T
heo ông Nguyễn Hiến Lê qua cuốn “Hương Sắc Trong Vườn Văn” thì Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ lớn của thi đàn Việt Nam. Những mối tình
thất vọng và chứng bệnh nan y là chất xúc tác kỳ diệu đã giúp Hàn trở thành một nhà thơ lớn. Và chính chứng bệnh nan y với những mối tình
tuyệt vọng này đã dày vò thể xác lẫn tâm hồn của nhà thơ khiến nhà thơ đã thốt lên những lời đau thương thảm thiết:
Máu đã khô rồi thơ cũng khô, Hàn tiên sinh tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1919, quán làng Hương Thủy, huyện ThanhThủy, tỉnh Thừa Thiên. Thuở nhỏ học ở Huế, từ năm 1932 đã từng làm thơ ký nhà buôn, trắc lượng viên Sở Địa Chánh và chủ trương tờ Công Luận Văn Chương, ngoài ra còn cộng tác với các tạp chí như Trong Khuê Phòng, Tân Thời. Thi sĩ đã từng mang các bút hiệu Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lê Thanh trước khi có bút hiệu Hàn Mặc Tử. Những thi phẩm đã xuất bản gồm Gái Quê, Xuân Đau Thương, Như Ý, Thương Thanh Khí, còn kịch thơ thì đã xuất bản Duyên Kỳ Ngộ, Quần Tiên Hội. Ngoài ra nhà thơ cũng còn để lại một bản văn xuôi khá nổi tiếng đó là Chơi Giữa Mùa Trăng.
Cuối năm 1936, Hàn thi sĩ biết mình mắc chứng bệnh cùi, sau gần hai năm chạy chữa ở nhà nhưng bệnh càng ngày càng tăng, đến mùa hè 1938, Hàn tiên sinh quyết định vào Bố Thí Viện ở Qui Hòa,
Qui Nhơn và mất ở đấy vào ngày 11-11-1940, lúc đó thi sĩ chỉ mới có 28 tuổi nhưng thơ của thi sĩ đã khá nổi tiếng vào thời ấy. Thật là một thiên tài nhưng mệnh yểu để lại nhiều nuối tiếc cho thi đàn Việt
Nam. Khi nói đến sự nghiệp thi ca của Hàn Mặc Tử, chúng ta có thể khẳng định rằng chính chứng bệnh nan y kết hợp với những mối tình vô vọng đã giúp thiên tài Hàn Mặc Tử giữ địa vị xứng đáng trên thi đàn. Thật vậy, nhìn vào dòng thơ, Hàn thi sĩ khởi đầu sự nghiệp thi ca bằng bài thơ Đường:
Ấp úng không ra được nửa lời, Dĩ nhiên ý thơ đã vượt xa những bài thơ Đường trong nền thi ca cổ điển vào hậu bán thế kỷ 19 đầu thế kỷ thứ 20 nhưng vẫn còn ước lệ, vẫn còn bị đóng khung. Đến khi tập “Gái Quê” ra đời, thi sĩ đã lột xác, giả từ những ý thơ “ước lệ” để theo gót chân nàng thơ thanh tân với những dòng thơ trữ tình, lãng mạn: Trăng nằm sóng soải trên cành liễu, Như đã đề cập ở trên, chính chứng bệnh nan y và những mối tình vô vọng đã tạo nên thiên tài Hàn Mặc Tử nên chúng ta không thể nào không đề cập đến những mối tình của những người đàn bà đã đi qua cuộc đời của một thi sĩ tài hoa nhưng mang nhiều bất hạnh.
