NÓI VỀ: CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG
VÀ LÒNG VỊ THA
Của JACQUES DERRIDA
J acques Derrida là ai rứa? Derrida* là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới ở cuối thế kỷ thứ hai mươi. Trước 1975 và sau 1975 chúng ta nặng lòng tư duy về những văn nhân, triết nhân, học giả như J.P. Sartre, A. Camus, F. Nietzsche, Heidegger, Picasso, Morzart, Tolstoy, Dostoevsky…chúng ta đã bỏ quên một triết gia chuyên nghiệp và nổi tiếng trời Âu Mỹ đó là J. Derrida. Tiếng vang đi sau những danh nhân đi trước nhưng tư tưởng của Derrida đã được chú ý đến với một số tác phẩm nói lên nhân tính con người bao gồm những phân tách, lý luận về mặt xã hội và chính trị. Ngay ở học đường nước ta chưa một lần nhắc đến hay giảng dạy cho một khuôn phép mới mà duy trì một tư duy cố cựu, rặp khuôn. Trên danh nghĩa gọi là triết học nhưng chưa thấy tiên phong hay khám phá những kỳ quan văn minh tư tưởng, kể cả lý thuyết Đông phương cho trọn gói đường tình. Sở học đó là một nguy cơ, bởi; chúng ta không nhận ra giá trị tuyệt đối mà đứng ngoài vòng cương tỏa của nó hóa ra cục bộ, đông cứng (concrete) thời làm răng mà phát tiết tư duy; dựa trên cơ sở đó đã đưa chúng ta vào vòng luẩn quẩn, loanh quanh ở bộ môn này. Cái kiểu ‘học một biết mười’ là nhân tố làm nên cá tính độc hữu và vòng vo tam quốc đi tới thừa nhận bừa bãi; không phải là kẻ dẫn đường khai phá những quặng mỏ đá qúy dưới lòng đất sâu thẳm đó mà chỉ đào lên những tàn tích cổ lỗ sĩ, hủ hóa không nói được thực chứng của sự kiện, trở thành phiếm và thi văn không còn tính thẩm mỹ văn chương. Tác phẩm truyện hay thi ca chưa phải là chủ đề để đề cao, bởi; thiếu đi yếu tố lý luận, nhận định, ngay cả ngữ ngôn xử dụng đã nói lên cái nhân dáng ‘văn tức là người’ lộ hẳn trên khuôn mặt một trình độ thuộc hạng cấp nào. Thi ca là hồn bày tỏ chiều sâu nội giới, phản ảnh tự nó những gì là tình người, những gì khiêm nhượng cho nhau đó là thứ chủ nghĩa đại đồng mà chúng ta muốn nói tới hôm nay. Nạn lạm phát tư tưởng đôi khi vượt cả sự thật dẫn chứng cho một lý luận, kể cả chuyện kể ký sự của văn nhân Y , thơ tình của thi nhân Z, cả hai cùng một tư duy, cùng một khuôn phép ‘lập lại’ không nêu rõ tính đặc thù trong mối tương giao mà chú trọng sự việc cho chính mình. Hình thức đó khác gì dựa hơi nhà giàu để khoe mình: ‘con nhà tông không giống lông cũng giống tánh’. Nguy hiễm! bởi; nó chỉ nói lên cá nhân chủ nghĩa hơn những gì thuộc chủ nghĩa đại đồng mà quên đi những nhầm lẫn khác. Cho nên chi cách thức đó là thói tính, mất chất sáng tạo trong thi, văn là phong vị không thoát tục, không thực hiện việc đổi mới tư duy giữa hoàn cảnh hiện tại; có thể tác hại và truyền nhiễm cho đời sau…
