K
hoảng sáu giờ, mưa bắt đầu nặng hạt hơn. Bầu trời
hồng lên, sóng sánh như mầu rượu anh đào. Và lạnh. Hơi lạnh âm ẩm len qua
những khe cửa sổ, buôn buốt trong ngực. Quỳnh đến, bóp còi xe inh ỏi dưới
đường. Mẹ hơi nhăn mặt: "Lại con Quỳnh à?". Tôi lẹt quẹt đi dép xuống,
thấy con nhỏ bạo thật, dám chơi hẳn bộ đồ jean trắng đi trên những con ngõ
lép nhép bùn bẩn. Nó gạt chân chống xe, thủng thẳng: "Tao vừa gặp em Nhã
Anh của mày trên đường Hồ. Đi một mình, trông khá đẹp mắt đấy". Tôi thở
hắt ra, buột mồm: "Thằng khỉ, thế mà nó dám bảo với tao là chiều nay nó
không có xe", rồi ngừng một lúc, không ra than vãn, cũng không hẳn cương
quyết, tôi trầm giọng: "Tao sắp bỏ nó rồi". Quỳnh cười khẩy: "Lý do?". Tôi
buông thõng: "Mệt!" rồi leo lên xe ngồi, ôm riết lấy vai nó, kêu lên âm âm
trong cổ: "Quỳnh ơi! Sao tao mệt và cô đơn quá". Quỳnh im lặng, chắc nó
nghe quen rồi cái giai điệu này. Bạn bè cùng lớp nhìn vào, ít đứa hiểu vì
sao tôi với Quỳnh có thể thân nhau được. Quỳnh xinh đẹp nhưng kỹ tính, từ
ngày chia tay với Quân, hai năm trời nó sống như tu sĩ, chịu đựng và kiên
trì chờ đợi. Còn tôi là hình ảnh ngược lại, hời hợt cẩu thả, nổi tiếng vì
những trò đùa cợt tai ác. Bọn con trai chia 52 đứa trong lớp quản lý ngót
nghét gần trăm người này thành ba loại: loại dễ dãi, loại khó ưa và loại
không thể cưa đổ. Quỳnh thuộc type giữa, chỉ có mình tôi độc chiếm loại
thứ ba. Tôi đã từng tuyên bố: "Trân thích ai thì sẽ tự chài người ấy. Còn
đừng ai có hy vọng của Trân". Nhưng đằng sau những trò chơi có tiếng vỗ
tay tán thưởng của bạn bè ấy, đôi khi tôi vẫn cảm thấy chán nản và mệt
mỏi. Mọi chuyện cứ giống như khi ta đi trên một con đường dài, không thể
quay lại, nhưng cũng không muốn nghỉ chân. Tôi không thích mới đi được một
phần ba quãng đường, người ta đã dâng hoa hồng cho mình. Quỳnh hỏi: "Mày
chán em Nhã Anh thật rồi à?", có vẻ như hỏi chê trách. Tôi đẩy vai nó, cố
dài giọng: "Ôi dào! Mày cứ lo bò trắng răng. Xưa nay chỉ có con trai bỏ
con gái là nhiều, chứ có mấy đứa con gái biết nghệ thuật đá như tao
đâu".
Muộn muộn, thấy tiếng Nhã Anh gọi dưới nhà, mẹ
được dịp nhăn mặt lần nữa: "Mày ít bạn bè thôi". Tôi ra mở cửa rồi mới
thấy lạnh, dịnh vào lấy óa khoác rồi lại thôi. Và chua chát hơn, nhận ra
dạo này, trước mặt Nhã Anh mình không còn chải chuốt và cầu kì như trước
nữa. Nhã Anh nhìn tôi dò hỏi, ấp úng: "Quỳnh có qua đây không?". À, tôi
thấy nó bắt đầu có cái kiểu thanh minh một cách gượng gạo, bắt đầu có
những lý do, mà nhiều khi những lý do chính đáng quá lại làm cho người ta
dễ nghi ngờ. "Hiểu rồi, còn chuyện gì nữa không? Thôi, Nhã Anh về đi, Trân
buồn ngủ lắm". Rồi quay đi. Nhã Anh túm tay tôi giật lại: "Trân sao thế?".
