HIỆU NĂNG CỦA THỎA ƯỚC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN GIỮA MỸ VÀ VIỆT NAM
H ôm 10-9-2023 ông Joe Biden-Tổng Thống Mỹ và ông Nguyễn Phú Trọng-TBT-ĐCSVN- vừa ký kết bản thiết lập quan hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện tại Hà Nội.
Nhanh quá, mới năm nào, chính phủ Mỹ, cố Tổng Thống Lyndon Johnson cấm vận kinh tế, cô lập ngoại giao Bắc Việt từ năm 1964 và chính sách này đã mở rộng qua toàn cõi nước Việt Nam kể từ ngày 30-4-1975. Đến nay, 10 tháng 9-2023, đúng 48 năm sau, lại một ông tổng thống Mỹ, Joe Biden, đến Hà Nội để ký kết biên bản thiết lập quan hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện với VN. Mấy đời mà “mèo ăn than”, hà cớ gì mà ông tổng thống của một quốc gia hùng mạnh hàng đầu thế giới như ông Joe Biden đã phải lần mò tìm đến Hà Nội và cúi mái đầu bạc ở tuổi 81 ký kết biên bản thiết lập thỏa ước quan hệ ĐTCLTD với Việt Nam. Phải chăng những gì ông Joe Biden đã làm cũng chỉ vì lợi ích của nước Mỹ- Nothing but American Interest.
Bản thỏa ước Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện- Comprehensive Strategic Partner Treaty- được sớm hoàn tất giữa VN và USA rõ ràng là một ký kết hai bên cùng có lợi. Riêng về Mỹ, Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện với VN, đã là giấc mơ lớn của nhiều đời tổng thống Mỹ-...Obama-Trump-Joe Biden. Đây phải là một thắng lợi lớn mà chính phủ Mỹ chờ đợi trong nhiều thập niên qua. Bản thỏa ước Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện xác lập ưu thế mới của Mỹ trên Biển Đông, và toàn cõi Thái Binh Dương, tăng cường uy thế của trục an ninh Mỹ- Nhật- Úc- Ấn độ. Thỏa ước ĐTCLTD còn có khả năng tăng cường bảo đảm an ninh cho con đường vận chuyển hàng hóa xuyên qua Biển Đông và cũng bảo đảm an ninh cho việc chuyên chở năng lượng dầu hỏa từ Trung Đông đến các quốc gia Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Trị giá tòan bộ hàng hóa chuyển vận xuyên qua biển Đông hàng năm lên đến trên 6000 tỷ USD trong đó hàng hóa của Mỹ chiếm hơn 1 phân 3. (hơn 2000 tỷ dollars)
Thỏa ước Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện- Comprehensive Strategic Partner-Treaty được xây dựng trên 3 cột trụ chính: An ninh, Quốc phòng và Thịnh vượng chung. Tuy nhiên, Mỹ và VN không liên kết về quân sự, nhưng Mỹ sẽ tăng cường bán vũ khí sát thương, và huấn luyện tiếng Anh và quân đội cho VN!
- Trong thực tiễn, Mỹ là nước thứ 5, đã thiết lâp đựơc Đối Tác Chiến Lược Toàn Dịên với VN, sau Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022).
- Tuy nhiên Mỹ đã thiết lập quan hệ sơ khởi với VN thông qua biên bản ký kết Đối Tác Toàn Diện- Comprehensive Partner- từ năm 2013.
- Theo lệ thường, trước khi tiến đến thiết lập Đối Tác Chiến Lược Tòan Diện với VN, hầu hết các quốc gia phải thông qua giai đoạn 2, Đối Tác Chiến Lược-Strategic Partner. như các quốc gia Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nam Hàn đã làm. Mỹ và VN đồng ý, bỏ giai đoạn 2 này. Đó là một chỉ dẫn cho thấy việc Ký Kết thỏa ước Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện là môt nhu cầu chiến lược vô cùng khẩn thiết cho cả Mỹ lẫn VN trước tham vọng bành trướng hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông trong khoảng một tháng vừa qua.
Trong buổi họp báo chung sau buổi hội đàm. TBT Nguyễn Phú Trọng không ngần ngại phát biểu: “Trong không khí hữu nghị, bình đẳng, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tôi và ngài Tổng Thống Joe Biden vừa có cuộc hội đàm sâu rộng, đạt kết quả tốt đẹp...vừa thiết lập Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện vì hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững. Mỹ và Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế và thể chế chinh trị, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau....” Tổng Thống Mỹ, Joe Biden cũng tuyên bố : ”Chúng ta vừa nâng cấp quan hệ lên tầng cao mới sẽ là một động lực cho thịnh vượng, an ninh trong những khu vực quan trọng của thế giới..Đây là bước đi quan trọng cho cả hai quốc gia, chúng ta sẽ tăng cường hợp tác trong các lãnh vực công nghệ trọng yếu và mối nổi. Đặc biệt xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt hơn cho ngành công nghiệp bán dẫn. Chúng ta mở rộng mối quan hệ đối tác kinh tế nhằm thúc đẩy hơn nữa những hợp tác đầu tư thương mại giữa hai nước...”. Tổng Thống Joe Biden, trong buổi họp báo chung, cũng không quên nhắc đến vấn đề nhân quyền-human right- và sự khắc phục những di chứng do chiến tranh-Vietnam War- để lại.
Kết thúc buổi họp báo chung, TBT Nguyễn Phú Trong đã trịnh trọng cam kết: VN sẽ kiên định bảo vệ chính sách quốc phòng 4 không của VN
1- VN không tham gia liên minh quân sự với bất cứ nước nào
2- VN không liên kết với nước này để chống nước khác
3- VN không cho bất cứ nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống nước khác
4- VN không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Trong khi đó, một số quan sát viên và báo chí quốc tế lên tiếng chỉ trích Tổng Thống Mỹ đã không nhấn mạnh vấn đề nhân quyền- human right- tai buổi họp với TBT Nguyễn Phú Trọng hôm 10-9 vừa qua. Trong quá khứ, chính phủ Mỹ đã sử dụng cụm từ Nhân Quyền-Human Right-như là một sức mạnh, tệ hơn nữa như là một vũ khí để khống chế các quốc gia, các chính phủ độc tài, chuyên chính, thiếu tự do, dân chủ, không tôn trọng Nhân Quyền, nhất là tại các quốc gia yếu kém thế lực kinh tế và quân đội so với Mỹ. Nhưng cũng theo truyền thống của Mỹ, từ xưa, nước Mỹ luôn theo đuổi một nền chính trị vị lợi nhuận: Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn- chỉ có lợi ich của nước Mỹ là vĩnh viễn. Do đó vì lợi nhuận to lớn, Chính phủ Mỹ sẵn sàng hy sinh mọi giá trị tinh thần, nhân văn cũng như Nhân Quyền. Vì thế, không mấy ai ngạc nhiên khi thấy Tổng thống Mỹ, Joe Biden, không nhấn mạnh vấn đề Nhân Quyền-Human Right-tại buổi họp ngày 10-9 vừa qua tại Hà Nội.