Trong thời gian Hàn Mặc Tử làm việc ở Phan Thiết, người yêu của nhà thơ là Mộng Cầm, tên thật Huỳnh Thị Nghệ. Lầu Ông Hoàng ở đấy đã ghi đậm nét yêu đương của hai người và đã đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam. Mộng Cầm yêu chàng tha thiết, nhưng thế rồi cuối năm 1936, nhà thơ biết chắc rằng mình mắc chứng bệnh cùi, chàng quyết định tuyệt giao với tất cả bạn bè và báo cho Mộng Cầm biết để cắt đứt sự ràng buộc về những hứa hẹn trăm năm. Dĩ nhiên nàng đã khóc lóc thảm thiết và một lần nữa lại thề thốt. Nhưng sáu tháng sau Hàn Mặc Tử được tin Mộng Cầm đi lấy chồng. Ở vào hoàn cảnh của nhà thơ, có lẽ phái nam của chúng ta cũng không thoát khỏi tâm trạng đau đớn cùng cực:
Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm, Nghĩ cũng hơi mâu thuẫn, muốn chấm dứt mối tình nhưng khi hay tin người ta đi lấy chồng lại đau khổ, khóc than thảm thiết nhưng đấy là sự mâu thuẫn hợp lý trong dòng tâm trạng yêu đương, nhất là ở lứa tuổi hoa niên muốn chứng tỏ mình cao thượng, không muốn người yêu đau khổ vì mình.Thế nhưng khi mất người yêu, Hàn than, Hàn tiếc, Hàn kêu gào tên người yêu như điên, như dại như muốn loan báo khắp cả nhân gian rằng “ Người đi một nửa hồn tôi mất. Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”.
Trên thi đàn Việt Nam ta có hai chàng thi sĩ thất tình, kêu gào tên người yêu ồn ào náo nhiệt trong thi văn, đó là thi sĩ Vũ Hoàng Chương và nhà thơ Hàn Mặc Tử, Họ Vũ thì: Tố của Hoàng ơi, Tố của anh! Còn Hàn tiên sinh thì:
Nghệ hỡi Nghệ muôn năm sầu thảm, Có một vài giả thuyết cho rằng Hàn Mặc Tử mắc bệnh cùi vì trong một cuộc đi chơi núi với Mộng Cầm, khi băng qua cánh đồng gặp cơn mưa giông hai người lại nhảy qua một ngôi mộ vừa mới chôn... nhưng tại sao một mình Hàn Mặc Tử mắc bệnh thôi? Dù sao đấy chỉ là giả thuyết, thực tại của nhà thơ là bệnh hoạn và đau khổ. Vì bệnh cho nên bị tình phụ, tình phụ cho nên đau khổ mà càng đau khổ bệnh lại càng tăng vì thế thi ca là con đường nghệ thuật duy nhất để giải tỏa tâm trạng đau thương đó:
Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi? Mối tình thứ nhì của Hàn là nàng Kim Chi, cũng trong thời gian làm việc ở Sở Địa Chánh,viên trưởng ty của sở này có người con gái tên Kim Chi, rất đẹp lại thích thơ Hàn Mặc Tử. Hai người quen nhau và thỉnh thoảng hẹn hò hoặc thi sĩ đến nhà thăm Kim Chi. Thế rồi, không biết vì lý do gì mà thân phụ của nàng quyết định cho nàng trở về Huế. Khi hay tin Hàn Mặc Tử lâm trọng bệnh, Kim Chi đã gởi tặng thi sĩ bức ảnh của mình kèm theo lá thơ với lời lẽ của một người yêu và chúc nhà thơ sớm lành bệnh. Chính bức ảnh và lời lẽ trong thơ đã gây nguồn cảm hứng để Hàn tiên sinh làm nên bài:
Đây Thôn Vĩ Giạ Sau Mộng Cầm và Kim Chi là chuyện tình giữa Hàn Mặc Tử với Mai Đình nữ sĩ. Chuyện tình giữa Hàn và Mai Đình, ta có thể nói, đúng là một thứ tình yêu vì nghệ thuật. Mai Đình tên thật là Lê Mai,
nguyên quán ở Thanh Hóa, cũng vì tình duyên dang dở nên nàng lìa bỏ gia đình để sống cuộc đời hải hồ. Năm 1937, Mai Đình nữ sĩ tới Qui Nhơn, nhiều lần muốn đến thăm Hàn Mặc Tử vì đã nghe danh
nhà thơ từ lâu nhưng lại lưỡng lự không đến. Sau có người mách lại cho Hàn Mặc Tử biết, Hàn đã gởi tặng nàng tập thơ “Gái Quê”. Cảm kích tấm lòng của Hàn, nàng đã làm bài thơ “Biết Anh”:
Còn anh em đã gặp anh đâu, Làm xong bài thơ trên, Mai Đình đến thăm nhà thơ Quách Tấn ở Nha Trang và đưa cho Quách Tấn xem. Quách Tấn đã trao bài thơ của Mai Đình cho Hàn Mặc Tử. Đọc bài thơ của Mai Đình, quá xúc động nên Hàn Mặc Tử đã làm nên bài “Lưu Luyến” :
Chửa gặp nhau mà đã biệt ly, Đầu năm 1937, hai ba lần Mai Đình tìm cách đến thăm Hàn Mặc Tử nhưng nhà thơ đã từ chối. Nàng vẫn kiên trì và viết thư cho Hàn như sau: ”Nếu anh không mắc bệnh này thì Mai không bao giờ đến thăm đâu, đã tưởng tượng bao nhiêu cái rùng rợn của người đau bệnh ấy rồi nên không sợ. Cứ cho gặp đi! Vì không bởi lẽ gì mà Mai giảm bớt tình yêu đâu...”. Cuối cùng Hàn đã nhượng bộ để cho Mai Đình đến thăm.
