Việt Văn Mới
Việt Văn Mới







ĐỨA CON






L àng Kiên thuộc vùng ven sông Hồng. Đứng bờ đê bên này, phóng tầm mắt sang bên kia sông là dãy Tam Đảo xa mờ, có dãy núi hình lưỡi hái chạy từ Bắc xuống Nam, là khoảng trời nước mênh mang của ngã ba sông với tên gọi Bạch Hạc (con Hạc trắng), có chiếc cầu 3 nhịp bắc ngang mang tên Việt Trì. Dân vùng quê Kiên vẫn truyền nhau câu ca của ông cha: “Nhất cao có núi Ba Vì, thứ hai Tam Đảo, ba thì Anh đây”. Các cụ nhà ta đã nhầm về độ cao này. Bây giờ các nhà khoa học đã xác định Tam Đảo cao hơn Ba Vì “Anh đây” là muốn ám chỉ niềm tự hào của những chàng trai Xứ Đoài quê Kiên.

Thành phố công nghiệp Việt Trì đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của vùng trung du Đất Tổ, ngã ba sông. Nhiều siêu thị, nhà hàng, trụ sở công ty, nhà cao tầng mọc lên, ngày đêm ồn ã náo nhiệt, là nơi giao lưu giữa miền ngược và miền xuôi. Kiên nhớ lại thời kỳ cả miền Bắc là công trường xây dựng. Khu công nghiệp Việt Trì được hình thành, có hàng nghìn bộ đội chuyển sang làm lao động trên các công trường, hàng trăm học sinh nghỉ hè đến tham gia lao động.

Chỉ huy công trường đa phần là sĩ quan quân đội và cán bộ miền Nam tập kết. Kiên là con một (con trai), được chiều chuộng hơn những đứa trẻ trong xóm nhưng vì nhà nghèo, Kiên có bằng tốt nghiệp cấp II xin đi công trường. Kiên có hai chị gái đều đã lấy chồng. Một anh rể đi Thanh niên Xung phong có tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại chuyển sang làm công nhân xây dựng, hiện đang ở bộ phận nhân sự của công trường nhà máy xay. Kiên nhớ lại những kỷ niệm trước đây. Cuộc sống trên công trường thật thú vị, Kiên đã được rèn rũa, lớn lên ở khu công nghiệp này. Kiên được vào làm liên lạc, hàng ngày đi Bưu Điện lấy báo lấy thư cho công trường. Những đêm trăng thanh gió mát, Kiên thường được các anh chị thanh niên cho đi theo vào làng để mua sắn, mua khoai về luộc ăn cho khỏi đói hoặc tán tỉnh những cô gái chưa có chồng. Những lúc rảnh rỗi, Kiên ngồi tập đánh máy chữ. Người ta bảo đánh máy chữ giỏi là phải “đít đoa” (điều khiển bằng 10 đầu ngón tay), còn Kiên chỉ dùng “nhất ngón” để mổ cò. Nhà máy xay xây dựng xong cũng là lúc Kiên biết đánh máy chữ thành thạo. Công trường giải thể, Kiên được chuyển đi xây dựng nhà máy Suppe Phosphat Lâm Thao (Phú Thọ) - một công trường xây dựng vào cỡ lớn do nước bạn Liên Xô giúp đỡ lúc bấy giờ. Có hàng chục chuyên gia Liên Xô sang làm việc tại công trường. Chỉ huy công trường là những đại tá, trung tá bên quân đội chuyển sang. Anh rể Kiên cũng được chuyển về làm ở phòng tổ chức nhân sự. Kiên đã nghiễm nhiên trở thành nhân viên đánh máy kiêm văn thư.

Trong một lần có công văn tuyển sinh lớp Trung cấp kế toán xây dựng cơ bản, Kiên nói với anh rể là muốn được đi học và Kiên đã được xét đi với lý do Kiên còn trẻ, cần được đào tạo. Trước khi vào trường phải kiểm tra một bài toán đố và một câu hỏi nhận thức về công tác xây dựng cơ bản. Vì tất cả thí sinh đều có trình độ cấp II và cấp III, nên đều trúng tuyển. Học sinh đa số là thanh niên mới lớn, phần nhiều là người Hà Nội, đều trẻ khỏe và duyên dáng.

Đi học, Kiên có thêm bạn mới. Tự cùng tuổi với Kiên, quê ở Việt Trì, hôm đi nhập học cùng đi chuyến tàu nên đã quen nhau rồi thân nhau từ đấy. Tự khỏe, đẹp trai, ăn nói có duyên, nhà khá giả, còn Kiên thì đen gầy, con nhà nghèo, ăn nói giao tiếp kém hơn so với Tự. Những ngày đầu, đi ăn cơm, quán xá, uống nước ăn kẹo lạc, xem phim ở bãi, Kiên và Tự đều đi với nhau. Có những đêm đi xem, đi chơi quá giờ, cả hai phải trèo tường và phải làm kiểm điểm. Hàng ngày, buổi sáng lên hội trường nghe thầy cô giảng bài, chiều và tối phải tự học, nhưng tối họ thường “chuồn” đi chơi. Trong lớp đã hình thành nhiều đôi nam nữ tâm đầu ý hợp đi chơi với nhau. Có đôi lần Tự nói xa nói gần với Kiên là sẽ chỉ đi chơi với nhau đến khi nào mỗi đứa đều tìm được bạn gái. Kiên cười ủng hộ vì Kiên đã nhìn thấy Tự đôi lần đứng nói chuyện với những cô gái trong lớp.

