CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
H
ồ cho chiếc xe ba gác vào vị trí đậu hằng ngày. Anh lấy nón đang đội trên đầu xuống phe phẩy quạt. Có tiếng của cô chủ nhỏ :
- Anh Hồ đâu ? Đến lấy ‘toa’ chở hàng cho khách nè !
Hồ bước lại quầy nơi Lệ Hồng đang ngồi, nhỏ nhẹ :
- Đường nào vậy, cô chủ ?
- Anh cứ coi trong giấy sẽ biết !
Hồ nhận miếng giấy trên tay cô chủ. Anh liếc sơ qua, 300 viên gạch thẻ, 2 bao xi măng P.500, 1 thùng gạch men Thiên Thanh. Đến nhà số 320/21 đường Đinh Tiên Hoàng giao cho ông Lâm. Hồ đẩy xe ba gác lại kho, đưa giấy cho ông Chu, anh cười duyên :
- Nhanh giùm con ‘bố’ ơi !
Ôâng Chu cười đưa hàm răng vàng óng ánh :
- Mở hàng sớm vậy cậu ?
- Làm sớm nghỉ sớm bố ơi. Dĩ Hồ nói.
Ôâng Chu nhanh nhẹn chất lên xe Hồ những loại theo toa đặt hàng, vỗ lên vai Hồ :
- Rồi, đi sớm về sớm !
Ôâng Chu là thủ kho của đại lý vật liệu xây dựng Hồng Thu. Nơi mà đã hơn nửa năm Hồ làm ở đây. Hồ vốn là sinh viên năm ba trường luật. Thi tốt nghiệp cấp ba anh được 36 điểm. Điểm tối ưu, nên khỏi phải thi vào đại học. Anh được lên thẳng. Hồ chọn ghi tên học luật. Nhớ trước khi tốt nghiệp, tỉnh Đoàn có tổ chức buổi tranh tài hùng biện. Đến khi Hồ thuyết trình về đề tài mình đưa ra. Có một vị trong ban lãnh đạo tỉnh hỏi :
- Hôm nay chưa thi tốt nghiệp. Nhưng giả sử cháu đậu tốt nghiệp. Lên đại học cháu chọn môn nào ?
Không do dự Hồ nói :
- Cháu sẽ chọn môn luật !
- Tại sao vậy ?
- Xã hội ta vẫn còn nhiều điều bất công, mà phần lớn những bất công đó nằm trong tay người lao động. Cháu muốn học luật để có đủ điều kiện bênh vực họ.!
Tiếng vỗ tay vang lên cả hội trường và kết quả là Hồ đậu giải nhất tài hùng biện. Khi lên Saigon học. Mặc dù gia đình vẫn có đủ điều kiện nuôi anh ăn học. Nhưng với ý chí tự lực cánh sinh. Hồ giấu gia đình, tìm đến làm thuê tại đại lý vật liệu xây dựng nầy.
Hồ đẩy xe ra đường. Đường Điện Biên Phủ buổi sáng đông nghẹt. Trên dòng người ngược xuôi đó có anh chàng chịu khó, tự nói với chính mình rằng phải làm ra tiền bằng mồ hôi, sức lực của mình và cũng để bớt gánh nặng cho cha mẹ. Đạp xe tới vòng xoáy hàng xanh, bổng có tiếng đập mạnh trên vai :
- Trời.. trời, cua quanh mà chạy cái gì vậy cha nội ?
Tiếng con gái lanh lãnh phát ra. Hồ quay lại nhìn, hai cô gái mặt đồ thể thao, tay cầm vợt tennis. Hồ nói giọng chắc nịch :
-Thông cảm, xe chở nặng mà cô !
Hai cô gái xì một tiếng rồi chạy thẳng. Hồ đưa hàng đến chổ phải giao. Anh bấm chuông. Một người già trên dưới sáu mươi nhưng còn rất tráng kiện, tay cầm bai thợ hồ đi ra.
- Bác là bác Lâm ? Hồ tươi cười hỏi.
- Vâng ! Tôi đây, để tôi mở cổng cho cậu vào. Đủ hết hả cậu ?
