CON RƠI
Ô ng dắt xe vào nhà hắn, dựng áp góc nhà, vị trí quen thuộc mọi khi vậy. Hắn mời:
- Làm chén nước, còn sớm.
Ông từ chối:
- Thôi thôi. Lần trước chậm quá, ngồi được với nó và thằng cu đôi tiếng. Nghĩ, thương thương là, nhất là thằng cu. Lúc về, cu cậu níu chặt, mắt mũi đỏ hoe, gọi bố...
Ông nói, nhìn nét mặt rầu rầu, chả tiện hắn mời mọc, níu kéo ông anh nữa. Ra đến cửa, ông còn ngoái lại:
- Bà ấy có gọi, chú...
- Biết rồi. Nói mãi, sốt ruột. Rằng là ông nhậu với tôi, quá chén, đang làm một giấc.
- Ừ, cứ phải cẩn thận. Con mẹ ấy gớm ghê lắm!
Nói rồi ông tất tả bước đi, vai tòng teng đeo chiếc túi giả da. Nhìn ông, nghĩ, trẻ trung gì nữa, gần bảy sọi, còn đeo bòng. Thực là thân làm tội đời! Ông ra bến xe, đổi đôi ba tuyến buýt, rồi bắt, đi tiếp. Từ đây, Hà Nội lên Việt Trì, nhanh cũng ngót mấy tiếng đồng hồ. Thành lệ, đôi năm nay, cứ đôi ba tháng, ông đến gửi xe ở nhà hắn và lên trên đó; chiều muộn, lắm hôm sáu, bảy giờ, mới quay lại. Ông lên thăm đứa con trai của mình, gần thành phố Việt Trì.
Khéo đến chục năm, lần ấy ngồi quán bia, ông anh, chả như mọi khi, hót như khiếu, mà mặt buồn rười rượi. Nghĩ, chắc có chuyện gì. Việc nhà ư? Kinh tế nhà anh khá, hai đứa con đều dựng vợ, gả chồng, công ăn việc làm, nhà cửa ổn cả rồi; kinh tế vợ chồng ông cũng vững, căn chung cư trên trăm mét vuông, bốn phòng, rồi ngôi nhà phố cho thuê, chưa kể mảnh đất giáp nội đô, rộng dài mấy trăm mét vuông. Trông lên chẳng bằng ai, nhìn xuống, ối kẻ không bằng mình. Hay là bà vợ? Bà này thì thôi rồi, trên có giời dưới có bà ta - kèn kẹt, giám sát chồng từng li lai. Ông anh làm cốc bia tiếp, hắn nghị bụng, kiểu gì tí nữa ông chẳng dốc bầu tâm sự, ruột gan phèo phổi phanh phui ra hết, có gì giấu giếm hắn đâu. Y rằng, ông anh cất lời:
- Nó bỏ chồng rồi!
- Đứa nào, đứa gái lớn nhà anh á?
- Không. Đứa nào vào đây nữa. Nó gọi cho tôi, bảo bỏ rồi. Tôi gàn, nhất quyết không nghe; bảo không sống nổi với thằng đó. Nó,... không quên được tôi, ông ạ!
Nói và mắt ông anh ngân ngấn nước, ngắc ngứ:
- Ông biết, nó bảo gì không?
- Bảo gì? Hay nó thúc giục ông bỏ vợ. Điên!
- Không! Làm gì có chuyện ấy. Nó biết chứ, chưa bao giờ chen vào cuộc sống của vợ con tôi. Mấy lần gặp mụ vợ ấy, bà ta chả hay biết gì, vì nó… cứ cô cô cháu cháu.
- Thế nó bảo, gì ông?
- Nó xin tôi,… mỗi đứa con thôi. Bảo, sau này tôi chả phải trách nhiệm, chăm nom gì cả. Nó muốn có kỷ niệm, mãi mãi có tôi, nó sống độc than, nuôi con. Theo ông, tôi có nên cho không?
- Cái đó... tùy anh, tôi chịu. Tưởng… anh quên nó rồi.
- Quên sao được. Sau ngày nó lấy chồng, thi thoảng gọi điện. Lắm lần nó khóc, bảo, không quên được tôi. Hình như chồng nó biết, dù chả tường mặt tôi bao giờ, chỉ đồ đoán, vợ còn vương vấn đâu đó. Ghen tuông, mấy bận xuống tay… oánh. Khổ than nó!