Tối thứ 7 hôm ấy, bãi có chiếu phim “Chung một dòng Sông”, bộ phim do những nhà Điện ảnh Việt Nam quay. Kiên chắc mẩm Tự sẽ đến rất sớm đón mình để cùng đi, nhưng đợi mãi không thấy. Kiên chủ động đi tìm, thấy Tự đang ngồi với một bạn gái trên lớp cười nói tình tứ lắm, cô ấy tên là Bình. Thấy Kiên, Tự nhanh nhảu đứng lên giới thiệu: “Đây là Bình, bạn của mình, đang định đến rủ Kiên đi xem”. Rồi Tự chỉ vào Kiên giới thiệu: “Đây là bạn cùng quê”. Kiên nghĩ thầm: “Chỉ nói xạo, cùng quê bao giờ, một đằng Việt Trì, một đằng Ba Vì”. Cả ba người cùng đi xem phim. Thời gian đầu, họ vẫn cặp ba đi với nhau nhưng rồi dần dần Kiên nhận thấy những cuộc đi có Kiên là vô duyên và không nên. Tuy Tự và Bình vẫn muốn duy trì các cuộc đi có cả 3 người như thế, nhưng Kiên đã bằng cách này cách khác chủ động thoái thác để tách mình ra. Kiên có tâm trạng cô đơn từ đấy. Kiên không có bạn gái vì cái tính nhút nhát không biết tán chuyện và của đáng tội cũng có tính tự ty nữa, cho rằng mình là thằng xấu trai nên không thể “cố đấm ăn xôi” được. Vì “Thứ nhất đẹp giai, thứ hai chai mặt”, cả hai tố chất, Kiên đều vào loại kém. Tự và Bình càng ngày càng gắn bó xoắn xuýt bên nhau, tuần nào không về nhà Bình trên Ba Vì thì lại về Việt Trì nhà Tự. Bình đôi lúc cũng tỏ ra thương cảm, muốn làm được cái gì đấy để khỏa lấp bớt sự cô đơn cho Kiên, đã cố gắng tìm tán cho Kiên một cô nhưng chưa có kết quả.

Một lần, Tự và Bình chủ động thiết kế một cuộc đi về nhà Kiên ở Ba Vì, có bạn của Bình tên là Trinh đi cùng. Nhưng sau cuộc đi về, Trinh đã nói với Bình: “Tính khí Kiên thế nào ấy”, và có nói đến ý “Gia đình Kiên nghèo nhỉ!”. Bình động viên Trinh cuộc sống sau này sẽ khác đi. Bình còn ghẹo Trinh, chỉ việc ghép hai chữ Kiên Trinh lại là đã thấy duyên phận với nhau rồi! Nhưng Trinh cười và lắc đầu. Việc làm của Bình cũng chẳng xoay chuyển được tình hình. Còn Kiên cũng cho rằng mình vẫn còn quá trẻ, cũng chẳng cần phải nóng vội, để phấn đấu đã! Để giữ chân học sinh, duy trì nội quy kỷ luật học tập, nhà trường liên tục tổ chức những đêm văn nghệ, những cuộc đấu bóng chuyền, bóng bàn, cờ tướng. Bình có tham gia đội múa. Kiên đã sáng tác được vở kịch được nhà trường duyệt và cho công diễn. Kiên còn tham gia thi viết báo tường do nhà trường tổ chức và được giải nhì, không có giải nhất. Nội dung bài báo của Kiên nói về những ngày vui tươi phấn khởi của tuổi trẻ trong lớp học, những ngày say mê miệt mài học tập, ngày ra trường được đi mọi miền đất nước làm nhiệm vụ xây dựng cơ bản. Một số người vinh dự được phân công đi xây dựng trên Mặt Trăng xa xôi, trong đó có tác giả bài báo được đi cùng, bao chuyện vui buồn ngớ ngẩn trên Mặt Trăng đã xảy ra đối với đoàn quân xây dựng… Khi bài báo được đọc lên, cả hội trường đều cười ngất và khen Kiên có đầu óc tưởng tượng khá lãng mạn và hoành tráng.

Sau lễ bế giảng, nhà trường tổ chức nhiều đoàn thực tập, trong đó: Tự đi thực tập ở công trường xây dựng nhà máy Phân Đạm Bắc Giang; Bình về công trường Super Lâm Thao; Kiên về công trường xây dựng Nhà máy Điện Việt Trì… Không khí làm việc nơi công sở như được thay đổi hẳn khi có đoàn thực tập về, người cũ thành thạo, giỏi giang công việc để sẵn sàng hướng dẫn người tập sự. Người tập sự thì tỏ ra cầu thị, hăm hở tìm hiểu để tiếp thu công việc… Tuy ở xa nhau nhưng họ vẫn thường xuyên thư từ cho nhau. Thu nhập của mỗi người đều cao hơn khi còn ngồi ghế nhà trường. Kiên đã dành một phần tiền nhỏ nhoi vừa được lĩnh để gửi về biếu bố mẹ vì đó là những “đồng tiền lương đầu tiên của con”.

