Việt Văn Mới
Việt Văn Mới





Kỷ niệm 75 năm kết thúc Thế Chiến II

trong Bối cảnh thế giới ảm đạm vì SARS–CoV-2




N gày 8 và 9-5-2020, Liên hợp quốc (LHQ) tưởng niệm hàng triệu người đã thiệt mạng trong Thế Chiến II, cuộc xung đột bi thảm dẫn đến sự ra đời của LHQ. Trong một thông điệp bằng hình ảnh được phát đi vào cuối ngày 8-5 (giờ New York), người đứng đầu LHQ Antonio Guterres cảnh báo rằng, sự chia rẽ vẫn tồn tại và kêu gọi một thế giới dựa vào hòa bình và đoàn kết.

Trong thông điệp gửi đi, TTK Guterres đã bày tỏ lòng kính trọng đối với những người đã hy sinh mạng sống trong Thế Chiến II. Chiến thắng chủ nghĩa phát xít và chuyên chế vào tháng 5-1945, đã đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, nhưng “chúng ta không bao giờ quên cuộc diệt chủng Holocaust và những tội ác nghiêm trọng và khủng khiếp khác do Đức quốc xã gây ra”, TTK LHQ nhấn mạnh.

Cùng năm đó LHQ được thành lập từ ý chí tập thể nhằm cứu các thế hệ khỏi sự khủng khiếp của chiến tranh, với sự tàn phá trong những năm từ 1939 đến 1945, và mang tới sự đánh giá cao về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế.

Sự chia rẽ và hận thù, khi Covid-19 lây lan

75 năm trôi qua, người đứng đầu LHQ lưu ý rằng ngay cả trong đại dịch Covid-19, một cuộc khủng hoảng y tế trên toàn thế giới chỉ có thể bị đánh bại bởi một cộng đồng quốc tế đang hợp tác chặt chẽ với nhau, dù vẫn còn có những người đang gieo rắc sự chia rẽ và hận thù.

Do đó, TTK Guterres đã đưa ra lời kêu gọi toàn cầu để giải quyết và chống lại cái mà ông gọi là “cơn sóng thần của sự ghét bỏ và bài ngoại” đang gia tăng cùng với số ca Covid-19 trên toàn cầu.

Người đứng đầu LHQ đã dẫn thí dụ về những ngôn từ thù hận nổi lên trong cuộc khủng hoảng Covid-19, từ xu hướng bài ngoại, đến các thuyết âm mưu chống đối và tấn công những người Hồi giáo. Ông kêu gọi xã hội dân sự tăng cường tiếp cận với những người dễ bị tổn thương, và các nhân tố tôn giáo đóng vai trò là mô hình của sự tôn trọng lẫn nhau.

Trong năm đánh dấu lễ kỷ niệm mang tính cột mốc kết thúc Thế Chiến II và sự ra đời của LHQ, TTK Guterres đã kêu gọi thế giới “nhớ lại những bài học năm 1945, cùng nhau chấm dứt đại dịch Covid-19 đang diễn ra và cùng nhau xây dựng tương lai hòa bình, an toàn và nhân phẩm cho tất cả”.

75 năm kết thúc Thế chiến II: Dư âm và bài học

Dù đã khép lại được ba phần tư thế kỷ, song xung đột khốc liệt nhất lịch sử loài người và dư âm của nó vẫn còn đây, cùng nhiều bài học đong đầy giá trị.

