HIỆN TƯỢNG
"HỢP TÁC HÓA SẢN XUẤT"
GIỮA THI VÀ CA
M ột bài thơ, nếu may mǎ́n, có thể sống được nhiều kiếp. Đó là cái hạnh phúc đặc biệt của bộ môn nghệ thuật này. Lấy một thí dụ : nhà thơ Huy Cận khi viết nên bài Ngậm ngùi tưởng đã hưởng hết lạc thú của sáng tạo rồi ; nào cho xuất bản tập thơ Lửa thiêng -trong đó có Ngậm ngùi - nào đề tặng “dâng anh Xuân Diệu”, nào cho phát hành để khi có dịp đi qua các hàng sách thấy tập thơ mình trên kệ, cũng có lúc (không biết thời ấy đã có hiện tượng này chưa?) có người con gái đẹp e thẹn nâng trên tay (bǎ̀ng những ngón thon thon búp mǎng) tập thơ vừa mua run run đưa đến xin tác giả chữ ký với giòng đề tặng… Tới đó thì tôi không còn tưởng tượng ra được thú vui nào hơn nữa đối với người thơ. Nhưng ông Huy Cận ngày đó đã lầm : chưa hết thú vị đâu ông ạ. Ở thế hệ ông sự việc xảy ra có hơi chậm (tập Lửa thiêng ra đời nǎm 1940 khi ông 21 tuổi) nhưng rồi sẽ xảy ra. Vài chục nǎm sau có nhà soạn nhạc thích bài thơ ông bèn mang ra phổ. Ngậm ngùi được thay áo mới, nhan sǎ́c trông có khác đi, không thể bảo là đẹp hơn hay xấu hơn, nhưng ít ra khác lạ phong phú hơn. Và nhất là được biết tới bởi một thành phần quần chúng thưởng ngoạn mới ; không chǎ́c những kẻ hát Ngậm ngùi đã từng ngâm Ngậm ngùi ! Bây giờ Ngậm ngùi vừa nǎ̀m trên trang giấy mà vừa bước lên bục với anh đèn, làm bạn với đàn sáo. Có Thái Thanh có Lệ Thu, từ cửa miệng người này thì vút cao, cửa miệng kẻ kia thì bảng lảng… Gần bảy chục nǎm sau người ta vẫn còn nghe Ngậm ngùi qua những hơi hám mới dưới hình thức trình diễn mới : những gào xé Thanh Lam, những trầm buồn Quang Dũng, những xa xôi sầu lǎ́ng Thu- Phương. Ngay cả nhà thơ lớp trước như Tản Đà cũng có được lạc thú ấy. Dưới chín suối không biết cụ có nghe người ta hát thay vì là ngâm không, bài thơ của cụ :
Lá đào rơi rǎ́c lối Thiên thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
Nửa nǎm tiên cảnh
Một bước trần ai …
Âm nhạc Việt-Nam trước khi thu nhận ảnh hưởng Tây phương giống những khuôn bánh : người ta chỉ tạo ra một lần rồi sau đó bột gì cũng nhét vào đó để in ra hình được. Những điệu lý điệu hò dân gian đều có thể điệu nhất định mà cả nam ai hay nam bình, kim tiền hay bình báng, và ngay cải lương nam bộ tuy mới hơn cũng không thoát khỏi cách cấu tạo đó. Có lẽ người mình quen với lối làm ǎn lâu ngày như vậy nên khi đã có sự du nhập của âm nhạc Tây phương rồi thói quen vẫn còn được duy trì, ít ra là ở buổi đầu. Người ta còn nhớ rất nhiều bài hát được đặt lời khác nhau nhưng đều theo một điệu nhạc có tên là tango chinois vào thập niên 40… Cũng may là sau đó chúng ta từ bỏ lối chơi này.
Trở lại với thơ. Thì ra có đến ba cách trình diễn thơ: đọc thơ, ngâm thơ và hát thơ. Cũng phải nhận là ngôn ngữ Việt có lợi thế : chúng ta hát hơn là nói (những trǎ́c những thanh những bình rồi còn trầm bình trầm thanh gì gì nữa, suýt muốn bǎ́t kịp bảy nốt nhạc tây phương) cho nên khi ta làm thơ thì nhất định âm điệu phải mê ly thôi. Thể thơ lục bát tự nó đã là một bài hát, vì vậy tôi tin rǎ̀ng nhà soạn nhạc đầu tiên có ý nghĩ đem thơ vào nhạc sẽ không tự cho là phát kiến mới lạ. Phạm Duy là một trong những kẻ đầu tiên đó. Trước ông, việc sáng tác nhạc đã là một trò rất mới nên chưa ai tìm cách khai thác nhạc qua những hình thức khác, nhưng có lẽ nơi Phạm Duy người ta đã nhận thấy cái chất thơ tiềm tàng trong ông. Không làm thơ nhưng ông có cái nhìn của thi sĩ ( mái nhà sàn thở khói lên mây… không phải thơ sao ? ) cho nên Phạm Duy phổ nhạc nhiều lǎ́m. Dùng thơ người, mang tâm tình người cộng với độ rung động cảm nhận nơi ta để viết nên nhạc. Ở miền nam, sau này, các nhạc sĩ khác cũng làm công việc đó. Có một số tác phẩm đáng kể như của Nguyễn Hiền với Lá thư gửi mẹ (Thái Thủy) Anh cho em mùa xuân (Kim Tuấn) Mái tóc dạ hương (Đinh Hùng), Vǎn Phụng với Các anh đi ( ?), Phạm Đình Chương với Đôi bờ (Quang Dũng) Mộng dưới hoa (Đinh Hùng), Huỳnh Anh với Hoa trǎ́ng thôi cài trên áo tím (Kiên Giang Hà Huy Hà) Rừng lá thay chưa (Hoàng Ngọc Ẩn), Từ Công Phụng với Trên ngọn tình sầu (Du Tử Lê), Ngô Thụy Miên với Áo lụa Hà̀ đông, Paris có gì lạ không em ? (Nguyên Sa)…v …v…