Kiên được phân công kiểm tra tập chứng từ lương của gần 200 công nhân đã chuyển đi làm việc ở công trường Điện Cao Ngạn Thái Nguyên. Tơ là cán bộ của công trường được cử đi trao tiền tận tay cho công nhân. Kiên cần mẫn lật giở từng bảng lương, đối chiếu từng chữ ký của người nhận tiền. Kiên đã ngộp thở khi phát hiện có một số tên trùng nhau, nghĩa là có công nhân đã lĩnh hai lần hoặc ai đó đã giả mạo chữ ký của công nhân để lĩnh tiền thêm lần nữa. Nghe có dư luận bàn tán xầm xì về chuyện tiền lương số công nhân chuyển đi Thái Nguyên, Tơ đã chủ động đến gặp Kiên, nói Kiên hãy bỏ qua cho chuyện này. Lương tâm nghề nghiệp không cho Kiên xuê xoa, Kiên đã báo cáo tổ chức và Tơ bị kỷ luật với lý do lợi dụng cái sai để mạo chữ ký, biển thủ tiền của công quỹ. Kiên được biểu dương và thông báo đến các đoàn thực tập.

Một ngày chủ nhật, Kiên ra ga Việt Trì để mua vé đi Tiên Kiên thăm anh rể. Trong lúc đợi nhà ga bán vé, Kiên đến một chiếc ghế có cô gái ngồi, trên tay cầm quyển tiểu thuyết “Mùa hoa dẻ” của Nhà văn Quân đội Văn Linh, tay kia phe phẩy cái quạt giấy tím. Kiên chủ động: “Xin lỗi, tôi ngồi được chứ?”. Cô gái gật đầu cười: “Mời anh!”. Qua chuyện trò, Kiên được biết cô gái có tên là Hận, Kiên thầm thắc mắc: “Tại sao lại đặt tên là Hận nhỉ? Chắc bà mẹ có gì ẩn ức trong cuộc đời hay trong tình duyên? Hận đời hay hận tình?”. Qua câu chuyện, Kiên được biết Hận đang học cấp III, tranh thủ nghỉ hè vào làm lao động hợp đồng ở công trường nhà máy hóa chất kiếm ít tiền để sau này thi vào Đại học Nông Lâm. Hận nói: “Em đi bệnh viện Phú Thọ để nhổ cái răng sâu, còn anh?”. “Tôi thì đi chơi, xuống ga Tiên Kiên”.

