Ở ĐỜI VUI ĐẠO HÃY TÙY DUYÊN
T hái tử Trần Khâm sinh năm 1258. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần thị Thiều. Năm 1278, ông được vua cha là Trần Thánh Tông truyền ngôi. Ông lấy miếu hiệu là Nhân Tông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết về ông: "... được tinh anh thánh nhân, thuần túy đạo mạo, sắc thái như vàng, thế chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng... Trên vai bên trái có nốt ruồi đen cho nên có thể cáng đáng được việc lớn ".
Nhà Trần có truyền thống truyền ngôi, lên làm Thái thượng hoàng để cùng coi việc nước: Trần Thái Tông truyền ngôi cho thái tử Hoảng (Trần Thánh Tông) khi trị vì được 33 năm, làm Thái thượng hoàng 19 năm. Trần Thánh Tông truyền ngôi cho thái tử Khâm khi trị vì được 21 năm, làm Thái thượng hoàng 13 năm. Trần Nhân Tông truyền ngôi cho thái tử Thuyên khi trị vì được 14 năm, làm Thái thượng hoàng 13 năm. Trần Anh Tông truyền ngôi cho thái tử Mạnh khi trị vì 21 năm, làm Thái thượng hoàng 6 năm. Trần Minh Tông truyền ngôi cho thái tử Vượng năm 1329, rồi về làm Thái thượng hoàng v.v.
Trần Nhân Tông từng được tiếp nhận tư tưởng Phật giáo từ ông nội Trần Thái Tông (1218 - 1277), vua cha Trần Thánh Tông (1240 - 1290) và đặc biệt chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Tuệ Trung Thượng sĩ (1230 - 1291)...
Trần Nhân Tông truyền ngôi cho thái tử Thuyên vào đầu năm 1293. Mùa thu năm 1294, Thượng hoàng đã xuất gia ở hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình) nhưng liền đó vẫn đích thân đi đánh dẹp phía tây và tiếp tục chỉ bảo, răn dạy vua Anh Tông. Tháng 8 năm 1299, Thượng hoàng chính thức "từ phủ Thiên Trường vào núi Yên Tử tu khổ hạnh", lấy đạo hiệu Hương Vân Ðại Ðầu Ðà và trở thành vị tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử... Chặng đời mới của Trần Nhân tông với việc tu hành, viết sách, giảng kinh,vân du các nơi, cầu học đạo, nhưng mắt vẫn để ý tới quốc sự , góp phần ổn định đất nước giữ cân bằng giữa việc nước, việc cá nhân, đồng thời giữ được sự thanh thản ( Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng) sau những giằng xé, tao loạn trong dòng họ, những căng thẳng của thời cuộc.
Làm Thái Thượng Hoàng là hình thức giúp thế hệ sau có cơ hội rèn luyện để trưởng thành trong sự kèm cặp, truyền kinh nghiệm cốt tử trong việc cùng toàn dân chống giặc ngoại xâm, giữ vững cơ đồ nhà Trần. * Đạo Phật đời Trần ở đây chính là Thiền nơi cửa Phật nhằm tu luyện đại dũng, đại trí, đại lực, giữ vững nhân tâm, để toàn dân cùng nhà vua đồng lòng tạo thành sức mạnh chính nghĩa trong công cuộc chống ngoại xâm từ phương Bắc. *Việc đánh thắng ngoại xâm hùng mạnh là minh chứng rõ nhất.
Trần Nhân tông không những là vua, là thiền sư, mà còn là thi sĩ. Hồn thơ Trần Nhân Tông là thơ chiêm nghiệm của một thiền sư Phật giáo:
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền,
không phải là thơ "khuôn thước, giáo điều trong tín niệm của một con nhang đệ tử". Thiền sư Trần Nhân Tông là người (bản lĩnh) biết rất rõ mình, tự tin, nên:
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm.