Hồ đưa miếng giấy cho bác Lâm :
- Đủ theo miếng giấy nầy bác ạ !
Bác Lâm cầm miếng giấy. Miệng lẩm bẩm :
- Hồi sáng khi điện đến Hồng Thu. Tôi quên dặn mang thêm một thùng gạch men nữa, sợ không đủ quá.!
- Gần mà bác. Có gì bác phon cái cháu chở lại ngay mà ! Hồ bốc hàng xuống để theo chổ chỉ của bác Lâm. Ngó thấy bác cầm cái bai trên tay, Hồ nói :
- Bác tự làm à ? Bác định làm cái gì vậy ?
Bác Lâm cười cười :
- Có gì đâu! Định xây cái hồ nhỏ để nuôi cá kiểng vậy mà! Già rồi, lúc về hưu ở không, buồn quá. Mấy đứa nhỏ sợ tôi cực nên không cho. Phần mình, làm cũng là giải trí mà. Người ta thích chim, cây cảnh. Còn tôi thích nhìn mấy con cá kiểng lội mà thôi!
Hồ đặt thùng gạch men cuối cùng xuống đất :
- Ở nhà cháu, ba cháu cũng rất thích nuôi cá kiểng, thú vui tao nhả của tuổi già mà, bác!
Bất ngờ có người con gái mặc áo bul trắng, quần jean đen bước ra :
- Con đã nói, ngồi nhà đọc báo, xem phim. Làm ba cái nầy chi cho cực khổ. Ba tưởng dễ tìm thức ăn cho nó à ?
- Thiếu gì con ơi. Thức ăn gia súc lúc nầy thứ gì cũng có.!
Cô gái đến gần :
- Thì ra là anh ? Phải hồi nảy tôi gặp anh ở bùng binh hàng xanh không ?
Hồ cười :
- Dạ, tôi à cô !
Bác Lâm nói vào :
- Ủa, hai người biết nhau à ?
Hồ nói :
- Thưa bác, hồi nảy lúc quanh cua, xe nặng nên cháu đạp chậm. Tí nữa là đụng xe với cô nầy rồi !
Bác Lâm cười :
- Nó là con gái út của tôi. Đi đánh tennis về, có lẻ sợ trể học nên chạy hơi nhanh. Ông nhìn cô gái rồi tiếp. Ba đã nói, chạy xe chậm thôi, rủi gây tai nạn thì rắc rối lắm. Thôi, đi học đi để trể !
Cô gái nhìn Hồ rồi đi lại chiếc Attila dựng trên sân nổ máy chạy đi. Bác Lâm vào nhà lấy tiền đưa cho Hồ.
- Nhờ cậu mang tiền về cho bà Hồng Thu. Cái con nhỏ, bác chỉ tay ra cổng rồi nói tiếp. Gái út tôi đó, rắc rối lắm. Nay y mới học hết đại cương trường luật ở Bình Triệu.
Hồ cười mím môi và nghĩ trong lòng. Được rồi, ắc có ngày sẽ gặp lại. Lại một người con gái từ trong nhà đi ra, tay dẫn chiếc xe đạp Trung Quốc. Cô mặc chiếc áo dài vàng nhạt, cô chăm chú nhìn Hồ, cười nửa miệng :
- Tí nữa là gây gổ với chủ hàng rồi! Cô quay qua bác Lâm:
- Ý Nhi đi học rồi hở chú ?
Bác Lâm mân mê viên gạch trên tay trả lời mà không nhìn vào cô gái :
- Ờ..ờ..nó đi học rồi con à !
Cô nhìn sang Hồ gật đầu và nói với bác Lâm :
- Con đi làm nghe chú !
- Ờ..cháu đi.!
Hồ cũng xin phép bác Lâm ra về. Đường về, chiếc xe nhẹ tênh. Thoáng trong đầu Hồ ánh mắt nhìn sâu lắng của cô gái
áo vàng. Đầm thắm mà êm dịu làm sao. Lẫn một chút gì u uẩn. Mái tóc thề buông lơi. Trái tim của chàng thanh niên
rộn lên, niềm vui từ đâu kéo tới. Những câu thơ một thời của những chàng sinh viên đầu thập niên 70 “ Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc. Aùo nàng xanh anh mến lá sân trường. Sợ thơ tình không đủ nghĩa yêu đương. Anh pha mực cho vừa màu áo tím”. Lẩn thẩn rồi anh chàng ba gác ơi. Cuối cùng Hồ cũng về đến nơi. Tiếng bà Hồng Thu :
- Suy nghĩ gì mà cười một mình vậy con ?
