Từ trăm kiểu dự trù. Anh em trong cơ quan tôi kháo nhau về một chuyện xửa chuyện xưa. Ngày ấy luật hôn nhân gia đình chưa ra đời. Một hôm, tay lái xe cơ quan gõ cửa trưởng phòng tổ chức. Mắt ti hí hấp háy, khúm núm thưa: “Báo cáo thủ trưởng, báo cáo thủ trưởng…em chót lỡ, em trót lỡ, em xin thủ trưởng chiếu cố cho…” Tay trưởng phòng tổ chức đập bàn: “Cậu nói cái gì, lỡ cái gì?” Hắn gãi đầu gãi tai và tỏ ra ăn năn hối cải: “Dạ! Dạ! Em trót lỡ, xin thủ trưởng chứng nhận cho em để em lấy cô Ba ạ!”. Tay trưởng phòng tổ chức quát: “ Cậu này láo! Đã lấy vợ hai là quá lắm rồi giờ lại đòi lấy vợ ba! Gã lái xe cười khì xùy ra bao thuốc Điện Biên bao bạc. Vừa khúm núm châm thuốc dâng thủ trưởng vừa rỉ tai: “ Em cảm ơn thủ trưởng” Vậy là thủ trưởng đồng ý cho em lấy vợ hai rồi nhé. Nói rồi hắn đưa đơn để trưởng phòng chứng nhận… Chuyện chẳng biết có thật không nhưng quả thật là suốt thời gian đi làm nhà nước, tôi thấy đâu đâu cũng có cái lệ: hễ xin xỏ bất cứ cái gì thì cũng phải xin dôi ra rồi thì người ta bớt đi là vừa. Xin sửa chữa cái hội trường đã dột nát, lẽ ra chỉ cần một tấn xi măng thì xin dôi ra thành ba bốn tấn. Cấp trên thế nào cũng rút xuống thì sẽ đủ dùng. Xin kinh phí đi thực địa, làm đề tài cũng phải dự trù cho nó tăng lên, ông Viện trưởng rút xuống thì đủ. Cứ thế nó thành cái lệ. Sau này, cái lệ ấy nó càng ngày càng phát huy. Văn phòng bên trên xuống gợi ý: “ Có kinh phí rồi đấy, các anh cứ dự trù đi. Phá quách cái hội trường này đi, ta xây cái mới cho đàng hòang”. “Ồ! hệ máy tính này lạc hậu rồi, nên thay đi, thay đi cho nó hiện đại”. Rồi lại đến “Cái ô tô này cũ rồi, thanh lí đi văn phòng sẽ xin cho cái mới”…Cứ làm dự trù đi rồi trên xẽ xét. Tất nhiên trên sẽ cấp kinh phí cho dự trù nhưng vấn đề đằng sau là cái khỏan phần trăm, cái quyền chỉ định cho mua xe, mua máy nhưng kèm theo là phải mua của công ty nào. Cho sửa chữa, xây mới nhưng phải thuê nhóm thợ nào. Rốt cuộc thì tiền nhà nước cả. Máy còn tốt chán, xe vẫn chạy tốt và nhà cửa đang đàng hòang đập đi xây lại, mua sắm xa xỉ đủ lọai xa lông, cây cảnh cứ tha hồ. Tiền nhà nước mà! Cũng là dự trù nhưng nếu anh là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty mà cứ vung tiền của chính mình, của công ty ra mà đua đòi, xa xỉ thì chỉ có mà lỗ chỏng gọng, vào tù mọt gông! Ấy cái quản lí bao cấp là thế! biết đấy nhưng nhiều nơi người ta vẫn cố giữ vì bao cấp, có lệ dự trù và xét duyệt thì mới sinh ra lắm kẻ có quyền ban phát và lắm kẻ xin xỏ chia chác và lại quả cho nhau. Cái lối quản lí, lên kế họach ngắn hạn dài hạn lớn nhỏ này, cái lối dự trù xin cho này quả đã lỗi thời cần nhanh chóng xóa bỏ. Đến dự báo và cảnh báo Trên đời này, chuyện dự báo và cảnh báo đâu đâu cũng có. Cái dự báo thời tiết là cái mà ai cũng cần. Từ xửa từ xưa các cụ đã có nhiều
kiểu dự báo, cảnh báo theo kinh nghiệm.
“Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy Thời ấy chẳng có dự báo khí tượng thủy văn gì cả nhưng thấy mây thấy gió lạ là các cụ nhà ta tự lo chống đỡ. Từ ngày có cái dự báo thời tiết ra đời, hầu như ai ai cũng chú ý. Thời ông nội tôi còn sống, cụ tuổi cao nên rất ghét tiếng ồn ào của loa truyền thanh mắc vào tận nhà. Lũ chúng tôi nhiều khi vô ý lúc nào cũng mở đài, cụ bực lắm mắng “Tắt đi! Tắt đi! Chỉ cần mở nghe thời tiết là đủ rồi! Ông nhức đầu lắm!” Ông tôi tin tưởng dự báo thời tiết và thấy thời ấy tuy không dự báo chính xác đến từng giờ như mấy cái chương trình mới xuất hiện gần đây nhưng ít nhất ông tôi còn tin tưởng dự báo thời tiết hơn là các thông tin khác. Ông tôi tin ở khoa học, tin ở những người ăn lương để làm dự báo và cảnh báo. Tôi ngạc nhiên vì thấy người ta dám cảnh báo “20 phút nữa Hà Nội sẽ có mưa!” Mở ra đọc mà phì cười vì “bói” thời tiết như thế này thì ngon ơ. Hà Nội của ta bây giờ rông mênh mổng bể sở nhất nhì thế giới. chẳng mưa ở quận Hòan Kiếm thì cũng mưa ở Sóc Sơn, Ba Vì hay Thường Tín! Mấy năm trước, chỉ vì dự báo sai lệch nên trận bão khủng khiếp đổ bộ vào nước ta gây biết bao thiệt hại. Ông giám đốc dự báo khí tượng bị chỉ trích, kỉ luật và cách chức. Tôi thương ông dự báo quá. Trời đất biến đổi khôn lường, lúc gió đi hướng này, lúc gió ngoặt hướng khác. Máy móc trang bị có hạn, trình dộ đội ngũ cũng có hạn. Làm sao mà tránh khỏi đoán sai đoán lệch. Dẫu sao thì kỉ luật vẫn là kỉ luật. Sau cái vụ kỉ luật ấy, chuyện dự báo và cảnh báo vẫn phải thực hiện. có điều hình như người ta e ngại dân chúng chủ quan không chống đỡ thiên tai, lỡ có chuyện gì xảy ra thì người dự báo sẽ chịu trách nhiệm. Thế là các dự báo gần đây lại giống như cái dự trù kinh phí ngày nào. Cứ dôi ra một chút cho an tòan. Không trúng chỗ này thì vào chỗ khác! Bão không đến nỗi kinh khủng thì được nâng cấp mạnh hơn để cảnh giác mọi người. Có báo chí tát nước theo mưa lại tuyên truyền thành “siêu bão”, rằng “sẽ ngập lụt thê thảm”…Thế là dân chúng đổ xô đi mua thực phẩm cất trữ khiến tư thương được dịp đục nước béo cò tăng giá vô tội vạ làm xáo động cả chợ búa thị trường. Lắm kẻ vớ bẫm. Rút cuộc bão không vào, mưa không có, mọi người chưng hửng đành tự an ủi lẫn nhau. Dẫu sao có phòng cũng hơn. Nhỡ bão nó vào thật, lụt xảy ra thật mà không tự phòng thân thì chết cả làng! Thời đại thông tin này, tin tức loan truyền như gió. Chuyện nhỏ như con kiến con bọ trong nhà chỉ trong vài giờ đã lan truyền trên cả thế giới. Không thiếu gì cái kiểu truyền tin “ Chuyện nhỏ như con thỏ đang gậm cỏ trên đồng cỏ mà lại hóa ra to như con voi. Chuyện to như con voi lại biến thành nhỏ như con thỏ. Cái con bọ xít bé tí bé teo hút máu người nó vẫn sống sờ sờ khắp nơi nhưng bỗng có tin con bị này hút máu rồi sẽ lan bệnh chết người chỉ vì người không có chuyên môn sâu tra cứu trên mạng rồi văng tin ra. Nhà báo cũng không chuyên sâu hỏi dăm nhà khoa học, mỗi người chuyên về một mảng khác nhau, thế là xông vào đồn thổi nghe như cả làng sắp chết hết vì lũ bọ xít tấn công. Chuyện cả ầm ỹ cả tuần mà chẳng có cơ quan chính thống ra lệnh cảnh báo hay thông báo để dân yên tâm. Lắm tay báo lá cải thấy giật gân là cứ tung lên miễn báo bán chạy là được mà chẳng hiểu gì đến thiệt hại của kinh tế , xã hội. Chỉ riêng cái tin bọ xít hút máu có ở Tam Đảo, Đà Nắng thôi khiến bao người lo sợ hủy bỏ kế họach nghỉ mát gây thiệt hại cho ngành du lịch. Chỉ cái tin thực phẩm có pha phoóc môn, thịt chó có dịch tả là bao nhà hàng cửa hiệu ế ẩm đóng cửa… Đã đến lúc cần xem lại cái trách nhiệm quản lí quốc gia trong các lĩnh vực dự trù, lập kế họach chi tiêu, quản lí tiền bạc, dự báo và cảnh báo môi trường và xã hội để kinh tế xã hội ta được bình an. Cũng cần có những quy định nghiêm ngặt mỗi khi đưa một tin tức trên các phương tiện thong tin đại chúng. Những người dự báo đúng sai đều phải có thưởng phạt công minh Những kẻ phao tin thất thiệt gây hại cho cá nhân hoặc xã hội cũng cần phải dược xử lí nghiêm bằng luật pháp.
Cơn đằng tây mưa dây bão giật
Cơn đằng bắc lắc cắc vài hột
Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi”…
VVM.24.8.2024.