Việt Văn Mới
Việt Văn Mới








 VỀ LÀNG






M ẹ Con bàn nhau: Cứ theo lối Phố Gíá  cuốc bộ xuống Bắc Ninh. Đi ô-tô Bắc Ninh về Kẻ Sặt, tắt qua Thổ Hoàng tới Phú Mãn là đường gần nhất.         

   Xe khách chạy bằng hơi nước có lò than đốt ở phía sau nhưng mẹ con vẫn tìm vào hàng ghế cuối vừa nóng vừa bụi.             

  Đến Cầu Đuống xe bị bọn “cớm” (cảnh sát giao thông của Pháp) đuổi xuống khám xét bắt hàng “quốc cấm”. Thấy mẹ con bà Vân vẫn ngồi li. Một tên xuống tận nơi dí súng vào Tài quát:       

-  Việt Minh hả?               

    Tài bấm be chỉ xuống chân mình, Bà Vân đỡ lời:            

  - Cháu nó đau chân. Mẹ con tôi đưa nhau đi chữa bệnh.            

  -  Hành lý đâu? Mở ra !            

  -  chỉ có mấy bộ quần áo rách, vài đồng tiền lẻ với mấy nắm lá thuốc thôi!          

    Nó chộp chỗ tiền lẻ rồi hỏi:             

-  Bệnh gì?           

   -  Bệnh phong ạ! Vừa nói bà vừa vén hai ống quần thằng con lên để lộ ra hai chỗ đắp thuốc lá. Thấy hai chân Tài đầy vết xanh, đỏ, tím, đen…tên cớm hét lên “hủi” rồi nhẩy vội xuống xe.                 

  Tưởng qua trạm kiểm soát thế là xong nào ngờ tới Phố Nối chúng lại ách xe để kiểm tra thẻ căn cước, Một thoáng bối rối khi bọn chúng bắt hành khách lần lượt trình báo giấy tùy thân.             

  -  Mẹ con nhà cháu mới mất thẻ căn cước. vội đi chữa bệnh cho cháu, chưa làm lại kịp! Vừa nói vừa dúi vào tay nó mấy chục               

-    Nhà ở đâu?           

    -    Mẹ con cháu ở phố hàng Đường ạ.             

  -  Phố Hàng Đường à? Có biết ngài Trưởng Qúê không?                         

    -  Cậu ruột của cháu đấy! Cậu cháu cũng làm nghề như các ông!            

   -  Quan năm, sếp của ngành chúng tôi! Tài xế đâu! Mời quý bà và công tử lên hàng ghế nhất!                

   Xe đổ khách xuống Kẻ Sặt. Đèn điện sáng trưng. Lần đầu tiên, mẹ con Tài thấy ánh điện. Anh bảo mẹ:            

  -   Đêm nay ta vào quán trọ nghỉ cho lại sức, hỏi thăm đường đất ra sao, mới đi tiếp được. Thời gian này giặc co cụm vào các thành phố, thị xã. Chúng ra sức lập tề, dựng tháp cach, càn quét bắt lính. Ta lấy nông thôn bao vây thành thị, phá tề, mở rộng vùng giải phóng, tạo thành thế cài răng lược Ở thế cầm cự chiến tranh đã đến giai đoạn rất ác liệt. Mẹ Vân thấy con mình trưởng thành hơn rất nhiều sau mấy năm ỏ Phố Gía! (nơi giáp ranh giữa an toàn khu với vùng địch hậu)             

    -  Anh  nhận định, phân tích tình hình như cán bộ Việt Minh  ấy. Mẹ làm theo anh.                        

Quán trọ nhỏ chỉ giải đủ bốn cái chiếu  trên nền đất mà có tới hai chục người tá túc. Nhà cầu cạnh chỗ ngủ. Mùi mồ hôi, mùi khai thối nồng nặc.       

-  Thế vẫn hơn nằm đầu đường góc phố gặp bọn cớm hay trộm cướp, bọn Việt gian thì nguy khốn.            

    Mẹ con rửa mặt mũi chân tay, giở cơm nắm muối vừng ăn cho đỡ đói rồi nằm khù khoăm trong xó tối. Bỗng cả phòng nháo nhác. Bọn lính ập vào. Một thằng dùng  khẩu súng dài gẩy mũi súng vào mặt từng người xem…Đến cuối gian nhà, nó gõ mũi súng vào đầu Tài cộp…cốp…             

 -   Trốn  lính Quốc Gia hả?              