Hồ ngước nhìn bà Thu :
- Có gì đâu, cô.
- Sao mặt con tự nhiên đỏ lên vậy ?
- Thì đi nắng là đỏ mặt chớ có gì mà mẹ hỏi. Tiếng Lệ Hồng vang lên.
Hồ đưa tiền cho bà Hồng Thu :
- Tiền hàng của bác Lâm, cô kiểm lại !
Bà Hồng Thu lấy tiền trao cho Lệ Hồng, bà quan sát Hồ :
-Thôi, con đi rữa mặt đi. Aên sáng chưa ?
- Thưa cô, cháu dùng rồi !
Bà Hồng Thu chợt nhớ, cách đây mấy tháng. Vào một buổi sáng, có chàng thanh niên ăn mặc đúng đắn,
đến xin bà một chổ làm trong cơ sở của bà. Qua trao đổi, bà đã bằng lòng cho chàng thanh niên xa quê lên
Saigon ăn học. Muốn làm việc thêm để đở đần cho gia đình. Chàng thanh niên đó là Hồ. Với lòng tận tuỵ và
ngay thẳng của Hồ đã làm bà Thu thương mến. Bà có một đứa con gái là Lệ Hồng, nhưng con bé chanh chua quá.
Bà luôn tìm những việc nhẹ nhàn giao cho Hồ. Cái gì nặng nhọc thì giao cho người khác.
Ngược lại Lệ Hồng cứ ‘đì’ anh chàng nhà quê khù khờ nầy. Thoạt đầu Hồ cũng rất khó chịu,
nhưng nghĩ đến vai trò làm thuê của mình nên cúi đầu làm thinh cho xong chuyện.
Bà Hồng Thu cho Hồ ở trọ tại vựa mà không tính tiền. Bà giành cho Hồ cái gác gỗ sau nhà.
Tuy vậy sự đi lại làm cho Hồ rất ái nái, phải theo qui định của gia đình bà Thu.
Bà bao cho Hồ ăn ở, công việc có thì làm. Không có việc thì nghỉ ngơi thoải mái.
Trừ tiền ăn ở, mỗi tháng bà trả bồi dưởng cho Hồ được sáu trăm ngàn. Bắt đầu năm thứ ba,
Hồ không phải xin tiền gia đình nữa.
Bổng nhiên Lệ Hồng đến ngồi trên tấm dal trước mặt Hồ:
-Mẹ tôi không biết. Chứ tôi thì đi tong trong tim đen anh rồi. Có phải vừa gặp một nàng ưng ý phải không ?
- Đó không phải chuyện của cô !
Hồng vẫn đeo sát :
- Nếu là người được anh lưu ý, phải có những đặc điểm thế nào hở anh Hồ ?
Hồ nhìn trân trân vào Lệ Hồng :
- Đẹp, dễ thương và lịch sự như cô vậy đó !
- Tôi ấy à. Đỏ con mắt nghe anh !
Hồ bật cười :
- Đúng rồi. Đỏ con mắt bên trái. Ngứa con mắt bên phải. Chỉ cần vài giọt ROHTO là khỏi ngay.!
- Anh có khiếu quảng cáo lắm. Đi tiếp thị hàng hoá đi..
-….?
Lệ Hồng xoay xoay cây viết trên lồng bàn tay.
- Anh họ Hồ lại tên Dĩ Hồ. Thật sự tôi tìm trong tự điển không thấy mấy văn tự nầy!
- Đó lại càng không phải chuyện của cô !..
- Tôi ít học, anh học hơn tôi, anh thử giải nghĩa cho tôi biết coi, cũng là để học hỏi vậy !
- Thế tại sao cô không tiếp tục học !