Năm 1945 chứng kiến sự tan rã của chủ nghĩa phát xít: Người Đức đặt bút ký vào bản hiệp ước đầu hàng vô điều kiện, người Nhật trao quyền điều chỉnh Hiến pháp cho tướng Douglas MacArthur, còn chế độ độc tài tại Italy kết thúc bằng cái chết của Mussolini. Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Khi một cánh cửa khép lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra” – sự chấm dứt của Thế chiến II đã mở ra giai đoạn mới trong lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, đối với Nga và Nhật Bản, Thế chiến II chưa thực sự chấm dứt, khi hai bên đã trì hoãn việc ký kết hiệp định hòa bình do tranh chấp chủ quyền liên quan đến quần đảo Kuril, bao gồm bốn đảo Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai. Các thỏa thuận gần đây nhất, bao gồm cả việc cùng nhau khai thác lợi ích kinh tế trên những đảo này đều chưa mang lại kết quả cuối cùng.

Trong khi đó, quá khứ đau thương giữa Hàn Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản trong Thế chiến II vẫn chưa thể được gác lại. Những tranh cãi xung quanh đền bù cho tội ác chiến tranh của quân đội đế quốc Nhật Bản trong giai đoạn chiếm đóng Bán đảo Triều Tiên như phụ nữ mua vui tiếp tục là rào cản lớn. Xung đột quanh vấn đề chủ quyền quần đảo Dokdo/Takeshima, cũng như căng thẳng thương mại càng khiến hai quốc gia láng giềng luôn ở trạng thái “rất gần, rất xa”.

Thế chiến II còn để lại rất nhiều bài học cho hậu thế, song cái giá của nó là không hề rẻ: 70 – 85 triệu người, tương đương với 3% dân số ở thời điểm bấy giờ, đã vĩnh viễn chẳng thể nhìn thấy ánh mặt trời một lần nữa.

-Thứ nhất, các cường quốc đã học cách kiềm chế và tìm kiếm, tối đa hóa lợi ích mà không phải sử dụng vũ lực. Kể từ Thế chiến II tới nay, cộng đồng quốc tế không phải chứng kiến thêm bất kỳ cuộc xung đột cục bộ nào giữa các cường quốc. Ai cũng hiểu rằng chiến tranh không có kẻ thắng, chỉ có người mất ít và kẻ thiệt nhiều.

-Thứ hai, giai đoạn hậu chiến chứng kiến sự trỗi dậy và vai trò trụ cột của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế trong tái thiết thế giới thời hậu chiến. Thêm vào đó, sự hình thành, phát triển của các tổ chức khu vực hậu Thế chiến II như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hay Liên minh châu Phi (AU) là cần thiết nhằm tăng cường tiếng nói của các nước vừa và nhỏ, đẩy mạnh hợp tác, giảm thiểu xung đột về lợi ích thông qua biện pháp hòa bình.

Tuy nhiên, điểm yếu của những tổ chức này là sự phụ thuộc vào hợp tác quốc tế giữa các quốc gia và vai trò dẫn dắt, đóng góp và xây dựng của các cường quốc, hai yếu tố đang ngày cảng trở nên “khan hiếm” trong giai đoạn gần đây. 75 năm sau Thế chiến II, chủ nghĩa đa phương tiếp tục là xu thế lớn của thời đại, song đang gặp phải lực cản đáng kể từ chủ nghĩa đơn phương do một số quốc gia khởi xướng và dẫn dắt.

Lịch sử có xu hướng lặp lại chính nó. Một lần nữa, cộng đồng quốc tế đứng trước một kẻ thù chung, virus SARS-CoV-2. Đoàn kết là sức mạnh, nhưng làm sao để tìm kiếm sự hợp tác, kết dính đó giữa một thế giới nhiều chia rẽ, lắm rạn nứt, vô vàn bất đồng chính trị, xung đột về mặt lợi ích là bài toán không hề đơn giản dành cho tất cả các quốc gia.

Câu trả lời đúng có thể giúp loài người vượt qua kẻ thù chung; câu trả lời sai có thể mang đến đáp án tương tự, nhưng với cái giá lớn ngang ngửa, thậm chí vượt quá những gì thế giới từng trải qua ba phần tư thập kỷ trước. Để rồi 75 năm sau, hậu thế sẽ một lần nữa lấy đại dịch Covid-19 làm cột mốc, suy ngẫm về những bài học xương máu mà ông cha họ để lại ở thời đại hậu SARS-CoV-2.