Giữa năm 1938, Mai Đình rời Qui Nhơn một thời gian đến cuối năm đó nàng trở lại tặng gia đình Hàn một món tiền và xin phép được vào ở trong nhà để dễ dàng săn sóc cho nhà thơ. Trong thời gian Mai Đình rời Qui Nhơn, có lẽ nàng đã trở về gia đình ở Thanh Hóa để xoay xở, vay mượn tiền hầu trở lại giúp đỡ gia đình Hàn. Trong thời gian gần gũi bên nhau, hai người thường trao đổi những vần thơ
ân tình:
Mai Đình Mối tình giữa cô gái hải hồ với nhà thơ mang bệnh nan y, ai cũng đoán được là không thể kéo dài mãi mãi vì thế nàng lại lên đường và từ một chân trời xa xăm nào đó, thỉnh thoảng Mai Đình gởi về cho Hàn tiên sinh những vần thơ chứa chan tình cảm, đầy ắp tình yêu trai gái:
Hãi hùng em sợ trăng thanh, Những ngày sống với Mai Đình, có lẽ là thời gian đẹp trong cuộc đời của nhà thơ và có lẽ chàng sẽ giữ mãi những kỷ niệm này cho đến ngày trút hơi thở cuối cùng:
Ôi khoái quá thấm dần vô thể chất, Sau Mai Đình là mối tình giữa Hàn Mặc Tử với Thương Thương. Mối tình giữa Hàn tiên sinh và nàng Thương Thương là một mối tình trong mộng. Năm đó, năm 1939, nàng Thương Thương mới có
12 tuổi, cháu của Trần Thanh Địch, bạn của nhà thơ. Nhận thấy bạn của mình đang sống những ngày chờ chết, nghĩa là sống trong tuyệt vọng nên Trần Thanh Địch mới giới thiệu Hàn Mặc Tử với một thiếu nữ có cái tên thật đẹp là Thương Thương. Nàng rất thích thơ Hàn Mặc Tử và vâng lời chú viết thư nói chuyện văn thơ với Hàn nhưng không ngờ cái tên Thương Thương đã tạo cho nhà thơ nguồn cảm xúc vô biên nên ngày 23-1-1940, Hàn đã viết cho nàng: ”Thương Thương, cái tên thi vị quá chừng. Thương Thương là một bài thơ, hơn nữa, một nguồn thơ bất tuyệt. Những hàng chữ đơn sơ của em đã rung cảm được tâm hồn của anh... Ở lòng anh có Thương Thương, nghĩa là có thơ, có nguồn thơ vĩnh viễn đấy.” Rồi ngày 11-3-1940, Hàn tiên sinh lại viết:''Từ nay hình ảnh em sẽ đến với anh mãi trong trí tưởng. Em sẽ là nàng thơ của anh...”.