- Học để làm gì ? Phải để kiếm tiền không ? Tiền thì tôi có nhiều rồi, tội gì đi học nữa !
- Chưa đúng. Đi học cốt để cô khỏi phải hỏi tôi như vừa rồi!
- Tôi thấy ngộ nghĩnh hỏi chơi cho vui. Không biết cũng có sao đâu ?
- Cô không nghe cổ nhân có câu “ học giả hảo bất học giả hảo” đó sao !
- Biết rồi. Có học thì như gà nấu gạo, không học thì như cải bắp thảo..chứ gì. Nghe cải lương nói hoài..
Hồ cười thành tiếng :
- Chạy cô luôn !..
Chuông điện thoại bàn reo vang. Lệ Hồng nhắc máy nghe:
- Dạ..dạ..hà tiên P.300 à, rõ rõ..
Lệ Hồng gát máy, ngó Hồ :
- Đến chuyện anh rồi đó, kêu chú chín nữa. Hai người, mỗi người 15 bao xi măng Hà TiênP.300 đến công trình X ngay. Bắt đầu..
Hồ bắt đầu thả dốc xuống cầu Phan Thanh Giản thì nghe tiếng la thất thanh :
- Cướp..cướp.. nó giựt dây chuyền của tôi…
Hồ quay đầu nhìn lại, thấy hai gã thanh niên ngồi trên chiếc xe LA 250 phân khối. Gã ngồi sau cầm sợi dây chuyền bỏ vào túi áo. Phản xạ tự nhiên, Hồ quanh ngang chiếc xe ba gác lại. Chiếc xe LA đụng vào hông xe ba gác. Hai tên ngã lăn ra. Bằng thế võ nhà nghề, Hồ nhào tới tung một cước vào tên áo xanh ngồi sau rồi Hồ khoá tay gã lại. Bà con đi trên đường xúm lại, bắt tên mập lái xe. Sự việc xảy ra nhanh như phim truyện. Hồ móc trong túi tên áo xanh mà anh đang khoá tay sợi dây chuyền đã đứt.
- Bà con thấy không ! Đây là tang vật của hung thủ ..
Anh em dân phòng cũng có mặt kịp thời, một người nói :
- Thằng mập nầy chuyên môn ăn hàng ở khúc Văn Thánh trở lại Hàng Xanh, đã bị chúng tôi truy bắt nhiều lần. Lần nầy thì hết chạy rồi..con. Đi..đi.. theo tụi tao về phường..
Hồ giao tên áo xanh cho dân phòng. Cô gái mặt áo bà ba màu vàng nhạt, dẫn chiếc xe đạp đến :
- Cảm ơn anh! Anh cho xin lại sợi dây…
Hồ nhìn cô gái, một sự ngạc nhiên đến thú vị, cô gái không ai khác hơn là cô gái mặc áo màu vàng ở nhà bác Lâm. Hồ trao sợi dây chuyền cho cô gái, một dấu vết trầy rướm máu còn hằn trên cổ cô gái..
Hồ lắp bắp : - Thì ra là cô..
Cô gái đưa khăn tay chậm trên vết thương ở cổ :
- Lần nầy nhờ sự nhanh tay kịp thời của anh, chứ không..
Bà con đã giãn ra, chỉ còn lại hai người. Hồ đẩy chiếc xe ba gác vào lề. Anh phủi đất trên hai tay.
- Thôi.. cô về đi. Bây giờ mang trang sức nên lưu ý..
Cô gái nửa như ngượng ngùng, nửa như muốn nói điều gì đó..Hồ mỉm cười :
- Tạm biệt cô nhé !
Cô gái bổng nói :
- Anh ơi.. xe anh méo xẹo dè rồi.. Hay là anh đưa đi sửa.. tôi xin phụ tiền..sửa xe cho anh!
Hồ nâng vành xe lên, anh kéo dè xe ngay lại. Tuy không như ban đầu nhưng tạm thời chạy được. Về nhà sẽ sửa lại.
- Thôi.. không có gì đâu. Chạy tạm về được, về nhà sẽ sửa lại. Cô cứ yên tâm về đi.. đừng ái náy, nếu có duyên thì sau nầy gặp lại..