Cái thời ấy, đi lại không thuận tiện dễ dàng như bây giờ, chuyến tàu nào cũng chật ních, hành khách đi gần thường chọn cách đứng ở ngoài đầu toa để xuống cho nhanh. Kiên lên đầu toa số 4 lại được đứng bên tay trái của Hận, nên được hưởng cái mát từ chiếc quạt luôn phe phẩy trên tay cô. Kiên tiếp tục câu chuyện bỏ dở: “Bao giờ Hận về?” - “Mai” - “ Mai tôi cũng về, giữ cho một chỗ nhé! Vì con tàu này sẽ xuất phát ga đầu là Phú Thọ”. Dặn thì dặn thế, Kiên cũng không chắc Hận nhớ. Thấy Hận phải liên tục quạt, Kiên xin được đổi chỗ. Hận là cô gái thông minh, nói: “Để em quạt, anh sợ em mỏi tay chứ gì?”. Nói vậy nhưng Hận vẫn lách người đổi chỗ và giao chiếc quạt cho Kiên. Hôm sau, con tàu đang phì phò tiến vào ga, Kiên đã nhìn thấy Hận nhoai người ra khung cửa toa tàu, huơ huơ tay rối rít kéo dài giọng: “Anh Kiên… em đây…”. Họ được ngồi cùng ghế và nói với nhau đủ thứ chuyện. Sau chuyến đi ấy, tình cảm giữa Kiên và Hận có xích lại gần nhau hơn. Sau những giờ phút mệt mỏi, căng thẳng, hết mình cho công việc, nếu không họp hành sinh hoạt gì, họ lại rủ nhau đi chơi. Vì là phụ nề, suốt ngày đánh lộn với vôi vữa dưới cái nắng trưa hè chang chang, nhưng với cái khăn đen trùm má, gánh vữa lên giàn giáo, Hận vẫn giữ được nét duyên dáng, tươi tắn, da không bắt nắng. Hận chỉ kêu mệt mỗi khi gặp Kiên. Rặng cây rợp bóng đầu công trường đã chứng kiến những bước chân của đôi bạn trẻ. Những con thuyền giương buồm căng gió rẽ nước đi ngược về xuôi trên dòng sông cũng như reo vui cùng Kiên - Hận khi hai người ngồi bên gốc cây gạo bờ kè bên sông. Một lần, Kiên và Hận rủ nhau lên đồi hái sim. Cả hai đang tung tăng chạy hết bụi sim này sang bụi sim khác để tìm sim chín thì cơn mưa mùa hè bất chợt ập đến, cả hai đều bị ướt, phải chạy đến gốc cây bàng cách đấy mấy chục bước để trú mưa. Hận đưa khăn tay cho Kiên lau mặt, lau tóc. Việc làm của Hận đã làm Kiên cảm động. Kiên hỏi: “Hận đã có người yêu chưa?”. Hận nhìn Kiên cười: “Tại sao hôm nay anh mới hỏi em điều ấy?”. Sự suy tư thoáng qua đôi mắt, Hận hỏi lại: “Có hai trường hợp xảy ra, nếu em trả lời “chưa” thì điều anh xử lý tiếp là gì? Trường hợp Em trả lời “Rồi” nhưng em lại hỏi anh là có thể làm ngược lại được không?”. Kiên nghe phải kêu lên “Sao mà rắc rối vậy?”. Rồi cả hai đều cười, tiếng cười hòa trong hạt mưa rơi. Kiên trả lời: “Anh sẽ vận dụng lý trí thời cuộc để trả lời, được chứ?”. Hận cười, chủ động vít đầu Kiên áp vào má mình nói: “Trả lời được đấy”. Rồi Hận kể cho Kiên nghe là Hận đã có người yêu rồi, là bộ đội. Hận ngước lên nhìn, nói với Kiên, cả hai đứa đều cho phép nhau nếu trên đường đời gặp được người tâm đầu ý hợp hơn thì có quyền báo cho nhau để thay đổi. Rồi giọng Hận thân mật: Em nói thật nhé, những ngày gần anh, em đã được trái tim mách bảo là em đã yêu anh, còn anh thì thế nào? Kiên nghĩ: “Sự hiểu biết của người con gái bao giờ cũng sâu sắc hơn người con trai là vậy!”. Kiên trả lời Hận: “Nhưng anh cũng biết hy sinh cho người đang đứng trước mũi tên hòn đạn để bảo vệ Tổ quốc. Hận nghe và gật đầu nói: “Cám ơn anh!”. Lúc này chỉ một cái xoay người là Kiên có thể ôm chặt lấy Hận nhưng Kiên chưa dám. Câu chuyện của hai người dừng lại ở đấy. Tạnh cơn mưa, Kiên và Hận sóng vai nhau ra về. Kiên đưa Hận về đến tận lán ở.

