Việt Văn Mới
Việt Văn Mới






GIÓ NÚI






V òm trời cao xanh vời vợi, gió thổi mênh mang phơ phất bờ lau, bao quanh rừng cây keo cao vút. Tiếng chim họa mi, chim cu, chào mào...gọi bạn tình thao thiết, như bản hợp xướng giữa vùng trời trung du. Tôi nhận li cà phê từ tay ông chủ quán Gio núi, mặt mũi dị dạng, nhưng ứng xử lịch lãm,và pha cà phê rất ngon.Thật khó đoán tuổi người chủ quán. Chỉ kịp nhận ra mái tóc ông đã lấm tấm muối tiêu...Có thêm hai khách vào quán gọi “- Vinh cháy, cho hai cà phê đá!”qua cách gọi của khách quen tôi nghĩ, cái tên ghép của chủ quán hẳn là có uẩn khúc gì đây...

    Gió luồn lách qua các sườn núi lướt nhẹ vào thung, xoay tròn những chiếc lá vàng bay xào xạc. Tôi ngồi nhâm nhi li cà phê thơm phức, phóng tầm mắt ra triền đồi thoai thoải đổ nghiêng xuống bờ sông, thấp thoáng những ngôi nhà được xây cất đẹp trong miệt vườn cây thế, cây cảnh, và hoa đủ sắc mầu...
    Dưới chân núi, dàn trâu, bò hàng trăm con đang gặm cỏ, tiếng mõ trâu lốc...cốc... thật thanh bình trong nắng gió mùa thu.

    Ông Vinh cháy, đem quần áo ra hong gió ngoài thềm, vuôt phẳng các nếp nhăn trên chiếc áo quân phục nữ, thỉnh thoảng lại ghé môi hôn như muốn uống hết mùi đặc trưng của chiếc áo này. Hai người khách quen vừa uống cà phê, vừa trỏ vào Vinh cháy nháy mắt... bấm nhau bảo: “- cứ mỗi lần phơi lại áo quần, ông ấy thường hôn chiếc áo như vậy suốt mấy chục năm qua. Chủ chiếc áo kia là ai? Không hiểu vì sao lão không lấy vợ. Hay là cháy mất “chim”rồi cũng nên. Nhiều cô gái tình nguyện đến với lão, hắn đều khôn khéo khước từ. Có cô khóc vì thương anh thương binh, vì tủi phận mình... Từ khi Vinh cháy về đến nay, người làng chỉ biết anh là thương binh loại hai, được nhà nước tặng thưởng huân chương chiến công hạng ba trong kháng chiến chông Mỹ.
    Cái tên Vinh cháy gắn liền với chiến công của người lính lái xe trên đường Trường Sơn. Anh bị bom na pan làm bỏng nặng, mặt mũi biến dạng, may còn giữ được hai con mắt. Do sự nhạy cảm nghề nghiệp tôi nghĩ, huân chương chiến công hạng ba chẳng dễ có đâu.Thương tích thế kia, chắc phải là những chiến binh quả cảm mới có được.

