Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


PHỐ NGUYỄN AN NINH


     T rước khi nhà tôi dọn đến đây, Dân “sở tại” vẫn thường gọi là “Đường vào khu lắp ghép Trương Định” - Một con đường nhỏ như lối mòn, rải đá lởm chởm, bắt đầu từ phố Trương Định, đi qua “Khu lắp ghép Trương Định”, chạy thẳng một đoạn ngắn ra tới sông Tô Lịch ( khúc qua đây gọi là sông Lừ ) thì…kịch. Trước đoạn này có ngã ba rẽ trái qua Cầu Khỉ ra đường Giải Phóng.

Để chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2003 là SEA Games lần thứ 22 tổ chức tại Việt Nam từ 5 đến 13 tháng 12 năm 2003; Phố nhà tôi được xây dựng Nhà thi đấu Hai Bà Trưng ( nay là Hoàng Mai ), đảm nhiệm thi đấu môn Bóng ném của Seagame. Chính vì thế Phố được mở rộng, rải nhựa phẳng lì, đâm thẳng ra phố Vọng qua cây cầu Nguyễn An Ninh mới bắc và được chính thức mang tên Nguyễn An Ninh.Từ đầu Trương Định hay đầu Phố Vọng vào Nhà thi đấu đều rất thuận tiện. Vậy Nguyễn An Ninh là ai?

Nguyễn An Ninh (1900-1943) Luật Sư, nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước, sinh ở làng Trung Chánh, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh) là con của cụ Nguyễn An Khương, một trí thức, văn sĩ đồng thời là một nhà cách mạng, lãnh tụ của phong trào Duy Tân ở miền Nam. Năm 1920 ông đỗ Cử nhân Luật tại Pháp, trong thời gian ở Paris ông liên hệ với nhà yêu nước Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và cũng từng tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc. Năm 1922 ông về nước, hoạt động cách mạng, diễn thuyết và ra báo “Chuông rè” (La cloche Fesleé) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn, công kích chế độ thuộc địa và bọn quan lại tham nhũng. Năm 1926 ông bị Pháp bắt giam 18 tháng, do quần chúng đấu tranh, nên ông được “ân xá”, sang Pháp tiếp tục động và làm tiến sĩ Luật. Năm 1928 trở về nước, tích cực hoạt động chống Pháp và lại bị bắt vì tội lập hội kín “Nguyễn An Ninh”. Năm 1930, ra tù viết bài báo Trung lập, Tranh đấu, lại bị bắt. Ông tuyệt thực được quần chúng đấu tranh nên họ tha để rồi…bắt lại. Tháng 10/1939, bị kết án 5 năm tù và lưu đày đi Côn Đảo, do kiệt sức vì bị hành hạ ông đã hy sinh khoảng tháng 7/1943 ở trong tù.

Khi hiểu rõ thân phận Nguyễn An Ninh, tôi cảm thấy may mắn và sung sướng được ở trong Phố mang tên một người yêu nước chân chính lại giàu trí tuệ! Nhưng cũng có lúc cảm thấy hơi buồn vì nhiều người vẫn nhầm với phố Trần Đăng Ninh - Nhà hoạt động cách mạng và quân sự ở mãi trên Dịch Vọng Cầu Giấy!.-./.




VVM.12.10.2024.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com