Vừa về đến nhà, Kiên đã thấy Tự đang nằm đợi mình ở giường. Thấy Kiên, Tự vội vàng vùng dậy hỏi: “Cậu đi đâu về, nghe người ta nói cậu đi với cô phụ nề phải không?”. Kiên không trả lời mà hỏi Tự: “Cậu đã đến chỗ Bình chưa, hôm vừa rồi mình lên Suppe thăm anh rể, có gặp Bình. Bình có nhắc đến cậu. Bình vẫn khỏe”. Qua câu chuyện, Kiên có cảm giác quan hệ giữa Tự và Bình có điều gì khang khác. Trong lúc ngồi ăn, với một giọng thật trầm, Tự đã kể cho Kiên nghe một sự đã rồi. Hằng là bạn học cùng quê với Tự, họ đã gặp nhau ở công trường xây dựng Phân Đạm Bắc Giang. Trong một lần không tự chủ, họ đã quan hệ cùng nhau và sau đó Hằng đã có thai… Tự đến với Kiên là để được giãi bày lòng mình và xin Kiên hiểu và rất cần lòng vị tha và thông cảm, và tự nhận thực sự không xứng đáng với Bình nữa… Kiên cắt lời Tự: “Thôi được rồi, Bình đã biết chuyện này chưa?” - “Chưa, nhưng mình tin rằng chỉ nay mai Bình sẽ biết” - “ Cậu muốn mình giúp gì ?”. Sau sự im lặng khá lâu, Tự rít mấy hơi thuốc lá liền rồi vừa nói vừa thăm dò: “Tự mong Kiên chủ động đến với Bình, mình nghĩ chỉ có Kiên mới đem lại tình yêu, hạnh phúc cho Bình vì trước đây chúng mình đã chơi với nhau”. Kiên biết đây là những lời rất thật của Tự, nhưng Kiên vẫn trút sự bực bội vào Tự: “Cậu quá tồi, đã dã tâm phá đi một tình yêu rất đẹp. Cậu bảo tớ đến với Bình, thay tình yêu như thay áo được sao? Sau đó, cả hai không ai nói với ai câu nào nữa, cho đến khi Tự đứng dậy chìa tay cho Kiên bắt với lời nói như khóc: “Rất mong Kiên vì mình mà đến với Bình, mình rất thương Bình, Bình rất kiêu sa, rất tin tưởng vào tình yêu cho nên Tự không dám làm Bình đau khổ…”.Đêm hôm ấy và nhiều đêm tiếp theo, Kiên đã trằn trọc mãi không ngủ được. Tình yêu của Tự và Bình đang thật đẹp. Kiên trách Tự đã coi tình yêu như trò đùa. Bình sẽ nghĩ như thế nào về Tự đây và có hành động gì để giành lại tình yêu của mình không? Chắc Bình buồn lắm vì là tình yêu đầu đời của Bình. Những điều Tự nói với Kiên, Kiên cũng biết là rất thật lòng, hành động thế nào cho phải? Có nên chấp nhận làm kẻ đến sau, chấp nhận mối tình muộn hay không? Bình có yêu Kiên không? Thật ra trước đây cũng có lúc Kiên ước ao có Bình. Còn đối với Hận nữa, chắc Hận cũng rất yêu Kiên, còn Kiên cũng đang chờ vào sự may rủi nhiều hơn. Cuộc sống đầy rẫy rủi ro, may hơn khôn mà... Kiên đã nghĩ nhiều đến Hận, mình sẽ nói tất cả chuyện này với Hận. Kiên tin Hận là người con gái sắc sảo, sẽ có đường đi nước bước cho Kiên, sẽ có những ý kiến hay… Nghĩ thế rồi Kiên thiếp đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau, Kiên với vẻ mặt vội vã thất thần đến với Hận, trên đường đi, Kiên đã bụng bảo dạ và tự vấn lương tâm, nói hay không nói? Nói hay không nói? Kiên đã suy nghĩ rất nhiều nói chuyện thế nào cho phải đây…Vừa trông thấy Kiên Hận đã vui ra mặt : Có việc gì quan trọng mà anh đến sớm vậy? .Kiên thở dài đánh thượt, và nói : Có một chuyện quá phiền phức Hận ơi!. Kiên đinh nói luôn vào câu chuyện, nhưng nghĩ lại, lại nói thác sang chuyện hỏi thăm về người yêu của Hận đã : Hận vẫn nhận thư đều đặn của anh Bộ đội đấy chứ?. Hận cười ré lên : - Trời ơi, sáng ra phải đi đến đây chỉ để hỏi mỗi chuyện ấy sao? Hì…anh hỏi thì Hận trả lời : Vẫn mỗi tuần một lá, đang tập tành mà…hì, đang kêu chán cuộc sống quân ngũ rồi đấy : kêu gò bó, ăn no vác nặng, lăn lê bò toài suốt.. chán…Kiên cũng cười tỏ ra thông cảm : Thời này là lính là vất vả rôi!, nhưng thật ra Kiên vẫn đang trong tâm trạng không tập trung. Hận cũng linh cảm thấy như vậy … sau cái thở sâu, Có chuyện thật mà như đùa Hậ ạ! Rồi Kiên đã kể cho Hân nghe câu chuyện Tự kể hôm qua…Tâm trạng của Hận cũng diễn biễn thăng dáng theo câu chuyện. Hận dè dặt hỏi Kiên : Thế anh Kiên định giải bài toán ấy như thế nào? Kiên thành thât : Thì Kiên cũng đang suy nghĩ đây, vì thế mới sang hỏi Hận đây! Hận lại cười, cái cười có đôi chút gượng gạo không tự nhiên nhưng vẫn tỏ ra một cô gái hiểu biết : Ô hay! Việc ấy thuộc anh chứ sao lại hỏi em? Cả hai đều im lặng trong giây lát, 4 mắt gặp nhau, Kiên nói trước : Kiên không chấp nhận sự giàng buộc của Tự cũng chẳng sao phải không, Nó cũng không có quyền gì mà trách cứ Kiên phải không?...Nhưng….Hận cướp lời Nhưng thương cô Bình chứ gi? Kiên cười gượng gạo : Thì thế mới đến tâm sự với Hận và tiện thể xin một lời khuyên nên như thế nào cho phải.

Tình yêu của Hận với anh bộ đội tên Thiện, qua lời kể của Hận. Thiện là thanh niên cùng làng với Hận, đang học lớp 9 thì đi nghĩa vụ quân sự. Thiện là một sinh học khá, là bí thư chi đoàn lớp. Bố mẹ Thiện còn cả, đều là người lao động chân chất thật thà, thuộc loại gia đình có bát ăn bát để, ông bà sinh được 5 người con, chỉ có Thiện là con trai. Thiện thuộc thứ hai. Ngay từ khi học cấp I Hận Thiện đã học với nhau. Thiện luôn tỏ ra biết điều, luôn nhường nhịn bạn bè, đặc biết đối với Hận, Thiện luôn giúp đỡ Hận những bài toán khó. Nhà Thiện, Hận đều ven bờ sông Lô, bài hát Lô Giang là niềm tự hào một thời của nhân dân trên địa bàn.