Không để cô gái nói thêm. Hồ đạp xe chạy đi, quay người lại vẫy vẫy.. Cô gái nhìn theo, vẫn cái nhìn u uẩn đó…
Buổi sáng thì Hồ chở hàng cho bà chủ. Buổi chiều anh đi học. Chủ nhật được nghỉ. Buổi chiều là phần của chú chín. Chiều nay đi học về,
tự nhiên Lệ Hồng nhìn anh cười cười ra vẽ bí mật:
- Có một món quà từ trên trời rớt xuống, nhờ trao lại cho anh. Tuy nhiên, muốn nhận cũng phải có điều kiện !.
Hồ ngạc nhiên chỉ vào ngực :
- Quà cho tôi ? Chắc không phải của cô tặng chứ ?
Lệ Hồng nhìn vào mông lung :
- Tất nhiên không phải của tôi tặng. Mà anh, cũng tất nhiên không đủ cho tôi tặng..
- Vậy chắc của hội từ thiện ?!
- Hội từ thiện đâu có con nhà giàu như anh !..
- Giàu. Giàu mà đi làm mướn à ? Cô hay châm chọc quá!
Hồng đốp chát :
- Đó là tự anh hành hạ mình thôi..
- Hành hạ. Tôi đâu có chán đời đâu. Cô phải nói tôi tự rèn luyện mình thôi !
Hồng đưa tay vẽ vời :
- Có nàng con gái tóc thề, trắng, đẹp và bí hiểm !
- Chuyện giống phim Hàn quốc quá ?
- Không! Phim truyện Việt Nam. Nàng đến tạ ơn chàng đã ra tay nghĩa hiệp, một chút quà mọn gọi là đền ơn đáp nghĩa..
Hồ dắt xe vào nhà, nói vọng lại :
- Hết tập một chưa ?
- Đứng lại ! Lệ Hồng lấy dưới quầy một gói quà được gói bằng giấy kiếng màu vàng. Nơ thắc cũng màu vàng. Lệ Hồng đưa ngón tay lên :
- Một chầu kem nhé !
- Được. Nhưng tôi mua về cho cô ăn chứ không có đi chung đâu há..
Nói thì nói Hồng cũng đưa gói quà cho Hồ. Hồ mang gói quà lên gác. Một thoáng bâng khuâng. Một chút nao nao. Trong đầu Hồ nỗi lên gương mặt xinh xinh có đôi mắt buồn rười rượi. Đôi mắt chừng như ám ảnh Hồ không nguôi. Hồ nghĩ, nhớ nhung có phải là dấu hiệu của tình yêu không ?.Không ! Hồ chưa dám nghĩ đến điều nầy. Trong góc tối nào đó của tâm hồn, lời nói của người cha còn in đậm ‘ Sự nghiệp trước đã, rồi hãy nghĩ đến tình cảm. Tình cảm luôn chi phối cuộc sống của ta. Mà, trên thực tế xã hội sẽ đào thải những kẻ bất tài’.
Hồ lưỡng lự, nhưng rồi cũng mở gói quà ra, với sự tò mò thực sự. Thì ra một cuốn tự điển Anh-Việt, một cuốn luật thương mại, một cuốn luật dân sự và một máy phone. Sau cùng là lá thư màu vàng nhạt. Hồ mở bao thư ra :
“ Anh Dĩ Hồ thân mến,
Qua trao đổi với bác Chu, người làm việc chung với anh. Tôi được biết tên anh và biết anh là một sinh viên chăm học. Đúng là một ngạc nhiên thật sự của mình.
Em tên là Kim Ly, làm việc ở một chi nhánh Bưu Điện gần đây. Nhờ sự giúp trợ của anh mà em không mất tài sản. Một món quà nhỏ gởi đến anh xin được coi như một kỷ niệm. Hy vọng món quà nầy sẽ giúp ích cho anh trong công việc học hành. Máy phone Ly muốn anh được thư giãn sau một ngày làm việc cật lực.