Jacques Derrida đã khám phá và mở mang thể thức lý thuyết chung về ký hiệu, phân tích và ngữ ngôn nhất là những từ ngữ triết học (form of semiotic). Derrida được biết đến nhiều hơn qua lý thuyết phân tích, cấu trúc vấn đề khoa ngữ (deconstruction) và mở rộng ngữ cảnh của khoa hiện tượng (the context of phenomenology). Đặc biệt ở tác phẩm ‘Nói Về: Chủ nghĩa Thế giới Đại đồng và Lòng Vị tha’ (ON Cosmopolitanism and Forgiveness) là một trong những tác phẩm lừng danh của ông để lại cho đời và nhận rất nhiều lời khen tặng của các phê bình gia và báo chí thế giới. Ngần ấy đủ thấy sức mạnh của trí tuệ. Tập sách này được chia ra hai phần. Phần I: nói về vũ trụ quan mà con người chung sống. Phần II: nói về lòng vị tha nơi con người. Toàn tập là một nhận định nghiêm khắc và phân tích một cách cụ thể có chi tiết. Trong tạp chí ngôn ngữ hiện đại nhận định: ‘Đầy năng lực và thách thức…quan trọng, khẩn thiết và một yêu sách hàng đầu trong một cảm thức hay nhất –Powerfull and provocative…important, urgent and demanding in the best sense’. Đây là một tiểu luận cực kỳ tinh thông và khéo léo, một diễn tả rõ ràng chưa hề có đối với lòng vị tha và đãi ngộ, nhưng; sự thật của thành quả đặc trong một nhận thức hiểu biết là điều có thể làm nên, nghĩa là không tách ra từ những gì thuộc chính trị và nhu cầu thực dụng. Trong Chủ nghĩa Thế giới Đại đồng và Lòng Vị tha Jacques Derrida đối đầu hai vấn đề được nhấn mạnh: -một sức công phá căng thẳng giữa người tị nạn và quyền được che chở, bảo vệ và qui tắc đạo đức của việc đãi ngộ ở một tình thế tiến thối lưỡng nan của vấn đề hòa giải hai bên, và; -khoan nhượng cho việc vi phạm mà ở đây coi như tai ương chấn động lịch sử chỉ đòi hỏi ở lòng vị tha nơi con người. Xuyên qua ở tác phẩm này; Derrida thường xử dụng một điều gì gợi lên một hấp lực mãnh liệt của khuôn mẫu để biểu thị cho việc tranh luận; đó là sự thật của lòng vị tha ở chỗ: tha và không được tha. Đây là một dự cảm ban phát ở tấm lòng nhân đạo, một tâm hồn rộng mở, không hận thù, không bom rơi, đạn rớt (open-cities) việc di dân có thể tìm thấy nơi an trú của mình từ chỗ bức chế và lưu dày (villes refuges). Chính sự cớ đó mang nặng hình thức ‘lưu đày và quê nhà’ là hình tượng của phục quốc để tạo dựng một cộng đồng nhân loại; ý niệm đó cô đọng phần nào trong lòng vị tha để đi tới xóa bỏ hận thù. Dụng ý của Derrida muốn nêu ra (hàm ý phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, xung đột giữa sắc tộc An-ge-ri và Pháp) là đặc vấn đề không biên cương, không ngại nghi; trong sự đối diện vấn đề của chủ nghĩa thế giới đại đồng và lòng vị tha mà cho tới nay vẫn có thể còn tồn lại hay lại tồn là do ở lòng người. Trọng tâm của tác giả là tỏ ra con người dũng cảm và cứng rắn, sắc bén biểu trưng được thế nào là triết học mang lại cho chúng ta một nhận biết sâu xa, ban phát một hình thức đương đại và cần thiết đến với mọi người có lợi trong những gì thuộc luân lý đạo đức. Những điều kiện đưa ra của Derrida là yêu cầu tha thiết chung của nhân loại hôm nay và về sau. Trong hai phần tiểu luận là nói lên những đặc trưng thuộc về luân lý đạo đức và những gì thuộc chính trị ban hành. Đó là vần đề bày tỏ có tính hiện đại nó nằm trong phạm trù triết học. Derrida thuyết giảng những gì khó xử của công việc hòa giải giữa vấn đề phân biệt chủng tộc (apartheid) và chế độ hà khắc của Pháp. Thứ đến là nhấn mạnh vào tình trạng di dân và vai trò của nước đệ tam đứng ra nhận lãnh hay bảo trợ. Hai vấn đề là hai sự kiện bao quanh câu trả lời của Derrida để đi tới một khẩn khoản đặc biệt hoặc sắp xếp cho