Việt Văn Mới
Việt Văn Mới





CÁI BÓNG HỌC TRÒ




   B ình ngồi trên bàn giáo viên lơ đãng nhìn lớp học đang làm bài kiểm tra. Không gian yên ắng, chỉ nghe tiếng xột xoạt lật giấy tờ hay sách vở khiến cô cảm thấy mình như cây thông lặng buồn ngoài sân, đang đứng giữa cõi trời đất bao la. Ánh nắng chiều nghiêng mau, xuyên qua dãy cửa sổ của lớp, bị những học sinh ngồi cuối lớp chắn nên chỉ tạo thành những cái bóng in trên tường. Nhìn bóng đen chập chờn ấy, bất giác cô nhớ lại hắn và đám bạn bè. Kỷ niệm xưa chợt về với cô thật da diết…

Năm Bình vào lớp Đệ Tam ( lớp 11), lớp đầu cấp 3 nên có nhiều học sinh mới; sau lễ khai giảng, các lớp ổn định chỗ ngồi, nghe thầy hướng dẫn thông báo các công việc của lớp. Trong khi thầy và trò đang làm việc, có ba anh chàng gõ cửa xin phép vào lớp. Đây là ba chàng phi công ở lớp năm ngoái hạ cánh vào lớp Bình, do thành tích học tập yếu kém. Nhìn bề ngoài thì thấy ba tên không có vẻ gì ngỗ ngáo, nhất là hắn với dáng cao gầy, làn da ngâm đen nhưng đôi mắt sáng thường không nhìn thẳng vào mọi người. Cả ba lặng lẽ ngồi vào bàn cuối của dẫy nữ sinh và sát với bàn của Bình và hai cô bạn chân dài khác. Từ đây, bắt đầu những thảm họa cho các cô gái ở những bàn cuối.

Những buổi học đầu tiên, ba học trò kia mặc dầu không chăm chú nghe thầy, cô giảng bài nhưng không có biểu hiện quấy rối, nghịch ngợm. Tuy nhiên, sau một tháng học, các anh chàng lưu ban này mới bắt đầu quậy vì không thể tiếp nhận vào trong đầu các bài vở đã học. Dãy bàn áp cuối của Bình đón nhận những trò dở khóc, dở cười do hắn và đồng bọn gây ra.

Đầu tiên là trò thắt hai vạt áo dài sau của hai người lại với nhau. Khi Bình và người kế bên đứng dậy bước đi thì bị kéo chặt, suýt xoạt áo ra. Mặc cho các cô gái mắng mỏ, hắn và đồng bọn vẫn cười hề hề, làm ngơ. Tiếp đến là những trò như dán giấy với các câu khôi hài sau lưng như “ cần tìm người yêu”, “hươu bị lạc”….Có lần, Bình ngửi thấy mùi hương hoa thoang thoảng nhưng không biết ở đâu, đến khi đứng dậy đi thì thấy một vài bông ngọc lan nhỏ mà hắn lén dúi vào mái tóc dầy của Bình rơi ra khiến mọi được dịp cười òa. Nhưng có lẻ sự việc làm cô khó chịu hơn là một buổi vào lớp, nhìn thấy trên mặt bàn của mình có khắc 2 tên ghép đôi: tên Bình + tên hắn. Nét sâu lõm, không dễ gì xóa được. Xấu hỗ, Bình thương lượng với các cô bạn khác để chuyển chỗ nhưng không được ai đồng ý vì đến chỗ gần nhóm hắn như rơi vào “ hiểm địa”.

Cuối cùng, cô đành thương thuyết với hắn. Cô nói:

- Ông ơi, ông và các bạn ông đừng chọc phá tụi tui nữa có được không ?

- Ơ, tụi tui đâu có làm gì đâu. Hắn đáp lại tĩnh bơ.

Trong lớp này, ai cũng biết chiêu trò của mấy ông. Nhưng mọi việc cho qua, nếu các ông không quậy nữa, chúng ta sẽ là bạn bè của nhau.

- Bạn bè như thế nào. Hắn hỏi.

- Cùng trò chuyện, cùng tâm sự…, giúp nhau học tập. Cô trả lời.

- Ờ, để coi. Hắn trả lời rồi lãng đi chỗ khác khiến Bình hoang mang, không biết két quả sẽ như thế nào…

Nhưng kể từ sau buổi nói chuyện, nhóm của hắn ít nghịch ngợm hơn ở trong lớp cũng như ở trường. Thấy vậy, Bình và một số bạn tìm cách tiếp cận hơn với những anh chàng cá biệt này; họ bắt đầu chuyện trò vui vẻ, san sẻ những tấm quà vặt. Các cô gái bàn trên được dịp chỉ dẫn những bài học, những môn học mà các chàng bị bí vì lỗ hổng kiến thức. Lớp học không còn thấy cảnh các học trò ngồi cuối lớp lè phè nữa, họ bỏ áo trong quần nghiêm chỉnh, tập vở cầm trên tay chứ không còn xếp đôi nhét sau túi quần.