Sau cùng, xin được làm quen với anh. Rất trân trọng cảm ơn trước một hành động cao đẹp mà không phải bất cứ ai cũng làm được. Nơi làm việc của em là Bưu Điện …. Thuộc chi nhánh bưu điện Việt Nam. Số điện thoại của em 0909.7909…..Chúc anh luôn dồi dào sức khoẻ để làm việc và học tập.
KIM LY
Dĩ Hồ đặt lá thư trên ngực. Mùa nước hoa còn phảng phất đâu đây. Anh nghĩ bâng quơ. Có những ước mơ mình không nghĩ ra lại đạt được. Cuộc sống phức tạp quá. Bắt đầu nợ nầng nhau rồi đó. Có phải tình yêu rồi không ? Chắc là không! Điều nầy có vẽ mới mẽ quá. Nhưng chắc chắn là sẽ bước qua. Có vội vàng lắm không? Đây là một phạm trù chưa xác định được. Trong tâm hồn trong sáng của chàng trai mới lớn nầy chừng như đổi khác. Cảm giác thú vị của sự quen biết tình cờ đã làm Hồ thiếp đi, thiếp đi trong một giấc mơ tuyệt đẹp. Không có luật cấm mơ mộng, mộng mơ không có tội. Và anh trong nỗi đam mê. Ngữa tay nâng mái tóc thề mà thương.
-Thương …thương cái quái quỷ gì. Chị rõ là vớ vẫn.
Ý Nhi buông đũa xuống bàn rồi quát.
Kim Ly chống chế:
- Không, chị nói thương là thương trước nghĩa cữ cao đẹp của anh Hồ. Nếu không sợi dây năm chỉ vàng bốn số chín của chị tiêu rồi !
- Chuyện đó ai cũng làm được hết. Anh chàng đó có biết người bị hại là chị không? Chẳng qua là tình cờ..
Kim Ly mơ màng :
- Đồng ý. Nhưng như vậy có phải là duyên số không ?
- Cải lương quá. Chị đừng quên là sắp đến ngày hứa hôn của chị ?
- Hứa hôn cái gì, kẻ chân may người góc biển..
- Vậy sao chị đồng ý ?
- Đồng ý hồi nào ? Kim ly cãi lại.
- Dù chưa đồng ý, nhưng chị đã nói làm sao đó nên anh Khang mới từ Mỹ bay về. Đầu tháng sau là anh ấy về Việt Nam rồi đấy !
Kim Ly làm thinh, cô thu dọn chén đĩa. Bất chợt những ý nghĩ hiện về. Kim Ly là con người thứ hai, ba của Ý Nhi thứ tư. Họ bà con chú bác ruột. Trong chiến tranh, gia đình Kim Ly ở quê bị chiến cuộc làm tan rã. Ba mẹ Kim Ly qua đời khi cô vừa chín tuổi. Chú tư mang Ly về thành phố nuôi dưởng cho ăn học. Tốt nghiệp cấp ba xong, Ly không thi lên đại học mà đi xin việc làm với ý nghĩ là bớt gánh nặng cho chú tư. Vì chú còn nuôi Ý Nhi đi học. Ly và Nhi cùng một tuổi. Chú tư có hai người con. Lớn nhất là Khương. Anh Khang mà Ý Nhi vừa nhắc là bạn của Khương. Khang và Khương là hai người bạn học cùng lớp. Khương tốt nghiệp bác sĩ còn Khang xuất cảnh theo diện ODP. Là bạn thân, nên Khang thường đến nhà Khương chơi. Gặp gỡ và quen biết với Kim Ly từ nhỏ. Đi Mỹ vài năm đột nhiên Khang viết thư về xin cưới Kim Ly. Khang lớn hơn Ly năm tuổi. Được thư Ly rất đỗi ngạc nhiên. Mến nhau thì có, vì chơi chung với nhau từ nhỏ. Kim Ly, Ý Nhi, Bửu Khương, Thúc Khang. Bốn người nô đùa với nhau từ khi Ly học cấp một. Đột nhiên đòi cưới Ly. Ly cũng đã trả lời với Khang là coi Khang như anh, chuyện cưới xin chưa nghĩ đến.