Thiện thường gào to : Lô giang dòng nước êm trôi… Một lần Thiện Hận rủ nhau đi vớt củi rều, Hận đã trượt chân ngã xuống dòng nước chẩy mạnh, trôi đi khoảng 10 mét, Thiện dã lao ngay xuống dòng sông và kéo được Hận vào bờ…từ đấy Thiện Hận càng gắn bó với nhau hơn. Thấy hai đứa trẻ gắn bó xoắn xuýt với nhau, trong một lần hai ông bố ngồi uống trà đàm đạo về thời cuộc đã chính thức hóa bàn bạc với nhau về hai đứa sẽ thuộc về nhau khi học hành xong. Hai ông bố đều thống nhất là chúng phải được học hành đến nơi đến chốn mới nói chuyên cưới xin. Cả hai ông bố đều khoe con mình là những đứa cin ngoan trò giỏi. Mà thật, Thiện Hận đều thuộc tạng chăm chỉ nên cứ sóng đôi nhau lên lớp. Đến lớp 9, Thiện xung phong đi nghĩa vụ quân sự. Cũng giữa năm ấy ông bố Hận sau buổi đi cày về bị cảm nặng và đã ra đi.. Hận còn đưa em trai đang học lớp 7, trường làng. Kiên thường được Hận cho xem những lá thư của Thiện gửi về. Sau khi nghe Kiên nói, Hận tỏ ra rất thương cô gái Bình mà Hân chưa được làm quen, và tỏ ra căm ghét anh chàng Tự, một chàng trai ga lăng đào hoa quá mức, đã không biết cách làm chủ bản thân để giũ gin tình yêu đầu đời của mình. Hận cũng rất bực bõ với cô gái tên Hằng kia đã phá đi hạnh phúc của bạn cùng giới. Hận nói với Kiên : Nếu Bình là Em, em sẽ đến gặp Hằng đánh bài ngửa với cô ta để xỉ vả cô ta cho bõ tức. lành làm gáo vỡ lam muôi…Hằng là cô gái quá tinh khôn đã cài bẫy Tự…Hân im lặng trong giây lát, đứng lên lật gối cầm lá thư của Thiện mới gửi cho Hận . Lá thư Thiên mới viết cho Hận như sau : Hận, Em yêu của anh : Thế là sắp hết hè rồi em nhỉ. Chắc những ngày lao đông trên công trường làm em vất vả lắm phải không. Anh rất khâm phục sự nỗ lực cố gắng của em để có lưng vốn bước vào cửa trường Đại Học. Chắc em già dăn lên nhiều, nhưng chắc cũng đen như củ súng, không sao em nhỉ, den càng khỏe mối mọt sẽ chịu thua em mà. Thỉnh thoảng em có về thăm mẹ không? Em có loáng qua nhà anh không? Hôm nay anh báo cho em một tin – cũng chẳng biết buồn hay vui nữa, là chỉ tuần nữa là các anh lên đường vào Nam. Em có nhớ anh không? Nhưng anh tin rằng em sẽ hiểu Thanh niên thời loạn mà em. Các anh rất vui, và đứa nào có người yêu cũng nhớ lắm đều thở ngắn than dài…Thế là chúng mình yêu nhau gần được hai năm rồi còn gì. Mọi kỷ niêm của hai đưa anh đều nhớ cả…những lần em phụng phịu dỗi hờn ghen tức anh đều nhớ cả… Nhớ tất cả vì anh rất yêu Em. Anh rất tin nghị lực em sẽ đạt được nguyện vọng của mình là vào trường Đại Học Nông Lâm, khoa trồng trọt, sẽ là Kỹ sư Nông Ngiệp của đất nước để cải tạo dồng ruộng quê hương mình có năng suất cao, cho người nông dân bớt đi sự khổ sở nghèo khó…Hân yêu của anh, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhất định sẽ thắng lợi, đất nước nhất định sẽ quy về một mối…Nhưng ngày ấy là bao giờ, có thể 5 năm, có thể 10 năm, nhưng cũng có thể là cuối năm nay…Trước khi lên đường anh nói trước với em điều nay…Em không được giân dỗi đấy, bình tĩnh mà nghe anh nói Đời người con gái có thì, do vậy như trước đây anh vẫn nói với em…trên đường đời em có thể thay đổi sự lựa chọn tình yêu…Anh hoàn toàn không trách cứ em đâu. Cuộc đời người lính chiến luôn có sự may rủi, may ít rủi nhiều em ạ…cho nên anh chỉ khuyên em một điều, em đừng cố chấp chờ đơi anh…Hôm nào lên đương anh sẽ gửi về cho em quyển nhật ký của anh cho em hiểu lòng vị tha của người lính chiến……Đọc đến đây Kiên hỏi Hận. Hận trả lời thư này cho Thiên chưa? – Em chưa? Phải trả lời ngay cho Thiên vui…trước khi lên đường có thư người yêu đến động viên là vui lắm đấy…Em biết thế, hôm nay định sẽ ngồi viết thư cho Thiện thì anh đến phá vỡ kế hoạch của em đấy… Em cũng định lý sự cho Thiện biết người phụ nữ trông thời chiến phải như thế nào, cho Thiên hiểu…chứ đưng lúc nào cũng bài ca. em quên anh đi, lính thời chiên là phải chết… chuyên qua sáo cũ phải không nào…Em đang tim ngôn từ để viết sao cho đẹp cho êm đấy mà anh Kiên… Rồi Hân im bặt nhìn Kiên cũng như thăm dò, em sẽ trả lời, em đồng ý thực hiên nghiêm chỉnh những điều suy nghĩ dặn dò của anh…nghĩa là sẽ quên anh ta ngay tức khắc…Kiên nghe Hận nói vậy mà phát hoảng : Ai lại trả lời thế … Hân tỏ ra nghiêm trang hỏi : Tai sao? Kiên ấp úng : Như vậy Thiện rất buồn, buồn suốt cuộc hành quân đấy, không những buồn mà còn ốm nữa đấy… Hân lại cười một cách kiêu căng : Chăng phải trăng sao gì hết…Nhất cự ly nhì tốc độ mà Kiên… Hận sẽ trả lời với Thiện : Em rất phấn khởi là anh dã thẳng thắn nói với em như thế…Nếu anh không nói lần nay, em cũng sẽ tìm cách gới ý để anh nói…vì em có Anh Kiên sếp hàng sau anh rồi….Kiên nghe mà dựng tóc gáy , ô là là, Kiên tâm phục khẩu phục Hận đấy…