   Bà Vân bật dậy van xin:              

  -  Con tôi vừa câm, vừa điếc lại bệnh tật, đi lính sao được. Các ông tha cho!              

  - Câm hả…điếc hả…tật này…bệnh này…! Mấy cái báng súng túi bụi vào bạng mỡ, vào mông, vào lưng làm Tài kêu ú ớ… ê…ê   Anh chỉ …chỉ vào chân. Bà Vân vội vạch quần con lên,            

    -  Các ngài thương cho, cháu nó bị phong thật mà!               

Chúng không nói gì, lục soát một hồi rồi bỏ đi. Cả quán trọ im ắng nặng nề… Mẹ con trả tiền vé trọ. Chủ quán thì thào:               

  -  Lũ lưu manh này cậy có súng đi ăn sương đấy! Đêm nào chẳng thế!               

   Nửa đêm, một thằng quay lại. Nó sục thẳng vào chỗ mẹ con Vân ra lệnh:            

    -   Lên đồn gặp Sếp!              

   Chắc nhìn thấy bà còn sắc nước nên chúng giở trò đồi bại đây.            

    -  Cháu bệnh thế này các ngài tha cho.              

  -  Đi một lúc rồi về              

  -   Nhà cháu đang bẩn người ! Nhờ ngài nói với Sếp làm ơn…            

    -  Bênh này chữa phải có nhiều tiền?             

   -  Cậu Trưởng Qúê làm quan năm, nhà ở phố Hàng Đường, cho cháu tiền đi chữa bệnh đấy ạ!             

    Vừa nói bà vừa thọc tay vào quần phía sau lưng gãi gãi…thực ra là móc tiền dấu vào trong khố gỉá làm người đang có hành kinh. Bà  rút một tờ giấy bạc Đông Dương có mệnh giá cao nhất đưa cho hắn xem :             

     Nó chẳng quan tâm tới lời bà kể lể, chỉ hoa mắt vì mệnh giá đồng tiền có giá trị bằng một chỉ vàng vội giật lấy, đưa lên mũi hít tít rồi quay ra.                  

Hai mẹ con trốn khỏi nhà trọ vừa đi vừa chạy suốt đêm . Trằng hạ tuần tháng chín làm hai cái bóng in dài gẫy khúc trên bờ ruộng còn lằn vết xích xe tằng .            

    Gần tới cổng chợ Đởm thì đã sáng rõ mặt người. Bọn hương dũng đi tuần thấy người lạ chặn lại:               

 -   Hai người đi đâu sớm thế?               

-   Mẹ con cháu về làng Mãn chữa bệnh              

  -  Ái !...chà! Làng Mãn là làng theo Việt Minh, nhất định không tề, là làng duy nhất tỉnh Hưng Yên không lập tháp canh . Về làng chống lại Quốc Gia phải không?              

  Bà Vân vén quần con lên vừa nói vừa dàn dụa nước mắt (nhớ trận đòn đêm qua)            

   -  Vào nhà  Lý Trưởng trình bầy!           

    -   Cac ông nói với cụ Lý thương mẹ con nhà cháu với !               

-  Cụ Lý muốn  thương người có đôi lúm đồng tiền , khuôn mặt trái xoan chít khăn mỏ quạ kia! Chúng cười hi hí!… hô hố…!               

  -  Nhà cháu đang kỳ dở người ! vừa nói bà vừa đưa cho mỗi đứa một chục Đông Dương. Cầm tiền bỏ túi. Một thằng bất ngờ  chộp ngực bà day day. tay kia móc vào đũng quần của bà Vân nắn nắn, bóp bóp.              

   Xem cái dở thế nào!              

   Bà Vân hét thất thanh: Cứu!…!Cứu…! và ngồi thụp xuống. – mọi người đi chợ xúm đen xúm đỏ. Một giọng chanh chua, ngọng líu  ngọng ló cất lên the thé:               

-  Nàm sao? Nàm sao? Đứa lào nàm sao? Lói gì động đến cụ Ní đấy?               

 -   Bẩm bà! Có con điên và thằng bệnh phong ạ!  Nói rồi bọn đi tuần lủi vào chợ.               

   Trông thấy hai cái chân gớm ghiếc của kẻ bệnh, vợ Lý Trưởng  rú lên:              

    -   Hủi!... Hủi!... H…ủ…i…       

   Đám đông nhớn nhác chay tán loạn.