Việt Văn Mới
Việt Văn Mới






NGHI VẤN LỊCH SỬ



 

I.   Nghi vấn vẫn còn nghi vấn:

1. Quan chức thời nhà Nguyễn:

Khi Nguyễn Công Trứ đậu Cử nhân, ông được phong quan thất phẩm. Như vậy, quan tứ phẩm với chức Quản cơ có khi vào hàng quan cấp Tá; quan tam phẩm với chức Lãnh binh có khi vào hàng quan cấp Đại tá chăng?

2. Quan chức của ông Trương Công Định trong đồn Kỳ Hòa là Quản cơ chỉ huy một cơ binh đương đầu với giặc trước hết. Tôi suy luận ông Trương Công Định vào hàng quan lớn, quan Tiêu phương của quân đội phong kiến ngày xưa.

3. Tình thế nước ta sau hòa ước 1862:

Hòa ước 1862 quy định nước Nam phải nhường đứt cho Pháp tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường nhưng vua Tự Đức cử phái đoàn do ông Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp để chuộc lại. Để tỏ thiện chí với Pháp , nhà vua cách chức Quản cơ của ông Trương Công Định. Ông Trương Công Định kháng linh, lập căn cứ kiên cố ở Gò Công để chống Pháp. Triều đình Tự Đức thì ngoài mặt là cách chức triệu hồi nhưng ngấm ngầm yểm trợ ông Trương Công Định để làm áp lực thương thuyết hay đánh chiếm luôn lại ba tỉnh đã nhường. Do vậy nên việc yểm trợ cho ông Trương Công Định vẫn phải giữ bí mặt hoàn toàn.

4. Lý do nào mà nghi vấn còn giữ kín đến nay:

Vì giữ kín việc yểm trợ cho Trương Công Định nên quan chức đi tiếp viện được giấu kín. Đời con của các quan nói trên có lẽ sống chui sống nhủi ở nông thôn chớ không ra nơi đô thị do Pháp cai trị hoặc họ lại chống Pháp mà chết đi hoặc họ nghèo khổ lo lao động kiếm sống mà không rảnh để kể cho con cháu mình biết. Vài đời sau, việc tổ tiên đi tiếp viện cho Trương Công Định bị mai một và mất bẳng. Nay tôi kể lại việc này là chỉ nghe được mà kể lại chớ người kể là ai, đúng sai thì không biết.

II. Quan chức tiếp viện cho ông Trương Công Định:

Khi ông Trương Công Định nổi lên chống Pháp ở Gò Công, triều đình Huế mật sai ông Lãnh binh Cẩn và quan Tham mưu là Phạm Văn Hữu đem quân tăng cường. Sứ giả mang chiếu tới nhà ông Phạm Văn Hữu ở làng Song Địn, ông Hữu tuân chỉ bỏ cả ruộng nương mà đi. Tất cả nhập thành Gò Công.; Điểm này có lẽ cần bàn thêm là sau khi lên ngôi, vua Gia Long có đặt Biền Binh Ban Lê, binh lính chia ba phiên, hai phiên về quê quán canh tác, một phiên ở lại, cứ luân lưu nhau. Còn các vị khoa bảng, nếu không có chức vụ ở triều đình hay có chức vụ mà xin nghỉ về quê, có lẽ cũng được về quê sinh sống, khi cần thì vua triệu tập chăng?

Trong quân đội, đoàn quân có quan Tham mưu thì phải ở cấp Trung đoàn hay Sư đoàn. Chỉ huy và quan Tham mưu phải từ cấp Đại tá tới Thiếu tướng. Nhưng đây là đoàn quân bí mật đi tiếp viện nên quân số có lẽ chỉ từ một trăm đến hai trăm thôi. Với tổ chức lớn, đoàn quân tới địa phương thì tiếp nhận quân địa phương để tổ chức chống giặc. Vào thành Gò Công, có lẽ bề thế ông Cẩn lớn hơn ông Định. Nhưng cả hai hợp sức chống giặc thôi.

Lính trong thành Gò Công được trang bị giáo mác và súng thô nhưng khá đầy đủ. Thời này súng cá nhơn là Thạch cơ điểu thương, khi bắn thì mồi lửa nên bất tiện và có khi thiếu chính xác. Ông cũng có mua được một ít súng hiện đại. Súng lớn giữ thành là súng lòi tói do nghĩa quân tự sáng chế. Mỗi lần bắn, sợi lòi tói dài có thể siết chết năm bảy lính giặc. Quân Pháp rất sợ súng này. Ngoài ra, súng lớn trong thành cũng có súng đại bác làm bằng đồng nhưng có lẽ đạn là khối đồng hay chì hay đá đẻo tròn. Đạn phải gọt đẽo công phu nên việc dùng phải tùy nghi.

Đạn lòi tói thì dễ làm. Có lẽ đạn đặt sao đó sát họng súng để bắn thì sợi lòi tói văng ra xa vài chục thước. Thời này ông Trương Công Định đem quân đi đánh Chợ Lớn, Tân An, Chợ Gạo, Cái Bè, Bến Lức, Phú Lâm… do đó quân Pháp cũng phải dốc toàn lực để đánh tan căn cứ Gò Công của Trương Công Định.

Về sau Việt gian mở cửa thành cho giặc Pháp tràn vào. Gò Công thất thủ. Ông lãnh binh Cẩn tự tử. Lính triều đình còn đó thì quan Tham mưu phải dẫn về trong khi ông Trương Công Định thu thập tàn quân để chống giặc tiếp và tử trận ở làng Gia Thuận bên sông Vàm Láng năm 1864.

Có lẽ ông Phạm Văn Hữu dẫn quân về ngả Cầu Giuộc và có ghé qua nhà ông Hữu ở Long Định mà ngày nay thuộc quân Cần Đước tỉnh Long An. Đi từ Gò đen (Quốc lộ 1) vào,tới xã Long Định. Tôi võ đoán là ông Hữu có ghé nhà ở Long Định là vì khi kể lại việc này, người kể giống như nhìn thấy tận mắt lính của ông Hữu vậy.

Khánh Hội – Quận Tư Sài Gòn ngày 28/8/2019