Tình bạn của Kiên Hận phải công nhân là đep, họ rất tôn trọng nhau và tỏ ra rất vui khi gặp nhau, họ đã xác định được vị trí và luôn xác định được điểm dừng khi một trong hai người có những biểu hiện đi quá phạm vi cần thiết.

Sau đó một tuần, kiên thông báo cho Hận biết Bình sẽ vê thăm nhà sẽ tranh thủ đến thăm Kiên. Đúng hẹn Bình đến, Kiên đã đưa Bình đến thăm Hận, vì là nữ cùng trang lứa nên khi hai người gặp nhau chuyên trò thật cởi mở, họ đã nói hết cho nhau nhưng tâm sự riêng tư. Hận đã chia sẻ tâm trang mình để Bình nghe, Hận vun dắp cho Kiên Bình thành đôi lứa . Hận bộc bạch : Thật ra mình cũng rất thích tính tình của Kiên và có nhưng giây phút muốn được Kiên yêu…nhưng mình có Thiện rồi mà… Hân nhập học nửa năm thì nhận được thiếp mời của Kiên Bình. Sau đó Hân biết Kiên Bình chuyển về vùng mỏ công tác.

Thiện vào Nam được tham gia mấy trận, trong trận chiến ở Khe Sanh thì Thiện bị thương một mảnh đạn pháo to hơn bàn tay văng vào sọ não và được ra điều trị ở Miền Bác, và họ đã cưới nhau khi Thiện vào làm Bảo vệ cho nhà máy Mỳ chính Việt trì…Hận đã lao vào học và tham gia rất tích cực công tác xã hội do nhà trường đề ra, là ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường.

Thỉnh thoang Hận có thăm hỏi Kiên qua điên thoại…

Vào mùa hè năm ấy, Kiên nhân được bức điện của Hận, vết thương của Thiện tái phát, có diễn biến phúc tạp…Hận mong được Kiên lên chăm sóc, vì Hận đang làm báo cáo khoa học để bảo vệ học vị Thạc sĩ. Kiên đưa cho Bình xem bức điện, Bình tỏ ra sốt sắng dục Kiên lên giúp đỡ Hận…Thiện lúc tỉnh lúc mê luôn gào thét đập phá một cách hoảng loạn…theo bệnh viện

Muốn khỏi bệnh và được mạnh khỏe cũng phải 3,4 tháng… Kiên thấy việc đi lại chăm sóc cho Thiện được khỏe mạnh là rất cần thiết để Hân yên tâm học tập…Kiên luôn tỏ ra là người anh có trách nhiệm, hàng ngày tắm gội, bón cơm cháo cho Thiện…Hận cũng nhận thấy Kiên luôn tỏ ra mô phạm, gia trưởng, đạo mạo…Hận đã tâm sự với Kiên về cuộc sống vợ chồng của mình. Một lần Hận hỏi Kiên : Cuộc sống của anh và Bình tốt chứ? Nhìn vẻ mặt hơi buồn của Hận Kiên biết cuộc sống của Thiện Hận đang có sự chênh chao khá lớn, Hận thì khỏe mạnh Thiện quá èo uột…Trong một lần vui vẻ, Hận đã nói thẳng với Kiên em cần có một đứa con … Buổi tối hôm ấy họ đã đã có cuộc tranh luân kích liệt về hạnh phúc gia đình. Hận nói : Em rất hiểu hai chữ đạo đức chứ anh…Em rất không muốn mất Thiện, vì Thiện là người rất tốt, rất biết điều với em, cho nên em không muốn mất Thiện…Chính vì muốn có sự tồn tại của hai người em mới nói đến điều ấy…Em biết em nói đến diều ấy với Kiên là xúc phạm Kiên, nhưng nghĩ mãi và đặt ra chương trình phải nói với Kiên, Kiên hiểu thế nào tùy Kiên, nhưng Kiên nên hiểu cho Hận, Hận cũng là một phụ nũ có gia đình cần có đứa con… Hận làm việc này vì Thiện , vì hạnh phúc của mình…