Hắn chứng kiến từ buổi đầu mối tình do chính ông tững kể, kể cái buổi ra mắt, nghe cười đau bụng. Năm ấy, ông anh bước vào năm nhăm, nàng tuổi đôi mươi. Với ông anh, mới đầu nghĩ, mối tình nhặt nhạnh ở cái ga sép, đề ông về ga cuối. Tình yêu nào, thì nó cũng lãng mạng, dù là mối tình của người đàn ông vào tuổi của ông và cô nàng phới phới tuổi đôi mươi, cũng nhí nhảnh, cũng thơ mộng cầm tay nhau họ ngắm trăng, dạo bước quanh hồ Tây, nàng áo hai mảnh tắm biển Sầm Sơn, song cứ trào trào lên, rồi còn cùng nhau leo, leo lên đất Phật, mãi trên Yên Tử.
Lần ấy nàng về quê, từ quê nhà, nàng lại nhớ chàng và qua điện thoại, ngoáy cháo, yêu chàng đến cả tiếng. Qua điện thoại, người tình là ông bảo nàng miêu tả quê làng đi, rồi con đường trước nhà, rồi ao rộng áp nhà, nàng cứ thao thao. Hôm ấy, ông lại có chuyến công tác đột xuất lên vùng giáp quê nàng. Làm việc xong, trong đầu chàng nảy ra ý nghĩ, về thăm nàng ở chốn quê, tình yêu, nó thường xuất hiện những ý nghĩ, việc làm bất thình lình vậy và thế chàng quyết. Chàng qua đò, bắt xe ôm, đến cách quê nàng chừng đồi cây, thì xuống xe, nhẩn nha chàng đi bộ. Tình yêu kỳ lạ vậy đó, biến ông già năm nhăm tuổi thành chú trai tơ, mơ mộng. Ông rẽ vào quán nước bên đường, gọi chén trà và hóng hớt chuyện. Ngồi được một tẹo, có người phụ nữ gánh quang gánh trên đường, đúng một bà dân quê đi chợ về. Ông anh vốn tính xởi lởi, hay bông đùa, lại trong tâm trạng thị vị yêu, liền cất tiếng mời ất ơ kẻ chợt qua đường kia:
- Cô mình ơi, vào quán làm chén nước nào.
Cô mình nào đấy, nghe lời mời thì tà tà tạt vào quán và hỏi lịa ông anh:
- Hỏi nhá, tớ năm mươi rồi, đằng ấy bao nhiêu, gọi tớ là cô mình
Ông anh cười cười, đáp:
- Vậy thì bản than, hơn đứt cô mình năm tuổi nhá.
- Thế á. Người phố vẫn khác, nom như thanh niên ấy.
Và ông hào phóng gọi chén nước trà, còn tự tay bóc gói kẹo lạc mời người ta. Người phụ nữ làm chén nước, ăn cái kẹo ông khách lạ người lạ mời, câu chuyện của họ nở như ngô rang. Khi người đàn bà chào chủ quán và ông khách lạ đãi chén nước và kẹo lạc, ông anh còn cười cười trêu chọc:
- Cô mình đi đâu mà vội thế, không ngồi thêm chút nữa với bản than.
Người đàn bà ấy:
- Nhà hình như sẽ có khách. Hôm qua ngoài bờ tre con chim khách ríu rít. Thôi, chào bản than, cô mình đi đây.
Chào xong, người phụ nữ quấy quang gánh và ông anh ríu rít chào người đàn bà. Chuyện chỉ thế thôi, ông anh uống nốt chén nước, thanh toán tiền, đeo túi, túc tắc đi tiếp. Được độ chừng mười phút, qua cổng làng, bước chân vào còn đường gạch vỉa nghiêng nghiêng. Ngó thấy ngôi nhà mái bằng ba gian, áp bên khu ao rộng, y như nhà nàng vừa mô tả. Ông cất tiếng huýt sáo miệng bài Đa nuyt xanh, khúc nhạc ông thường huýt và nàng khen tiếng sáo hay qua.
