Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
        


NGHI VẤN VỀ SỰ CHIA RẺ GIỮA TĂNG ĐOÀN
NGÀY XƯA SỰ CHIA RẺ ĐÓ ẢNH HƯỞNG
THẾ NÀO ĐẾN ĐẠO PHẬT ?

  


A i cũng biết sau khi Phật nhập diệt khoảng 100 năm thì Tăng Đoàn tách ra làm 2 nhóm. Một nhóm do các Trưởng Lão cầm đầu, lúc đó có tên là THƯỢNG TỌA BỘ, cũng gọi là TIỂU THỪA, về sau đổi thành PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY. Nhóm còn lại có tên là ĐẠI CHÚNG BỘ hay ĐẠI THỪA. Cả hai Thừa song song truyền bá Đạo Phật cho đến nay. Mỗi bên một cách, dù cùng tôn sùng Phật Thích Ca là Giáo Chủ và áp dụng những Pháp mà ngài đã thuyết. Nguyên do tách ra thì không thấy phía Đại Thừa giải thích, nhưng bên phía Thượng Tọa Bộ thì cho rằng vì các Tỳ Kheo bên Đại Chúng Bộ muốn cải cách, không tuân giữ những gì Phật dạy được giải thích như sau :

“Có một lần Tôn Giá Yasa là người phía Tây đi du hành đến Thành Tỳ Xá Ly ở -phía Đông thì thấy các thầy Tỳ Kheo ở đó nhận tiền của hàng Bạch Y. Ông phản đối, nói rằng việc làm này là trái với Giới Luật của Phật thì nhóm Tỳ Kheo Xá Ly buộc tội Ngài Ya sa là hủy báng tăng Già nên yêu cầu Yasa sám hối trước công chúng. Trưởng Lão Yasa không chấp nhận nên lánh về Phía Tây và đi đếncác địa phương khác cầu thỉnh các vị Trương Lão nghiêm trì Giới Luật và tu khổ hạnh tập họp Đại Hội gồm có 700 Tỳ Kheo được tổ chức tại thành Tỳ Xá Ly.Nhưng do số người tham dự quá đông, nên cuối cùng mỗi bên đưa ra 8 vị họp bàn và đưa ra 10 điều mà các Tỳ Kheo ở Tộc Vajji hành trì để xem đúng hay sai với Giới Luật của Phật .Đó là 10 điều sau :

1/- Được phép để dành muối qua đêm trong đồ chứa làm bằng sừng.

2/- Được phép ăn trong thời gian hai chỉ tay sau thời gian quy định.

3/- Được phép khất thực ở thôn khác.

4/- Được phép cử hành Bố tát tại 2 nơi khác nhau trong khu vực.

5/- Nếu dự đoán được sự đồng ý của chư vị Tỳ Kheo, số người có mặt tuy không đủ số như quy định vẫn được phép Yết ma.

6/- Được phép tùy thuận theo thói quen thường ngày của Hòa Thượng A Xà Lê.

7/- Được phép ăn uống sữa chưa qua quấy trộn.

8/- Được phép uống nước dừa chưa lên men.

9/- Được phép may tọa cụ không có đường viền.

10/- Được phép tiếp nhận tiền bạc.

Đại Hội quyết định 10 điều trên là phi pháp, không đúng lời Phật dạy. Thế nên sau kỳ Đại Hội có nhiều Tỳ Kheo ở Phía Đông không đồng tình với quyết định này. Các Ngài tập hợp 1.000 vị Tỳ Kheo mở Đại Hội riêng gọi là Đại Chúng Kết Tập. Từ đó phân thành ĐẠI CHÚNG BỘ (Mahashanghila) có tư tưởng cấp tiến, còn những vị ở phía tây có tư tưởng bảo thủ lập thành THƯỢNG TỌA BỘ (Theravada)”. (Nguồn Thư Viện Hoa Sen).

Như vậy, theo bên THUỢNG TỌA BỘ, thì lý do Tăng Đoàn chia rẻ là do các Tỳ Kheo bên ĐẠI CHÚNG BỘ, đã làm những điều phi pháp, không đúng theo lời Phật dạy, và TRƯỞNG LÃO BỘ là những người nghiêm trì Giới Luật. Có nơi khác còn nói là Trượng Tọa Bộ đã trục xuất những Tỳ Kheo Phá Giới ra khỏi Tăng Đoàn !.

Tuy nhiên, khi tham khảo SỬ 33 Vị TỔ thì tôi thấy sự chia rẻ Tăng Đoàn có lý do hoàn toàn khác, liên quan đến việc TRUYỀN Y BÁT.

Lịch sử Đạo Phật có ghi rõ. Sau mấy mươi năm giảng dạy, Đức Thích Ca thấy mình đã già yếu nên muốn tìm người để thay thế. Trước khi nhập diệt vài tháng, trong một lần giữa Đại Chúng, Đức Thích Ca cầm cành Sen đưa lên. Mọi người đều ngơ ngác, không hiếu ý Phật muốn nói gì, chỉ riêng ngài Ca Diếp mỉm cười. Qua Nụ Cười đó, Đức Thích Ca biết Ngài đã nắm vững Giáo Pháp, nên đã TRUYỀN Y BÁT cho Ngài Ca Diếp thay Phật để thống lãnh Tăng Đoàn và phát huy Phật Pháp, và căn dặn sau đó Truyền lại cho Ngài A Nan và việc đó cần được tiếp nối để Phật Pháp mãi trường tồn. Những Đệ Tử chân chính của Phật đều thấy đó là Di Ngôn của Phật cần phải thực hiện.

Ngài Ca Diếp sau đó đã truyền cho Ngài A Nan và Ngài A Nan đã truyền cho Ngài Thương Na Hòa Tu làm Tổ Thứ 3. Nhưng khi Ngài Thương Na Hòa Tu Truyền Y Bát cho Đức Ưu Ba Cúc Đa làm Tổ Thứ Tư thì trùng hợp với thời điểm mà các Trưởng Lão tách ra.

Theo Sử 33 VỊ TỔ chép lại. Khi Tổ Thương Na Hòa Tu đã già yếu, muốn tìm người để Truyền Y Bát. Ngài nhập định quan sát thì thấy có Ông Trường Giả Thiện Ý lấy vợ đã lâu mà chưa có con. Ngài bèn đến nhà ông ta.

Thấy Tổ đến một mình thì Ông Trưởng giả chào, và hỏi duyên cớ chi mà Ngài đi có một mình như vậy ? Tổ trả lời là ”có tin Trưởng Giả Xuất Gia”. Ông Trưởng giả bảo là vì bận bịu việc đời nên chưa thể Xuất Gia. Nhưng nếu ngày sau có sinh được con trai thì sẽ cho nó theo Tổ để làm thị giả.

