KẺ ĂN MÀY
GIỚI THIỆU: Trong phạm vi phát triển về văn chương nước Nga. Anton Chekhov phá cách đường lối xưa cũ dựng vào đó một văn phong mới lạ với những truyện không có câu chuyện, nhưng được chú ý nhiều nhất. Giọng văn trung thực và có khuynh hướng nói lên vai trò làm người ở tk. mười chín là nhịp cầu đi tới tk. hai mươi. Những sự kiện rất mới lạ có từ những gì lớn lao mà ông đã gặp trong đời. Truyên ngắn ‘Kẻ Ăn Mày / The Beggar’ được xuất bản lần đầu có tên là ‘Nishchii’ đăng trên báo Petersburg vào ngày 19 tháng Giêng 1887. Những truyện của ông viết có tính chất năng động và thảm cảnh xã hội; ngụ ý hơn là miêu tả công khai, để lại cho độc giả nhiều hình ảnh bất ngờ. Chekhov sống và thấy đều được diễn tả dưới ngòi bút trung thực và chân tình với một chất liệu luân lý đạo đức có mục tiêu rõ ràng trong mỗi tác phẩm truyện của ông. (vcl).
" B ẩm ngài, xin cho một chút tình thương, ngó tới kẻ khốn cùng này, một thằng đói rách! Ba ngày nay tôi không có một hột cơm. Cũng không có nổi năm xu để thuê một chỗ nằm. Tôi xin thề trước Chúa. Ở tám tuổi tôi học với thầy giáo làng để rồi tôi mất luôn cái nơi cần tới nó. Tôi đọa ngoạ như kẻ bị oan. Suốt cả năm trời giờ đây tôi phải có việc để làm…’
Luật sư biện hộ Khavôsốp (Skvorsov) nhìn vào cái xác xơ bần cùng, mớ tóc nâu vàng, khoát bộ mặt thảm sầu, ngu si đần độn ở nơi hắn, đôi mắt lờ đờ như kẻ say lại thêm mụn đỏ trên gò má, hình như đã gặp hắn đâu đây; nếu thật là người mà tôi đã gặp .
Tôi hiện công tác của tỉnh hạt Kaluga. Kẻ ăn mày tiến lại: ‘nhưng tôi không có một xu dính túi. Giúp tôi đi, rũ lòng thương, tôi xấu hổ phải nói điều này, nhưng; tôi buộc lòng bởi đây là hoàn cảnh’.
Đôi mắt của Khavôsốp dòm xuống đôi giày bốt to tướng của người đàn ông, một chiếc cao, một chiếc thấp, đột nhiên y nhớ ra điều gì. Coi kià; việc này đến với tôi. Tôi đã gặp hắn trước một ngày hôm qua trên đường Sadovaya. Luật sư biện hộ nói. Nhưng; hình như anh đã nói với tôi anh là học trò đã bị tống ra khỏi đó mà không có thầy giáo làng. Anh nhớ không?
‘Không! không! không phải vậy’ Người ăn mày lẩm bẩm trong miệng, đoạn lại nói. ‘Tôi là thầy giáo làng, và nếu ông muốn tôi trình giấy tờ cho mà xem’.
‘Đừng đặt bày nghe! Anh nhớ lại đi, chính anh là học trò ở trường làng, ngay cả việc tống anh ra khỏi trường. Anh không nhớ sao?’
Khavôsốp đỏ bừng mặt, quay đầu về kẻ ăn mày mà nhìn ra vẻ bỏ ghét.
‘Đây là điều không thực, thưa ngài!’. Hắn vừa khóc vừa nói. Đây là hành động lừa gạt, bịp bợm. Tôi sẽ đưa anh tới cảnh sát. Rõ khốn! Cho dù anh là kẻ cơ hàn, đói rách, việc đó không cần phải gian dối một cách vô liêm sĩ và xấu hổ’.
Như kẻ thất hồn, thất viá đẩy cửa bước vào và nhìn lấm la, lấm lét quanh dinh thự tợ như kẻ trộm. ‘Tôi . Tôi không láo’ Hắn lẩm bẩm trong miệng. ‘tôi có thể trình giấy chứng minh thư cho ông xem’ ‘Ai mà tin hắn cho được?’ Khavôsốp vẫn còn tức. ‘Anh không biết rằng điều này rất là hèn hạ, lừa bịp ảnh hưởng tới tình cảm, việc này chạm tới nhà giáo và học sinh trong xã hội? Coi việc đó như dấy loạn!’ Khavôsốp mất tính hòa nhã và bắt đầu quở trách không còn thương xót kẻ ăn mày. Sự khinh suất đó làm cho người đói rách giận dữ thêm ra. Khavôsốp đánh giá ở chính ông ta một con người tốt, tâm hồn dịu dàng, lòng xót thương cho tất cả những gì bất hạnh. Đặc nó trong một sự thử thách hàng đầu với một ít vấn đề cho ông ta, như thấy ở mình thái độ bất kính người nghèo; sự đó cần trải lòng đến người cùng khổ, cần có lương tâm ở nơi ông.Trước sự lãnh đạm của người thất thế tiếp tục phản kháng cái vô tội đó, nhưng; sớm muộn sự im lặng sẽ bùng dậy mà nghĩ tới thắt cổ trong cái việc thất bại này.