một vấn đề đã đề ra trong lý lẽ của cái gọi là ‘ nói về vị tha /on forgiveness’. Một nguyên nhân khác lấy từ thể thức của ý thức để viết ra những gì thắc mắc đặc vào trong con người Derrida. Ông đã tranh luận vấn đề vị tha một cách cứng nhắc trong cái nghĩa tha và không có thể tha. Nếu vị tha đã được tha thứ thì điều đó chỉ có thể được tha, để rồi; Derrida xác nhận vị tha rất mơ hồ và có thể tan biến dễ dàng. Đó là một sự tương thích trong một chịu đựng để được tha và không thể tha. Derrida trả lời ý của ông dưới một tựa đề (nguyên văn) ‘Le Siècle et le pardon’ (vũ trụ thế kỷ và tha thứ) mà phải chuyển dịch như sự kiện cho cá nhân hay trên quan điển cá nhân mà duy trì nguyên ý; đó là âm ngữ có một âm vang thức tỉnh của ‘La Siècle / Cosmopolitanism / Thế gìới Đại đồng’ và ‘Le Pardon / Forgiveness / Vị Tha’ là hợp lý cho chúng ta suy tư còn đưa ra nguyên nghĩa thì đưa tới mù tăm (abstract thinking). Thành ra chọn lựa ngôn từ của Derrida là một ý thức thâm hậu, bình dân giáo dục nhưng chứa đựng sự vô bờ. Ngữ cảnh trong hai tiểu luận: Nói Về Chủ nghĩa Thế giới Đại đồng và Lòng Vị Tha là nói lên sự trở về của một thời xa xưa sống trong hoàn cảnh ngược đãi của con người với con người, luôn luôn sống trong đe dọa của kẻ cầm quyền để hóa ra thân phận lưu đày. Chủ đề kêu gọi sự sống bình đẳng bên nhau có hòa bình và thịnh vượng là ước mơ biến cuộc đời thành một thế giới đại đồng. Ngữ văn trong tiểu luận của Derrida cho ta bắt gặp cụm từ ‘open cities / ville-franches’ và ‘refuge cities / villes refuges’ là một gợi ý thanh bình thịnh trị giữa kẻ chiếm đóng và kẻ bị trị. Mặc dù chịu đựng kiên trì và những gây rối đưa tới sự lầm đường lạc lối; đứng đầu là vấn đề kỳ thị chủng tộc và những chuyện phụ thuộc khác làm thương tổn đến quyền làm người. Hai tiểu luận nêu trên là hai khiá cạnh đối nghịch. Sự giao thoa của Derrida là biến xã hội bình đẳng và xóa bỏ hận thù tức đem lòng vị tha giữa hai đối tượng để trở nên thống nhất tư tưởng, tức bước vào một giai đoạn mới không còn ‘phân tranh’ mà góp sức xây dựng. Đó là một thảo luận có chủ đề cho một luân lý có tầm mức quan trọng đối với chúng ta. Dựa vào Chủ nghĩa thế giới đại đồng / On Cosmopolitanism và dựa vào Lòng vị tha / On Forgiveness là bằng chứng, nếu bằng chứng đó là nhu cầu thì đó chính là sự phân tích dựa vào cấu trúc văn chương nghĩa là không có sự mù mờ, tối tăm cho một quá trình hoạt động có văn bản chứng từ; nhưng đó là một sự can thiệp cứng nhắc trong luận cứ ngữ điệu là quan tâm chú ý tới công lý. Hai văn bản được đan kết vào nhau bằng một sự lý luận vững chải. Rứa thì Derrida tìm kiếm cái gì trong những tác phẩm mới đây? -có thể coi đó là một sự miêu tả như phân tích ý niệm thuộc lịch sử, thể thức thuộc về nhận thức về nòi giống. Ông cô đọng ý niệm lấy từ những gì gọi là di sản truyền thống / the heritage –hãy cho đó là tập tục phương Tây có uy thế xử dụng trường hợp này để tiến lên một cuộc sống đại đồng, vượt qua được một sự phân tích mà sự cớ đó đã một lần thuộc tính lịch sử, thuộc ngữ cảnh và thuộc chủ đề đưa ra, mang lại một thứ luân lý đó là ý niệm –let’s call the dominant Western