Một năm sau thì vợ Trưởng giả có thai và sinh được một đứa con trai, mặt mũi khôi ngô, đặt tên cho nó là Ưu Ba Cúc Đa.Mới 12 tuổi mà tánh tình rất khéo léo lại thạo nghề bán buôn.

Một ngày kia, Tổ Thương Na Hòa Tu ghé lại, nói pháp cho Ưu Ba Cúc Đa. Tổ dạy cho đứa bé : khi nào khởi tâm Ác thì lấy một viên đá đen bỏ vô hũ. Khi nào khởi tâm Thiện thì bỏ vô 1 viên đá trắng. Ưu Ba Cúc Đa cứ theo đó mà làm. Lúc đầu thì đá đen nhiều hơn. Sau đó hai bên bằng nhau. Lần hồi cái tâm thuần tịnh nên chỉ còn đá trắng.

Khi Ưu Ba Cúc Đa được 17 tuổi thì ông bà Trưởng Giả cho Xuất Gia làm thị giả cho Tổ Thương Na Hòa Tu. 3 năm sau, lúc được 20 tuổi thì Ưu Ba Cúc Đa đắc pháp. Vì thế, Tổ Thương Na Hòa Tu Truyền Y Bát cho Ngài. Thời điểm đó trùng với sự chia rẻ của Tăng Đoàn, tức là khoảng 100 năm sau khi Phật nhập diệt.

Việc Truyền Y Bát cho Tổ ƯU BA CÚC ĐA, tôi có những nhận xét sau :

1./- Ngài Ưu Ba Cúc Đa là “người trở lại”. Bằng chứng là khi muốn tìm người kế thừa, Tổ Thương Na Hòa Tu đã nhập định và thấy trước Ngài sẽ đầu thai vào nhà của vị Trưởng Giả, nên đến nhà của ông ta. Thời gian đó, vợ chồng Trưởng giả lấy nhau đã lâu mà chưa có con. Một năm sau vợ của Trưởng Giả mới mang thai để sinh ra Ngài.

2/- Từ khi đứa bé được 12 tuổi thì Tổ đã tới lui để chỉ dạy cho nó tu sửa Cái Tâm bằng cách dùng đá đen và trắng để kiểm tra tư tưởng. Trước khi Xuất Gia thì đứa bé đó đã Nhiếp được Cái Tâm, không còn có tư tưởng Ác khởi lên nữa. Chỉ còn tư tưởng Thiện mà thôi.

Trong Đạo Phật, người muốn tu Phật thì dù là ở trong Chùa hay ngoài Chùa cũng chỉ làm công việc là Sửa Cái Tâm hay còn gọi là ĐIỀU PHỤC CÁI TÂM, thì Ngài Ưu Ba Cúc Đa đã được Tổ dạy cho làm công việc đó từ lúc mới lên 12 tuổi, và dù chưa Xuất Gia, nhưng Ưu Ba Cúc Đa đã Điều Phục Cái Tâm xong rồi, không còn tư tưởng Ác nữa.

3/- Sử viết : Sau 3 năm làm Thị Giả cho Tổ, Ngài Ưu Ba Cúc Đa đã Đắc Pháp, nên Tổ THƯƠNG NA HÒA TU mới Truyền Y Bát lại cho Ngài. Lúc đó Ngài mới được 20 tuổi.

4/- Có lẽ các Trưởng Lão bất mãn vì cho rằng Tổ THƯƠNG NA HÒA TU ưu ái cho thị giả của mình, vì đó là một chàng trai trẻ, mới có 20 tuổi và mới Xuất Gia được có 3 năm. Các Vị không biết là chàng trai trẻ này đã được Tổ đào tạo từ năm 12 tuổi, và trong Đạo Phật không cứ tu lâu là cao. Việc Chứng Đắc cũng không đòi hỏi phải Xuất Gia, phải Có Tướng. Bằng chứng là Lục Tổ Huệ Năng, chỉ mới vô Chùa có 8 tháng, còn chưa kịp Thế Phát mà vẫn là người Chứng Đắc được Ngũ Tổ đánh giá qua bài Kệ mà Ngài sửa lại của Sư Thần Tú, nên đã được Truyền Y Bát.

5/- Tổ đương nhiệm là người đã được TRUYỀN Y BÁT, tức là được trao quyền thay Phật để cằm nắm Tăng Đoàn cũng như phổ biến Phật Pháp và quyết định mọi việc trong Tăng Đoàn. Khi Tổ quyết định TRUYỀN Y BÁT lại cho người nào thì đương nhiên người đó đã Chứng Đắc, đủ sức cầm nắm vận mệnh của cả Tăng Đoàn và Đạo Pháp. Trong khi đó, các Vị Trưởng Lão dù đã tu nhiều năm, lên đến bậc Trưởng Lão, nhưng do chưa Chứng Đắc, nên Tổ không Truyền Y Bát. Chính thái độ chống đối, tách khỏi Tăng Đoàn để lập Trưởng Lão Bộ đã chứng tỏ rằng các Vị còn đầy Ngã chấp, ham cầm đầu Tăng Chúng và không tuân thủ lời của người lãnh đạo Tăng Đoàn là đại diện chính thức cho Đức Thích Ca, đồng thời là Phật đương thời !

6/-Thời gian đã chứng minh sự chọn lựa của Tổ Thương Na Hòa Tu là chính xác. Bằng chứng là dù được giao nắm quyền điều khiển Tăng Đoàn lúc mới 20 tuổi. Nhưng Ngài Ưu Ba Cúc Đa vẫn lèo lái được con thuyền Chánh Pháp, tiếp tục Truyền Y Bát lại cho những Tổ kế tiếp cho đến Vị Tổ thứ 33 mới kết thúc.

Nhận định về việc tách ra khỏi TĂNG ĐOÀN của THƯỢNG TỌA BỘ.

NgưỜi tu hành, khi Xuất Gia là rời bỏ gia đình, bỏ hết những gì liên quan đến thế gian, Đầu tóc thì cạo sạch để nói lên ý nghĩa cũa việc Trừ Phiền Não. Trang phục cũng chỉ nhằm mục đích che nắng, gió cho cái Thân, là chiếc Y hoại Sắc, mang ý nghĩa không để cho Sắc Trần xâm phạm đến Thân, Tâm. Các Vị Trưởng Lão hẳn phải tu hành rất nhiều năm mới lên đến bậc đó. Nếu thật tâm tu hành thì hẳn các Vị đã “Ngũ Uẩn giai không”, “Lục Căn thanh tịnh”, đâu có để ý đến địa vị làm chi ? Y bát chỉ là thứ mà người giữ phải có trách nhiệm với Đạo Pháp, mặt khác để cho người khác nhìn vào biết đó là người đã được Phật giao quyền, là đại diện của Phật, đâu có làm cho người có nó thêm cao thượng, được mọi người nể trọng ? Thế những Các Vị Trưởng Lão đã chứng tỏ cái Ngã Chấp vẫn còn nguyên, nên khi không được Truyền Y bát thì phản đối Tổ bằng cách tách ra để lập Trưởng Lão Bộ để ít ra cũng lãnh đạo được những người theo mình ! , Rõ ràng, Tổ không đánh giá sai. Người chưa Chứng Đắc, cái Tâm chưa thanh tịnh, còn hơn thua, cao thấp, còn ham danh lợi, nên mới tranh giành địa vị. Không đủ tài, đức, mà muốn được lãnh đạo Tăng Đoàn !