Do đó, nhìn về quá khứ, ngẫm về hiện tại để hướng đến tương lai nhân dịp kỷ niệm 75 năm kết thúc Thế chiến II ít nhiều sẽ giúp loài người tìm kiếm câu trả lời còn thiếu để đối phó với kẻ thù chung mang tên SARS-CoV-2.

-Châu Âu kỷ niệm 75 năm kết thúc Thế Chiến II trong bối cảnh đại dịch Covid. -Pháp kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở châu Âu trong điều kiện nghiêm ngặt.

. Trung Quốc & Phiên tòa Nuremberg mới.

GIÁO SƯ GORDON CHANG Tên đầy đủ là Gordon Guthrie Chang (sinh năm 1951). Ông là một chuyên mục, blogger, chuyên gia truyền hình , tác giả và luật sư người Mỹ gốc Hoa.

. TQ cần phải đối mặt với phiên tòa Nuremberg mới

Theo Giáo sư Gordon Chang, một nhà bình luận nổi tiếng của hãng tin Daily Beast, các lãnh đạo TQ cần phải đối mặt với các phiên tòa tương tự như phiên tòa Nuremberg với tội danh ‘Tội ác chống lại loài người’ vì đã khiến dịch virus Vũ Hán bùng phát và lan rộng trên toàn cầu, Breitbart đưa tin.

> Được biết, tòa án Nuremberg là các phiên tòa quân sự do lực lượng Đồng Minh tổ chức dưới luật pháp quốc tế và luật chiến tranh sau Thế Chiến thứ hai nhằm truy tố tội ác chiến tranh, thảm sát các nhân vật chủ chốt của Đức quốc xã.

> Mỹ hiện đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới do dịch viêm phổi Vũ Hán. Có bình luận cho rằng mối quan hệ về chính trị, kinh tế cùng các lĩnh vực khác giữa TQ và nước Mỹ chính là yếu tố trọng yếu gây nên hiện trạng này. Cú đấm của Mỹ làm RUNG CHUYỂN Trung Quốc như thế nào?

1. Về phía Mỹ:

- Có 400 công ty do Mỹ tài trợ tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc, Apple công bố chuyển dây chuyền sản xuất iPhone sang Ấn Độ..
- Foxcom, đối tác thương mại quan trọng của Apple đã sa thải nhân viên TQ, hiện mở 3 nhà máy mới ở Ấn Độ và mở 10 -12 nhà máy vào năm 2020 tạo ra 1 triệu việc làm cho Nước Ấn Độ này.

2. Đồng minh nối gót Mỹ:

- Nhật Bản đã rút khỏi TQ, công ty Olympus, nhà sản xuất quang học, các sản phẩm tái bản đã đóng cửa dây chuyền sản xuất và chuyển sang VN.

- Sumitomo công ty công nghiệp nặng đang chuyển dây chuyền sản xuất về Nhật. - Kobe Steel nhà sản xuất Thép lớn của Nhật họ đang chuyển phụ tùng máy đào thủy lực sang Thái Lan và Hoa Kỳ.

- Mitsubishi Electric, Komatstu, Toshiba đã chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác.

- Ricoh nhà sản xuất thiết bị văn phòng và máy quang học đã tuyên bố chuyển dây chuyền sản xuất máy Photocopy sang Thái Lan.

- Omron công ty điện tử nổi tiếng ở Nhật đã đóng cửa tại Tô Châu TQ.

- Epson nhà sản xuất máy tính - máy in lớn nhất ở Nhật đã thông báo đóng cửa hôm 14-3.

- Kyodo News, 60 % công ty Nhật Bản ở Tàu cộng chuyển sang nước khác, 40% đang rút vốn khỏi TQ.