    Qua câu chuyện từ hai ông khách quen cùng uống cà phê mà tôi nghe được thì Vinh cháy nguyên là đại đội trưởng lái xe của một đôn vị anh hùng thuộc đoàn 559 bộ đội Trường Sơn. Tôi nghĩ, phải tiếp cận ông Vinh, có thể mình viết được cái gì đó về ông cũng nên...
    Hai ông khách nọ gọi chủ quán ra thanh toán, rồi lên xe đi thẳng. Lúc này mình gợi hỏi chuyện là tốt nhất, tôi nghĩ vậy.và lựa lời trò chuyện với ông:
    -Thưa bác Vinh, cháu có thể gọi cả tên đệm của bác không ạ?
    -Ồ,cứ tự nhiên. Cái tên Vinh cháy do anh em trong trại điều dưỡng đặt cho dễ phân biệt với những người cùng tên, gọi mãi thành quen không bận tâm làm gì.
    - Cháu là nhà báo, muốn làm một phóng sự cho ngày thành lập quân đội 22-12, thật may được gặp bác.Tôi đưa tấm thẻ nhà báo, và chứng minh thư cho ông.
    -Ồ, anh cũng họ Lê, à?
    -Vâng.Tên đầy đủ của cháu là Lê anh Tuấn, thưa bác.
    -Còn tôi là Lê nguyên Vinh. Mọi người quên gọi là Vinh cháy, cháy mặt ấy mà. Da mặt tôi bây giờ có một phần thịt da của đồng đội nữa đấy, vì phải vá víu lại mới được thế này. Rồi ông cười khà...khà...,tiếng cười vừa ấm, vừa vang. Nếu chỉ nhìn vào gương mặt dị dạng kia thì thật khó gần, nhưng hóa ra ông cũng là người dễ gần, dễ mến lắm. Cũng phải thôi, ông là đại đội trưởng kia mà.
    -Bác Vinh cháy có thể kể cho cháu về chiến công bác được thưởng HCCC hạng ba, và những kỷ niệm sâu sắc một thời bom đạn không ạ?
    -Ôi, chuyện thì có nhưng buồn và dài lắm. Mà trời sắp tối rồi, thôi để lúc khác.

    Nắng chiều đang nhạt dần, ánh hoàng hôn nhuộm tím mặt sông, mặt trời sắp lặn.Tiêng chuông chùa binh...boong thả vào khoảng trời yên ả. Đàn trâu, bò no tròn nối đuôi nhau xuống núi, tiếng bê, nghé gọi mẹ nghé ọ..o.,.,bi be...e, như tiêng vĩ cầm, bản nhạc đồng quê khi chiều về thật đẹp.
    Đã cuối thu, vùng trung du trời tối rất nhanh.Hôm nay, ông Vinh cháy đi nằm sớm hơn mọi hôm, nhưng thao thức mãi không sao ngủ được. Ông lại đem tấm ảnh chụp chung ba người ra ngắm nghía, rồi soi gương nhìn mặt mũi kỳ quái của mình, cố nên tiếng thở dài ngao ngán... Những ký ức vui buồn, và mối tình đầu đã lặn sâu, lại hiện lên trong tâm trí ông...