Tôi thấy rằng câu chuyện nhóm Tỳ Kheo trong Đại Chúng Bộ - vì Phá Giới nên bị các Trưởng Lão lập Đại Hội để khiển trách, có nơi còn viết là các Tỳ Kheo đó bị đuổi ra khỏi Tăng Đoàn - chỉ là bịa đặt, nhằm che dấu việc chống đối vì không được giao quyền lãnh đạo Tăng Đoàn của các Trưởng Lão mà thôi. Bởi trong bất cứ câu chuyện kể về nguyên do các Trưởng Lão tách ra hoàn toàn không đề cập gì đến Tổ đương nhiệm. Lúc đó Tổ vẫn đang lãnh đạo Tăng Đoàn, thì nếu trong Tăng Chúng có việc bất hòa với nhau, hay thấy có người Phạm Giới sao không mang ra để lãnh đạo phân xử hay hòa giải ? Hơn nữa, xét 10 lý do được cho là làm sai lời Phật, là phi pháp, thì rõ ràng không có gì là quá nghiêm trọng để các vị không thể chấp nhận ở chung trong Tăng Đoàn được nữa ! Thứ nữa, người có quyền khiển trách hay trục xuất thành viên nào đó trong Tăng Đoàn, thì phải là Thủ Lĩnh Tăng Đoàn, tức là Tổ đương nhiệm, không phải là các Trưởng Lão.

Nếu việc tách ra không liên quan gì đến việc TRUYỀN Y BÁT tại sao từ đó bên THƯỢNG TỌA BỘ chỉ nhìn nhận có hai Tổ CA DIẾP và A NAN mà thôi ? Điều gì đã làm cho việc Truyền Y Bát phía này ngưng từ Tổ A Nan là Tổ Thứ 2, trong khi phía ĐẠI CHÚNG BỘ vẫn tiếp tục đến đời Tổ thứ 33 mới kết thúc ?

Kể từ đó bên phía THƯỢNG TỌA BỘ coi như không hề có việc TRUYỀN Y BÁT. Chính vì vậy, toàn bộ các Tu Sĩ và Phật Tử bên này về sau không hề biết có việc Truyền Y Bát, nên cũng không hề biết rằng trong Đạo Phật việc TRUYỀN Y BÁT rất quan trọng. Trước hết là thực hiện Di Ngôn của Phật. Sau đó là người được Truyền Y Bát, được phong là Tổ, được giao quyền lãnh đạo Tăng Đoàn, là người đã Chứng Đắc, Thấy Tánh, Thành Phật, và thời đó chỉ có Tổ mới được quyền Giảng Pháp, truyền bá Đạo Phật, vì người đã hoàn tất công việc tu hành mới có thể hướng dẫn cho người khác cũng hoàn tất như mình.

VIỆC TĂNG ĐOÀN TÁCH RA CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN ĐẠO PHẬT HAY KHÔNG ?

Sau khi tách ra thì phía TRƯỞNG LÃO BỘ tự mở Chùa và đào tạo rất nhiều đệ tử, chia nhau đi khắp nơi để rao giảng Đạo Phật. Pháp Bảo Đàn Kinh viết : Lúc Tổ Đạt Ma là Tổ Thứ 28 từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền đạo. Lần đầu tiên gặp Vua Lương Võ Đế, thì Vua khoe là mình đã “cất 72 kiểng Chùa và độ vô số Tăng” để hỏi Tổ Đat Ma là có Công Đức không ? thì biết TIỂU THỪA đã có mặt ở Trung Quốc từ rất lâu rồi.Tất nhiên là người lãnh đạo chưa Chứng Đắc thì làm sao có thể đào tạo cho người khác Chứng Đắc hay hiểu rõ về Đạo Phật được ? Đó là lý do mà Vua Lương Võ Đế dù cất đến 72 kiểng Chùa nhưng còn chưa phân biệt được thế nào là Phước Đức, thế nào là Công Đức, do đó làm sao có thể tu hành thành công ? vì tu hành trong Đạo Phật quan trọng là phải lập Công Đức, tức là làm ở trong Nội Tâm. Hướng ra bên ngoài làm, thì gọi là làm Phước Đức.

Tuy không vấp phải sự chống đối từ phía ĐẠI THỪA, mặc tình cất Chùa, đào tạo Tu Sĩ, giảng Pháp..Nhưng các vị bên TIỂU THỪA lúc đó cũng chưa hài lòng, vì biết rằng mọi người đều biết người giữ Y Bát mới là đại diện chính thức của Phật, nên từ đời này sang đời khác, họ luôn tìm cách tranh giành Y Bát. Sự tranh giành ngày càng quyết liệt đến nỗi Ngũ Tổ khi trao Y Bát lại cho Lục Tổ phải chèo ghe đưa Ngài đi trốn, và dặn từ đây phải dấu đi, không được truyền nữa, vì người giữ Y Bát có nguy cơ bị hại đến tính mạng !

Phần Sư Thần Tú cũng giống trường hợp của các Trưởng Lão. Sư từng là Giáo Thọ trong Chùa của Ngũ Tổ, nhưng do không làm được Kệ chứng minh là đã Thấy Tánh, nên không được Truyền Y bát.

Sau khi biết Y bát đã trao cho Lục Tổ Huệ Năng rồi, thì cả mấy trăm người trong Chùa kéo nhau đi lùng sục để tìm Lục Tổ hầu lấy lại. PHÁP BẢO ĐÀN KINH viết : “Khi Sư Huệ Minh tìm được Lục Tổ thì Lục Tổ ném Y Bát lên tảng đá và nói : “Cái áo này là vật làm tin, há dùng sức mà tranh được sao” ? rồi ẩn mình trong đám cỏ tranh. Huệ Minh bèn tới nắm áo dở lên, nhưng không nhúc nhích nổi, thì biết rằng đã có điều linh ứng, nên hồi đầu, kêu lên rằng : “Hành giả, tôi vì Pháp mà đến, không phải vì y áo đâu”. Lúc đó Ngài Huệ Năng mới bước ra, ngồi xép bằng trên tảng đá. Huệ minh làm lễ xin được nghe pháp, xong rồi xuống núi báo với những người còn lại là đã tìm khắp nơi mà không thấy dấu vết gì cả, phải tìm hướng khác, thì cả bọn tin lời kéo nhau đi”…

Bản thân Lục Tổ cũng vì giữ Y Bát mà phải trốn trong đám thợ săn suốt 16 năm, không dám ra mặt. Khi thấy cơ duyên tới, Ngài bắt đầu xuất hiện để giảng dạy thì vẫn bị họ truy đuổi nhiều lần. Trốn vô núi thì họ đốt cả núi, Ngài phải núp trong một kẹt đá mới thoát chết ! Phần Sư Thần Tú thì dù đã có Chùa Ngọc Tuyền và đông đảo đệ tử, nhưng vẫn chưa hài lòng, hết sai đệ tử đến trộm pháp rồi tới sai một Sư tên Hạnh Xương đến hành thích Lục Tổ. Cũng may Hạnh Xương chém Lục Tổ 3 dao mà không đứt cổ thì mới buông dao sám hối !