- Samsung của Hàn Quốc đã đóng cửa rút khỏi TQ vào năm ngoái.

- OEM nhà máy gia công đang rời TQ.

- Yue Yuen Hồng Kông tập đoàn công nghiệp rời TQ.

- Adidas - Nike các xưởng gia công cho giầy thể thao cũng rời TQ.

- Puma của Đức rút khỏi TQ.

- Có hơn 20.000 công ty Nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc, tạo ra 45 triệu công ăn việc làm cho người dân TQ, bây giờ rút lui khỏi TQ.

- Dân TQ thất nghiệp. Và làm tổn hại rất nhiều tiền đến nền kinh tế.

3. TT Trump cho cả Thế giới thấy nền Kinh tế TQ chỉ là "CON HỔ GIẤY":

- Hơn 728 triệu người dân TQ đang sống với mức thu nhập 2 - 5 USD/ ngày theo trung tâm nghiên cứu PEW.

- Nợ công của chính phủ TQ đã lên đến quá 255,7% GDP của nước này (theo Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS). Tuy nhiên con số GDP năm 2018 là 13.285 tỷ USD đơn giản là bị thổi phồng số liệu trong khi tổng nợ thực tế là khoảng 34.000 tỷ USD => ước tính nợ công thực tế của Trung Quốc đã vượt quá 400% GDP.

- Siêu đô thị ở Fushun, Liêu Ninh - nơi có kiệt tác kiến trúc The Ring of Life nổi tiếng rộng 22 km2, tương đương với diện tích nội đô Hà Nội đang bị bỏ hoang phế không một bóng người. Và trên khắp lãnh thổ TQ có hàng trăm khu đô thị ma như thế, hỏi chuyện một người dân TQ thì anh ấy trả lời rằng: "Họ" đơn giản là không thể ngừng xây! "Họ" ở đây chính là các nhóm lợi ích => Bong bóng BĐS đã ở mức khổng lồ.

- BĐS đóng băng dẫn đến bong bóng nợ xấu khổng lồ trong hệ thống tài chính của TQ. Các tổ chức và cá nhân bị ngập chìm trong nợ nần, các khoản nợ chồng chéo lẫn nhau rất khó giải quyết.

- Chưa đầy 24 giờ sau khi Washington chính thức tăng thuế với 200 tỉ USD hàng Tàu, TT Mỹ Trump lại ra lệnh tăng thuế tiếp với tất cả số hàng còn lại trị giá hơn 300 tỉ USD.

Tóm lại, theo Bloomberg, TQ có thể sẽ vỡ nợ chưa từng thấy trong năm 2020 này. Bản thân TQ đã là một khối ung nhọt khổng lồ, nay chỉ cần Donald Trump chọc một lỗ nhỏ, nó sẽ vỡ nát và..."GAME OVER"...Hannah Dalavanh (Tran Anh Thu).

TỪ KẾT

. 75 năm kết thúc Thế chiến II: thế giới ảm đạm vì COVID-19

Lần đầu tiên kể từ kết thúc Thế chiến 2 chống phát xít Đức, ngày kỷ niệm chiến thắng diễn ra trong tĩnh mịch, nhất là khi đây là kỷ niệm lần thứ 75 (9-5-1945). Những quốc gia thừa kế của chiến thắng đang phải nhún mình trước COVID-19 và loay hoay tìm lối thoát.

Từ Paris tới London, từ Washington D.C. tới Matxcơva, những nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới hầu như đều phải lặng lẽ đặt vòng hoa tưởng niệm một mình. TT Pháp Macron có vẻ là may mắn nhất khi ông còn được hai người tiền nhiệm Hollande và Sarkozy “tháp tùng”.