    Vinh cháy nhớ đến hình ảnh cô y tá, người đã chăm sóc mình suốt mấy tháng trời ở trạm xá tiền phương. Bón cơm, tiếp máu, cô ấy hiến cả da thịt để bác sĩ cấy vá mặt mình.Thành ra mình bị thương, cô ấy cũng phải mang thương, bởi vì lấy da thịt người này cấy ghép sang người kia, đâu phải cứ cắt ra là ghép ngay được. Người cho phải mang viết thương trong thời gian nuôi mô. Nghĩ đến đây ông khóc nấc như đứa trẻ. Nghĩ thương nhớ người yêu, và thân phận mình mà không thể chia sẻ với ai.Trằn trọc mãi rồi ông thiếp đi lúc nào không rõ.
    Sáng ra, trời lại đổ mưa.Vinh cháy chẳng vội dậy làm gì, mưa gió thế này ai vào quán. Định bụng nằm thêm chút nữa, nhưng hình như có tiếng ai gọi ngoài kia, ông vội ra mở cửa.
    -Ôi, chào nhà báo. Mưa gió thế này,...ông bỏ dở câu,... mời anh vào trong nhà. Thế đêm qua anh nghỉ ở đâu mà đến đây sớm thế.
    -Cháu nghỉ tại nhà khách ủy ban huyện ta bác ạ.
    -Thế thì ngay đây thôi. Mời anh dùng trà, ta uống cà phê lai rai sau nhé.
    -Vâng cảm ơn bác.
    Tôi nhấp ngụm trà hương sen thơm ngát, vào lúc sáng thanh tâm mới cảm nhận hết cái hương vị thơm ngon tinh khiết của nỏ lan tỏa trong vị giác,khiếu giác thật là thú vị. Đúng là “danh bất hư truyền.”Về trà sen, và cà phê ở quán Gió núi.
    Có dịp, tôi quan sát căn nhà mái bằng khoảng hơn bẩy chục mét vuông,một phòng khách, một phòng ngủ bài trí gọn gàng sạch đẹp.Tôi chú ý đến tấm ảnh ba người lính, hai nam, một nữ đứng giữa, phóng to treo trang trọng giữa phòng khách. Cũng vừa lúc Vinh cháy đem cà phê ra.
    -Nào, mời anh Tuấn thưởng thức cà phê Trung Nguyên nhé.Trưa nay anh ở lại đây dùng cơm với tôi. chả mấy khi nhà văn, nhà báo đến nhà. Dẫu thất nội trợ, tôi sẽ tự làm vài món nhắm ta lai rai cũng chẳng đến nỗi tồi đâu.
    -Vâng.cháu cảm ơn bác.
    -Tấm ảnh ba người treo trên tường kia có bác ở trong đó không a?
    - À, để tôi giới thiệu: đứng bên tay trái là bác sĩ Việt, trưởng khoa ngoại, người phẫu thuật chỉnh hình cho tôi đấy.Ông này giỏi lắm,được mệnh danh người có đôi bàn tay vàng. Người đứng giữa là cô Hạnh-y tá trưởng,đã tiếp máu, và hiến cả da thịt cho tôi vá lên cái mặt này đây. Người cuối cùng đứng bên tay phải là tôi-Lê nguyên Vinh khi hai mươi tuổi đấy. Anh nhìn Vinh hôm nay, với Vinh ngày xưa thấy hai thằng này có gì khác nhau không?... Rồi ông cười chua chát... Thú thật, tôi không dám nhìn vào gương mặt dị dạng người không ra người, ma chẳng ra ma của ông lúc này. Vì hình ảnh ông trên kia là một người tầm thước, đẹp như người mẫu. Nhìn hai gương mặt đối lập nhau tôi không thể cầm nước mắt. Một sự hy sinh trong muôn vàn hy sinh của người lính bước ra khỏi cuộc chiến đã mấy chục năm qua chẳng làm ta suy ngẫm đó sao?
    -Thế, chiến tích của bác về chiếc HCCC hang ba, thì sao ạ.