Theo Ngài Nguyệt Khê sưu tầm, thì sau khi Lục Tổ qua đời, mười mấy năm sau, đệ tử Ngài là Pháp Hải đứng lên dựng lại Pháp môn cũng bị phía họ vu cho vua đày đi !.

Sự tranh chấp Y Bát kéo dài qua bao nhiêu đời Tổ là bằng chứng hiển nhiên về sự giáo hóa của bên TIỂU THỪA. Họ cũng mở ra rất nhiều Chùa, chiêu mộ rất nhiều tu sĩ, tín đồ cũng rất đông. Nếu họ thật tâm lo tu hành thì đâu có đi tranh giành Y bát để làm gì ? Chúng ta nghĩ sao khi Nhà Chùa lại cử một vị Sư mang dao đi chém Lục Tổ ? Chém 3 dao mà không đứt cổ Tổ mới buông dao sám hối ? Vậy mà dám ngồi Tòa để giảng pháp để xiển dương Chánh Pháp của Phật sao ? Nếu họ giành được Y bát thì Đạo Phật sẽ về đâu ?

VỀ VIỆC TRUYỀN Y BÁT.

Có lẽ chúng ta đều hiểu rằng không phải ai đi học cũng đều tốt nghiệp. Ai đi tu cũng đều Chứng Đắc. Vì vậy, việc TRUYỀN Y BÁT có một ý nghĩa rất quan trọng, vì nó là sự Ấn Chứng của người trước cho người kế tục. Người được Ấn Chứng là đã Chứng Đắc, đã Thấy Tánh. Chính vì vậy mà Đức Thích Ca đã lập ra việc TRUYỀN Y BÁT để xác nhận đó là người đã Chứng Đắc, đã nắm vững Giáo Pháp, đủ khả năng để thay Phật mà giữ gìn và phổ biến Chánh Pháp. Thời xưa mỗi Tổ chỉ truyền lại được cho một người kế vị mà thôi. Người này Lý, Hạnh phải viên dung.

Lịch sử Đạo có viết lại trường hợp Ngài A Nan, dù là em họ của Phật. Lý thao thao, nhưng Hạnh chưa tròn thì vẫn không được Truyền Y bát, cho ta thấy trong Đạo Phật không có chuyện vị nể. Lý do TRUYỀN Y BÁT là vì ngày xưa, Đức Phật không có tài sản gì, chỉ có bộ Y và cái Bát dùng đựng thức ăn, nên Ngài trao lại cho người kế thừa, để ai thấy Y Bát như thấy Phật. Lời của vị đó nói ra cũng là lời của Phật, mọi người nên tin, nghe..

GIÁO PHÁP CỦA HAI THỪA.

Về Giáo Pháp thì cả hai bên : ĐẠI THỪA và TIỂU THỪA, cùng dùng những Giáo Pháp của Phật Thích Ca. Đó là :

- Tứ Thánh Đế, Bát Chánh Đạo, Lý Duyên Khởi.

- Tam Pháp Ấn : Khổ, Không, Vô Ngã

- Giới Định Huệ

Nhưng đường lối tu hành và kết quả thì khác nhau.

Bên TIỂU THỪA thì cho rằng muốn tu hành thì phải Xuất Gia, phải bỏ hết việc đời. Không được có gia đình. Trái lại, bên ĐẠI THỪA theo Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA thì bất cứ ai, không phân biệt giai cấp, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, nơi ở, có gia đình hay độc thân…miễn ĐÚNG NHƯ LỜI TU HÀNH thì cũng đều có kết quả Thành Phật như nhau. Thành Phật cũng không phải là thành một vị Thần Linh, mà chỉ là thành tựu CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ cho bản thân người tu mà thôi.

Pháp Chứng Đắc thì có TỨ QUẢ THÁNH. Quả Vị cao nhất của phía PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY là A La Hán, tức là Đắc Cái KHÔNG.

Tứ Quả Thánh được ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN viết : “Nếu có Thiện Nam tử, Thiện nữ nhơn nào cầu Phật Đạo, thì con đường tiến tới Đạo ấy chia làm bốn bậc, gọi là Bốn câu Kệ. Một là KHÔNG THÂN. Hai là KHÔNG TÂM. Ba là KHÔNG TÁNH. Bốn là KHÔNG PHÁP.

Thế nào gọi là KHÔNG THÂN ? Vì thân này cha mẹ sinh ra, cũng đầy đủ khí huyết của cha mẹ. Chín khiếu thường bài tiết ra những vật bất tịnh. Thân do Bốn Đại giả hợp làm thành rồi cũng phải tan rả. Người nam nữ nào có trí hiểu biết Thân này là giả dối, dầu chưa chết cũng như đã chết, nên phải mượn thân giả dối này mà học Phật tu hành, gọi là tỏ ngộ được THÂN KHÔNG. Đó là câu Kệ thứ nhất.

Thế nào gọi là TÂM KHÔNG ?

Lại biết quán sát Tâm của mình, chẳng phải sanh chẳng phải diệt, chí thánh, chí linh, gặp cảnh như là Có, cảnh qua rồi như là Không. Nay ngộ được Chơn Tâm thường giác không Mê, không còn đọa lạc trôi lăn trong vọng tưởng, chỉ nương lấy Chơn Tánh để tự làm chủ lấy mình, gọi là tỏ ngộ TÂM KHÔNG. Đó là câu Kệ thứ Hai.

Thế nào gọi là TÁNH KHÔNG ?

Lại biết quán sát Tự Tánh của mình thường yên lặng, không lay động, mà có cảm ứng thần thông biến hóa vô cùng, oai linh khó nghĩ, sáng suốt làu làu, tự giác, tự ngộ, linh thiêng vô tận, vắng lặng triệt để, vô vi mà thường vi, gọi là tỏ ngộ TÁNH KHÔNG. Đó là câu Kê thứ Ba.

