Việt Văn Mới
Việt Văn Mới




DẬT SỬ




             

C ả tháng Tết , mưa cách nhật , lạnh dưới o "không" độ ở cái tuổi mí mí 80 chết dở , không đi đứng được, nằm ngồi 1 chỗ, bệnh không ra bệnh, liệt không ra liệt ,dở net ra thì cũng bình thường toàn là chuyện thừơng ngày ở làng xã quận huyên, có vài chuyện nổi cộm lên :

Nhà văn Nguyễn Bàng bị trosk , tuyệt đối bí mật " im lặng" không phổ biến cho ai biết ,không nhận sự yểm trợ tiếp viện nào ? " kế đó là tử vi gia Đặng Xuân Xuyến coi tay xù mu rùa " bói quẻ nắn gân nắn cốt " cho nhà văn thơ Nguyên Lạc .

Sau chót là tin tức mình " Lịch Sử có thể viết lại theo nhu cầu " của tiến sĩ Phạm Hồng Tung.


*

Trong các môn học thì môn nào tôi cũng đội sổ , tuy nhiên tôi lai rất có hứng thú về môn Sử, qua tác phẩm Ả Q của Lỗ Tấn thì " Ả Q chính truyện rồi Ả Q ngoại truyện, rồi tả truyện, hữu truyện " qua Sử học ở các lớp Trung Hoc thì được giảng qua loa như sau : ".Chính Sử là Sử chính thức của triều đại đang cai tri , gọi là nội sử là sử bên nội của nhà vua hay nhà cầm quyền , tiếp đến là ngoại sử là Sử bên ngoại của nhà vua " tức là phìa bên mẹ ruột của nhà vua " rồi dã sử tức là Sử không chính thức chỉ truyền miệng trong dân gian chốn hoang dã không có thật ? hoặc là Sử được chặt vụn ra bỏ vào cối đá mà giã nát ra như tương , kế là Dât Sử "" ngừơi viết sử không tham gia một chính quyền nào ở ẩn để soạn Sử cho đời sau cho có vẻ công bằng và vô tư , rồi đến Quyền Sử là nhà làm Sử có chức vụ cao cấp , thừa hành chính quyền mà viết sử , chỉ có đúng không sai bao giờ ? ngoài ra còn có Sử Tặc là giặc giã viết sử , viết loạn xà ngầu " cơm cứt lẫn lộn " không biết đầu mà mò .

Và ngay tức thời thì tiến sĩ Phạm Hồng Tung đề xuất :" lịch sử có thể viết lại theo nhu cầu ".

Cổ nhân nói : có chức . có quyền , có thế lực và có tiền " tức có Địa Phương Quân " trong tay thì muốn mưa có mưa , muốn gió có gió , muốn gì được nấy ? chỉ có thua Cọp .

Nhớ lại trước năm 1958 tôi chuyển từ Quảng Ngãi ra Quảng trị học , học lại năm đệ tứ cùng lớp với Phan Ngọc Thạch " bút danh là Phan Phụng Thạch " người xã Đạo Đầu , gọi giáo sư Phan Văn Dật bằng Bác . Ông Dật người Quảng Trị vừa là nhà thơ Tiền Chiến vừa là giáo sư trường Quốc Học Huế , ở Quảng Trị có hai vị người xã Đạo Đầu là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba và giáo sư Phan Văn Dật nổi đình nổi đám ở Huế . bên cạnh đó thì còn một nhà thơ thời danh lúc đó tên là Vân Sơn Phan Mỹ Trúc , ông theo cách mạng nên sau 1954 có 2 tâp thơ " Tiếng nói của dân nghèo" được xuất bản ? mà không biết xuất bản ở đâu ? chỉ thấy dân quê mò lên tỉnh tìm mua ? mà không thấy chỗ nào bán ? hoặc chỉ có tính cách tuyên truyền.

Đầu năm 1967 , tôi giải ngũ và làm thư ký tòa sọan Nguyệt san Quần Chúng , in ở Hồng Lam của cha Luận, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm gần đường Phan Đình Phùng nhà in cho mỗi tờ báo mướn một cái bàn để sửa bài , ở đây vô tình tôi lại hân hạnh được gặp nhà thơ Thời danh Vân Sơn Phan Mỹ Trúc, tôi nhập đề ngay :

- Anh thường rêu rao gọi nhà thơ Phan Văn Dật quê ngoài Đạo Đầu Quảng Trị là Chú, mà tôi lại là bạn cùng lớp với Phan Ngọc Thạch, mà Thạch gọi giáo sư là Bác ? vậy xin hỏi :" giáo Sư Phan Văn Dật có mấy người con ? " nhà thơ Vân Sơn Phan Mỹ Trúc trả lời ngay :

- Ồ thì có 2 thằng, thằng anh là Lôi và thằng em là Kéo ?

Tôi gật gù " vì chưa rõ đúng hay sai ?" thì anh nói tiếp :

- Chứ còn gì nữa ? bố là Dật , thì con là Lôi , với Kéo chứ gì Nữa ?


*

Sau 1975 đến bây giờ là 44 năm rồi , chuyện đã quá cũ , khi không lại có cái chuyện "Sử có thể bàn thảo và viết lại" đồ đạc có thể sửa chữa và làm lại , quần áo có thể vá lại và chữa lại , Văn Dật hay Sử Dật có nghĩa là kéo Văn Chương về phía mình và kéo Lịch Sử về phía mình ? chỉ có mình là đúng " tuyệt đúng tuyệt đẹp "còn những cái xấu không đẹp , cái sai thì chỉ có phía bên kia mà thôi ? phần mình thì không ?