Thơ Việt có thuở vàng son của nó, thời kỳ mà người thơ được đời tôn lên ngôi vua. Hình như bǎ́t đầu khoảng Tản Đà thì phải. Trước Tản Đà, dân ta vẫn trọng giới làm thơ đấy nhưng thiếu những biểu tỏ vồ vập. Từ "liên tài" là một từ mượn hán tự, chứng tỏ rǎ̀ng dân ta vốn mến thơ từ hồi xa xưa đó lận; nhưng mến là một chuyện mà biểu tỏ ra khiến đương sự phải mũi lòng là chuyện khác. Phải đợi tới khi có ông Tản Đà và những Mạnh thường quân cỡ cái nhà ông gì ở tận trên Thái nguyên mời nhà thơ về tư gia đãi đǎ̀ng, sớm gà quay chiều vịt nướng đến độ nhà thơ ta vì được nuông chiều quá đâm chướng một buổi lật bố nó vuông đất lót gạch bát tràng của nhà người ta ra mà trồng rau vì mỗi bữa ǎn dù cao lương mỹ vị có đủ nhưng thiếu món rau ấy thì nhà thơ vẫn thấy như nhạt phèo ! Nguyễn khǎ́c Hiếu xử sự như những cậu công tử “em chả” bởi ông biết rǎ̀ng thời vàng son của thi ca chỉ có hạn ; vả lại bản thân thi sĩ cũng đã có lúc bị đời dìm xuống đáy vực nên khi cờ đến tay, tại sao lại không phất ? Còn ông Xuân Diệu thì chỉ được cái khiêm tốn giả :
Giữa đời anh muốn dấu tên đi
Thi sĩ, thưa cô, có quí gì..
Ai bảo làm thi sĩ kém vinh quang ? -Không, nghề thơ phất lǎ́m chứ ! Thế hệ các ông là thế hệ mà mọi thi sĩ đều được choàng một vòng hoa. Chưa bao giờ người ta in thơ nhiều như thế. Chưa bao giờ mà thơ bán chạy như thế. Chưa bao giờ người ta nói chuyện thơ hào hứng như thế. Mọi người học thuộc lòng thơ, nhất là thơ tình; người ta tự chứng tỏ hơn đời ở chỗ hiểu thơ, yêu thơ ; người ta tán gái bǎ̀ng thơ, người ta tự cho mình là kẻ có những "nghiêng tai kỳ diệu", người ta làm ra bộ ngẩn ngẩn ngơ ngơ để tỏ rǎ̀ng tâm hồn đang ở giữa mây xanh, tóm lại, người ta tạo ra một lối sống thơ, một thái độ thơ. Thậm chí có người gọi nhà thơ bǎ̀ng người. A, bạn phải biết rǎ̀ng đại danh từ “người” làm bực lỗ tai chúng ta đến độ nào : nó kênh kiệu, nó huênh hoang, nó vừa khiêm tốn (giả) mà vừa kiêu cǎng dóc phách (thật); từ ấy do nhà hai cái ông phê bình gia nổi tiếng Hoài Thanh và Hoài Chân dùng, khi họ soạn cuốn Thi nhân Việt-Nam , làm cứ như chúng ta, những kẻ không biết làm thơ không biết yêu thơ thì không đáng gọi là người vậy. Những bài thơ ướt át của Xuân Diệu không ai mà không biết. Những Thế Lữ những Lưu Trọng Lư những Nguyễn Bính những Hàn Mặc Tử những Yến Lan những Phạm Hầu những Thâm Tâm những Thu HÒng những Anh Thơ những TTKh cũng vậy. Huy Cận, Chế Lan Viên có những u buồn khác kiểu nhưng những nỗi niềm của họ cũng dễ thông cảm thôi. Đến như Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh dù bí hiểm ít nhiều vẫn làm mềm lòng chị em ta ; rồi Sương rơi Nguyễn Vỹ, Đôi mǎ́t có đuôi Phan Khôi cũng có khối người ca tụng. Tóm lại là ngang ngay sổ thǎ̉ng, giữ luật giữ lề được vỗ tay đã đành mà vượt rào chơi luật rừng cũng có chán kẻ hâm mộ. Thét rồi trong lòng mỗi chúng ta đã dành chứa đầy một kho tàng thi ca ngân nga lai láng : thơ vào, thơ ở lại, thơ lǎ́ng xuống tận đáy tủ đáy hộc của tâm tư ký ức ; sinh hoạt thường nhật không làm đủ công việc của một chiếc que khuấy đến tận đáy nên ta tưởng chúng không có đấy, chúng trôi đâu mất tiêu ; nhưng nếu có một phút một giây trong hoàn cảnh nao nao yếu lòng, lập tức ông Xuân-Diệu, cụ Nguyễn Du nhảy vọt ra lǎ́p khít khao vào hoàn cảnh lâm ly bi đát của ta khiến ta tưởng chừng chính ta cảm khái nặn chúng (những câu thơ ấy) ra được. Hơn ba ngàn câu Kiều mô tả hầu hết mọi hỷ nộ ái ố nhân sinh nên bất kỳ ở tâm thái nào bạn cũng có thể mượn chúng mô tả tình riêng. Xuân Diệu thì không có đủ nhưng Xuân Diệu có điệu vui, điệu sôi nổi líu lo rock cha cha cha mà một Tiên Điền trầm mặc không khai thác được. Chǎ́c chǎ́n là trong đời cụ Nguyễn cũng có lúc la toáng lên vì bực bội, rên rỉ vì khoái lạc, hoặc hả hê vui một cách ồn ào nhưng cụ cho những thái độ như vậy không xứng đáng đối với người quân tử nên chỉ trưng bày trước chúng ta khuôn mặt ủ dột nghiêm trang. Thế hệ sau đó có quan niệm hoàn toàn khác hǎ̉n nên khi vui thì họ cười cợt ồn ào mà khi sầu đau thì họ mếu máo không cần dấu diếm. Xài thơ Xuân Diệu đi chim gái thì chǎ́c ǎn hết chỗ nói:
Chính hôm nay gió dại đến trên đồi
Cây không hẹn một ngày mai sẽ mát
Vườn đã thǎ́m lẽ đâu tình cứ nhạt
Đǎ́n đo gì cho lỡ mộng song đôi
hoặc :
Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất
Anh cho em kèm với một lá thư
Em không nhận và tình anh đã mất
Tình đã cho ai lấy lại bao giờ
Không phải tính ướt át đó tạo nên đỉnh cao của phong trào thơ tiền chiến. Trong cuộc chiến và sau cuộc chiến thiếu gì những bài thơ hay. Ta đọc chúng và dựng tóc gáy, và lạnh sống lưng, và rưng rưng xúc động, vậy mà chỉ cần nǎm ba bữa sau là ta quên đứt. Hiện tượng này không phải chỉ có ở xứ mình ; xứ người cũng vậy. Tôi ở đây đã muốn ngót nghét ba mươi nǎm mà rất ít thấy một cuốn thơ trưng ra trên quầy sách ; chỉ toàn là vǎn xuôi. Chuyện có vẻ ngược đời : một bài thơ dài lǎ́m cũng chỉ vài ba trang mà ngay cả một cuốn truyện vǎn vần như Kiều, một bài than thở như Cung Oán Ngâm Khúc cũng chǎ̉ng thấm vào đâu so với số câu số chữ của một cuốn tiểu thuyết, vậy mà ngày nay kẻ thưởng ngoạn bổng đâm ra hờ hững là cớ làm sao ? Thơ ngǎ́n, truyện mới dài, nếu người ta không có thì giờ đọc thơ thì làm sao có thì giờ đọc truyện ? Chǎ́c là bởi thơ tuy ngǎ́n nhưng đọc thơ phải bình tâm còn đọc vǎn thì ta lượt bỏ chỉ mong tìm xem kết cuộc anh nọ có lấy chị kia không và đẻ được bao nhiêu con. Dù vì lý do nào đi nữa, rõ ràng là thơ không còn chỗ ngồi cao trong cuộc sống hối hả hôm nay. Ở xứ ta, nhờ nhịp sống kém chụp giựt nên còn có người đọc. Nhưng ngoài các người làm công tác nghệ thuật, ít ai trong chúng ta nói đến thơ và nhất là thuộc thơ. Khám phá như thơ Thanh Tâm Tuyền, giỏi lǎ́m ta cũng chỉ nhǎ́c vài câu :
Mây đục đậu trên bờ cửa sổ
Người nǎ̀m ôm chǎn mỏng nhớ đời
Các cô nữ sinh mết ông giáo triết Nguyên Sa lãng mạn đã thuộc được bao nhiêu câu thơ của thi sĩ ngoài một "nǎ́ng Sài gòn anh đi mà chợt mát" ? Và Phạm Thiên Thư và Trần Dạ Từ và Tô Thùy Yên và Viên Linh và Cung Trầm Tưởng, bộ họ không là những nhà thơ cự phách ư ? Nhưng chúng ta sẽ tìm thấy bao nhiêu cuốn tập chép thơ hiện đại, bao nhiêu chàng thanh niên dẫn thơ bên cạnh đầu tóc dài đang nghiêng xuống, hoặc khóc rưng rức khi thất tình mà tự nhủ "yêu là chết ở trong lòng một ít " như hồi xưa? Vậy thì cái gì đã khiến những thế hệ thanh niên thời trước xưng tụng thơ mà hôm nay không còn ai chịu thương thơ nữa ? Chung qui là thuở ấy, nhờ làn sóng lãng mạn chụp lên một xã hội bệnh hoạn thiếu thần tượng như mối tương quan cá gặp nước, đói lòng gặp đám cổ. Tâm hồn Việt-Nam vốn dĩ là tâm hồn thơ, mỗi người Việt-Nam là một thi sĩ, hình như có kẻ bên ngoài đã nhận xét như vậy. Những giây tơ đã cǎng sǎ̃n ấy bổng được những bàn tay tài hoa gãy lên thì làm sao mà không tình tang được ! Huống nữa thế hệ trước đó của Tam nguyên Yên đỗ của Chu Mạnh Trinh của Tố Như Tiên Điền đã dày công dọn sǎ̃n bàn tiệc cho những mai sau Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính... Kể từ đó ta duy trì và củng cố một truyền thống yêu thơ. Nhưng rồi ngọn bão cách mạng thổi tới, người ta chế diễu quan niệm vǎn nghệ thương mây khóc gió. Bí thư đảng nhại thơ Xuân Diệu (Là thi sĩ nghĩa là ru với gió/Mơ theo trǎng và vơ vẩn cùng mây..) để đả kích, cùng lúc đặt lại vấn đề sứ mệnh xã hội của nhà thơ, và đọc bản tham luận xác định đường lối sáng tác theo chủ trương vǎn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa. Những Tố Hữu, những Nguyễn đình Thi cầm tay lái hướng dẫn đội ngũ gồm toàn những kẻ như “Chú lái khờ” (1), nhưng họ là những đứa học trò thông minh, chỉ cần chịu vài bận sửa sai là tỏ ra thấm nhuần đương lối. Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận tuốt tuồn tuột nguồn thơ kháng chiến của những Chính Hữu, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Vũ Anh Khanh, Hồng Nguyên, Hoàng Lộc... biết bao nhiêu khuôn mặt lớn, biết bao nhiêu lời thơ thấm đẫm tình yêu chân chính dành cho Tổ quốc, bạn bè, đồng chí, người yêu ! Nhưng có lẽ bǎ́t đầu bǎ̀ng quan điểm mới, khuôn mặt thơ đã mất nét yểu điệu kiều diễm (thơ, tự bao giờ đã bị đồng hóa với khuôn mặt người yêu ! ) nên đã không còn nǎ̀m trên cửa miệng mọi người. Dù tài nghệ vẫn tài nghệ cũ nhưng những vần thơ của tác giả Ngậm ngùi chǎ̉ng làm cho hồn kẻ thưởng ngoạn ngậm ngùi khi họ đọc những giòng thơ mang tính bích chương :
Một chiều Vĩnh yên nǎm ngoái
Tôi nghe loa gọi tòng quân
Nương sǎ́n lòng tôi thoai thoải
Theo chân các chị tần ngần
Theo gót các anh hǎng hái
Tòng quân nô nức ngày xuân
hay màu hoa gạo đỏ tượng trưng cho màu cờ chủ nghĩa của chàng Thơ Thơ :
Tháng giêng hoa gạo đỏ
Mở cánh ngập đồi xa
Cái tình đồng chí (Chính Hữu) cũng mặn nồng đấy, những tình cảm mộc mạc của người đàn bà tiễn chồng (Thǎm lúa -Trần hữu Thung) cũng làm chúng ta bồi hồi đấy nhưng một khi “Đảng ta về hạ trại nơi đây/ta sẽ chặt nghìn tay con bạch tuột/bọn hổ báo ta ghè nanh, ta bẻ vuốt...” (Xuân Diệu) thì tình yêu thơ Việt kinh hoàng rơi rụng. Còn lại gì, nếu không là một Quang Dũng còn nguyên thói lãng mạn với Tây tiến : những đoàn binh không mọc tóc mà vẫn đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm hay ông thày giáo Hữu Loan (Mầu tím hoa sim)
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu
hoặc một Hoàng Cầm của Bên kia sông Đuống :
Ai về bên kia sông Đuống
Cho ta gửi tấm the đen
Mấy trǎm nǎm thấp thoáng mộng bình yên...
Hãy can đảm mà nhận: vǎn hóa không bao giờ trở thành sản phẩm của quần chúng mà không bị mất đi một ít chất “thôi xao”. Sau nǎm 1975, ta làm quen với “thần đồng” Trần đǎng Khoa : Nghe trời trở gió heo may/Sáng ra vò nước đựng đầy hoa ngâu , nghe ra cũng nhẹ nhàng dễ thương đấy nhưng đường còn dài quá, con đường nghệ thuật. Cô con gái rượu của nhà thơ Chế Lan Viên, có một nhận xét đại khái rǎ̀ng dù anh giễu dở đến đâu cũng có đứa vỗ tay tán thưởng anh mà anh cao siêu đến đâu cũng đừng nên ngại là không có kẻ hiểu được. (2) Quần chúng là như vậy, thật vô ích nếu muốn hạ thấp với mục đích “đi vào” trong họ cho dễ… Ngoài đó đã vậy, còn trong này ? Thơ trong này, vượt qua đoạn đường lãng mạn sướt mướt mà không cần có chỉ đạo từ trên, phải quay ra đào sâu hơn tâm hồn con người trong hoàn cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nét bi hùng chưa được khai thác tận tình nhưng không phải không có. Cái tình (nghệ thuật nẩy sinh từ đó, tránh đâu cho thoát) không còn loanh quanh trong một tôi và em chật hẹp mà phải mang theo cả một chúng ta, cả đất nước, đôi khi cả loài người. "Hãy cho tôi khóc bǎ̀ng mǎ́t em hỡi những cuộc tình duyên Budapest " (Thanh Tâm Tuyền). Cũng như tình đồng đội, cái chết của một người đối lại với dửng dưng thiên nhiên làm công phẫn người thơ : đóa tường vi vẫn nở trong vườn sáng nay khi tôi được tin anh ngã xuống ; so với “Nhớ” của Hồng Nguyên hay “Tình đồng chí” của Chính Hữu ta thấy ngay cái trớ trêu của ngoại cảnh bất hợp tác và dửng dưng theo lối sống cá nhân chủ nghĩạ ở phía bên này. Hoặc trớ trêu, mỉa mai theo một lối nhìn khác :
Anh lên lon giữa hai hàng nến chong
(Lý Thụy Ý)
Vì vậy con người bổng trở nên ngông nghênh, không còn dám nghiêm chỉnh nữa. Không lý tưởng, không nềm tin, y ra trận như vào canh bạc :
Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
Đi hành quân có rượu đế mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Coi cuộc chiến như tai trời ách nước
Ta bǎ́n trúng ngươi vì ngươi bạc phước..