Qua những điều Hận nói như cầu cạnh van xin., làm Kiên nhớ đến một câu chuyện ở công ty nọ… Họ cưới nhau sau hai năm đều mong muốn có em bé, nhưng cái mong muốn ấy đều làm họ thất vọng. Họ đem nhau đến bệnh viện và xác định tinh trùng anh chồng yếu và thiếu…còn bộ máy sinh dục của người vợ không hề hấn khiếm khuyết. Cả hai người đều có chương trình hành động chay chữa khắc phục…Đang chuẩn bị như vậy thì anh chông được đi tu nghiệp 2 năm ở nước ngoài…Họ đã vui vẻ lên đường và bảo nhau sau hai năm nữa sẽ bàn đến chuyên con cái cũng chưa muộn. Sau hai năm tu nghiệp, người chồng đã viết thư cho vợ mình 6 tháng nữa anh về và có tín hiệu cho vợ mình: Để có hanh phúc gia đình em hãy có chửa trước lúc anh về nửa tháng… Chị vơ ở nhà đã thực hiện kịch bản có chửa một cách hoàn hảo…Sau anh chồng về nước nửa tháng sau người ta thấy người vợ thông báo mình đã có chưa…Nghe nói cuộc sống của họ sau đó rất hạnh phúc…vì họ tin quý nhau…

Kiên đã nghĩ dến trường hợp của Hận có lẽ cũng phải như thế chăng?. Kiên nói : Nhưng trường hợp của em rất phức tạp…Hân hỏi luôn : Phúc tạp sao? Kiên như thì thầm : Em bảo tinh trùng của Thiện thiếu và yếu mà….Hân nhanh nhảu : Việc ấy chi Anh Kiên biết thôi…Anh Thiện vẫn tin rằng của mình tốt mà anh…Vì hôm em đi lấy kết quả, thấy vậy em đã bảo Bác Sĩ thay hồ sơ khám với kết quả tinh trùng khỏe, nhiều khả năng có con…Kiên vẫn tỏ ra băn khoăn : Nhưng chỉ một lần nhỡ không kết quả thì sao…Hận cười ngượng ngịu ; Thời gian này là thời kỳ dụng trứng của em mà, em tính toán rồi…


♣ ♣ ♣

Mấy chục năm sau, trên một con phố ở một thành phố ven biển, có ngôi nhà hai tầng nằm ẩn mình sau rặng cây hoa sữa. Trong ngôi nhà có hai ông bà đang sống với nhau rất hạnh phúc, tuy già rồi nhưng họ vẫn gọi nhau bằng anh - em. Tên ông là Vũ Đình Kiên, tên bà là Tạ Thúy Bình. Hôm nay, ông bà mở tiệc mừng tuổi Kim Cương, cũng là mừng ngày sinh nhật của ông. Bữa tiệc có đầy đủ con dâu, con rể đều đã ngoại tứ tuần đến dự. Các cháu nội, ngoại đều đang học những lớp cuối của chương trình phổ thông. Trong nhà đang đầy ắp tiếng cười thì trước cửa nhà có chiếc ô tô 4 chỗ dừng lại. Một vị trung tá công an bước xuống, tay bê lẵng hoa đi vào cùng hai đứa trẻ và một người phụ nữ ít tuổi hơn vị trung ta và tự giới thiệu là Nguyễn Kiên Thành - con mẹ Hận, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trường Đại học Nông nghiệp… đến chúc mừng sinh nhật ông. Còn đây là vợ cháu và hai con cháu….Vị khách trịnh trọng đưa ông lá thư. Cả nhà đều vui mừng và có ý giữ vị khách ở lại dự tiệc với gia đình, nhưng vì công việc nên cả nhà đã tiễn vị trung tá công an ra tận ô tô.

Quay vào, ông bình tĩnh ngồi vào ghế bành bóc thư ra xem. Ông mời bà cùng ngồi và nghe. Sau đây là toàn văn bức thư của bà Hận gửi ông: “Anh Kiên thân yêu! Xin lỗi cho phép em vẫn được gọi như thế. Mặc dù đã xa anh nhiều năm rồi, nhưng em vẫn dõi theo những bước thăng trầm của anh trong đường đời. Ông Trời bắt em phải thế, vì tên em là Hận mà! Hôm nay, con em về công tác vùng duyên hải, có cho vợ nó và hai cháu đi cùng, vì lại đúng ngày sinh nhật của anh, em nhờ con vào chúc mừng sinh nhật anh. (Sở dĩ biết địa chỉ của anh vì em thấy tên anh xuất hiện nhiều trên tờ báo của ngành). Em xin gửi tới anh và chị Bình lời cầu mong hạnh phúc. Em cũng rất hạnh phúc. Hãy Email cho Em: tyhk@gmail.com”.

Cả nhà đã tập trung lắng nghe thư tình yêu của ông. Bà Bình nhìn ông cười: “Hận đặt cái Email thật đẹp phải không anh?”… Thằng cháu năm nay học lớp 10 lên tiếng thắc mắc: “Bà không nói gì đến sức khỏe của ông của bà…” thì bị mẹ nó mắng liền “Con không được nói thế!”