Buổi sáng. Dĩ Hồ dậy trể. Anh đẩy chiếc xe honda 67 ra sân. Chuẩn bị đạp máy thì tiếng Lệ Hồng lanh lãnh :
- Nè..nè.. đi đâu vậy anh Hồ ?
Hồ bực mình nhưng cũng trả lời :
- Cà phê. Được hôn ?
Hồng đưa tay ngoắc ngoắc :
- Vô đây. Biết là hôm nay chủ nhật, anh được nghỉ xả hơi. Nhưng tôi chỉ nhờ anh ba mươi phút thôi. Anh trực điện thoại dùm tôi, tôi qua Đa cao cái về liền..
Hồ miễn cưởng trở vào:
- Có đi thì nhanh lên, cô lúc nào cũng chẹt tôi hết..
- Tìm người bắt nạt như tôi hiếm lắm nghe anh…
- Đúng rồi, hành tinh nầy tìm được người như cô cũng đỏ mắt à !
Lệ Hồng lấy chiếc SU phóng đi. Hồ lầm bầm. Kiểu nầy chắc đi ăn sáng với bạn trai quá..
Dĩ Hồ đến quầy ngồi. Nhìn máy điện thoại, bất giác trong đầu anh loé lên. Anh nhấc máy gọi cho số điện của Kim Ly. Từ đầu giây bên kia, tiếng Kim Ly nhỏ nhẹ :
- Alô, bưu điện….. nghe đây !
- Xin lỗi, có phải Kim Ly không à ?
- Kim Ly nghe, xin lỗi anh là ai ?
- ……..
- Alô, anh còn đó không à ?
- Có..có. tôi Dĩ Hồ đây. Kim Ly mạnh khoẻ ?
- Cảm ơn anh. Thực không ngờ anh gọi lại. Hôm nay anh không đi học thêm sao ?
- Anh văn, học buổi chiều. Gọi đến không hy vọng gặp Ly, vì hôm nay chủ nhật. Thì ra chủ nhật Ly cũng làm việc sao ?
- Hôm nay ca trực của em. Kim Ly vui vẻ trả lời.
-……
- Sao anh im lặng vậy ?
- Chiều mấy giờ Ly về ?
- Mười bảy giờ !
- Anh cũng về giờ đó. Anh có thể mời Ly đi uống nước chiều nay không ?
- Được thôi. Ly chờ anh tại bưu điện…. Nhé !
- Được. Anh sẽ đến, nhưng có thể tr63 vài phút nha ..
- Em chờ được mà !
- Dứt nhé !
- Cảm ơn anh..
Đầu giây bên kia, Kim Ly âu yếm áp ống nghe vào ngực. Đầu giây bên nầy Hồ thở phào nhẹ nhỏm. Anh ngó quanh xem có ai trong thấy không. May quá, không có ai để ý.
Ngoài sân, nắng đã lên cao. Hồ thấy thế nào là yêu đời. Cuộc sống thơ mộng vậy sao ? Bây giờ với anh cái gì cũng đẹp. Một mãng nắng nào đó lọt vào chỗ anh ngồi, Hồ tưởng chừng như cánh hoa vàng nầy đang chia sẻ với anh niềm vui. Vì thật sự, lần đầu tiên Hồ mới hẹn hò..
Lệ Hồng chạy xe ào ào vào nhà. Cô lấy bọc cà phê đá treo ở xe đưa cho Hồ :
- Trả ơn anh đó .!
Hồ vui vẻ nhận và cảm ơn Hồng.
- Ủa, có gì mà anh vui quá vậy? Người đẹp đến thăm à ?
Dĩ Hồ lắc đầu :
- Không !
- Thế điều gì làm anh vui ?
- Tại tôi yêu đời, tại bọc càphê nầy..
- Chớ trước giờ anh chán đời à ? Động cơ nào làm anh thay đổi mau quá vậy ?
- Động cơ xe honda bốn thì.. Hồ trả lời rồi cười vang bước lên gác.
Lệ Hồng nói theo :
- Anh không đi à ?
- Hạnh phúc ở quanh đây, cần gì đi xa..
Lệ Hồng lắc đầu :
- Khó hiểu quá !!? Tâm thần..