Việt Văn Mới
Việt Văn Mới

‘Điểm Hẹn / Rendez-vous’ tranh của Võ Công Liêm







VĂN CHƯƠNG LÀ GÌ (II)





‘Thiên tuế trường ưu vi tử tiền’ Nguyễn Du*



N ếu đó là một thứ văn chương lý thuyết, rõ ràng, minh bạch thời tất sự đó được gọi là văn chương có lý thuyết.Từ chỗ đó chúng ta bắt đầu đặc vấn đề:văn chương là gì ? what is literature?Thế nào là văn chương. Đã có nhiều cố gắng khác nhau để minh định cho văn chương. Người ta có thể minh định nó. Thí dụ: giàu trí tưởng tượng để viết trong một cảm thức hư cấu / writing in the sense of fiction; là những gì viết mà trong đó không đúng sự thật về văn –writing which is not literally true. Dù có viết vắn tắt đều phản ảnh tính người dưới những đề tài đều hướng tới văn chương; thiết tưởng điều này sẽ không tránh khỏi khi viết văn. Đã là hư cấu, tất dựa vào tâm lý học để hình dung quá trình khi dựng thành chuyện cho truyện.

Tk. thứ mười tám ở Việt Nam cho đến nay chỉ xuất hiện một thứ văn chương lỗi lạc, xuất chúng khác thường đó là Nguyễn Du (1765-1820) nó bao hàm cả một lý thuyết nhân sinh vừa tâm lý vừa sinh lý là nhân tố cấu thành trong văn chương, bất luận từ thời nào đều dựng vào đó cái lý chính đáng, phản ảnh trọn vẹn tính nhân bản là cốt tủy của văn chương. Đồng thời hay những thế kỷ về sau có nhiều thi văn nhân xuất hiện với lối trình diễn văn chương khác nhau nhưng tựu chung trong hình thức sáng tác đều là hư cấu; văn chương tả chân không nhất thiết là ‘chuyện có thực / true story’ mà dựng vào đó một trí tưởng sống thực, dẫu là hư cấu nhưng vẫn có một lý thuyết chung hay riêng về con người và xã hội; gọi chung là văn chương hư cấu ngay cả thi ca cũng như văn xuôi đều xuất xứ từ trí tưởng của hư cấu hóa mà ra.

Sự khác biệt giữa sự thật (fact) và hư cấu (fiction), tuồng như khác hẳn những gì chúng ta nghĩ tới, không nhiều thì ít, bởi; nó đứng cách riêng ở chính nó là sự cố thường đưa tới tranh luận; sự đó là phản lại giữa những gì thuộc lịch sử và những gì thuộc thẩm mỹ nghệ thuật (artistic). Sự thật không thích ứng ở tất cả những gì thuộc thần thoại hay tiền sử mà vẫn coi như là sự thật. Thí dụ: Sơn Tinh, Thủy Tinh, chuyện Âu Cơ, chuyện Mỵ Nương, Phù Đổng Thiên Vương đã thần thánh hóa từ hư cấu chuyện để thành truyện.