‘Thưa ngài’ Kẻ ăn mày nói. Hắn đặc tay lên trái tim. ‘Sự thể là thế! Tôi – đã nói láo! Tôi chẳng phải học trò mà chẳng phải thầy giáo.Tất cả là giả tưởng. Xưa tôi hát trong ca đoàn Nga rồi hất tôi ra cho tôi là thằng rượu chè, ăn chơi trác táng. Nhưng; không còn cách gì hơn? Tôi không thể dối trá’. Không một ai cho tôi bất cứ cái gì để tôi nói lên sự thật. Với sự thật người ta có thể đói mà chết hoặc chết lạnh vì thiếu ăn. Lý lẽ đó hợp lý, Tôi hiểu, nhưng; tôi có thể làm được gì?
‘Ông làm được gì?. Anh hỏi tôi làm được gì?’ Khavôsốp hét lớn, đến gần kẻ ăn mày. ‘Làm thôi! Những gì anh làm được! Anh phải làm!’.
‘Làm –vâng , tôi biết ở chính tôi, nhưng; ở đâu để tôi tìm việc làm?’.
Chúa ơi! Ông phán xét quá đáng. Quát lên!. Kẻ ăn mày mỉm nụ cười cay đắng.
‘Ờ đâu tôi có thể tìm ra việc làm bằng tay chân?’. ‘Thiệt là quá trễ cho tôi trở nên nhân viên thư ký; bởi trong cái việc trao đổi, giao thương người ta tìm đến những người trai trẻ; không ai lại đi nhận tôi cho làm phu khuân vác hay người gác gian, mà người đó chưa một lần vào đời, và; tôi biết là không ai thuê mướn tôi đâu’.
‘Vô lý! Ông luôn luôn đứng về phiá pháp lý! Thì làm thế nào anh bửa củi cho tôi?’
‘Tôi không thể từ chối việc đó, nhưng ngồi đây dù khéo việc bửa củi mà không có cơm ăn thì cũng như không’.
Hừ ! Anh có vòng vo trong cách nói nầy nói nọ. Quá lắm; thì cũng không cần đến anh mà anh đã từ chối. Việc bửa củi dành cho tôi phải không?’
‘Dạ thưa ngài; tôi muốn’.
‘Tốt lắm. Chúng ta sẽ tìm việc để làm. Tuyệt vời – chúng ta sẽ gặp lại’.
Khavôsốp lúng túng, đôi tay run run liên tiếp; không có cảm giác gì ác ý cả để rồi bỗng dưng nhớ bửa ăn gà ngoài trời.
‘Đây! O-gà (Olga) Ông ta nói: ‘đưa người đàn ông này vào trong chòi gỗ và để cho ông ta bửa củi’. Người hắn trông như thằng bù nhìn áo quần rách tươm, quằn đôi vai xuống như thể là hốt hoảng, phân vân điều gì sau khi ăn uống, hẳn nhiên thấy được cái sự rề rề của hắn là biết hắn không ưa việc bửa củi, vì hắn quá đói mà lại bắt làm, dễ hiểu thôi, bởi; hắn tự trọng và cả nể đấy mà, chớ thật tình hắn kẹt mà không nói nên lời. Đúng thế, hắn luôn nghĩ tới thứ rượu trắng vô-ka, cái đó làm cho sức khoẻ của hắn yếu mòn và không còn cảm giác gì để nghiêng về việc làm ăn một cách cần cù, chịu khó.
Khavôsốp vội vã đi vào phòng ăn.Từ cửa sổ người ta có thể thấy cái chòi gỗ và mọi thứ khác đổ dồn vào trong sân. Đứng bên cửa sổ Khavôsốp thấy mùi khói nấu và kẻ ăn mày ra khỏi sân vườn với cửa sau, băng qua con đường tuyết dơ để đến chòi gỗ. O-gà, nàng nhìn xoi bói, phẩn nộ vào người làm thuê, lấy cùi chỏ đẩy hắn qua một bên, không cần khóa cửa và giận dữ đá mạnh cánh cửa chòi. Rồi bỏ đi.