Thế nào gọi là PHÁP KHÔNG ?

Lại biết quán sát kinh điển Phật nói ra đều là những pháp môn phương tiện dắt dẫn chúng sanh vào Đạo. Như nước dùng để rửa bụi, như thuốc dùng để chữa bệnh. Nay chứng được TÂM KHÔNG thì kinh pháp cũng Không. Bệnh khỏi thì thuốc cũng trừ, gọi là tỏ ngộ PHÁP KHÔNG. Đó là câu Kệ Thứ Tư.

Nếu ngộ đặng ý nghĩa câu Kệ thứ nhất, y theo đó mà tu hành thì chứng đặng Quả Dự Lưu Tu Đà Hoàn.

Nếu ngộ đặng ý nghĩa câu Kệ Thứ Hai, y theo đó tu hành, thì chứng được quả nhất Lai Tư Đà Hàm.

Nếu ngộ đặng ý nghĩa câu Kệ Thứ Ba, y theo đó mà tu hành thì chứng đặng quả Bất Lai A Na Hàm.

Nếu ngộ đặng ý nghĩa của câu Kệ thứ tư, y theo đó mà tu hành thì chứng đặng quả Vô Sanh A La Hán.

GIẢI THÍCH VỀ PHÁP KHÔNG và QUẢ VỊ

Theo giải thích bên ĐẠI THỪA thì sở dĩ Phật nói về CÁI KHÔNG là để gở cái CHẤP CÓ của con người. Chính vì thấy các Pháp là CÓ. Có Ta, Có Người, Có quyền lợi, danh vọng, tiền bạc, nên ai cũng muốn tranh giành, sẵn sàng giết hại lẫn nhau để chiếm lấy. Trong khi đó, cuối cùng bản thân người giành được rồi cũng chết, không mang tài sản đã chiếm đoạt theo được, vì tất cả các Pháp đều trở về KHÔNG. Chỉ có NGHIỆP QUẢ là không mất. Và hiện tại, mọi người đang sống trong cảnh TẠM CÓ. Vì vậy, hành giả khi Quán sát các Pháp, không phải để dừng ở Cái Không, mà để biết rằng Các Pháp chỉ là đang TẠM CÓ, không trường tồn. Ngay cả cái Thân của mình cũng không tồn tại mãi, để đừng đắm nhiễm, dính mắc với các pháp, không phải là để thấy CÁC PHÁP LÀ KHÔNG rồi buông trôi tất cả. Vì nếu các Pháp đã là KHÔNG thì trên không có Phật, dưới không có Chúng Sinh. Không có Thiện Ác. Không cả Địa Ngục, Niết Bàn, thì còn phải tu hành làm chi ? Chính vì mọi người vẫn đang hàng ngày sống với cái CÓ, nên việc tu hành là để đối xử với cái CÓ thế nào mà không bị nó làm Khổ. Do đó, mà Đạo Phật có tên là ĐẠO ĐỘ KHỔ. Trong Cảnh CÓ thì Có NHÂN QUẢ, nên Đạo Phật dạy mỗi người nên gây Nhân Thiện để có Quả Lành, và không làm Ác để tránh Nghiệp xấu.

Người cho rằng các Pháp là KHÔNG là tự mâu thuẫn. Bởi hàng ngày vẫn phải mặc áo, ăn cơm, vẫn phải làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình, gặp nghịch pháp là nổi Tham, Sân, Si lên, thì sao nói là KHÔNG được ? Người tu hành mà nói Các Pháp là KHÔNG thì sao phải cất Chùa, dựng Tượng, ngày phải công phu mấy thời ? CÓ Phật để tôn kính, Có GIỚI phải giữ, Có Lục Độ để hành dụng, Có Quả Vị để mong đạt đến, Có BÁT THÁNH ĐẠO để từ suy nghĩ đến hành động đều ở trong khuôn khổ. Tất cả đều CÓ, sao nói là KHÔNG ? Chính vì vậy Kinh Đại Thừa dạy rằng những người cho rằng CÁC PHÁP LÀ KHÔNG là làm hư chơn tạng của các Pháp.

Về Quả Vị thì Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA giải thích : Quả Vị chỉ là Hóa Thành, sợ những người tu lâu quá mà không thấy có tiến bộ sẽ nản lòng, nên Phật đặt ra Quả Vị là để họ biết rằng mình đang ở tầng bậc, giai đoạn nào mà cố gắng thêm. Quả vị cao nhất chính là sự Giải Thoát.

Thật vậy, theo ĐẠI THỪA, Đạo Phật dù tả nhiều cảnh giới, đặt ra nhiều danh xưng Phật, Bồ Tát, Chúng Sinh v.v.. nhưng không phải là để mọi người thờ phụng. Tất cả chỉ là phương tiện, mục đích là để hướng dẫn người tu được Giải Thoát khỏi những nỗi Khổ của cuộc sống, của Sinh tử Luân hồi mà thôi. “Phật Thích Ca không phải là Thần Linh, không có quyền năng để cứu khổ ban vui cho ai. Ngài cũng chỉ là một con người bình thường, được cha mẹ sinh ra như tất cả chúng ta. Ngài cũng có vợ và con trai và cũng phải tu hành như tất cả mọi người”. Trang web chính thức của Phật Giáo cũng viết như vậy (Phatgiao.org.vn). Nhưng nhiều thời qua, bao nhiêu lớp người tu hành nhưng chưa hiểu được mục đích của Đạo, chỉ đọc vài Phẩm, vài đoạn Kinh nào đó rồi theo đó mà giải thích rộng ra. Chính những người này đã biến Đạo Phật thành Thần Quyền. Biến Đức Phật thành Thần Linh để cứu độ cho bá tánh rồi kêu gọi mọi người cất Chùa cho to, dựng tượng cho lớn viện lẽ để tôn vinh Phật ! Xui Phật tử Cầu An khi sống. Cầu mua bán thuận lợi, làm ăn hanh thông, Cầu tiêu tai, tấn ích, thắng quan, tiến chức, thi đâu đậu đó ! Khi có người thân qua đời thì rước Sư đến Cầu Siêu ! Đó là hiện tượng phổ biến diễn ra trong hầu hết các Chùa từ xưa đến nay. Cũng do Phật Tử mê muội, nhắm mắt làm theo hướng dẫn mà không suy nghĩ : Chính Phật cũng đã nhập diệt, đã trà tỳ thì sao có thể phù hộ cho ta sống mãi ? Nếu Phật và Thánh Chúng chỉ cần nghe Sư tụng và thời Kinh là lập tức kéo đến đưa vong linh người chết về thẳng Tây Phương Cực Lạc, bất chấp lúc còn sống họ lưu manh, giựt dọc, lừa đảo, trộm cướp, hại người… thì hóa ra các Sư có quyền điều khiển Phật ? Cấu Siêu mà Siêu thì Nhân Quả bỏ đi đâu ?