Tôi gạt phắt ra, thấy nó hơi sững sờ, lại ân hận là mình hơi phũ phàng,
nhưng cũng không kịp sửa nữa, đành buông thõng như nói với Quỳnh lúc nãy:
"Trân mệt". Nhã Anh hạ giọng: "Trân mệt cả trong chuyện tình cảm?". Tôi
nhìn nó, thấy những nét thanh tú trên gương mặt mà mình đã từng cho là đẹp
kia, sao bây giờ ngây ngô và trẻ con quá. Rồi không chịu nổi nữa, tôi đi
lên nhà. Mạ chắc đã nhìn thấy cái kiểu phóng xe vùng vằng của Nhã Anh, cao
giọng: "Sao chúng mày nói chuyện mà cứ như cãi nhau thê shar? Bạn bè...".
Tôi "xời" một tiếng, kéo chăn chùm kín đầu, mà cũng hoàn toàn không ngờ là
mình có thể sụt sịt khóc được.
Tôi quen Nhã Anh ở một lớp khiêu vũ
buồn tẻ. Bà giáo già với đôi chân không còn linh hoạt nữa, luôn miệng kêu
ca về khả năng thẩm âm vànhuwnxg bước nhẩy lật bật như bửa củi của tôi và
nó. Khoảng 18 người, một tuần ba lần gặp nhau ở cái phòng tập sàn gỗ ấy,
đi qua đi lại theo điẹu tango phát ra từ chiếc cassette rè rè cũ kĩ. Phần
lớn đã đi làm, số còn lại là sinh viên, chưa hẳn từng trải nhưng cũng có
nét già nua và mệt mỏi, đứng cặp đôi với nhau gượng gạo và lịch sự. Tôi
nhận ra mình có vẻ cao giá giữa đám học viên nữ rụt rè và ế ẩm, máu hiếu
thắng lại băt sddaauf ngo ngoe trổi dậy. Những buổi tập trời mưa âm ẩm,
tôi đến muộn, đầu nghiêng nghiêng nhí nhảnh, hay mặc quần jean xanh với áo
pull đen viền trắng, trông ngây thơ lắm. Nhã Anh cao lớn, đẹp trai nhưng
mắt hơi nhỏ và dài, cứ khăng khăng không tin là tôi kớn hơn nó hai tuổi.
Tôi kể với Quỳnh, hai đứa cười khúc khích: "Hay đấy, thử đùa với bọn trẻ
con xem sao. Lần đầu tiên nhẩy boston, Nhã Anh run run lúc cầm tay tôi,
tôi cười khẩy, nghĩ tên này chắc còn baby lắm đây. Một cái nắm tay với
tôi, lúc ấy không phải là nhiều, nhưng tôi vẫn dằn dỗi giật tay lại. Rồi
lại để cho nó nắm lấy, lóng ngóng vụng về. Đến gần hết nhạc, tôi mới ngước
mắt lên, rồi nhè nhẹ rụt tay về, vẻ như bỡ ngỡ. Thế mà nHã Anh yêu tôi vì
cái kiểu ngây thơ vờ vĩnh ấy. Với nó, đây là tình yêu đầu. Còn tôi, dạo đó
mệt mỏi và chán ngán nên bắt đầu thấy vui vui với cái trò chở nó đi vòng
vòng, gặp đứa nào cũng toét miệng ra giới thiệu: "Em tao". Mặc cho nó khổ
sở vì cái khoảng cách hai năm kia. Quỳnh đe: "Coi chừng!". Tôi bĩu môi:
"Tao thèm với cái loại vắt mũi chưa sạch ấy. Và hai đứa lại khúc khích
cười, lại nhấm nháy gọi nó một cách diễu cợt là: "Em Nhã Anh"
Mẹ hỏi: "Sao dạo này không thấy thằng Phương
tới chơi?" rồi nhìn tôi dò xét: "Hay là có chuyện gì?". Tôi vặn nhạc ầm
lên, lúng búng câu trả lời trong miệng, chợt thấy rã rời. Sau chừng ấy
thời gian, hóa ra tôi vẫn chưa quên được. Mà làm sao quên được, khi trong
ví tôi còn để tấm thiệp của anh, khi mỗi tối đi ngủ tôi đều ôm con thỏ
bông của anh tặng. Nhưng cảm giác cũng không còn xót xa như trước, mà chỉ
còn là nỗi nhớ trống rỗng, chắc là vì tôi đã bão hòa quá nhiều rồi. Chờ
đợi nhiều quá, hi vọng rồi thất vọng nhiều quá, không ngờ bây giờ tôi quên
nhẹ nhõm đến vậy, nhưng không phải là không có lúc day dứt. Mẹ bảo: "Thằng
Phương hơi nhỏ người, nhưng tính nó được đấy chứ!". Tôi thởi dài, nghĩ đợi
đến lúc mẹ khen được ai thì con đã để người ta đi mất rồi còn đâu. Những
cái gì mà ngày xưa chúng tôi tưởng là không có gì có thể phai mờ được, thì
thời gian và xa cách đang phủ bụi lên nó đây. Rồi biết đâu, tình cảm mà
hôm nay tôi với Nhã Anh cho rằng quan trọng thì ngày mai cũng chỉ là một
trò chơi con trẻ, giản đơn và bồng bột thế thôi.