Thế rồi, không cần biết mặt người, chỉ cần hai chữ Thương Thương cũng đủ tạo cho nhà thơ nguồn cảm hứng vô biên để hình thành những vần thơ chứa chan sóng lòng yêu đương:
Sầu lên cho tới ngàn khơi, Vào đầu năm 1940, nguồn cảm hứng về người con gái có cái tên thật đẹp, thật thơ đã giúp Hàn Mặc Tử viết nên tập kịch thơ với nhan đề “Thương Thương” , về sau được đổi tên là “Cẩm Châu Duyên” , gồm hai phần. Phần thứ nhất là “Duyên Kỳ Ngộ” , kể lại cuộc hành trình của Hàn Mặc Tử đi tìm tứ thơ đã lạc vào một động tiên và nhà thơ đã gặp một nàng tiên nữ, chính là Thương Thương. Hai người yêu nhau say đắm, nhưng nghĩ đến thân phận tuyệt vọng của mình, chàng phải giả biệt người yêu: Tập thứ hai là “Quần Tiên Hội”, nối tiếp tập “Duyên Kỳ Ngộ”. Sau thời gian giả biệt với Thương Thương, tức Quỳnh Tiên, chàng đã không chịu nổi nhớ nhung bèn đi tu tiên, cải trang thành Huyền Tiên để được sống nghững ngày ân ái với Quỳnh Tiên:
Nương nương ơi biết nhau từ độ ấy, Tập “Quần Tiên Hội” không có đoạn kết, Hàn Mặc Tử phải bỏ dở nửa chừng vì gia đình nàng Thương Thương không muốn Hàn tiên sinh đem tên con mình ra làm đối tượng thất tình ồn ào, xôn xao
cả nước nên yêu cầu Hàn Mặc Tử từ đây đừng nhắc đến Thương Thương trong văn thơ của mình vì lý do gia đình. Chuyện tình giữa Hàn Mặc Tử và nàng Thương Thương, nhiều người cho rằng nàng không chỉ là người yêu của nhà thơ mà thật sự là người tình muôn thuở. (Cách đây mấy năm, trong những dịp mạn đàm văn chương, người viết được bạn bè cho biết bà Thương Thương hiện đang sống tại Pháp và tính đến nay, năm 2007, nếu bà Thương Thương còn sống thì bà đang ở vào tuổi 80).
Lúc 11giờ 00 ngày 11-11-1940, câu nói sau cùng của Hàn Mặc Tử: “Thôi bây giờ nằm nghỉ một chốc, kẻo nãy giờ nói chuyện mệt...” , nhà thơ nhắm mắt và vĩnh viễn ra đi. Khổ đau, thiên tài và tình sử của Hàn thi sĩ cũng chấm dứt từ đó!
Để kết luận, ta có thể nói:
Tình ta chết yểu tự bao giờ!
Từ nay trong gió, trong mây gió,
Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ.
Ta còn trìu mến biết bao người,
Vẻ đẹp xa hoa của một trời.
Đầy lệ, đầy thương, đầy tuyệt vọng.
Ôi! Giờ hấp hối sắp chia phôi!
Ta trút linh hồn giữa lúc đây,
Gió sầu vô hạn nuối trong cây...
Còn em sao chẳng hay gì cả?
Xin để tang anh đến vạn ngày.
(Trút Linh Hồn)
Tình thu bi thiết lắm thu ơi!
Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt,
Hiu hắt hơi may thoảng lại rồi...
Nằm gắng đã không thành mộng được,
Ngâm tràn cho đỡ chút buồn thôi.
Ngàn trùng bóng liễu trông xanh ngát,
Cảnh sắp về đông mắt lệ vơi.
(Buồn Thu)
Đợi gió đông về để lả lơi.
Hoa lá ngây tình không muốn động,
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi!
Trong khóm vi lau rào rạt mãi...
Tiếng lòng ai nói sao im đi?
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm,
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...
Vô tình để gió hôn lên má,
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm.
Em sợ lang quân em biết được,
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em.
(Bẽn Lẽn)
Nhớ thương còn một nắm xương thôi!
Thân tàn ma dại đi rồi,
Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan.
Nghe hơi gió ôm ngang lấy gió,
Tưởng chừng như trong đó có hương,
Của người mình nhớ mình thương...