Do những người chưa hiểu hết Đạo Phật, chưa Chứng Đắc mà đi rao giảng Đạo Phật vì tưởng là cứ Xuất gia, vô Chùa một thời gian, học một số Pháp là có quyền ra giảng Đạo ! Lỗi đó chính do những người tranh giành Y Bát làm cho Y Bát mất dấu kể từ đời Lục Tổ Huệ Năng, để rồi kể từ đó, cả ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA, người Chứng Đắc hay không cũng đều mở ra giảng Đạo. Người muốn tu học không còn biết ai là người cầm nắm giềng mối Đạo nữa. Chùa chiền thì không còn là nơi để tu hành, thành Phật, mà là nơi để Thờ Phật. Chư Tăng trở thành những người trung gian để chuyển lời bá tánh cầu xin đến Phật cũng như thay Phật để nhận những gì bá tánh dâng cúng để cầu xin được phù hộ !

VỀ KINH NGỤY TẠO

Thời sau này thì không còn tranh giành Y Bát nữa, nhưng phía TIỂU THỪA vẫn chưa ngưng gây hấn. Do các Tổ bên ĐẠI THỪA có để lại 12 Bộ Kinh, gọi là CHÍNH KINH mà từ đó đến nay, những người muốn tu học đều nương vào đó như La Bàn, như Bản Đồ để tìm Đạo, nên họ quay sang công kích quyết liệt, cho đó là “Kinh Ngụy Tạo, không phải là lời của Phật thuyết”. Cho rằng “những người tin theo Kinh ĐẠI THỪA có nguy cơ bị dắt vào mê lộ, xa rời Chánh Pháp của Phật”.

Thượng Tọa Thich Nhật Từ khẳng định : “Ngụy Kinh đã được truyền bá gần 2.000 năm qua, đã đưa chúng ta lạc ra ngoài dòng pháp của Đức Phật, người tin theo trở thành nô lệ tâm linh, sẽ bị ma tâm khiển sử để trở thành quyến thuộc của ma. Nếu tiếp tục xiển dương giáo thuyết không phải của Đức Phật Thích Ca thì vô hình chung đang đóng góp cho sự tàn phá Đạo Phật”. Ông khuyên mọi người “Nên thức tỉnh, tìm cách vượt thoát cái thứ giáo lý ma quái do họ sáng tạo, trở về với Chân Lý Giải Thoát của Đức Phật”.

Đúng là Kinh ĐẠI THỪA không phải do Phật thuyết, mà do các Tổ ĐẠI THỪA viết sau khi Phật nhập diệt hàng mấy trăm năm. Nhưng không thể gọi là Kinh Ngụy Tạo bởi lý do sau : Bên ĐẠI THỪA có việc TRUYỀN Y BÁT. Người đầu tiên được chính Đức Thích Ca Truyền Y Bát là Tổ CA DIẾP. Việc TRUYỀN Y BÁT được Các Tổ tiếp tục lần lượt TRUYỀN nhau đến đời Tổ Thứ 33 là Lục Tổ Huệ Năng mới kết thúc.

Cũng giống như trường học của đời. Người học cùng trường, cùng lớp, cùng môn thì khi tốt nghiệp trình độ bằng nhau. Trong Đạo Phật cũng thế. Người đã Chứng Đắc, đã Thấy Tánh thì đều Thành Phật như nhau và “Phật trước Phật sau đều bình đẳng”, dù là Đấng sáng lập là Đức Thích Ca, hay vị Tổ cuối cùng là Lục Tổ Huệ Năng hay tất cả những người tu hành đúng pháp mọi thời, thì sự hiểu biết cũng như cách thức hành trì, sự Chứng Đắc đều giống như nhau không khác.

Như vậy, qua Truyền Thừa thì TỔ là PHẬT ĐƯƠNG THỜI. Do đó, các Ngài có toàn quyền giảng hay viết Kinh để phổ biến con đường tu hành cho người sau. Đó là trách nhiệm mà Đức Thích Ca đã giao phó. Vì vậy, dù Kinh ĐẠI THỪA không phải do Phật Thích Ca thuyết, nhưng nói rằng Kinh ĐẠI THỪA là ngụy tạo là hoàn toàn sai, vì đó cũng là lời hướng dẫn các Hiểu, cách Hành cho con đường tu hành, do Tổ, tức Phật thời sau Đức Thích Ca thuyết giảng.

Chính bên TIỂU THỪA mới không chứng minh được ai đã ủy thác cho các TRƯỞNG LÃO để thành lập TRƯỞNG LÃO BỘ. Chỉ dựng lên câu chuyện là do các Tỳ Kheo bên ĐẠI CHÚNG BỘ phá Giới, không còn làm đúng theo lời Phật dạy nên Tăng Đoàn sau đó chia thành hai khối mà thôi.

Do bên TIỂU THỪA ém nhẹm việc TRUYỀN Y BÁT, nên con cháu bên này không hề biết tới việc đó. Họ chỉ biết có mỗi Đức Thích Ca là Phật mà không biết Ngài đã Thọ Ký : “Ta là Phật đã thành. Tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành”, có nghĩa là tất cả những ai, bất cứ thời nào nếu ĐÚNG NHƯ PHÁP TU HÀNH, thì cũng đều Thành Phật. Vì vậy mà có TAM THẾ PHẬT. Người chống đối Kinh ĐẠI THỪA chứng tỏ thiếu kiến thức Phật Pháp.

.Tời Đức Thích Ca mở Đạo, ngôn ngữ chưa phong phú, người đọc không hiểu được nên cho là “Xa kín nhiệm sâu”. Cũng nhờ Các đời Tổ lần lượt khai sáng, diễn tả rõ ràng thêm, người sau như chúng ta có thể nương theo đó mà hành trì, không sợ lạc lối.

ĐẠI THỪA CÓ ĐƯA NGƯỜI TIN THEO XA RỜI CHÁNH PHÁP HAY KHÔNG ?

Trước hết, chúng ta nên hiểu thế nào là CHÁNH PHÁP ?

Chánh PHÁP theo nghĩa là PHÁP CHÂN CHÁNH. Theo Đạo Phật thì Pháp đó phải đưa người Tin và Hành theo đi đến kết quả Giải Thoát.

Phật giải thích giáo pháp có CHÁNH PHÁP như thế nào ?

Trong NHỮNG NGÀY VÀ NHỮNG LỜI DẬY CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT có đoạn viết : Trước lúc Phật nhập diệt có ngoại đạo tên là Subhadda nghe có tin là Đức Như Lai, sắp diệt độ nên muốn đến gặp Phật để xin được giải nghi.

Cả hai lần Subhadda đều bị từ chối. Khi Thế Tôn nghe được thì bảo Ananda hãy cho ông ta vào.