Cuối tk. thứ mười bảy và đầu tk. mười tám văn chương tiểu thuyết Việt Nam nở rộ trong một văn phong ảnh hưởng xã hội, dưới lốt ‘giáo điều’ của từ chương, tích cú, điển tích, điển cố được coi là thích ứng và hợp lý; chưa thấy ở đó dấu hiệu sáng tạo, nó ảnh hưởng một phần văn tự cổ từ Hán Nôm chuyển qua Quốc ngữ là cả vấn đề được nêu ra; tuy nhiên, thi văn thời đó nửa hư, nửa thật dường như thấy được một ít sự thật và hư cấu; hẳn nhiên cả hai không mấy là xác thực một cách trung thực. Có lẽ một trong hai thứ đó cần có một thể cách riêng để đi tới bên nhau. Có lẽ văn chương là một định nghĩa rõ ràng không tùy vào những gì thuộc hư cấu hoặc trí tưởng, nhưng nó được coi ngữ ngôn thông thường trong lề lối mới hơn. Trên phương diện lý thuyết; văn chương là thể cách viết thay lời là những gì thể hiện trong lời văn: phẩn nộ, thương yêu là vai trò làm người mà Nam Cao đã thấy trong tác phẩm Chí Phèo, qua hành động táo bạo với ngữ ngôn dung tục là đặc chất trung thực của văn chương tả chân, một lột tả phơi mở, không ấp úng mà làm lạc hướng văn chương. Chỉ tiêu của văn chương là đi đúng hướng cỏn ngược lại thì đó là tư duy mất cân đối giữa quan trọng và không quan trọng –there is a disproportion between the signifiers and signifieds. Bởi như thế này: ngữ ngôn của ta đưa tới một chú ý ở tự nó, phơi ra một chất liệu hiện thể qua câu nói ‘em chả’ có tính chất làm dáng hay đòi hỏi, tả như vậy trong văn chương gọi là tả thực. Ở đây tác giả muốn nói đến chất liệu thực tướng văn bản của văn chương là ở tự nó. Văn chương không là thứ tôn giáo ngụy tạo hoặc tâm lý hoặc khoa học xã hội nhưng nó phải là một cơ cấu hóa ngữ ngôn cách riêng –literature was not pseudo-religion or psychology or sociology, but; a particular organization of language thời mới tạo cho văn chương độc sáng và lạ lẫm.Tác phẩm văn chương đã không những là phương tiện truyền bá cho ý tưởng, phản ảnh bề mặt xã hội một cách trung thực mà thể hiện của một vài thực nghiệm. Nó còn làm cho chữ nghĩa trở nên siêu thoát, không còn là chủ thể của vấn đề hoặc do cảm quan sanh ra; đấy là một sự nhầm lẫn để thấy cách diễn đạt bên trong văn chương, vô hình chung nói cho cá nhân mình hơn là nói việc đại chúng, bởi; nhận thức chưa thấm thấu với kinh nghiệm chưa thấu đáo trong cuộc sống thường có. Thí dụ: nhà văn nữ viết về nhà thơ nam là biểu lộ một sự đam mê thái quá, biến lỏng thành đặc, biến ảo thành thực là xử dụng phương pháp hóa trị (chemotherapy) trong văn chương một cách bừa bãi qua tư thế lý giải thơ văn, biến con chữ và văn phong không thoát ly khỏi vũng lầy, bởi; cả văn thi nhân cùng một tạng thể. Dẫn cái không đáng dẫn đưa văn chương vào ngõ cụt. Cái đó gọi là văn chương tha hóa. Tình trạng này thường xẫy ra mỗi khi nhận định hay phê bình thơ văn đều có tính chất rập khuôn. Vậy thì dựng lên đó văn chương thuộc hư cấu (fictional) hay văn chương trí tưởng (imagination)? Cả hai tình huống đó đôi khi không thực ở chính mình để trốn cái xấu bên trong hoặc có thể che lấp một sự giả dối nào đó không muốn nói ra...Cái đó gọi là văn chương ta thán. Điều này đã làm cho chữ nghĩa không còn là chủ đề muốn nói với một cảm thức sâu sắc mà là một sự nhầm lẫn trong tư duy của tác giả muốn đề ra.Tất cả ý tứ đó phát sinh từ thói tính kiểu cách hoặc hình thức hóa để chứng tỏ vai trò của mình đang hiện diện với đời. Kiểu cách đó gọi là văn chương dung tục; một hình thức dị hợm, buồn nôn không hợp cảnh đối với con người văn nghệ đang trên đường dấn thân cho một bày tỏ sống thưc giữa người và đời.

Hình thức chủ nghĩa là phần cơ bản nồng cốt thích hợp cho ngữ ngôn học nhất là học cách viết văn, bởi; ngữ ngôn học trong vấn đề của hình thức thể loại, quan tâm tới ngữ điệu và cấu trúc hành văn khác hơn những gì trong đời thường nhưng vẫn thấy ở đó một thứ rất thường. Hình thức đã vượt qua sự phân tích của văn chương như ‘đạt yêu cầu’ / Formalists passed over the analysis of literary ‘content’ là thói tính thường bắt gặp một khi viết về ký sự hay phóng sự là lối viết như ‘đặt hàng’ nó không còn là sáng tạo của văn chương. Đạt được là động cơ thúc đẩy một cách đơn thuần của thể thức, một cơ hội thuận tiện cho thực tập về hình thức viết lách. Cho nên chi lối viết đó không thay đổi giọng điệu mà trở nên cục bộ ngay cả trong văn và thơ; hai thứ này nó đòi hỏi phải sáng tạo mới hình thành văn chương độc hữu (property).