Nàng bất chợt nghe tiếng sáo của người tình, ngỡ ngàng ngó quá cửa và kia, tình nhân của mình kìa và nàng ùa ra đón chàng. Chàng quá bất ngờ, ngay phía sau nàng là người đàn bà, mà chàng vừa xưng hô với người ta là bản than
Kể xong câu chuyện, anh cười bảo, sau lần ấy, gặp lại mẹ của nàng, ông anh chẳng dám xưng hô là ban than, mẹ của nàng gọi ông bằng bác, xưng tôi, con ông anh gọi người ấy bà bằng cô, nhưng chẳng hô là con hay tôi gì cả.
Nhà nàng của ông anh ở ngã ba sông, qua đò là sang thành phố Việt Trì. Ông anh hay gọi người tình của mình là nó, nàng kém ông tròn ba lăm tuổi. Mỗi khi lên với nàng, ông gọi điện thoại báo trước, nàng dắt con ra thành phố, họ gặp nhau, ăn uống ở một nhà hàng nào đó. Nửa năm nay rồi, họ không kéo nhau ra nhà hàng nữa, ông chọn một nhà nghỉ, thuê giờ, quãng bốn năm tiếng, nàng mua đồ về, cùng nhau ăn uống.
- Thăng cú quấn tôi lắm, cứ oang gọi bố, xưng con thôi, trèo lên lòng, hỏi đủ chuyện, mà chuyện trẻ con thì... Nó quấn quá, cứ oang oang, nhà hàng đông khách, người ta nhìn vào, bố già con cộc, lắm khi tôi cũng sượng. Thế là quyết, thuê nhà nghỉ. Tuổi này, còn tình dục gì đâu, cốt gặp thằng cu, cả nó nữa.
Và có lần kể xong, ông ôm mặt, tức tưởi. Hắn biết an ủi, đông viên gì đây? Xưa nay ông anh lâu sống vốn có tình: tình nghĩa với vợ con, lo toan gia đình chu tất. Vương vào nàng này, lại còn thằng con trai nữa. Con người ta mà, đều có tình, vương dây tơ hồng – khi đã lụy tình ấy, chả ai nói mạnh nổi đâu. Một lần ông anh bảo:
Tôi dở quá ông ạ. Trước đây kiếm ra tiền, nào để ý, cứ giao hết cho vợ. Nay cần, muốn bán mảnh đất kia, vợ con nhất quyết không nghe. Tôi tính, bán đi, chia đều cả nhà, tôi chỉ lấy một suất thôi, sẽ giấu, chia đôi, dành cho mẹ con nó một nửa, mà không nổi. Khổ thân thằng cu. Mấy đứa kia đều đề huề cả, còn thằng cu, lại nhỏ.
Vừa về nhà, chợt hắn nghe vợ bảo:
- Anh có điện thoại đó.
- Ai?
- Bà...
- Bà ấy gọi gì?
- Biết được gì. Chỉ thấy nhắn, anh xuống nhà, có việc. Mà sao... đôi tháng nay, sao chả thấy ông ấy đến đây gửi xe cộ nhỉ?
- Cái đó thì tôi chịu.
Hắn chả giấu vợ, từng đôi lần thầm thì kể chuyện ấy, vợ nghe, chép miệng, thở dài, phụ nữ dễ thông cảm cho nhau, nhất là chuyện về thằng cu. Hắn hấp tấp dắt xe. Nghĩ bụng, có việc gì nhỉ. Mà vợ bảo đúng, đôi ba tháng nay, chả thấy ông anh đến gửi xe, điện thoại cũng tịnh không. Bấm chuông, bà vợ ngó nhìn, rồi mở cửa:
- Ông ấy cứ mong, cứ nhắc sắp chú đấy.
Nói rồi bà ta thì thầm:
- Chú nhớ động viên ông ấy nhà tôi nhá. Chắc, chả lâu đâu, khổ, di căn rồi.
Lặng đi. Bước vào phòng ông anh. Con người vui vẻ, khỏe mạnh mọi khi, là ông già hom hem, toi tóp này a. Ông nằm trên giường, ngước cặp mắt lờ đờ nhìn hắn. Da bọc xương, trán dô lên, những đường gân xanh nổi chằng chịt, nom thương thương quá, y như cái xác. Ông đã nhận ra khách, đăm đăm ngó nhìn, đôi mắt từ từ rỉ lệ, thều thào:
- Tôi sắp đi rùi…
Vợ ông chen vào:
- Ông chỉ nói gở. Ông lang bảo rồi, chịu khó uống lây mươi chén thuốc sắc là qua khỏi thôi.