‘Chúng ta có thể gián đoạn khi người đàn bà đi qua với tách cà phê’ – ‘cái gì gây ra giữa lúc này’ Khavôsốp nghĩ lung tung chả đúng lúc, đúng chỗ.
Kế tới hắn thấy mình là thầy giáo giả, học sinh giả ngồi cạnh hắn trên khúc gỗ dài và bỗng nhiên nhớ tới cái nhọt đỏ trên gò má hắn đã có từ lâu. Người đàn bà chặt phụp cái rìu xuống gần chân hắn, cải cọ hết sức giận dữ với những lời lẩm bẩm trên môi, bắt đầu quở trách hắn một cách vô cớ. Kẻ ăn mày rụt rè kéo miếng gỗ nhỏ về phiá hắn, đặc giữa đôi chân và vỗ nhẹ lên chiếc rìu. Lơ lửng như muốn té xuống. Kẻ ăn mày một lần nữa kéo miếng gỗ về phía hắn, thổi nhẹ lên đôi tay lạnh cóng và gõ nhẹ lên cái rìu một cách thận trọng, hắn sợ đụng lên đôi bốt của hắn hoặc vô ý cắt đứt mấy ngón tay. Đôi đũa gỗ rơi xuống mặt đất nghe nhẹ nhàng, hắn đưa mắt nhìn.
Cơn giận dữ của Khavôsốp đã biến mất, giờ đây cảm thấy có một chút ân hận và cả thẹn bởi chính ông, vin vào những gì hư hỏng, say sưa, những đau ốm đột ngột, đẩy người ta làm việc giữa mùa giá lạnh.
‘Được, không sao’ Ông ta nghĩ vậy. Đi tới phòng làm việc ngang qua phòng ăn ‘Tôi làm đúng mà’.
Một giờ sau O-gà đến và báo cáo với Khavôsốp củi đã chất đầy trong chòi.
‘Tốt! Đưa cho hắn nửa hào Nga’ Khavôsôp nói. ‘Nếu hắn muốn trở lại để bửa củi vào ngày đầu của mỗi tháng. Thời chúng ta tìm việc cho hắn làm’.
Ngày đầu của tháng hắn đến với cái vẻ túng thiếu thì tìm việc cho hắn làm với giá nửa hào Nga, dù hắn có đứng trơ người ra năn nỉ cũng thế thôi.
Từ đó về sau hắn thường có mặt ở sân vườn; cứ thế mà kiếm việc cho hắn làm. Bi chừ thì hắn lấy xên mà xúc tuyết, rồi kêu hắn sắp củi cho ngay ngắn trong chòi, đập bụi nơi mấy tấm thảm và nệm ngủ. Cứ thế hắn nhận từ hai mươi đến bốn mươi đồng Nga và mỗi khi như thế cho hắn một đôi cái quần cũ.
Cùng lúc đó thì Khavôsốp dọn tới một nơi khác, ông ta mướn hắn phụ giúp đóng gói và chuyển một số đồ đạc. Lúc này kẻ ăn mày không còn say sưa, không còn ủ dột mà trở nên ít nói. Hắn bưng vác những thứ quá nặng và đi theo sau chiếc xe thùng chất đầy đầu, thế mà không mấy bận rộn. Hắn chỉ rùng mình vì lạnh và trở nên bối rối khi đó tay lái xe nhạo báng cho hắn lười, gã quá yếu đuối, nói chuyện tầm phào không có chi lạ ngoài cái áo khoát đẹp muốn khoe. Sau đó chuyển hết đồ mà Khavôsốp đã giao cho hắn. ‘À nè; tôi thấy lời lẽ của tôi có hiệu quả’ Biện lý nói; trong tay cầm một đồng xu Nga.’ Đây nè cho cái nhọc nhằn của anh. Tôi thấy anh có vẻ lo ngại và không phản đối việc làm. Anh tên gì?’
‘Lư-kốp’ (Lushkov).
Được, Lư-kốp; bây giờ tôi cung cấp cho anh một việc khác, công ty vệ sinh. Anh viết được không?’ ‘Tôi viết được’.
Ngày mai cầm thư này đến bạn tôi và họ sẽ cho anh biết việc để làm. Làm chăm, không rượu chè, hút xách và nhớ những gì tôi dặn anh. Chào!’
Đưa anh đến đúng chỗ rồi đó. Khavôsốp vỗ nhẹ vào vai Lư-kốp một cách thân mật, nói cho ngay giúp hắn một tay đở được phần nào. Lư-kốp cầm lấy bức thư và kể từ đó không còn làm sân nhà và chòi gỗ. Hai năm qua. Vào một buổi chiều, thấy Khavôsốp đút tay lấy vé đi xem hát, hắn nhận ra một người nhỏ nhắn đứng bên cạnh ông biện lý với chiếc áo cổ lông thú cũ kỹ và cái mũ da hải cẩu đã bạc màu. Người đàn ông nhỏ thó rụt rè hỏi người bán vé cho một chỗ ngồi dành riêng, mỗi vé thêm hai đồng hào Nga.