(Nguyễn Bǎ́c Sơn)
Và ngay khi người ta cúi mình soi ngǎ́m thân phận riêng, thi ca miền nam vẫn phản ánh một vũ trụ xào xáo, mâu thuẫn, vô lý, đưa đến thái độ bất bình phẫn nộ trong chiều sâu thǎm thǎ̉m của nội tâm con người :
Ta thấy rèm nhung khép lại rồi
Hạ màn, thế kỷ hết trò chơi
Sao không, quay gót tên hề đã
Chán một trò điên diễn với người
Ta thấy ta treo cổ dưới cành
Rất hiền giấc ngủ giữa trời xanh
Sao không, sao chǎ̉ng không là vậy
Khi chǎ̉ng còn chi ở khúc quanh
(Mai Thảo)
Một điều đáng nhấn mạnh : người nghệ sĩ miền nam ngay cả khi vui tươi hay hứng khởi vẫn có chút gì ỉu xìu bệnh hoạn tiếng cười của họ đục ngầu yếm thế trong khi những người bạn bên kia dòng sông vẫn khao khát hừng hực sống dù điều kiện sống có khǎ́t khe hơn.
Kịp khi tàn cuộc chiến có kẻ từ đầu non quay về, có kẻ bỏ đi ra biển cả thì người thơ bổng sực nhớ lại huyền thoại ngày đầu dựng nước như nghiệp chướng lập đi lập lại cho cả một tập thể giống nòi:
Vua gặp Âu Cơ lúc thủy du
Cùng nàng rung động nước thiên thu
Duyên tan nàng bǎ́t con về núi
Những đứa theo cha khổ đến giờ
(Viên Linh)
Chỉ đến giờ này thôi ư ? Không, còn nhiều sầu đau dài dài theo nữa, theo viễn kiến của nhà thơ. Ông tự hỏi : Sinh ở đâu mà giạt bốn phương/Trǎm con cười nói tiếng trǎm giòng. “Tiếng” có thể là ngôn ngữ nói chung, nói tiếng trǎm giòng vì lưu lạc xứ người nên đánh mất ngôn ngữ mẹ, nhưng tiếng trǎm giòng cũng có thể cùng một gốc ngôn ngữ nhưng quan niệm, ý thức khác nhau đến không còn nói lên được một điều giống nhau và cùng hiểu được nhau ; cho nên thi sĩ ao ước : Ngày mai nếu trở về quê cũ/Hy vọng ta còn tiếng khóc chung. Không chung được niềm vui thì cùng chia nhau sầu muộn vậy !
Viết đến đây tôi bổng chợt hiểu : phải rồi, những lời thơ chép lại nǎ́n nót trên trang giấy là những điệu thì thầm riêng tư, chúng có vui tươi hy vọng, có não nùng u uất nhưng chỉ ở cung độ trung bình ; chúng không cǎ́t da xẻ thịt ta, không xát muối vào vết thương còn ứa máu khiến những thân xác hiền lành khó chịu đựng nổi và những tâm hồn yếu đuối run sợ tránh xa. Thơ thời đại chiến tranh (và hậu chiến tranh) mang bộ mặt tím bầm cǎm giận, mang thân xác ngổn ngang thương tích máu mủ tùm lum khiến những bàn tay búp mǎng chùn lại ngại ngùng không dám chép lên trang pelure màu tím ngan ngát bên cạnh những : Em nói trong thơ mấy bữa rày/Sao mà bươm bướm cứ đua bay/Em buồn em nhớ, chao em nhớ/Em gọi thầm anh suốt cả ngày (Xuân Diệu). Làm quen với thơ, làm quen để rồi yêu, cũng rất gần với cách làm quen với con người : ta thấy kẻ mặt mày sáng sủa, dáng dấp thơ mộng, ta đã sǎ́p sǎ̃n nơi ta một chút thiện cảm ; nếu kẻ ấy ǎn mặc đẹp đẽ, nói nǎng nhỏ nhẹ, người ngợm thơm tho ta càng thích hơn. Thơ cũng vậy. Thơ gợi cho ta một mỹcảm, cho phép ta sống lại một kinh nghiệm đã có :
Nhớ đêm qua nguyệt lên đầu cành
Vàng thưa nhạt, bóng cây lê xanh
Nhớ đêm qua ngǎ́m vì sao rụng
Nên tình cờ biết mộng tàn canh
(Đinh Hùng)
Nhưng nếu cùng với cảm xúc là những mỹ từ trau chuốt , biền ngẫu chững chạc, thơ càng làm ta mềm lòng hơn :
Rồi mai đây
Thuyền buộc sông sâu
Ngựa dừng trǎng khuyết
Tình nhân thế chua cay, người lịch duyệt
Niềm giang hồ tan tác, lệ Giang châu
Xin bẻ thuyền quay lái
Xin giục ngựa quay đầu
Về cùng chúng em
Buồng xuân chờ cửa sổ
Khóm trúc đợi thay màu…
(Vũ Hoàng Chương)
Nguyễn Tuân, dù chỉ viết vǎn chứ không làm thơ nhưng ông đã chuốt gọt lời lẽ xứng đáng được xem như loại thơ không vần. Tại sao không phải là một đêm không trǎng hay là một đêm trǎng tàn mà phải là một đêm nguyệt tận ? Cái chữ nguyệt nó đã đẹp hơn chữ trǎng (đẹp ngang xương, đẹp không duyên cớ) lại thêm chữ tận còn khiến ta rùng mình, lạnh đến ruột đến gan; mà nào có gì đâu cho cam, không trǎng vẫn chỉ là không trǎng, là tối mù, thế thôi! Còn Trịnh Công Sơn thì bảo : Từ trǎng thôi là nguyệt / Coi như phút ấy tình cờ. Ởm ờ vừa vừa thôi chứ ông Trịnh, trǎng là nguyệt và nguyệt cũng chỉ là trǎng mà ; thế nhưng hai là một mà một không phải hai, từ em thôi là nguyệt thì em chǎ̉ng còn là trǎng của tôi nữa. Subtil như vậy chứ !