TT Nga Putin không thể làm tương tự vì ông không còn người tiền nhiệm nào: suốt 20 năm qua từ khi bước vào Điện Kremlin, ông là “chủ nhân” độc nhất vô nhị của mọi quyền hành ở đất nước trải dài từ ven bờ Thái Bình Dương đến Ba Lan từng chiến đấu trên cả hai mặt trận trong Thế chiến 2 (trừ một nhiệm kỳ của “người đóng thế” D.Medvedev 2008 - 2012).

TT Trump cũng thế, không có các tiền nhiệm quây quần như ông Macron, ông cùng vợ ra trước đài kỷ niệm Thế chiến 2, một bức tường khắc dòng chữ “Nơi đây chúng ta ghi dấu nhịp điệu tự do” tại Washington D.C. Ở London, Thủ tướng Anh B.Johnson lặng lẽ mặc niệm trong hai phút và đọc bài diễn văn mừng chiến thắng trong văn phòng ở Downing.

Tất cả đều giản dị, không diễu binh rầm rộ, không mittinh hoành tráng, không cả lễ lạt tưng bừng như mọi năm, bất quá chỉ cho vài phi đội thả khói màu quốc kỳ, như ở Paris hay Matxcơva!

Tất cả đều cùng tuân thủ quy định sống còn “giãn cách xã hội”. Cũng may là tất cả các nguyên thủ kể trên đều không đeo khẩu trang, một phần nhờ giãn cách, bằng không việc đeo khẩu trang trong lễ kỷ niệm chiến thắng sẽ lại là biểu tượng đầu hàng vô điều kiện con virus. Họ đã thua trận đánh mùa xuân với COVID-19, nhưng vẫn đang chiến đấu ngoan cường, mỗi người mỗi cách.

. Đăm chiêu chống dịch

Muốn hay không muốn, nước Nga cũng đang thấm đòn đại dịch. Từ hai ca dương tính đầu tiên, các du khách người TQ, hôm 31-1, tính đến 11-5, Nga đã ghi nhận 221.344 trường hợp nhiễm virus (thứ ba thế giới) và 2.009 ca tử vong, bất chấp việc Nga theo trường phái “chủ động tích cực xét nghiệm”, với hơn 5,6 triệu xét nghiệm được tiến hành từ 24-1 tới nay.

Trong suốt tháng 2 an toàn trước virus và tháng 3 thiệt hại còn chưa nặng, Nga đã tỏ ra tự tin, thậm chí mở lòng chi viện châu Âu và Hoa Kỳ. Hôm 22-3, Nga loan báo gửi 100 quân y sĩ và chuyên gia sang Ý cùng 9 máy bay chở thiết bị.

Đến 31-3, một máy bay vận tải quân sự chở máy thở, mặt nạ cùng thiết bị y tế đã rời phi trường Chkalovsky (gần Matxcơva) vào buổi tối và tới sân bay John F. Kennedy, Mỹ chiều 1-4. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov hồ hởi loan báo: “Ông Trump đã chấp thuận chuyến bay viện trợ nhân đạo này”, còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus giải thích rằng Mỹ thật ra mua số thiết bị này, và vì “nước Mỹ không thể đối phó với đại dịch toàn cầu một mình”. Một bên khoe là “viện trợ”, một bên quả quyết là “mua”!

Đài RFI Pháp ngữ bình luận: “Viện trợ của Nga (và TQ) cho Ý không phải là vô tư phi vụ lợi: Nga giúp đỡ châu Âu và Điện Kremlin muốn điều này được biết đến...

Đối mặt với một châu Âu trong tình trạng khẩn cấp và một D.Trump đang vật vã kiểm soát tình hình, Matxcơva chơi một lá bài vừa mang tính ngoại giao vừa mang tính nhân đạo”.

Có thể bàn thêm: chính trong đại dịch, Nga có cơ hội ngàn năm một thuở để “cứu nhân độ thế” hai đối thủ vẫn đang trừng phạt họ từ sau vụ sáp nhập Crimea năm 2014.