tradition –and then proceed, via an analysis that is at once historical, contextual and thematic, to bring out the logic of that concept. Nếu nhìn lui những tác phẩm của Derrrida trên 15 năm qua thời chúng ta tìm thấy tất cả là một đống phân tích; những tác phẩm đó cùng một ý niệm: tình thân hữu, luật, công lý, ưu đãi, chủ nghĩa đại đồng, lòng vị tha và gần đây tội tử hình. Thứ luân lý đó Derrida đồng nhất hóa một cách thông thường lấy ra từ thể thức của mâu thuẩn hoặc từ hai thứ mệnh lệnh (bắt buộc, đì ải). Trong ngữ cảnh tức yếu tố nói về vị tha (On Forgiveness) Derrida nói lên đặc thù của nó : ‘Nghĩa lý gì khi đặc vấn đề sản nghiệp bao gồm cái lệnh cưỡng bức một bên trội hẳn và một bên ngược lại / What does it mean when the heritage includes an injunction at once double and contradictory’ Gần như đây là lời phủ nhận cho một sự áp đặc giữa chính quyền và nhân dân; một thứ di sản ‘mượn tiếng’ nhân cách hóa (double imperative) vấn đề trong một hoàn cảnh nghịch lý (contradiction) là đề cao nhân phẩm. Derrida đã thấm nhuần hoàn cảnh đang sống và đã sống của cái thời khắc nghiệt áp bức của Pháp ở Algeria là một thảm họa bi thảm (tragedy). Chủ nghĩa sống chung hòa bình là một ý sáng tỏ cho lòng vị tha. Tha để đi tới đại đồng, xóa bỏ hận thù là lập lại hòa bình một lần nữa, nghĩa là không còn giới tuyến trong tư tưởng mặc dù kinh qua một thời gian dài. Hóa trị tư tưởng là đòi hỏi ý thức chớ không đòi hỏi phải tuân thủ. Càng đi sâu vào tác phẩm của Derrida chúng ta thấy được ngữ cảnh của phân tích ngôn từ là một lý luận triết học nhân bản, bên cạnh đó đã tháo gở từng bộ phận của bộ máy cầm quyền; đâu là nguyên thủy và đâu là giả tạo. Derrida chia hai tiểu luận trong tác phẩm là một hòa giải tư tưởng cho một phân định sự thật. Derrida tiến trình trong việc đào bới những cấu trúc thuộc luân lý sau những hình ảnh của chủ nghĩa thế giới đại đồng và đặc ra những vấn đề liên quan đến nó. Ông định được vị trí gấp đôi vấn đề hoặc ngược lại trong đó có tính cách ràng buộc mà không tránh khỏi ý niệm dành cho thế giới đại đồng. Trái lại; ở đó là vô điều kiện để được ưu đãi mà có thể là quyền làm người nhất là những người tị nạn, những người mới nhập cư. Chúng ta tìm thấy một vài sự cớ mà ông nghiêng về luân lý trong tiểu luận nói về lòng Vị Tha. Trường hợp này đã thể hiện cụ thể thế nào là tha thứ và không thể tha thứ mà đem lòng vị tha để khoan nhượng cho nhau để đi tới một thỏa hiệp cộng đồng; sống chung hòa bình. Như đã có lần Thủ tướng Nhật xin được tha lỗi đến với Hàn quốc gây nên những tai họa (thời kỳ đặc dưới quyền đô hộ) hoặc xin tha lỗi những tàn sát, giết chóc, giam cầm, đày ải của Nhật trong thời Thế chiến II đối với những quốc gia Đông Nam Á. Lòng vị tha được đón nhận để cùng nhau xây dựng và tái lập hòa bình. Hiểu cho điều này: -những gì vị tha là một tập trung ý niệm –which forgiveness is a central concept; là cơ bản mà phái độc tôn (monotheisms) thực hiện điều này. Chúng ta sống trong thế giới mà ở đây lòng vị tha là đã được yêu cầu, đã được ban phát hoặc đã được từ chối –we live in a world where forgiveness is demanded, granted or withleld. Đó là