Cầm bàn tay ông, lành lạnh, teo tóp, hắn chả biết nói năng gì. Bà vợ hết chạy ra lại vào. Ông ngo ngó, khi thấy vợ không có đó, liền thì thào:
- Ba ấy đang giám sát đó. Hôm kia tôi hẹn ông anh họ tới, hôm qua ông em, để đánh lạc hướng bà ấy. Hôm nay mới hẹn chú.
Ông đang thều thào, thì nghe bà từ phòng ngoài bà gọi nghe điện thoại, rồi nói với vào:
- Chú ngồi với ông ấy một tí nhé. Tôi xuống tầng dưới, vừa nhờ hàng xóm mua giúp tí thức ăn. Nghe tiếng cánh cửa khép lại, ông ngóc ngóc đầu, nhìn và thì thào:
- Tôi nhớ chú tí việc. Gọi đến là việc đó.
- Có gì, anh cứ nói.
Ông ngoái đầu nhìn, ra hiệu và thều thào:
-... cái ghế. Trên kệ,... Bức tượng ấy...
Hiểu ý ông, hắn vội vàng làm theo. Bức tượng bên ngoài bụi bặm bám đầy, ruột có túi ni long quấn bên ngoài. Thấy trong tay hắn cầm nó, nở nụ cười, nụ cười nom rõ nhẹ nhàng, thanh thản, như trút bỏ gánh nặng ông đang đeo và rồi ông:
- Chú cất nó đi. Tôi ghi hết trong ấy rồi, tài khoản, địa chỉ của nó. Thôi, về đi, kẻo bà ấy về.
Chiều ông anh, tôi đứng lên, đúng lúc bà vợ xách túi đồ ăn đẩy cửa bước vào, tôi vội vàng vàng giả như đang khuyên nhủ, động viên ông anh:
- Anh cứ chịu khó thuốc thang, mấy hôm là khỏe thôi. Em có chút việc...
Bà vợ vội chen vào:
- Chú ngồi với ông ấy tí nữa .
- Dạ. Thôi chị ạ. Em sẽ xuống thăm anh...
Hứa rồi, mà hắn chả kịp, anh đi nhanh quá. Viếng ông anh, vịn tay vào áo quan, nhìn ông anh lần cuối qua tấm kính, kìa nụ cười của anh. Anh ra đi thanh thản. Lại nhớ nụ cười của anh năm nào. Cuộc đời mà anh.
Quãng ba giờ rồi, vài chục phút nữa, chuyển quan, hắn ngội đó đợi tiễn đưa ông anh đến nơi đến chốn. Từ bàn nước ngó ra cổng nhà tang lễ, thấy người phụ nữ và đứa trẻ trai, đều trang phục đen, cứ thấp thò đó. Hay là cô ấy? Nghĩ và hắn dời bàn nước, chầm chậm bước qua sân nhà tang lễ. Người phu nữ nét mặt bần, mắt mũi đỏ mọng. Thằng bé mặt tròn, da trắng, giống ông quá. Hắn tiến lại, nhìn và ngập ngừng:
- Tôi hỏi... không phải, cô là...
- Dạ!
- Tôi, mới chuyển lên cho mẹ con cô...
- Dạ, nhận được rồi bác ạ. Chắc bác là...
- Vâng!
- Mẹ con cô xuống lâu chưa?
- Cháu, à em, xuống buổi trưa. Sáng này, con bạn gọi điện báo cho biết. Bác ơi… em...
Thấy cô ta ngập ngừng, hắn liền lên tiếng:
- Có gì.... cô cứ bảo tôi.
- Anh ấy đi mất rồi. Mà em, thì đến đây...
- Đúng đấy. Vào… chả tiện đâu.
- Em… nhờ bác việc này...
Nói rồi cô ta đưa chiếc phong bì... Nhận xong, hắn nho nhỏ nói với cô ta:
- Thôi, cũng muộn rồi, mẹ con về sớm sớm về đi. Đường xa, lại còn cháu nhỏ nữa.
Thay mặt người tình và cả đứa con trai anh, hắn đặt lễ viếng anh. Chiếc xe buýt dừng, mẹ con họ tong tả bước lên. Trên xe rồi, còn thấy cả hai
ngoái đầu đăm đăm nhìn lại./.
(Hà Nội, ngày 3/4/2019)