Nhưng mấy ai học được chữ ngờ. Dù đã mau mắn xét nghiệm một cách hệ thống, song không hiểu sao sau hai tháng tương đối bình yên (đến ngày 31-3, mới có 2.337 ca dương tính), sang tháng 4, dịch bệnh lại tấn công nước Nga ồ ạt.

Nước Nga đang hăng hái với vai “cứu trợ” EU và cả Mỹ bỗng dưng khựng lại. Sang đến tháng 5 thì tình hình đã là nguy ngập: Nga giờ có tổng số ca nhiễm thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Tây Ban Nha.

Bối cảnh đó khá u ám, và như nhiều nước, Nga cũng phải đối mặt bài toán lựa chọn phòng dịch và kinh tế. Mới đây, ông Putin đã đưa ra một quyết định được coi là táo bạo: giãn phong tỏa xã hội để có làm ăn trở lại phần nào, khi mà nền kinh tế và cả ngân sách Nga đang chịu sức ép lớn vì giá dầu giảm thấp chưa từng thấy (39% ngân sách 2019 là từ thuế bán dầu khí).

“Các tính toán chỉ ra rằng suy thoái kinh tế ở Nga lần này có thể tồi tệ hơn so với cả hai cuộc khủng hoảng 2008 - 2009 và 2014 - 2015. Một ước tính cơ sở cho thấy GDP có thể giảm hơn 8% chỉ vì giá dầu giảm. Tính toán trên rõ ràng không bao gồm tác động của tình hình dịch bệnh lên các doanh nghiệp và hộ gia đình, cũng như khả năng của chính phủ để giảm thiểu hậu quả tiêu cực.

Nếu tính cả các vấn đề phát sinh trực tiếp do dịch bệnh, GDP thực tế của Nga có thể giảm hơn 10% trong năm 2020”, theo báo cáo Cập nhật kinh tế Nga ngày 15-4-2020 của Free Policy Briefs, một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận chuyên về Trung và Đông Âu.

Do nhiều yếu tố, bao gồm nguồn lực hạn hẹp, chính quyền Liên bang Nga chỉ xoay xở hỗ trợ được các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở quy mô rất hạn chế: khoảng 10 tỉ đôla đã được giải ngân cho khu vực này, theo Time ngày 26-4, dù các SME chiếm đến 42% nền kinh tế.

. Giống nhau mà khác nhau

Áp lực phục hồi hoạt động kinh tế với giới lãnh đạo chính trị, dù là Âu, Mỹ, Á, lớn không kém áp lực an ninh y tế, an toàn xã hội. Nếu như nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đã bước đầu làm chủ được tình hình dịch tễ và kiểm soát được an ninh y tế, thì ở phương Tây không như thế.

Dịch chưa khống chế được, từ Mỹ tới Nga nay là hai nước trong nhóm đầu bảng, cho tới Pháp, Anh, Ý... cũng đều trong top 10. Uy tín chính trị của giới lãnh đạo ở đây đã tổn thương không nhỏ trong mùa dịch, nhưng họ đang tính toán nếu cứ tiếp tục “đóng cửa”, thì sự bất mãn của quần chúng sẽ còn lớn hơn.

So với ông Trump, ông Putin tỏ ra thận trọng hơn nhiều. Thậm chí có thể cho rằng ông đã nhìn vào gương tày liếp của người đồng cấp Mỹ để xử lý truyền thông mùa dịch. Tổng thống Nga đã nói rõ ông sẽ ủy thác cho các chính quyền địa phương tự đánh giá có hủy phong tỏa được hay không, và căn cứ trên ý kiến các bác sĩ và các chuyên gia, điều hoàn toàn khác, thậm chí là đối lập, với ông Trump.