…Nhưng một khi nếp sống đổi thay, tâm tình tất đổi thay theo. Chiến tranh không phải chỉ là chuyện của đàn ông. Ngoài số phụ nữ thực sự có mặt ở tiền tuyến, những kẻ còn lại nơi hậu phương cũng đã đảm đương mọi trách nhiệm mà nam giới từ trước đến giờ vẫn gánh vác. Họ thực hiện một cách can đảm̀ và tốt đẹp. Hậu quả hiển nhiên của cuộc hóa thân này là họ hết ngây thơ yểu điệu nhút nhát như người đàn bà Tố Tâm của Hoàng ngọc Phách hoặc cô Loan cô Mai trong Tự lực vǎn đoàn. Và hậu quả hiển nhiên tiếp theo là họ hết nghiêng đầu bên chao đèn lụa xanh chép những bài thơ tình lên tập vở. Thơ bị bỏ rơi, những loại thơ than thân tiếc phận bị bỏ rơi ; bây giờ người ta nói chuyện lớn, chuyện dính d́áng đến cả một dân tộc, đến cả loài người ; không phải chuyện riêng tư của chỉ một người.
Đúng vào hoàn cảnh ấy, sản sinh một trang thiếu niên mặt hoa da phấn. Bạn cho là trái cựa ư ? Thưa rǎ̀ng không. Người nghệ sĩ vốn do trời đất tạo ra, hǎ̉n nhiên đã có sǎ̃n giác quan kỳ diệu : y bǎ́t kịp tức khǎ́c nhịp thở của thời đại. Và y bǎ́t kịp đến hai lần, đúng ra là trên hai phạm trù khác nhau. Phạm trù thứ nhất là nguồn hứng và phạm trù thứ hai thuộc về hình thức sao cho nghệ phẩm đi sâu vào được trong lòng quần chúng. Tất nhiên việc dò đường buổi đầu không sao tránh khỏi lầm lạc. Y cũng khóc lóc chuyện riêng tư : Ướt mi, Diễm xưa cũng tựa như nhóm ba người của tổ trinh sát đi đoạn đầu dò xem có mìn bẫy hầm chông chǎ́n đường chǎng. Qua giai đoạn đầu lãng mạn sướt mướt, người nhạc (hay người thơ) nhận ra rǎ̀ng có những đòi hỏi cấp bách hơn của những giòng máu đổ những xác người vừa ngã xuống. Y chuyển hướng sáng tác và cùng lúc nhận ra rǎ̀ng bài thơ một mình hay bản nhạc một mình đều không đủ cường lực mang chúng đi vào tận lòng quần chúng, phải có một sự hợp tác sản xuất mới mong đánh động tâm tư họ.(3) Và như thế một Trịnh Công Sơn của thơ và nhạc được người đời biết đến.
Nói về Trịnh Công Sơn như một cái gì rất mới thì không đúng ; nhưng một Trịnh Công Sơn cũ xì cũng không đúng nốt. Thi ca : ngôn ngữ Việt tự nó đã nói lên sự kết hợp, sự gǎ́n liền hai bộ môn nghệ thuật đó, thi và ca. Cho nên chuyện không có gì mới. Tự thời não thời nào, cha ông chúng ta đã làm việc đó. Những điệu hát bình dân chǎ̉ng mượn lời của thơ phú sao? Những cò lã, quan họ miền bǎ́c, bài chòi theo kiểu Bình định, Phú yên, chí đến những bài hát ru con dù ở miền nào cũng là những lối hát bǎ̀ng thơ cả. Hầu hết các hình thức dân ca đều dùng thơ làm lời nếu đã có điệu sǎ̃n ; bǎ̀ng không thì dựa trên lời mà sáng tạo ra điệu. Ngũ âm ta hơi gò bó, người soạn nhạc có khuynh hướng tây hóa sử dụng phương thức xứ người, phổ thơ ra nhạc, một hình thức giao duyên - thi nhạc giao duyên, một chương trình của đài phát thanh Sàigòn hồi trước đã lấy tên như vậy. Nhưng nơi họ Trịnh có cái mới là nhất thiết kết hợp thơ với nhạc.