“Lư-kốp, anh phải không?’ Khavôsốp thốt. Có nhận ra người đàn ông nhỏ thó này trước kia cũng bửa củi. Anh khoẻ mạnh không? Anh làm gì nơi đây? Thế nào công việc đến đâu rồi?’.
‘Tốt! Bây giờ tôi là công chứng viên vô nghạch và lương tôi một tháng ba mươi lăm đồng rúp-Nga’.
‘Cảm ơn Trời! Quá qúy.Tôi sung sướng cho việc làm của anh. Tôi hãnh diện, rất hãnh diện Lư-kốp. Trong nhận thức, anh biết, anh là đứa con yêu của Chúa. Tôi đưa anh vào con đường sáng, anh biết chứ.
Ê! anh nhớ không những gì nung nấu trong tôi là dành cho anh. Đôi chân tôi như muốn chôn cứng xuống lòng đất ngày đầu gặp anh hôm đó. Cám ơn, cám ơn con người già nua này cho tôi không quên những lời lẽ của tôi’.
‘Tôi cũng cám ơn anh luôn’. Lư-kốp nói. ‘Nếu tôi không đến với anh thời chắc tôi cứ cho tôi là thầy giáo hay là học sinh của ngày nay. Đúng đấy; tôi như con chim lạc bầy nay bay đến để được anh che chở, tôi lôi tôi ra khỏi điạ ngục trần gian này. ‘Tôi quá sung sướng. Quả vậy’.
‘Cám ơn những tiếng nói chân tình và việc làm. Ông nói những gì trong sáng, tốt đẹp cho đời tôi. Tôi rất biết ơn ông và dạy cho tôi mọi điều kể cả nấu ăn. Chúa sẽ ban ơn và cho anh gặp một người đàn bà đôn hậu! Ông thốt lời hay ý đẹp và tôi sẽ là người chịu ơn ông cho tới ngày nằm xuống, nhưng; nói đúng ra, đó là những gì ông cho tôi ăn. O-gà, cô ta đã cứu giúp tôi’.
‘Cái gì thế?’
‘Như thế này. Khi đầu tôi đến nhà ông ngày đầu được giao việc bửa củi, O-gà cô ta thường bắt đầu bằng tiếng nói: ‘Ôi! anh say rồi hả anh’ Ôi ! sao anh tạo ra sự khốn đốn! Không có chi nơi anh chỉ còn lại sự tồi tệ’. Cuối cùng nàng ngồi đối diện với tôi và trở nên buồn, nhìn vào mặt tôi mà khóc. ‘Ôi! anh thật là người đàn ông xui nhiều hơn may. Không có gì làm anh hài lòng trong thế giới này và ở đây sẽ là không trong cái thế giới anh đến. Tất cả là không. Anh là thằng nghiện ngập! Anh sẽ xuống điạ ngục. Ôi chao! anh là thằng bất hạnh’. Và rồi nàng sẽ gánh vác hết thảy. anh biết rồi đó, nó nằm trong trạng thái căng thẳng. Tôi không nói cho nàng biết bao nhiêu bí ẩn và khổ đau, biết bao nhiêu nước mắt và mồ hôi nàng đã đổ xuống trong công việc của tôi. Những việc chính, nàng còn bửa củi cho tôi. Thưa ngài, ông có biết bửa củi tôi chẳng bẻ một que nhỏ cho ông, chớ đừng nói bửa? Nàng O-gà làm hết thảy. Tại sao nàng cứu giúp tôi, tại sao tôi thay đổi, tại sao tôi bỏ uống rượu, dưới mắt nàng tôi không thể giải thích. Tôi chỉ biết rằng, nợ nàng những lời ăn tiếng nói và việc làm cao thượng, một thay đổi chiếm cứ hồn tôi. O-gà đưa tôi đến con đường ngay thẳng và tôi sẽ không bao giờ quên. Để rồi; đến lúc bắt đầu đi; đi tới cái chuông đang dộng từng hồi. Lư-kốp cúi đầu chào và rời khỏi chỗ dành ưu tiên trong rạp hát ./.
*’Kẻ ăn mày/The Beggar’ Trong tuyển tập của Anton Chekhov (1860-1904). Nhà văn, nhà viết kịch sanh ở Nga và chết ở Đức. Nguyên bản tiếng Anh của Joe Andrew by Wordworth Classics. Võcôngliêm chuyển sang Việt ngữ.
(ca.ab.yyc . 1 tháng 6/2020)