Nhã Anh chặn tôi
giữa phố, khổ sở: "Thì Trân cũng phải cho Nhã Anh biết lý do chứ!". Giọng
nó van lơn như giọng Phương cảu một năm về trước, khi anh kêu lên: "Trân
ơi! Em đừng khóc nữa, em cứ khóc thế này anh không đi nổi đâu!". Tôi trùng
lòng xuóng một thoáng, dịu giọng: "Thôi, đi uống café". Nhã Anh ngồi im.
Chắc nó buồn. Và tôi cũng buồn. Không phải là tôi hoàn toàn vô cảm trước
nó. Tôi thương Nhã Anh như thương mình một năm về trước, cũng dằn vặt khổ
sở, tự hỏi mình đã có lỗi gì để người kia ra đi. Nhưng tôi sợ, sợ mất tự
do, sợ lại sắp phải kiểm soát, nghi ngờ, lại phải nghe những lý do, rồi
lại đau khổ. Yêu, nghĩa là ngoài chuyện yêu ra còn phải hờn giận, ghen
tuông, rồi chờ đợi...mà tôi thì mệt lắm rồi. Đây cũng có thể là lý do:
"Trân nói thế. Nhã Anh có hiểu không?". Nhã Anh lắc đầu, ngại ngần nắm lấy
tay tôi. Tôi cúi xuống, nhìn tay mình trắng xanh nhỏ bé lọt thỏm trong tay
nó. Lại nhớ một lần nó cũng giữ tay tôi thế này, và hồ hởi kêu lên: "Dù
thế nào đi nữa, giao thừa cũng phải đi với nhau nhé!". Nhưng giao thừa năm
ấy, tôi ngại mưa, ngại rét, ngại những kỷ niệm về Phương nên nằm bẹp ở
nhà. Có thể vì thế mà bây giờ hai đứa xa nhau. Gần một năm. Gần một năm
của cái nắm tay bối rối, của một vòng tay choàng hở ngang eo trong khi
khiêu vũ. Chẳng có gì hơn và cũng chẳng thể. Gần một năm. Nó còn trẻ con
lắm, rồi nó sẽ quên thôi.
Mẹ cao giọng: "Con gái là phải...Chứ cứ đùng
đùng đoàng đoàng như mày, rồi thì ế thôi, con ạ!". Tôi ngồi dựa lưng vào
tường, tự hỏi sao ngày xưa bố mẹ lại lấy nhau, rồi liệu có phải vì mệt mỏi
không mà lại xa nhau. Quỳnh lên tận nhà ân cần: "Mày ốm à?". Tôi vùi mặt
vào tóc nó, nhưng không khóc được, chỉ thấy xa xôi và trống rỗng, than
vãn: "Sao mới yêu một mà đã thấy như yêu cả đời thế này, Quỳnh?". Rồi cầm
lược lên chải đầu, thấy mình già nua đi nhiều. Khốn nạn, hai mươi tuổi mà
đã thấy mình già nua, không hiểu bao lâu nữa thì sẽ thấy mình như là đã
chết rồi. Quỳnh hỏi: "Dạo này mày có gặp em Nhã Anh không?". Hôm qua, nó
vừa đến. Chững chạc và tự tin hơn. Hẳn nó cũng mệt mỏi vì chạy đuổi nhiều
quá rồi, nên bây giờ nó dừng lại, thử nhìn lại cái bọn con gái tầm tuổi
nó. Và thử yêu, và nghi ngờ, và hạnh phúc. "Em Nhã Anh bảo tao là dù thê
snaof đi chăng nữa, sau này tao cũng phải làm mẹ đỡ đầu cho con nó". Quỳnh
phì cười: "Sớm thế? Sao ngày xưa nó không nghĩ đến chuyện cưới mày nhỉ?".
