Tập văn Cách Mạng và Kháng Chiến)
XUÂN DIỆU
e) Le Journal d'Extrême Orient (Saigon, 3 Décembre 1959)" Lược sử văn nghệ Việt nam-Hisotire de la littérature vietnamienne".
Histoire sommaire de la littérature vietnamienne, òu l'auteur passe en revue les écrivains d'avant guerre 1930-1945. Cette oeuvre est tirée sur ronéo avec une tirage limitée. Fruit de minuitieuses recherches et d'une riche documentation donnée une vue d'ensemble des diverses époques et tendances des écrivains, des poètes du Vietnam, de leurs oeuvres, d'une littérature riche de plusieurs millénaires suivant le cours de l'Histoire. C'est une synthèse remarquablement coordonné annotée parle critique éminent qu'est ThếPhong qui l'achevée dans les derniers jours de Juin 1956
(đã in ở cuối sách "LSVNVN-Nhà văn tiền chiến 1930-1945 của ThếPhong, NXB Vàng Son Saigon 1974)...
Từ Vũ và Việt Văn Mới chân thành cảm tạ nhà văn Thế Phong đã ưu ái cho phép đăng tải toàn bộ tập
Lược Sử Văn Nghệ,một bộ tài liệu không thể thiếu cho những người yêu chuộng văn chương nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt cho những người
muốn khách quan sưu tra sử liệu .
Từ Vũ
VvietartNewvietart 2004-2018
ViệtVănMới 25.6.2020 Troyes-France.
THẾ PHONG
gồm 4 tập:
1). NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930 -1945
2). NHÀ VĂN KHÁNG CHIẾN 1945 -1950
gồm hai phần:
a). NHÀ VĂN KHÁNG CHIẾN CHỦ LỰC 1945-1950 viết theo lối tuyển tập thơ văn kháng chiến, viết về:
Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Tố Hữu, Quang Dũng, Văn Cao, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Hữu Thung, Hoàng Lộc, Yên Thao, Nguyễn Đình Thi vv... Các chiến sĩ văn nghệ như: Vô Danh, Hà Minh Tuân, Lê Minh, Vũ Linh, Nguyễn Trinh Cơ, Đình Quang, An Bá Đảm, Quốc Chính, Nguyễn Xuân Hòe, An, Lưu Hương, Chính Hữu, Minh Tiệp, Phùng, Hà Khang, Kim Lân, Siêu Hải, Nguyễn Công Mỹ vv...
b). Nhà văn miền Nam 1945 –1950: Lý Văn Sâm, Dương Tử Giang, Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh, Tam Ích, Thiên Giang, Thê Húc, Hoàng Tấn, Bình Nguyên Lộc, Hoàng Tố Nguyên, Quốc Ấn, Sơn Khanh, Vũ Xuân Tự, Hợp Phố (nữ), Phi Vân, Nguyễn Bảo Hóa(78) v.v...
3). NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950 - 1956.
Bùi Xuân Uyên, Tạ Tỵ, Xuân Nhã (nữ), Hoàng Chu Ngạc, Triều Đẩu, Trúc Sĩ, Phan Phong Linh, Bạch Diện, Mai-Lâm-Nguyễn-Đắc-Lộc, Nguyễn Tố, Văn Thuật, Mặc Thu, Nguyễn Ái Lữ, Kỳ Văn Nguyên, Nhị Lang, Thanh Nam, Huy Quang, Nguyễn Thiệu Giang, Thi Thi Tống Ngọc, Nguyễn Hoàng Quân, Hiệp Nhân, Thùy Linh, Thanh Bình, Vĩnh Lộc, Nguyễn Thạch Kiên, Hà Bỉnh Trung, Hoàng-Lan, Quốc Ân, Hoài Linh, (1 và 2) Kim Dung, Hiền Nhân, Đoàn Thu, Hoàng Công Khanh, Sao Mai, Nguyễn Minh Lang, Văn An, Thanh Hữu, Huy Sơn, Đinh Hùng, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Hoàng Phụng Tỵ, Hoàng Song Liêm, Hoài Việt, Trần Nhân Cư, Huyền Giang, Băng Sơn, Vân Long, Song Hồ, Lê Đình Chân, Mặc Đỗ, Phạm Việt Tuyền (Thanh Tuyền), Lê Văn Hòe, Phạm Văn Sơn, Hoàng Như Mai, Huyền Chi, Hoài Minh, Thanh Thuyền, Hồ Đình Phương, Tạ Ký, Xuân Huyền, Thanh Thanh, Tùng Long (nữ), Quỳnh Hương (nữ), Thiếu Mai - Vũ Bá Hùng (nữ), Minh Đăng Khánh, Tạ Quang Khôi, Tường Hùng, Kiêm Minh, Uyên Thao, Tô Kiều Ngân, Nguyễn Hoài Văn, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sĩ, Nguyên Sa, Mai Thảo, Quách Thoại, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo,(nữ) Triều Lương Chế, Phạm-Thái –Nguyễn-Ngọc-Tân, Vũ Khắc Khoan, Chấn Phong, Hư Chu, Hồ Hán Sơn, Phan Lạc Tuyên, Đỗ Tấn, Hoàng Trúc Ly, Nguyễn Văn Cổn, Hoàng-Nguyên-Bùi-Khải-Nguyên, Cung Trầm Tưởng, Hà Liên Tử, Kiên Giang - Hà Huy Hà, Chế Vũ, Thế Viên, Diên Nghị, Huyền Viêm, Phan Minh Hồng, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Năng An, Hoàng - Thu - Đông (Hoàng Trọng Miên), Diên Hương, Thanh Nghị, Kiêm Đạt, Hồ Nam– Vương-Tân, Nghiêm Xuân Hồng.