Nói gì thì nói, người nghệ sĩ khi tạo ra tác phẩm vẫn chỉ mới đi được có nửa con đường ; còn một nửa con đường nữa là trao vào tay quần chúng thưởng ngoạn. Tôi không tin mọi chúng ta đều có cái kiêu hãnh, cái gan lì để tự cho rǎ̀ng ta viết cho ta là đủ. Ngày nay thơ trở thành cái khǎn mù soa giấy, con dao cạo một lần, nên không lý gì những con tǎ̀m nghệ sĩ chịu để cho đời đặt ở mỗi góc nhà một cái sọt đựng vô ơn. Khuynh hướng cứu rỗi không phải nhờ nơi người thơ nhưng nhờ kẻ soạn nhạc là đưa ý thơ vào nhạc thay vì phổ nhạc vào thơ để nuôi sống cùng lúc hai hình thức sáng tác khi một này còn đường sống còn một kia chịu khǎ́c khoải (dù không thiếu những tài nǎng đưa được nhạc vào thơ) Lương tâm của người nghệ sĩ đã tạm hết áy náy cho sự sống còn của thơ bởi vì từ đây, xuyên qua phong thái của cá nhân Trịnh Công Sơn, khai sinh một phối hợp nghệ thuật chặt chẽ. Trong quá khứ, một Vǎn Cao chǎ̉ng hạn cũng vừa làm thơ vừa soạn nhạc ; nhưng Vǎn Cao vẫn mạnh tay sổ dọc một đường biên, một bên ông làm thơ và một bên ông dành viết nhạc, còn Trịnh Công Sơn thì không : nguồn hứng này bồi bổ cho sáng tạo kia. Ở giai đoạn đầu, Trịnh Công Sơn còn chưa dứt khoát chọn cho mình hướng đi : ông từ lãng mạn sướt mướt (Ướt mi) bước sang lãng mạn cách mạng (Hát trên những xác người, Nối vòng tay lớn, Gia tài của mẹ) nhưng không quên phần riêng tư của Nhìn những mùa thu đi, Nǎ́ng thủy tinh, Lời buồn thánh, Mưa hồng, Chiều một mình qua phố(4) . Chất thơ đã quá phong phú qua hình ảnh qua ý tưởng nhưng vẫn còn thiếu dạng thức...thơ. Khi tôi nói đến một dạng thức thơ không phải tôi muốn đề cập đến số câu số chữ. Thanh Tâm Tuyền chưa bao giờ để tâm đến số câu số chữ, cũng chǎ̉ng vần chǎ̉ng điệu, nhưng thơ ông vẫn rất thơ... Trong một lần nào đó, tôi đã viết rǎ̀ng họ Trịnh trước khi là nhạc sĩ đã có sǎ̃n một thi tài, âm nhạc có lẽ chỉ để chuyển tải. Một nhạc sĩ kỳ cựu, ông Nguyễn Xuân Khoát đã nhận định rǎ̀ng Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ trong túi ra. Lời khen từ một “đồng nghiệp” lẽ ra phải đề cập đến lối tạo nhạc mới phải nhưng đàng này, Nguyễn Xuân Khoát lại nói đến tài dùng chữ cho ta thấy nét nổi bật nơi con người tài hoa họ Trịnh. Tôi đoán Trịnh Công Sơn khi viết nhạc theo tứ thơ, chǎ́c nhạc sĩ sẽ nương hơi thơ mà tạo nhạc (ngược lại, với các nhà soạn nhạc “thông thường” chính nhạc điệu sẽ gợi hứng cho nhạc sĩ viết lên tác phẩm, sau đó sẽ đặt lời hoặc trao cho người hợp tác chuyên đặt lời, parolier, dựa lên nguồn hứng của điệu nhạc) ; chính vì vậy mà nhạc “đến” một cách giản dị không ngờ, và hơn nữa rất phù hợp với tứ thơ ; điều này phải coi như một lợi thế lớn trong hành trình sáng tạo. Thí dụ, bài Diễm xưa chǎ̉ng hạn, chúng ta không thể tưởng tượng ra nhạc điệu nào khác hơn khả dĩ chuyên chở được không khí độc điệu của những cơn mưa dǎ̀ng dặc, cái nọa tính (inertie) nặng nề của kẻ nhìn mưa, thụ động chờ đợi, và khoảng trống vǎ́ng do một người (hay do tất cả loài người) gây ra ; mà chưa chǎ́c sự hiện diện sẽ hay hơn sự khiếm diện, theo kiểu suy nghĩ Hồ Dzếnh em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé. Họ Trịnh dường như có chủ tâm khi soạn nhạc theo thể loại ballade , trong tính chất của thơ nương hơi nhạc. Theo lời một người bạn của ông thì chính ông cũng quan niệm như vậy. Nên dù mỗi người một cách nói, một góc nhìn khác nhau, mọi người đều phát giác ra nơi ông vóc dáng thi sĩ vượt trội vóc dáng nhạc sĩ dù nét nhạc của ông không phải thiếu quyến rũ trong khi ở thời kỳ đó hàng vạn bản nhạc độc điệu vô hồn được tung ra thị trường với nhịp điệu cǎn bản rumba boléro và nội dung quanh quẩn giữa em hậu phương và anh tiền tuyến.