Subhadda bạch Phật : “Tôn giả Gotama, có những Sư trưởng, Bà la môn, là những vị hội chủ, vị giáo trưởng, vị sư trưởng giáo hội có tốt, có danh vọng, khai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng như các Ngài Purana, Kassapa, Makkhali..v.v…Tất cả những vị này phải là đã giác ngộ như các vị tự cho như vậy, hay tất cả chưa giác ngộ, hay một số đã giác ngộ và một số chưa giác ngộ ?

Phật trả lời :

“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo thời ở đấy không có để nhất Sa Môn, ở đấy cũng không có đệ nhị Sa môn, không có để tam Sa Môn, đệ tứ Sa môn. Này Sabhadda, chính trong Pháp luật này có Tám Thánh Đạo, thời có đệ nhứt Sa Môn, đệ Nhị Sa môn, đệ tam Sa môn, đệ tứ Sa môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa môn này. Nếu những vị Tỳ Kheo này sống chơn chánh thì đời này không vắng những vị A La Hán”.

Qua câu trả lời của Phật cho ngoại đạo, thì chúng ta biết rằng ở đâu có BÁT THÁNH ĐẠO thì ở đó có Chánh Pháp của Phật. Giáo Pháp của ĐẠI THỪA gồm có VĂN TƯ TU, GIỚI ĐỊNH HUỆ, BÁT CHÁNH ĐẠO. Như thế thì không thể nào là giáo pháp sai lầm, “đưa người tin theo trở thành nô lệ tâm linh, bị ma sai sử để trở thành quyến thuộc của ma” như T.T. Thích Nhật Từ kết tội được.

Là người đã bỏ ra một thời gian khá dài đọc và tìm hiểu khá nhiều Bộ Chính Kinh. Sau đó tôi đã Lược Giải : Kinh DIỆU PHÁP LIÊN HOA, DUY MA CẬT, THỦ LĂNG NGHIÊM, VIÊN GIÁC, ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN, SÁU CỬA VÀO ĐỘNG THIẾU THẤT, PHÁP BẢO ĐÀN KINH, ĐẠI THỪA KIM CANG KINH LUẬN....mục đích là trong thời gian lược giải tôi sẽ tìm để hiểu cho rõ thêm những điều được đề cập trong đó.

Ngoài ra, tôi còn đọc thêm một số Kinh được giảng bởi nhiều đời Tổ trước đó, cho đến cuối cùng là PHÁP BẢO ĐÀN KINH của Lục Tổ Huệ Năng. Tôi thấy, dù từ đời Tổ này đến Tổ khác cách nhau nhiều trăm năm. Dù dùng cách này hay cách khác, thì các Tổ cũng đều diễn giải con đường Đạo Phật giống nhau : Tu Phật là phải TU TÂM. Mục đích là để Thoát Khổ, Thoát Sinh Tử Luân Hồi. Các Pháp mà người tu cần phải hành trì là GIỚI ĐỊNH HUỆ, VĂN TƯ TU, BÁT CHÁNH ĐẠO, LỤC ĐỘ. Dạy người tu tin NHÂN QUẢ, cải tà, quy Chánh, cải Ác, hành Thiện, tự tu, tự độ.

Đạo Phật được gọi là Đạo ĐỘ KHỔ. Theo giải thích của bên ĐẠI THỪA thì nguyên nhân của cái Khổ không phải là do Các Pháp bên ngoài, mà chính do ở tự CÁI TÂM của mỗi người tiếp nhận rồi mang vào, làm cho Phiền não. Vì thế, Muốn tu hành thì không cần xa lánh cuộc đời. Không cần vô Chùa hay lên non cao, động vắng. Trái lại, vẫn tiếp tục sống và làm những nghề nghiệp bình thường như trước. Không cần SỬA TƯỚNG. Không cần đầu tròn, áo vuông, mà là phải tìm CÁI TÂM rồi điều chỉnh nó, gọi là TU TÂM. Pháp môn này gọi là “Đốn Giáo”. Người tu theo đó Chỉ cần Sửa được CÁI TÂM để nó không còn vướng mắc với Các Pháp nữa thì sẽ được Giải Thoát. Không phải là trốn vô Chùa, núp sau cửa Chùa, hay lên non cao, động vắng để cái Khổ không chạm tới mình được rồi cho đó là Thoát Khổ, là Ly Trần ! Đó là Né Pháp, Tránh Pháp, đâu phải là Thoát Pháp ?

Người tu theo ĐẠI THỪA không Thờ Phật, không cầu xin Phật phù hộ, độ trì. Chỉ cần quay vào tu sửa Thân, Tâm. Thực hành theo BÁT CHÁNH ĐẠO để Thân, Khẩu, Ý luôn thanh tịnh để có kết quả là được hưởng cuộc sống an lành cho đến hết kiếp mà Đạo Phật gọi là Hữu Dư Y Niết Bàn. Như vậy giáo lý Đại Thừa “dắt người tin theo trở thành nô lệ tâm linh, trở thành quyến thuộc của ma” chỗ nào ? Trong khi đó, chính người chỉ trích Đại Thừa (T.T. Thích Nhật Từ) lại làm phép trên bút cho sĩ tử đi thi để đạt kết quả tốt ! So ra, ai mới là người hướng dẫn người khác hành theo tà đạo, dắt người khác trở thành nô lệ tâm linh, vì cầu xin sự hộ trì của tha lực ? Trong Đạo Phật chân chính do Đức Thích Ca truyền dạy, chỉ có Nhân Quả, đâu có chỗ nào dạy làm Bùa, Phép ?

TỔ TRUNG QUỐC

Theo Sử 33 Vị Tổ, thì Tổ ĐẠT MA là Tổ thứ 28 bên Ấn Độ thấy căn khí Đại Thừa bên Trung Quốc vượng, nên đi thuyền mất 3 năm qua Trung Quốc để Truyền Y Bát mở đầu cho Phái ĐẠI THỪA của nước nầy. Ngài truyền được cho 5 vị Tổ gồm : Tổ HUỆ KHẢ,Tổ TĂNG XÁN, Tổ ĐẠO TÍN, Tổ HOÀNG NHẪN và Tổ HUỆ NĂNG là Tổ cuối cùng. Tính theo thứ tự của phía Trung Quốc thì họ gọi Tồ ĐẠT MA là Sơ Tồ. Theo thứ tự này thì Tổ Huệ Năng là Lục Tổ. Nhưng tính thứ tự phía Ấn Độ, bắt đầu là Tổ Ca Diếp, thì Tổ Huệ Năng là Tổ thứ 33.