lý do mà Derrida nhặt ra từ những dữ kiện thuộc cấu trúc luân lý của ý niệm về lòng vị tha; đặc biệt nêu lên những chứng cớ để phù hợp hai ý nghĩa trong cùng một luận đề mà chủ yếu phân tích sự xung đột tinh thần của con người. Đối với Derrida điều quan trọng được chí ý tới hai qui định của vô điều kiện và điều kiện là cả hai đều liên can đến sự nghịch lý, mâu thuẩn mà cả hai cũng không thể rút lại, mặt nhiên; cũng không tách ra được. Tiểu luận của Derrida khép lại trong việc ‘nói về vũ trụ thế kỷ’ và ‘nói đến tha thứ’ mà là tiếng vang vọng đầy năng lực sáng tạo ngữ ngôn phân tích, xuyên suốt những tác phẩm của ông với 15 năm qua; đó là một câu trả lời về mặt chính trị, con người và xã hội. Quyết định của ông tạo độ bền trong những cuộc hội đàm về tư duy giữa hai lãnh vực của việc đền bù và phân ly mà ở đây Derrida đòi hỏi lòng nhân đạo vị tha và công lý để được đối xử ngang nhau, để cùng chung sống trong một thế giới đại đồng. Rốt ráo của tác phẩm là nói lên quyền bình đẳng không còn biên cương, không còn hờn oán hay bất cứ một quyền lực nào ràng buộc sự sống cần thiết của con người; ý nghĩa sâu lắng của Derrida là ‘lá lành đùm lá rách’. Đấy là điều chúng ta thu tập về sự tha thứ trong khi nhận ra được rằng sự thật của vị tha chỉ xác định rõ là tha thứ chớ không thể không tha thứ. Công lý phải có một hòa giải êm thắm trong đối kháng giữa hai điều mệnh lệnh và đòi hỏi. Đấy là lý do chính đáng mà Derrrida muốn bày tỏ sự thật của con người trong tác phẩm. Jacques Derrida: Người khởi xướng về lối phân tích rất chi li và cứng rắn -The Prophet of Deconstruction- một phương thức phân tích trong văn chương khởi từ thế kỷ 20 ở Pháp, dựa vào lý thuyết đó mà tạo nên một thứ ngữ ngôn tự nhiên và thông dụng, ngữ cảnh văn phong mạch lạc và từ chỗ đó uy tín của Derrida được mở rộng trên lãnh vực phê nhận về văn chương, một lối phân tích dành cho ngữ ngôn và phổ thông ở Bắc Mỹ cuối thập niên 1960 và kéo dài đến 1970. Trong vòng mười năm tác phẩm của Derrida hầu hết đã chuyển dịch sang Anh ngữ. Văn của Derrida là thứ văn chương ‘mê hồn trận’ nhưng được cái là phơi mở cho chúng ta thấy phương pháp lý luận hơn là phương thức bài bản với những gì mà ông quan tâm, chú ý tới và tập trung vào quan điểm của phân tích và phương pháp lý luận –to the central ideas of deconstruction. Đó là công khó để tìm kiếm một lý luận chính đáng từ khi khởi đầu, và; tại sao ông muốn lật đổ những luận cứ, diễn từ và chính sách có tính chất đàn áp hay những pháp chế bất công? Chúng ta có thể bắt gặp một vài vấn đề mà Derrida quan tâm đến trong những gì nói về chủ nghĩa thế giới đại đồng và lòng vị tha mà toàn thể hai tiểu luận đưa ra như một phân tích cơ bản về quyền làm người ở thế kỷ này. - Thách đố đến triết học Tây phương: (The challenge to Western philosophy). Derrida đã dựng nên một nền tảng căn bản để phản công vào tập quán cổ điển triết học Tây phương khởi từ thời kỳ của Plato. Gắn vào đó để chúng ta có một nhận định về cái gọi là tư tưởng cách đây 2500 qua, đã gợi ra điều gì hết sức sâu sắc, thấu đáo, lối đó như chứng tỏ cách thức ở nơi người sáng tạo. Nói cho ra vạch thế