Văn chương; bởi một sự buộc phải chúng ta trong vai trò kịch tính ý thức của ngữ ngôn cho đẹp ý lẫn lời, coi đây là thể thức đáp lễ và dẫn đưa chủ đề có thêm cảm giác mới. Thế giới của ngữ ngôn chứa đựng những gì có sinh khí và hiện đại hóa; đó là tác động trong văn chương. Bởi; như thế này: đối với hình thức chủ nghĩa cho rằng văn chương là chức năng chuộng về lượng /differential liên quan giữa thể loại luận văn hay thuyết trình, nó không còn là chân lý ngàn đời cho một sự độc hữu –it was not an eternally given property mà chỉ để lại cái thói tính (formalists) không thực khi viết thành văn. Có lẽ; văn chương là phương tiện cho một vài điều nghịch lý hay phản đề của nhiều cách viết khác nhau hoặc nâng lên một giá trị cao hơn. Văn chương là một cảm thức trong sáng phát sinh từ trí tuệ; dẫu đó là một sự rỗng tuếch vẫn có phần sáng tỏ –empty sort of definition. Dù cho chúng ta yêu sách nào đi nữa sự đó không tác động vào trong ngữ ngôn của viết lách, càng đòi hỏi luật tắc thời chúng ta vẫn không đạt tới cái cốt tủy của văn chương, bởi; đôi khi ta tìm thấy ngữ ngôn của văn chương tợ như đùa, nhưng trong cái sự đùa là một thứ ẩn tàng khác của cách viết hay nói. Có thể nó tạo thêm thi vị cho người đọc hoặc mang lại một ý nghĩ khác cho một vượt thoát của tư duy. Đôi khi đọc một tiểu thuyết là tìm quên trong thích thú, khác hẳn từ chỗ đọc bảng tên đường như một chỉ dẫn cần thiết; thế thì làm thế nào đọc một đoạn văn chương triết học để lãnh hội trong trí tuệ của ta? Đó là vấn đề đòi hỏi ở nhận thức hiểu biết, một nhận thức bao quát hơn là nhận thức chuyên nghiệp. Văn chương không có giới hạn mà đòi hỏi một sự vượt thoát tư duy trong ý thức sáng tạo tư tưởng là hình thức đả thông tư tưởng. Người không học triết vẫn nhận ra rằng cuộc đời là một triết lý. Kẻ chuyên nghiệp lại có cái nhìn chủ quan trong tư duy, phát sinh từ một tư duy ‘đốn mạt’ của hờn dỗi bởi chưa đạt được một cách thỏa lòng (content). Thành ra văn chương là nhu cầu cần thiết để lãnh hội ý tứ thâm hậu trong câu văn như lời nói lý thuyết, là kim chỉ nam dành cho người viết và đọc. Văn chương là gạch nối của truyền thông, văn chương không phải là tự sự đem chuyện đời xưa ra kể chuyện đời nay; cái đó gọi là văn chương tham vọng đã tham vọng thì không còn gọi là văn chương.

Độc đáo của văn chương là thoát ly mọi tình huống của ‘ao tù nước đọng’ bung lên để tìm thấy mặt trời, bởi: ‘văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có’ (trong Đời Thừa của Nam Cao) Cái đó gọi là văn chương thức tỉnh giữa sự thật và hư cấu là đứng giữa tâm thứctrí tưởng đủ khả năng giúp ta sáng tạo những gì mà ta nhận thức được; đặc nhiệm của văn chương là mang tính chất sáng tạo nghệ thuật, quên tất cả để tạo nên quan hệ tương giao giữa người với văn chương, dựng vào đó một vũ trụ dự cuộc để hoàn thành sứ mệnh văn nghệ đúng phương hướng của văn chương tự thức ; đó là chỉ tiêu, là minh định cụ thể để thành văn.

Trong cảm thức này không một khả năng nào của một kết hợp bày tỏ hay phát biểu hay hành văn một cách vô bổ cả -In this sense; there is no possibility of a wholly disinterested statement- Nhưng; cũng có thể đó là vị trí của hình ảnh tạo nên cho một cảm thức khác nhau giữa hư (fiction) và thực (in fact) mà coi đó là lời bày tỏ có nhiều lợi ích cho về sau này. Có lẽ điều này cho là lạ lùng, quái gở và cũng có thể là tuyệt vời, kỳ diệu nó mang nhiều điều lạ hơn là kiểu cách đồng dạng, đồng nghĩa, là thói tính quen lề, quen thói, rập khuôn, đúc lại, dẫn chứng…Tất cả thứ đó là a-tòng trong lối bình văn thơ thường hay xãy ra. Bởi cái sự a-tòng đó mà mất tính sáng tạo trong văn chương, bởi vì; chúng ta không tìm thấy cái sự lợi ích cấu thành qua sự nhận biết / knowledge để làm sáng tỏ lời văn trong khi viết, việc này không phải là định kiến đơn thuần mà tạo vào đó một thứ phiêu lưu kỳ lạ cho văn chương. Yêu cầu đó là nhận thức hiểu biết có thể đem lại cái giá tự do (value-free) hay gọi là không thuế (tax-free) là việc không còn ngại cho việc viết lách để đưa vào đó một giá trị cho văn chương. Đây không phải vấn đề của đổ lỗi mà cũng chẳng phải vơ đũa cả nắm; thực ra là nhận định khách quan của tâm sinh lý thường có, là cốt đạt tới cái nguyên thủy /pure có trong ta cho một thứ phê bình thuộc nghệ thuật văn chương là điều hợp lý và lợi ích.

Nói về ‘văn chương và hệ tư tưởng /literature and ideology’ như thể coi đây là biểu tượng cách ly, mà cả hai gần như có một quan điểm chung giữa trí tuệ và lý trí. Văn chương đúng nghĩa tâm lý là có một cái gì để lại (inherited) về sau; hệ tư tưởng sẽ tiếp nối như một khám phá khác của văn chương, một quan hệ gần gũi giữa con người và xã hội. Có thể về sau được coi là chứng cứ tồn lưu, tồn lại của văn chương ./.


(ca.ab.yyc. 15/7/2020)

* ‘Trước khi chết lo mãi chuyện nghìn năm’ (Nguyễn Du)
ĐỌC THÊM: ‘Văn Chương Là Gì’ của võcôngliêm (3/2020). Hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoẳc email theo đ/c đã ghi.



. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Calgary Canada ngày 30.7.2020 .