Ở Trần Nhân Tông không có chuyện nhập thế, xuất thế, không có chuyện siêu thoát. Ông biết lắng nghe ý dân (thưở ấy, ý dân là ý trời, thuận theo ý dân là thuận theo lẽ trời) qua Hội Bình Than, Hội Diên Hồng. Ông biết "tùy duyên"-tùy tình hình cụ thể, mà có hành xử tương hợp. Thơ Trần Nhân Tông biểu thị lối sống của người biết lắng nghe, kiềm chế, điều chỉnh giữa quyền lợi và trách nhiệm của người đứng đầu đất nước, lấy vì quyền lợi dân tộc là trọng trách linh thiêng cao cả, gác bỏ chuyện cá nhân- lối sống của ANH HÙNG CÁI THẾ.
Trần Nhân Tông là đỉnh cao của tinh hoa nhà Trần kể từ ông nội, đến đời cha qua đời cháu. Ông được ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, Vua Trần Nhân Tông ở ngôi 15 năm(1278-1293), rồi truyền ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử , Quảng Ninh tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà).
*/ Trong dòng họ nhà Trần, hai người để lại dấu ấn riêng rõ nét là mưu thần Trần Thủ Độ, là Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung- người dẫn dắt Trần Nhân Tông vào Thiền học Phật giáo (môn học chỉ dành cho lớp người thượng thừa - lớp người có hiểu biết, có bản lĩnh) Bốn câu kệ kết thúc bài phú Cư trần lạc đạo thể hiện rõ chiêm nghiệm của Trúc lâm đầu đà Trần Nhân Tông về cuộc đời:
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền
(trang 21, sách Trần Nhân Tông, vị vua Phật Việt Nam, Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM, 2004). Trần Thủ Độ sát hại dòng họ Lý đến tận cùng. Có thể ví ông như hung thần của dòng họ nhà Lý. Nhằm xây dựng cơ đồ, củng cố quyền lực dòng họ nhà Trần, Trần Thủ Độ gây ra loạn luân trong dòng họ nhà Trần. Kết quả Trần Thái Tông là vua thứ nhất của nhà Trần. Có thể ví Trần Thủ Độ như phúc thần của dòng họ nhà Trần. Loạn luân gây ra sốc tâm lý sâu sắc trong dòng họ nhà Trần, nên khi việc nước thong dong, các vua nhà Trần truyền ngôi cho con , lui về làm Thái Thượng hoàng để suy ngẫm, cân bằng đạo-đời, tìm sự thanh nhàn nơi cửa Phật.
*/ Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.
*/ Xin khảo cứu thêm các công trình nghiên cứu Trúc Lâm Yên Tử trong những công trình về phật giáo như cuốn "Lịch sử Phật giáo Việt Nam" của Viện Triết học do Nguyễn Tài Thư làm chủ biên "Việt Nam Phật giáo sử luận" (của Nguyễn Lang), "Lược sử Phật giáo Việt Nam" (của Thích Minh Tuệ), "Việt Nam Phật giáo sử lược" (của Thích Mật Thể), "Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ XIII" (của Trần Văn Giáp), "Thiền sư Việt Nam" (của Thích Thanh Từ), " Phật giáo Việt Nam" (của Nguyền Đăng Thục), "Thiền học đời Trần" của Viện Phật học thành phố Hồ Chí Minh... Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của PGs, Ts Nguyễn Hữu Sơn, Lược khảo tư tưởng Thiền trúc lâm Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu
Nguyên văn bài thơ:
Dạo chơi hành cung Thiên Trường
Cảnh thanh u vật cũng thanh u
Mười mấy châu tiên ấy một châu.
Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hát
Nghìn hàng đám quít, đám quân hầu
Trăng vô sự chiếu người vô sự
Nước có thu lồng trời có thu.
Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng
Độ xưa so với độ nay thua.
(Bản dịch Khuyết danh)
*/ xem bia có tên Tu tạo Thái Vi cung thần từ thạch bi viết vào ngày 10 tháng 3 năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1715) do dân làng cùng quan viên, hương trưởng của hai giáp Trung và Cật xã Ô Lâm:
Điện báu Thái vi
Dấu xưa lưu truyền
Triều Trần thánh tổ
Nhiều đời chuộng thiền
Khuông phò thế nước
Giúp giữ dân yên