Bình vẫn coi hắn là bạn bè như bao người khác,tuy nhiên cô nhận thấy nơi hắn có sự khác lạ, hắn nhìn cô với ánh mắt trìu mến hơn, nói chuyện với cô dịu dàng hơn . Điều kỳ lạ là mỗi khi ở nhà mình, cô vẫn thấy hắn lãng vãng xung quanh. Sau này tìm hiểu, cô mới biết nhà hắn cùng chung xóm ba-toa với nhà cô.

Căn nhà nhỏ của gia đình Bình nằm lưng lững ở một con dốc của lò ba-toa, - nơi giết mỗ heo, bò.. của thị xã,được xây dựng gần con suối để thuân tiện làm vệ sinh,- được ba cô vây quanh bằng những tấm tôn cũ ( do cơ quan của ba thải ra) thành bốn bức tường, đề phòng bất trắc xảy ra; còn nhà hắn ở cách đó ba, bốn trăm mét. Gia đình hắn trước ở một khu dinh điền , làm ăn sinh sống sung túc nhưng vì chiến tranh đang xảy ra nên cả nhà phải lên thị xã để lánh nạn. Không có đất đai canh tác, ba mẹ hắn phải làm nghề giết mỗ súc vật trong lò ba-toa để kiếm sống . Có lẻ đây là nguyên nhân khiến hắn hoc hành lơ là.

Có những kỷ niệm về hắn làm Bình xúc động, không thể nào quên trong ký ức của cô: Thường thường gặp các tiết học trống, Bình và một sô bạn bè kéo về nhà cô chơi trong đó có hắn. Phía đuôi vườn nhà cô có một cây vả sai quả mọc nghiêng ra bờ mương ruộng của người Thượng rất khó hái nhưng hắn đã tình nguyện leo lên vặt những chùm quả bắt mắt kia. Khi hắn ném quả xuống thì một số bạn nữ giăng vạt áo dài ra hứng, hậu quả là mủ của trái dính lên vạt áo dài, khó tẩy giặt. Còn hắn mãi mê trườn ra đầu cành để hái vả, không may cành vả giòn nên gãy khiến hắn té xuống mương, người nhuộm đầy bùn…

Hình ảnh luôn in sâu trong đầu cô và có lẻ suốt đời cô nhớ mãi là sự việc nhóm bạn của hắn đã giải cứu cô cùng 3 bạn gái khác thoát khỏi một rắc rối xảy ra trên phố. Hôm ấy, Bình và các bạn đi ăn sinh nhật của Hoa , học cùng lớp. Sau bửa tiệc, Bình cùng ba người khác đi dạo trên con đường phố chính của thị xã. Lúc ấy có mấy tên lính say rượu nước ngoài từ quán bar gần đó đã ra chặn các cô, chọc ghẹo và sàm sở. Giữa lúc các cô đang loay hoay tránh né, chống đỡ thì hắn và 3 anh bạn khác đi trên xe mấy trờ tới. Một cuộc hỗn chiến xảy ra giữa một bên là mấy tên to xác vạm vỡ, một bên là những chàng trai nhỏ bé nhưng gan lì . Bọn lính nước ngoài nhờ lớn con nên đánh đấm vào đám học sinh nhỏ bé khá nhiều nhưng những người này can trường không kém, họ lấy cây, lấy gạch đá đấu lại khiến chúng cũng nhân nhiều đòn đáp trả thích đáng. Chỉ một thời gian ngắn sau, cuộc ẩu đả này được giải tán khi có cảnh sát và đơn vị quân cảnh nước ngoài ùa đến.

Nhìn hắn và đám bạn, kẻ thì sưng môi, người bầm mắt,tay chân trầy trụa khiến Bình không khỏi xót xa, tội nghiệp.

Kể từ đó cô dành tình cảm cho hắn nhiều hơn, - hình như là yêu thương. Cả hai có những buổi hẹn hò, đi chơi cùng nhau.

Nhưng khi ba của Bình biết đươc chuyện của hai người, ông liền ra sức ngăn cấm vì cả hai đang còn tuổi học trò, hơn nữa gia cảnh nghèo khó của hắn, ông cho là không tương xứng với gia đình ông.