Tôi cũng bật cười. Và lơ mơ, tôi nghĩ đến đám cưới mình sau này. Chồng
tôi, chắc sẽ không phải là Nhã Anh, mà lại càng không phải là Phương. Mà
có thể là A hay Z gì đó, một người không cao lớn, không đẹp trai, không
tài năng, nhưng là một người tốt. Rồi những đứa con sẽ ra đời, sẽ gọi Nhã
Anh là cậu Nhã Anh, sẽ gọi Phương là bác Phương. Rồi một ngày chúng sẽ
lớn, sẽ đi trên con đường riêng của mỗi đứa. Và cầu mong rằng sẽ không có
đứa nào phải mệt mỏi quay đầu lại hỏi: "Cuối con đường kia có cái gì, mà
cứ bắt tôi phải đi mãi thế này...???".
Cuối con đường kia là quả
chín dành cho mỗi người. Tôi đang mệt mỏi dừng lại đây. Nhưng rồi tôi sẽ
phải đứng lên, và đi tiếp...-./.
VVM.12.11.2024.NVA
Tôi quen Nhã Anh ở một lớp khiêu vũ buồn tẻ. Bà giáo già với đôi chân không còn linh hoạt nữa, luôn miệng kêu ca về khả năng thẩm âm vànhuwnxg bước nhẩy lật bật như bửa củi của tôi và nó. Khoảng 18 người, một tuần ba lần gặp nhau ở cái phòng tập sàn gỗ ấy, đi qua đi lại theo điẹu tango phát ra từ chiếc cassette rè rè cũ kĩ. Phần lớn đã đi làm, số còn lại là sinh viên, chưa hẳn từng trải nhưng cũng có nét già nua và mệt mỏi, đứng cặp đôi với nhau gượng gạo và lịch sự. Tôi nhận ra mình có vẻ cao giá giữa đám học viên nữ rụt rè và ế ẩm, máu hiếu thắng lại băt sddaauf ngo ngoe trổi dậy. Những buổi tập trời mưa âm ẩm, tôi đến muộn, đầu nghiêng nghiêng nhí nhảnh, hay mặc quần jean xanh với áo pull đen viền trắng, trông ngây thơ lắm. Nhã Anh cao lớn, đẹp trai nhưng mắt hơi nhỏ và dài, cứ khăng khăng không tin là tôi kớn hơn nó hai tuổi. Tôi kể với Quỳnh, hai đứa cười khúc khích: "Hay đấy, thử đùa với bọn trẻ con xem sao. Lần đầu tiên nhẩy boston, Nhã Anh run run lúc cầm tay tôi, tôi cười khẩy, nghĩ tên này chắc còn baby lắm đây. Một cái nắm tay với tôi, lúc ấy không phải là nhiều, nhưng tôi vẫn dằn dỗi giật tay lại. Rồi lại để cho nó nắm lấy, lóng ngóng vụng về. Đến gần hết nhạc, tôi mới ngước mắt lên, rồi nhè nhẹ rụt tay về, vẻ như bỡ ngỡ. Thế mà nHã Anh yêu tôi vì cái kiểu ngây thơ vờ vĩnh ấy. Với nó, đây là tình yêu đầu. Còn tôi, dạo đó mệt mỏi và chán ngán nên bắt đầu thấy vui vui với cái trò chở nó đi vòng vòng, gặp đứa nào cũng toét miệng ra giới thiệu: "Em tao". Mặc cho nó khổ sở vì cái khoảng cách hai năm kia. Quỳnh đe: "Coi chừng!". Tôi bĩu môi: "Tao thèm với cái loại vắt mũi chưa sạch ấy. Và hai đứa lại khúc khích cười, lại nhấm nháy gọi nó một cách diễu cợt là: "Em Nhã Anh"