Có người phê bình lời trong nhạc Trịnh Công Sơn lập ý, trùng câu. Có nhữngchủ đề ám ảnh ta trong suốt cuộc đời dài, làm sao không nói đi nói lại được ? Ông nói nhiều lần về sự ông tìm lại hay gặp lại chính ông, đó là một suy tư có tính triết lý, bởi trong thời đại chúng ta càng lúc chúng ta càng bị tha hóa đến độ có những trường hợp gần như bệnh lý, con người bất lực trước cố gǎ́ng tái chinh phục chính bản thể mình. Cũng như ý muốn ru ngủ người và mình, mặt tiêu cực trong cuộc tranh đấu dài hơi. Ngày ông mất, ở Việt-Nam, người ta thực hiện một cuốn phim kỷ niệm trong đó các cô ca sĩ đã chọn một lúc đến bốn nǎm tác phẩm có nội dung ru với tựa đề là “liên khúc ru” : ru người ru ta, ru chán chường ru mỏi mệt (cám ơn nǎm cô con gái -tôi không nói là nǎm cô ca sĩ- với tài nǎng và tâm hồn tuyệt vời nhạy cảm). Càng về sau, ngôn ngữ ông càng nặng chất Phật, chất Thiền ; tình yêu của ông càng lãng đãng xa cảm tính của nhân thế thường tình. Triết lý là như thế đó, từ xưa đến giờ vẫn chưa gần thêm người bình dân chúng ta được chút nào ; cho nên ngày xưa Lão Tử đã hết mực chán nản cưỡi trâu ra đi không quay lại . Giả thử nếu có sự hợp tác của họTrịnh chǎ́c ông già đã không bỏ đi : nhờ sự chuyên chở của âm nhạc, dù không hiểu nhân loại vẫn có thể nghêu ngao ! Còn nếu nói rǎ̀ng quanh quẩn thì tôi xin thǎ̉ng tay cải chính : thơ nhạc Trịnh Công Sơn phong phú vô cùng. Tùy cơn hứng ông khai thác những thể loại diễn tả khác nhau : Bống bồng ơi của ông có hơi thở của đồng dao, nhiều loạt bài mượn lối diễn tả của thi ca bình dân nhưng hàm súc sâu đậm hơn nhiều, thấm đẫm màu sǎ́c triết học đông phương (Ở trọ) . Có một dạo ông làm nhạc du ca thích hợp cho những diễn đạt có sức vận động quần chúng ; cái khả nǎng ấy đáng tiếc là không được tận dụng bởi cả hai chính quyền nam bǎ́c. Nhưng cũng chưa chǎ́c là nếu muốn “dùng” Trịnh Công Sơn mà người ta dùng được. Một nghệ sĩ đích thực là kẻ nói lên tiếng nói trung chính, hǎ́n không thể ở bên này hoặc bên kia khi cả hai bên đều chủ trương bạo lực để chinh phục đối thủ ; như vậy Trịnh Công Sơn đã đi giữa hai lǎ̀n đạn như cách nói của họa sĩ Bửu Chỉ.
Cho dù nhờ ở linh giác của nghệ sĩ hay là một chọn lựa có cân nhǎ́c, Trịnh Công Sơn đã là khuôn mặt độc đáo của một phối hợp giữa hai ngành nghệ thuật (chưa kể sau này ông còn cầm cọ nữa), nhờ đó ông đã nghiểm nhiên chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử âm nhạc Việt-Nam và đặc biệt được tất cả mọi người ưa thích không phân biệt trình độ hiểu biết cũng như trình độ thưởng ngoạn. Ông đã qui tụ quanh ông một đám quần chúng đông đảo hơn bất cứ một nhạc sĩ nào khác phải chǎng vì nơi ông có một nhược điểm bổng chốc biến thành chấm son : trở thành nhạc sĩ mà không kinh qua sự đào luyện của một học viện âm nhạc chính thống, ông không bǎn khoǎn trước gò bó kỹ thuật mà chỉ nghe theo “tiếng lòng”. Tiếng hót của con chim họa mi, tiếng róc rách của dòng suối chảy, tiếng rì rào của ngọn gió sớm trong bụi tre không hề được tạo bởi những nhạc sĩ xuất thân từ các trường ốc danh tiếng.
Cũng nên nói thêm rǎ̀ng đạ số người biết và yêu mến Trịnh Công Sơn đã biết đến ông qua những bản tình ca chứ không là những loạt bài hát nhất thời mang nội dung “phản chiến” hoặc thân phận nhược tiểu… hoặc gì gì khác. Bây giờ, chuyện đã qua chúng ta mới biết rǎ̀ng tiếng nói ông đã làm rung động tâm hồn mọi con người Việt-Nam dù hǎ́n đứng ở nơi nào, chiến tuyến nào.
Những kẻ lưu vọng nơi đất người hiện nay rất thích phổ thơ vào nhạc. Ít nhất cũng có đôi ba người
được biết đến. Không hiểu tại sao đa số là những ông thầy thuốc. Có ông đã cho ra mǎ́t bốn nǎm đĩa CD,
toàn là thơ phổ nhạc của nhiều nhà thơ khác nhau. Chỉ thiếu người tự viết ra thơ và phổ
thành nhạc như họ Trịnh. Họ Trịnh vì vậy chưa có kẻ kế nghiệp. Không biết phải chờ bao lâu …
Tài hoa hiếm thật !