Ngoài thời gian đến trường, Bình hiếm khi được rời khỏi nhà. Mẹ mất sớm , chỉ còn ba, Bình và đứa em trai nên ba chính là người thường xuyên để mắt tới chị em cô. Ông khó đến nỗi, mỗi khi rời nhà, ông khóa ngoài chiếc cổng nhằm giữ chị em Bình trong nhà. Thời gian gần gủi giữa cô và hắn bây giờ ngắn ngủi và ít ỏi, họ chỉ dành năm, mười phút ngồi nán lại vào mỗi chiều tan trường để tâm sự trong khoảng không gian nắng nhạt nhòa, sắp tắt…


***

Mùa hè của năm Mậu Thân 1968 là một mùa hè chia tay với bạn bè đáng nhớ trong đời Bình nhất, Lệnh Tổng động viên gọi những thanh niên lên đường nhập ngũ đươc ban ra nên một số bạn nam trong lớp cô phải rời bỏ chiếc áo thư sinh để đi làm nghĩa vụ của người lính thời chiến trong đó có hắn. Hắn từ giã cô trong một tình cảnh đầy khó khăn, nhọc nhằn . Ngày mai hắn lên đường nhưng không thể gặp được Bình vì sự cấm đoán của ba cô. Lợi dụng ba cô đi làm vào buổi chiều, hắn nạy một miếng tôn để chui vào nhà cô; con chó bẹc- giê trong nhà đánh hơi người chạy ra sủa ầm ỉ. Hắn lường trước tình huống này , liền ném một miếng da cọp vụn mà hắn xin được của anh lính hàng xóm đi hành quân hạ được đem về xẻ thịt- đến chỗ con chó với ý nghĩ chó ngữi mùi cọp sẽ chạy biến đi mất nhưng rủi thay chú chó này không “ dị ứng” với mùi cọp nên lăn xả vào ngoạm chặt một ống quần của hắn. Bình phải đến chạy kéo nó ra đứng ngăn nó lại, cô vỗ về nó một chập, nó mới chịu đi nơi khác.

Hú hồn hú vía với chú chó xong, cả hai cùng ngồi trên chiếc ghế xich đu. Chợt hắn móc trong túi áo ra một chiếc còng bằng đồng người Thượng hay đeo ra đưa cho Bình rồi nói:

- Mai anh đi rồi . Anh không có gì quí giá , anh chỉ tặng Bình chiếc còng này để làm kỷ niệm. Mỗi khi nhìn chiếc còng này , xin hãy nhớ về anh…

Bình cũng hơi bất ngờ , nhưng cô kịp tháo trên cổ sợi dây chuyền có gắn thánh giá trao cho anh:

- Em cám ơn anh. Em cũng xin gửi cây thánh giá này tặng anh. Mong Chúa luôn ở mãi bên anh và che chở cho anh. Anh nhìn nó, hãy nghĩ về em nhé…

Hai người ngượng nghịu nhìn nhau mà không nói đươc nhiều . Họ yên lặng theo đuổi riêng mình mỗi người mỗi suy nghĩ về tương lai. Bất giác hắn khẻ cầm tay cô, hát:

Cầm tay em khẻ nói
Khóc lóc mà làm chi
Hôn nhau một lần cuối
Em về đi- anh đi…

Rồi môt hai ba năm
Danh thành anh trở lại
Với em, anh chăn tằm
Với em, anh dệt vải

Ta sẽ là vợ chồng
Sẽ yêu nhâu mãi mãi
Sẽ xe sợ chỉ hồng
Sẽ hát câu ân ái…

( Thơ Nguyễn Bính )

Giọng hát khàn khàn của Hắn khiến cô vừa buồn cười vừa xúc động.

Rồi hai người vội vã chia tay vì sắp tới giờ ba Bình đi làm về Hắn chợt hôn lên má cô rồi bỏ chạy làm măt cô bỗng đỏ bừng lên


***

Thời gian trôi qua, với cảnh hai người hai ngả: hắn theo nghiệp lính nên cuộc đời dong ruỗi khắp nơi, còn Bình học lên cao vào ngưỡng cửa Đại học nên xa nhà , thêm vào thời buổi ly loạn khiến hai người ít nhận tin nhau. Cuộc đời Bình có hai nỗi ân hận lớn mà cô không thể nào quên được; một lần khi đi trinh sát cho đon vị hắn đụng đô với kẻ địch ,bi thương nặng phải chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện thành phố nơi Bình hoc nhưng bận thi cử nên cô chưa kịp vào thăm thì hắn đã xuất viện

Lần thứ hai, cô mất hắn vĩnh viễn. Hắn đươc về phép, ghé thăm cô thì cô lại đi du lịch Dalat cùng với đồng nghiệp day chung trường với cô. Trống vắng hắn trở lại đơn vị sớm , tham gia cùng đơn vị hành quân tái chiếm một ngọn đồi, khi địch rút lui, hăn chạy lên cắm cờ trên nóc doanh trại nhưng không may địch gài sẵn bẫy nên khi hắn lên thì lựu đạn phát nỗ khiến hắn hy sinh tại chỗ…

Bình vô cùng đau đớn khi nghe hắn mất. Cô tự trách bản thân mình đến độ dày vò quên ăn quên ngủ mỗi lần chạm vào những kỷ niệm với hắn ,cô bật khóc trong suốt thòi gian dài…

(8/ 2918)