4) TỔNG LUẬN 60 NĂM VĂN NGHỆ VIỆT NAM 1900 -1956 (NAM VIỆT NAM)
Tổng luận văn nghệ Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1960. Người viết bộ sách cô đọng tóm tắt bốn tập dẫn giải ở trên. Người đọc không có thời giờ hoặc cần có quan niệm tổng thể chỉ cần đọc tập này thôi. Bản Anh ngữ của Đàm Xuân Cận: A brief glimpse at the Vietnamese literary scene 1990 - 1956 (Đại Nam Van Hien Books) Phụ lục bộ sách in thêm một cuốn nữa .Hiện tình văn nghệ Nam Việt Nam 1957 -1961(79) , để độc giả theo dõi được tổng quát bình diện văn nghệ Nam Việt Nam, diễn biến qua nét chính yếu sinh hoạt văn nghệ qua các nhóm: Đại Học và Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Nam Châu, Lê Tuyên, Lê Thanh Châu, nhóm Văn Hóa Á Châu, Chủ tịch giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Lê Xuân Khoa,v.v…. Văn Hóa Vụ (Cơ quan văn nghệ chính phủ Ngô Đình Diệm với Nguyễn Mạnh Côn, Hoàng Trọng Miên, Phan Du,v.v… Nhóm Sáng Tạo, Trung tâm văn bút Việt Nam V.N. (PEN) với Nguyễn Thị Vinh, Thanh Lãng, Tường Hùng, Duy Lam, Nguyễn Hoạt; nhóm Văn Hóa Ngày Nay do Nhất Linh chủ trương với Nhật Tiến, Duy Lam, Thu Vân,v.v… và cuối cùng Khép với bức thư người viết trình bày lý do viết bộ sách. Khi viết tôi mới 24 tuổi.
Tự nhận rằng nhầm lẫn sơ sót không thể không có. Chủ quan có, nhưng nhớ rằng chủ quan nào mà anh diễn dịch trong tác phẩm? Chủ quan viễn kiến hoặc chủ quan hẹp hòi, ao tù, bè nhóm? Khi sách xuất đầu lộ diện, tôi không muốn nhìn thấy cảnh này, như Vũ Ngọc Phan ra mắt Nhà văn hiện đại; thì một L.H.V. viết bài phê bình trên báo Thanh Nghị rất hay, xác đáng lại không dám ký tên thật. Nhưng điều đau đớn, sau hai chục năm, tôi đây đến sau vẫn biết rằng, người viết ký tên tắt kia chính là Lê Huy Vân. (Bạn học cùng lớp với Nguyễn Hiến Lê). Tôi cho đó đê hèn đáng yêu nhưng không nên có. Một lối phê bình câm nín yên lặng nữa, đểu cáng đáng yêu hơn: mưu mô im lìm – Pháp gọi là: le critique très impitoyable c’est taire. Như vậy không được, một tác phẩm phê bình văn học ra mắt; hay thì khen hay; dở phải chê dở! Sự khen và chê ấy quan thiết ở chỗ đúng cảm quan người viết ở mức độ đúng nhất, không ngụy trang, mưu mô. Tôi cúi đầu trước cử chỉ đó và trong đời chỉ đón nhận thái độ đó. Khi tôi dự định làm văn sĩ, tôi cần đọc nhiều tác phẩm đàn anh, bạn văn trong nước, cả đến quốc tế. Để làm gì? Xin thưa, để xem tác phẩm nào hay hoặc dở, những gì người ta đã và chưa nói tới. Học hỏi và quyền chê khen theo quan niệm đúng nhất của tôi lúc đó. Hoặc như V.Biélinsky(80) , tác giả phê bình văn triết luận nổi tiếng số một của Nga đã chẳng nói: “...Làm sao nghi ngờ hả? Các anh quay lưng không thèm nhìn hả, lại bịt tai không thèm nghe sao? Kệ xác các anh! Không quan tâm tới. Các anh đọc hay không, với tôi không cần thiết. Tại sao à, cuối cùng ai cũng có tự do. Ngoài ra, làm sao tôi phải mặc cả với anh kia chứ? Vậy thì anh bạn ơi, đừng giận nhé! Bằng lòng hay không bằng lòng, các anh vẫn phải đọc. Không đọc, vậy thì anh đọc cái gì mới được chứ? Anh bạn ơi, nếu cho phép tôi, thì tôi bắt đầu nói đây này"…. Sự thật! Sự Thật! Chẳng có gì hơn là sự thật”
Nói theo đàn anh V.Biélinsky, thì xin thưa với các Ngài, sự thật tôi nghĩ, tôi trình bày như thế đó.
THẾ PHONG
XUÂN DIỆU
(1917 – 1985)
CÒN TIẾP ...
. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả đã chuyển từ SàiGòn .