thôi; chớ bộ môn triết học cổ điển khó ‘nuốt’ và hầu như không mấy đả thông và lãnh hội một cách thuần thục; có thể do xử dụng ngữ cảnh trong văn chương và từ đó đặc vấn đề để chúng ta tìm thấy cái mới trong bộ môn này. Rứa thì Derrida bình phẩm cái gì trong này: từ khi có Plato, những triết gia đã có một liên lạc trực tiếp truyền thông xuyên qua những diễn từ với một trạng huống cao độ nhận thức hơn là vận chuyển qua bản văn cốt tủy đã viết đến. Diễn từ tuồng như là bước đầu, viết là giai đoạn hai –that since Plato, philosophers have given direct communication through speech a higher status than communication through written texts. Speech is seen as primary, writing as secondary. Derrida có thể nói rằng đây là lối bày tỏ, phát biểu, tham luận tư tưởng Phương Tây có chiều hướng đặc giữa đó một âm vang (phonocentric) gần như ngữ âm để chi tiết cho một tư duy cần thiết. Trong ngữ cảnh Hy Lạp ngữ âm (voice) là tiếng phát ra (phone): -để thành văn tự là chủ lực và viết chỉ là vị trí hạng thứ, dùng để thay thế và gọi nó là ngữ ngôn. Derrida nói như rứa có nghĩa cách thức đó không phải là tai nạn mà đó là một bày tỏ của hệ tư tưởng mà chỉ là sự phơi mở bởi Plato trong đối thoại ‘Phaedrus’. Nói vòng vo tam quốc chớ lời nói (speech) hay viết (writing) chỉ là phạm trù triết học dành cho sự bày tỏ thuộc tư tưởng là lối giải quyết qua ngữ ngôn chữ nghĩa để diễn tả trọn ý tư duy khi nói đến. Rứa thôi! Có thể nói rằng những gì phát ra đúng đắng có chứng từ có thể là một thứ tồn lưu, tồn lại trong ngôn ngữ. –that a statement can only exist in ‘language’, còn phát ra những thứ tạp nham không chứng từ thì cái đó gọi là tồn loạt, tồn lui kiểu thức đó là mã hóa hay còn gọi là tư tưởng phá sản mất luôn ngôn ngữ thẩm mỹ. –Prior to its encoding in language, it has no existence for aesthetic. Cái sự quan trọng của trọng tâm phát âm văn hóa là sự thật (the truth) sự thật là nguồn cơn, là ý thức của người cầm bút. Từ những gì của Nietzsche và Freud nói ra ít nhất cũng cho chúng ta một sự hoài nghi về những gì ý thức của cá thể, bởi; những dữ kiện ‘sự thật’ sẽ đem lại sự ngăn cách trong đó và phủ nhận nó thời chắc chắn không thể chuyển tải đến việc đó là xác thực. - Giữa quan niệm âm vang trong ngữ ngôn Phương Tây: (Western phonocentric ideas of it). Theo Derrida có một cảm thức mạnh mẽ là làm thế nào từ ngữ phải đặc biệt và cấu trúc ngữ ngôn phải biểu hiện cụ thể; giả dụ nói về cuộc đời chẳng hạn. Thiết nghĩ rằng triết học Tây Phương là xây dựng trong cùng một thứ ngữ ngôn của chúng ta; vậy thì thứ ngữ ngôn hầu như có thể biểu lộ bằng từ ngữ ‘thật / truth’ chớ không ngụ ý này, bao hàm nọ mà chính sự cớ đó đặc vào giữa quan niệm âm vang trong ngữ ngôn Phương Tây của cái thuộc về nó. Derrida thường viết với chữ gạch bỏ ( giống như xóa đi) cái lối dụng văn này thường gọi là ‘sous rapture / under erasure’ để cho ta thấy được dấu đoạn văn, cách xuống dòng như ngắt câu của dấu chấm (.) chẳng hạn; đấy là lối biến đổi tính cách dụng ngôn của số người làm thơ mới ngày nay, đồng thời gây một cảm thức về ngữ ngôn (poetry / thơ) và tin cậy được (reliability) ý nghĩa của từ ngữ.