    -Cũng đơn giản thôi: mùa xuân năm 1975, đơn vị tôi nhận lệnh thượng khẩn : “- Sau ba giờ nữa phải có năm xe đạn ĐKB đến điểm X.!” Xe tôi đi trước.Mới đi chừng nửa đường thì máy bay địch phát hiện, chúng chặn đầu khóa đuôi, bắn đạn 40li xối xả, ném bom phá, bom na pan.Tôi bật đèn pha thu hút hỏa lực địch về mình, lệnh cho 4 xe sau rẽ vào đường tránh tiếp tục đi! Khi xe tôi giao hàng xong quay ra thì đồng chí lái xe số 2 hy sinh. Chiếc xe vẫn nổ máy, tôi vừa bước vào buồng laí thấy đau nhói ở cẳng chân, không kịp băng bó, tôi đạp tẹt ga lái chiếc xe chạy hết tốc độ, giao xe hàng thứ hai xong. Tôi băng vết thương rồi quay ra tìm xe số 5, đi được một đoạn, tôi chỉ kịp nghe một tiếng nổ”bụp”... một quầng lửa như máu...Khi tỉnh dậy biết mình đang nằm trong trạm quân y tiền phương, nhờ các đồng chí công binh trục chiến trên đoạn đường này đưa đi cấp cứu. Tôi gặp cô Hạnh ở đó, quen nhau, thương nhau, rồi yêu nhau.một mối tình thật đau, và rất đẹp!
    - Khi nào thì hai bác tổ chức cưới, tôi hỏi.
    - Trước khi tôi ra Bắc an dưỡng, và chuẩn bị cưới, hai đứa gặp nhau ở trạm xá tiền phương một đêm, vì chuyện tình cảm của chúng tôi đã báo cáo với trạm, lãnh đạo đã biết, tạo điều kiện cho chúng tôi gặp nhau trước lúc cưới.
   Đêm ấy, chúng tôi đã sống với nhau như vợ chồng với bao khát khao và hy vọng... Nhiều lúc tôi ôm cô ấy mà khóc. Khóc vì tình đồng đội yêu thương nhau như ruột thịt, khóc vì tình yêu lứa đôi gắn bó keo sơn, khóc vì tinh thần xả thân cứu bạn, khóc vì máu, và thịt da cô ấy đang hiện hữu trong người tôi, khóc vi cô ấy rất đẹp!..Tôi có đáng được hưởng cái hạnh phúc này không, khi mặt mũi tôi như quỷ thế này? Tôi cứ nghĩ như vậy mà bao đêm không ngủ.
    -Chia tay nhau được một tháng ba ngày, thì B52 trút bom vào tram xá tiền phương, cô Hạnh hy sinh khi cứu đồng đội. Ông Vinh cháy kể đến đây rồi khóc nấc. Nghe tiếng khóc của người già, nhất là hoàn cảnh của ông, tôi không dám hỏi gì thêm nữa.TRời ơi, tôi đã chạm vào nỗi đau của ông. Chúng tôi, thế hệ con cháu ông Vinh cháy phải làm gì cho xứng đáng với những hy sinh mất mát của cha ông mình? Câu hỏi ấy cứ day dứt trong tôi mãi. Mỗi khi gặp khó khăn tôi lại nhớ đến gương mặt cháy của ông Vinh mà gắng vượt lên chính mình.
   -Xin lỗi bác Vinh cháu lỡ chạm vào nỗi đau của bác.
   -Không sao đâu anh Tuấn. Có người chia sẻ tôi thấy như mình vơi bớt nỗi buồn. Cảm ơn anh đã đến quán Gió Núi. Chuyện có thế anh viết được gì thì viết.
    Hai bác cháu tôi cùng vào bếp chuẩn bị bữa cơm trưa, làm vài món:gà ri đảo mẻ, cá hấp, nem chua, hoa chuối nộm. Rượu nút lá chuối rất thơm ngon.
   Khi đã ngà ngà rượu, tôi buột miệng hỏi: “-thế sao bác không kiếm cô ... ô...” biết mình lỡ lời tôi không nói hết câu...
   Ông Vinh giải thích: trước khi về địa phương, khám lại sức khỏe, mình bị dính thêm chất đọc mầu da cam. Được tăng hạng từ thương binh loại hai lên loại một. Nhưng bác sĩ khuyên không nên có con. Nên không muốn làm khổ vợ con nữa! Tôi đã nuôi cháu Nguyễn Cường, con liệt sĩ Nguyễn văn Thanh, người lái chiếc xe só 2 đấy. Mẹ cháu Cường mất vì bệnh ung thư lâu rồi. Cháu Cường đang học đại học năm thứ hai.Thấm thoát đã hơn chục năm hai cha con tôi sống ở cái quán Gió Núi này. Nhà vắng bóng người đàn bà, nhất là khi ốm đau, giỗ, tết, lúc có khách cũng tủi lắm anh ạ. Người xưa nói “giầu vì bạn, sang vì vợ.” May mà có sự đùm bọc của nhân dân. Nhất là bà con ở xóm núi này. Mong sao đất nước mình luôn sống trong hòa bình, ngày càng giầu mạnh thì ta chả tiếc máu xương!
Tháng 11-2012.


. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả từ ThanhHóa .