Ông Putin cũng chỉ hiệu triệu dân chúng qua bốn diễn văn trong mùa dịch, còn thì để Thủ tướng Mikhail Mishustin (đang cách ly) và thủ tướng tạm quyền Andrei Belousov đứng mũi chịu sào, nhưng ông Trump vơ hết cuộc chiến về mình. Lúc đầu ngỡ “ngon ăn”, ông hô đến ngày 30-4 sẽ hết phong tỏa…

Thậm chí đến ngày 13-4, tức sau khi đã ban bố tình trạng thảm họa toàn quốc, ông vẫn hô: “Chúng ta đang chiến thắng”, để rồi đến ngày 6-5 phải đối diện các con số lây nhiễm và tử vong kinh khủng: “Đây là vụ tấn công tồi tệ nhất chúng ta từng hứng chịu. Còn tệ hơn Trân Châu Cảng. Còn tệ hơn vụ World Trade Center!”

Thật là một sự đối lập quá chừng! (Danh Đức -TTCT)

-Hội Đồng Y tế Thế giới: Thế giới đồng thuận…

TT Pháp Macron, Th.T Đức Merkel, CTịch TQ Tập Cận Bình đã tham dự trực tuyến và phát biểu tại kỳ họp tại trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ. Vào ngày thứ hai 18/5/2020 trong Hội Nghị của Hội Đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly- WHA), Úc cùng 136 nước khác trong số 194 các nước thành viên WHO cùng đệ trình một Bản Dự Thảo Nghị Quyết mở cuộc điều tra - mà không bị bất cứ quốc gia nào phủ quyết - một việc chưa từng xảy ra trong bang giao quốc tế, nó nói lên sự chính đáng để có một cuộc điều tra về nguyên nhân gây ra đại dịch, cách giải quyết của từng quốc gia và rút ra bài học tránh thảm họa cho nhân loại, mặc dù ông Tập Cận Bình miễn cưỡng đồng ý tiến hành cuộc điều tra. Vận động điều tra nguồn gốc phát sinh virus corona chủng mới rõ ràng là chính sách nước Úc, không có tranh cãi giữa các đảng chính trị là một điều hiếm thấy trong sinh hoạt chính trị tại Úc. Từ đó, hy vọng nước Úc sớm 'thoát Trung'.

Cập nhật dịch COVID-19: Hơn 6,2 triệu ca mắc, Brazil vượt quá nửa triệu ca

Theo thống kê, tính đến 7h30 sáng 1/6/2020, thế giới ghi nhận hơn 6,2 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 373.855 ca tử vong. Brazil có số ca mắc vượt quá 500.000 ca nhiễm bệnh. Mỹ vẫn dẫn đầu sau mới đến Brazil.

Việt Nam ơi! Đánh bay covid Tác giả Minh Beta tên thật là Bùi Quang Minh, cựu học sinh THPT chuyên Amsterdam, Hà Nội. Anh từng học thạc sĩ tại Đại học Harvard (Mỹ). Anh đã dịch Bài này sang Anh ngữ.

Bài hát: Việt Nam ơi! Đánh bay Covid – Minh Beta

Việt Nam đến thế giới,
Cùng đoàn kết đánh bay corona!
Việt Nam đến thế giới, Cùng đoàn kết đánh bay corona!
Đang yên đang lành,
Cuộc sống đang tươi sạch, Thì bỗng có Covid
Giận ta lao đảo, Rồi đi ra đi vào,lòng lo lắng
Giờ sao?.Bình tĩnh, Nước rửa tay
Vệ sinh kỹ khắp nơi ở quanh mình, Và giữ ý thức nha
Vượt qua gian khó Việt Nam ơi!...

'Let’s fight Covid!'

From Vietnam, to the world, let’s unite to fight Corona (2 times)
Life was the best, and now its a mess, what the hell, Covid?
We’re lost and confused, what’s all this about, oh my gosh, what now?
Calm down, wash your hands, now make sure you clean your places
And please, do your part, we are all in this together…


(Tham khảo: Sách báo - Internet)


Cập nhật theo nguyên bản của tác gỉa chuyển từ SàiGòn .