Các Tổ ĐẠI THỪA Trung Quốc chính thức được Truyền Y Bát từ Tổ ĐẠT MA, là Tổ thứ 28 của ẤN ĐỘ là nên không thể nói là các Ngài bịa ra những điều không giống Giáo Pháp của Đức Thích Ca, dắt người tin theo vào mê lộ được, vì cũng là GIỚI ĐỊNH HUỆ, VĂN TƯ TU, BÁT CHÁNH ĐẠO, cũng dạy Tìm Tâm, tìm Tánh, Tu Tâm, Điều phục cái Tâm. Làm Lục Độ, Độ Sinh, tin sâu Nhân Quả.. là những điều căn bản trong Đạo Phật.

Pháp môn nào cũng có người tu đúng, kẻ tu sai. Nếu vị nào thấy Kinh ĐẠI THỪA sai, mà vì hộ trì Chánh Pháp nên phê bình, góp ý để giúp nhau tu hành cho đúng Chánh Pháp là điều rất tốt và cần thiết. Tuy nhiên, muốn nói Kinh ĐẠI THỪA sai, vì “dắt người đi vào mê lộ, xa rời Chánh Pháp của Phật”, thì phải trích dẫn những Phẩm hay những đoạn trong Kinh Đại Thừa, do chính các Tổ viết hoặc giảng sai. Vậy mà :

- 1/- Thay vì trích Kinh ĐẠI THỪA, T.T. Thích Nhật Từ lại trích Kinh A DI ĐÀ của TỊNH ĐỘ TÔNG do Sư Huệ Viễn viết, để cho rằng ĐẠI THỪA sai. Sư Huệ Viễn đâu có tên trong danh sách của 33 Vị Tổ ĐẠI THỪA ? Kinh của Sư này viết cũng có ghi rõ là của TỊNH ĐỘ TÔNG, đâu có phải là Chính Kinh của Đại Thừa ?

-2/- Có những người Ấn Tống Kinh Đại Thừa đã dùng Kệ của Bà Từ Hy Thái Hậu bỏ vô phần mở đầu Kinh. T.T. Nhật Từ cũng lấy đó để kết tội cho ĐẠI THỪA ! Việc làm đó là do những người Ấn tống Kinh, đâu có liên quan gì đến ĐẠI THỪA ? .

- 3/- Việc Trung Quốc chiếm Đảo của Việt Nam. Người Trung Quốc có dã tâm, thì liên quan gì đến Đạo Phật ? càng không liên quan đến Chư Tổ ĐẠI THỪA.

Người tu Phật muốn hộ trì Chánh Pháp, muốn nhắc nhở người khác vì lòng Từ Bi, sợ họ đi sai đường rồi làm hại Phật Pháp, thì trước đó phải “Chính lấy Tâm mình” rồi nghiên cứu cho chính xác trước khi đưa đến kết luận. Việc TRUYỀN Y BÁT của ĐẠI THỪA rất quan trọng, vì do chính Đức Thích Ca đã làm, mục đích là để nối Truyền Chánh Pháp. PhẬt trước Truyền cho Phật kế nhiệm. Phía ĐẠI THỪA đã chứng minh có đường truyền chính thức này. Như vậy, người muốn chỉ trích ĐẠI THỪA thì cần nghiên cứu cho kỹ xem trong Đạo Phật có việc TRUYỀN Y BÁT hay không ? Ý nghĩa việc TRUYỀN Y BÁT là như thế nào ? Người được Truyền phải có điều kiện gì ? Quyền hạn ra sao ? Gốc của ĐẠO PHẬT đâu có bắt đầu từ THƯỢNG TỌA BỘ, mà bắt đầu từ Đức Thích Ca, khi Tăng Đoàn còn là một khối duy nhất. Muốn trở về Đạo Phật Gốc thì phải trở về với Giáo Pháp của Đức Thích Ca, không phải trở về với Giáo Pháp của TIỂU THỪA.

Xin được trích Tụng Phẩm Thứ Tư trong Kinh thứ 16, trích trong TRƯỜNG BỘ KINH.

Đức Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo :

“Này các vị Tỳ Kheo. Ta sẽ giảng Bốn Đại Giáo Pháp, hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng”.

“Này các Tỳ Kheo, có thể có vị Tỳ Kheo nói : Này hiền giả. Tôi tự thân nghe từ miệng Đức thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vầy là Pháp, như vầy là Luật, như vầy là lời dạy của vị Đạo Sư”. Này các Tỳ Kheo, các ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng, lời nói của vị Tỳ Kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi câu cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ưng với Luật, thời các người có thể kết luận : “Chắc chắn những lời này không phải là lời đức Thế Tôn, và vị Tỳ Kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và này các Tỳ Kheo, các người hãy rừ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ưng với Luật thời các ngươi có thể kết luận : “Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Đức Thế Tôn và các vị Tỳ Kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỳ Kheo, như vậy là Đại Giáo Pháp Thứ Nhất, các người hãy thọ trì.. Cả Bốn lần Đức Thế Tôn lập lại, gọi là Đại Giáo Pháp Thứ Hai, Đại Giáo Pháp thứ Ba và Đại Giáo Pháp Thứ Tư, để dặn các Tỳ Kheo hãy thọ trì.

Phật dặn “không được tin hay hủy báng”, mà phải đọc kỹ, đem “mỗi chữ, mỗi câu nghe được đối chiếu với Kinh, với Luật” để biết có phù hợp hay không ? thì không thấy làm. Trong khi phía ĐẠI THỪA cũng áp dụng những Giáo Pháp giống y bên TIỂU THỪA, cũng không có truyền bá mê tín, Thần quyền, tại saoTIỂU THỪA thì đúng, mà ĐẠI THỪA lại “lạc ra ngoài dòng pháp của Đức Phật, làm cho người theo trở thành nô lệ tâm linh, để trở thành quyến thuộc của ma” ? Kết luận của một chức sắc cao cấp của Đạo Phật là T.T. Thích Nhật Từ, phải chăng làm cho người nghe sẽ không dám đọc, không dám học hỏi theo Kinh ĐẠI THỪA, làm mất cơ hội để họ mở mang Trí Huệ ? Người tu hành, theo tôi, nếu có GIỚI, có hành theo BÁT CHÁNH ĐẠO thì Thân, Khẩu, Ý, Ba Nghiệp phải thanh tịnh. Chỉ trích, lên án người khác lỗi không phải do họ làm, mục đích để hạ uy tín và lôi kéo tín đồ về phe mình. Chê Kinh ĐẠI THỪA là giáo lý ma quái khi chưa hề đọc để xem Chư Tổ có truyền dạy tà pháp gì trong đó hay không ? thì người làm việc đó không những là không thực hành theo ĐẠI GIÁO PHÁP của Thế Tôn, mà cũng không chứng minh được rằng đó là cách giúp đỡ cho người khác khi thấy họ còn Vô Minh của bậc Chân Tu hộ trì Chánh Pháp vậy.

Tháng 10/2023





VVM.24.11.2023