Nào hay gió tạt chẳng vương vấn gì.
Nhớ lắm lúc như si như dại,
Nhớ làm sao bải hoải tay chân!
Nhớ hàm răng, nhớ hàm răng,
Mà ngày nào đó vẫn khăn khít nhiều.
Dẫu đau đớn vì điều phụ rẫy,
Nhưng mà ta không lấy làm đều.
Trăm năm vẫn một lòng yêu,
Và còn yêu mãi rất nhiều em ơi...
(Muôn Năm Sầu Thảm)
Tố của Hoàng nay Tố của ai...
(Mười Hai Tháng Sáu – Ngày Mười Hai Tháng Sáu là ngày người yêu của Vũ tiên sinh lên xe hoa)
Nhớ thương còn một nắm xương thôi!
Bao giờ tôi hết được yêu vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu,
Và khối lòng tôi cứng tợ si?
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa...
Người đi một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?
(Những Giọt Lệ)
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc,
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Chỉ cảm vần thơ có mấy câu.
Âu yếm say sưa đầy cả mộng,
Xuôi lòng tơ tưởng lúc đêm thâu.
Hồn anh theo dõi bóng em đi.
Hồn anh sẽ nhập trong luồng gió,
Lưu luyến bên em chẳng nói gì.
Thơ em cũng giống lòng em vậy,
Là nghĩa thơm tho như ánh trăng,
Mềm mại như lời tơ liễu rỉ,
Âm thầm trong áng gió băn khoăn.
Anh đã ngâm và anh đã thuộc làu,
Cả người rung động bởi thương đau,
Bởi vì mê mẩn vì khoan khoái,
Anh cắn lời thơ để máu trào...
Lời thơ ngậm cứng, không rền rĩ,
Mà máu tim anh vọt láng lai.
Thơ ở trong lòng reo chẳng ngớt,
Tiếng vang tha thiết dội khắp nơi.
Em đã nghe qua, em đã hay,
Tình anh sao phải chứng mê say,
Anh điên anh nói như người dại.
Van lạy không gian xóa những ngày...
Những ngày đau khổ nhuộm buồn thiu,
Những áng mây lam cuốn dập dìu,
Những mảnh nhạc vàng rơi lả tả,
Những niềm run rẩy của đêm yêu.
Anh đứng cách xa hàng thế giới,
Lặng nhìn trong mộng miệng em cười.
Em cười anh cũng cười theo nữa,
Để nhắn hồn em đã tới nơi.
Còn đâu nữa anh ơi tình duy nhất,
Của tim em hồi còn hãy thơ ngây.
Nay xóa mờ tan tác đám mây bay,
Theo giòng nước hững hờ trôi đi mất.
Hàn Mặc Tử
Viết bằng chữ là thơ không kín đáo,
Giơ tay thề mà ai chứng lòng cho.
Anh thương em không cần phải so đo,
Vì trinh tiết há bằng hương vạn đợi?
Vắng em anh lại tư tình với trăng.
Hồn trong xương ảnh hưởng đến mê tơi.
Quý như vàng trong như ngọc trên đời,
Mai, Mai, Mai là Nguyệt Nga tái thế.
Ai đâu ráo lệ, chưa lời nói ra.
Chiều nay tàn tạ hồn hoa,
Nhớ Thương Thương quá xót xa tâm bào!
Tiếng buồn đem trộn tiêu tao,
Bóng em chờn chợ trong bao nhiêu màu.
Nghe ai xé lụa mà đau,
Gió than niềm gió biết đâu hẹn hò!
Đừng ai nói để thương cho...
Lỡ ra lạnh nhạt đền bù sao cam...
Chiều nay chẳng có mưa dầm,
Mình sao nước mắt lại đầm đìa tuôn?
Ồ ra lụy ngọc nôn nôn,
Có bao giờ hết nỗi buồn vô duyên!
(Nỗi Buồn Vô Duyên)
Bây giờ đây khóc than niềm ly hận,
Hỡi Thương Thương người ngọc của lòng anh!
Tóc xanh thêm và tình đậm đà nhiều...