Rút lại; toàn thể tiểu luận nói về chủ nghĩa thế giới đại đồng và lòng vị tha của Jacques Derrida là mục đích quan trọng có tầm cở trong văn chương phân tích của ngữ ngôn, một lối xây dựng ngữ cảnh tiêu biểu có chuẩn mực dành cho khiá cạnh xã hội và chính trị giữa con người với con người đang đối đầu trước một hoàn cảnh tiến thối lưỡng nan; nhu cầu cấp bách là hòa giải để hai bên cùng có lợi. Nghĩa là không cưởng ép cung cầu mà cả hai phiá phải ý thức vai trò xử lý, đôi khi như là chuyện hư cấu đã thiết kế, cấu trúc ra nó. Sự lẽ này không nhứt thiết là tuyệt đối hay tự nhiên mà có. Sự lẽ này có thể như đã dựng nên một ngữ pháp /constructed để tước đoạt một số người nắm quyền lực trong cái lối xử thế vô luân. Trái lại; mẫu mực đó có thể đưa đến mục đích có giá trị và một ban hành hợp lý công bình. Thí dụ: phân tích một cách cứng nhắc là thực hiện có chuẩn mực, đó là cấu trúc ngữ pháp; như vậy nó có thể là một biến đổi của thể cách, nếu; ở đây chúng ta nhận ra nó một cách tự nhiên hoặc trường cửu. Tư duy có thể thay đổi không những việc gì đã xẩy ra với chúng ta. Cho nên chi phân tích văn chương là một ngữ cảnh của mạch văn được diễn tả qua cách thức quan trọng dành để bào chửa cho một xã hội thay đổi. Đọc tác phẩm: Nói Về Chủ nghĩa thế giới đại đồng và Lòng vị tha của Derrida ít nhiều cho ta ý thức vai trò xử thế giữa những người cầm quyền và người bị cầm quyền là phân định được đường lối chủ nghĩa đại đồng và chủ nghĩa vị tha, mặc dù; công việc phân tích trong một ngữ cảnh mang tính chất lên án nhưng có lợi cả đôi bên ./.
* Jacques Derrida: Sanh: 15 July 1930 ở El Biar. Algeria. Chết: 8 Oct 2004 tại Paris. Pháp.
Triết gia Pháp. Chủ xướng: “Phương Pháp Phân tích thuộc Văn chương / Deconstructionism” .Nguyên giáo sư triết ở Đại học Havard và Yale Hoa Kỳ (1956/1957). Chịu ảnh hưởng Sigmund Freud, Michel Foucault, Mark Heidegger, Friedrich Nietzsche.
Những tác phẩm giá trị của Jacques Derrida :
- Specters of Marx / Cái bóng của Marx.
- Writing and Difference / Bản nháp và Sự khác biệt .
- The Politics of Friendship / Lợi hại của Tình bạn .
- Acts of Religion / Sắc luật của Tôn giáo .
- Speech and Phenomena / Phương ngữ và Hiện tượng lạ.
SÁCH ĐỌC: “ON Cosmopolitanism and Forgiveness” by Jacques Derrida.Tras. Mark Dooley & Michael Hughes. Routledge. USA. 2010.
TRANH VẼ: “Rừng và Xác chết / Forest and Corpse” Khổ 12” X 16” trên giấy cứng. Acrylics+ Acrylic-ink+House-paint. Vcl#1072016.
(ca.ab.yyc. Kỷ niệm 86 năm của J.D. 15/ 7/ 2016. Nhuận sắc 20/4/2020).