Cẩn báo: Ở đời muôn sự của chung Dẫn nhập: Có 2 lý do để tôi viết bài này: 1/ Chúng ta chỉ sợ những gì mình không hiểu. Thí dụ như sợ Ma, vì chúng ta không biết rõ Ma là gì? Nếu biết thì sẽ không sợ. Cũng vậy, chúng ta sợ chết, vì không biết chết ra sao, sau khi chết như thế nào? Nếu chúng ta biết rõ thì chắc chúng ta cũng sẽ không sợ. Đó là lý do Phật giáo khuyên chúng ta nên tìm hiểu về sự chết (Tử). Tôi viết bài này mong độc giả tìm hiểu rõ về Bói Dịch, không sợ nó nữa, để các ông thầy Bói toán, Phong thủy (giả), vì tư lợi, không còn “hù” ta được nữa. Bói Dịch mà vì tư lợi sẽ không bao giờ linh ứng. 2/ Kinh Dịch là 1 trong 5 Kinh chính của triết lý Đông Phương. Các nhà trí thức (nho gia) xưa phải làu thông nó mới có thể đi thi. Điều đó chứng tỏ nó rất quan trọng. Bói Dịch rất khó hiểu đối với các người trẻ, người mới bắt đầu. Ngay cả sách được cho là kinh điển của cụ Ngô Tất Tố, phần giải thích về bói cũng rất khó hiểu. Tôi mong làm nó đơn giản, dễ hiểu hơn, giúp cho các bạn trẻ, ai muốn tìm hiểu, sẽ dễ dàng hơn, hầu mong giữ gìn những quý giá của ông cha không bị mai một! Lại nữa, ý của Dịch cho rằng con người tự mình vẫn có thể sửa đổi được số mạng của mình một phần nào. Thế thì tại sao chúng ta không tự tìm hiểu, tự bói quẻ tìm phương thức đối ứng, mà phải nhờ người khác làm cho mình? Có biết chắc họ thật sự là bậc Thức giả không? Ở đời, biết đâu hư biết đâu thực, biết đâu chân biết đâu giả. Nguyên Lạc . PHẦN I NHẬP MÔN KINH DỊCH ĐẠI CƯƠNG VỀ QUẺ DỊCH . KINH DỊCH Kinh Dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung quốc, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó (tức bát quái) thì có thể sớm hơn, vào cuối đời Ân, khoảng 1.200 năm trước Tây Lịch. Nó không do một người viết, mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán. Điều kỳ dị nhất của Dịch là nó chỉ dựng trên thuyết âm dương, trên một vạch liền _ tượng trưng cho dương, một vạch đứt _ tượng trưng cho âm. Hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới: Lục thập tứ quái. Dùng sáu mươi bốn hình này, người ta diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh. Từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên cho tới những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống, xử thế… — Mới đầu chỉ có lưỡng nghi: dương (vạch liền: _ ) và âm (vạch đứt: _ _ ) — Bên dương, nếu lấy dương chồng lên dương, rồi lấy âm chồng lên dương, chúng ta sẽ được hai hình tượng:
Cụ Nguyễn Hiến Lê có nói: “Muốn học điều gì thì hãy viết về điều đó”. Theo tinh thần đó, chúng tôi đang học về Kinh Dịch, nên xin viết ra đây những gì mình đã học được từ người xưa, từ các bậc tiền bối… Xin hiểu cho, đây chỉ là những ghi chép vụn vặt trong quá trình học hỏi, nên chắc nó sẽ có rất nhiều thiếu sót, mong các bậc cao minh bỏ quá cho! Nếu các bạn tìm thấy có ít nhiều điều hữu ích thì tốt, còn nếu không, coi như ” Mua vui cũng được một vài trống canh.”
Hơn nhau ở chỗ biết dùng hay không
Bói Dịch không phải là mê tín, nó là khoa học. Có thể gọi là khoa học huyền bí. Vì vậy, Tiến sĩ Phân tâm học C.G. Jung ( ông cùng với S. Freud là một trong những thủy tổ của khoa Phân Tâm Học, nghiên cứu về tiềm thức của loài người) năm 1949 đã dùng bói Dịch để biết việc quảng bá và giới thiệu Dịch (I Ching) từ tiếng Đức sang tiếng Anh có được thuận lợi hay không?. Bói được rất tốt, ông tiến hành và Dịch đã trở thành kinh điển cho các học giả và các trường đại học Tây Phương học hỏi!
Bên âm cũng vậy, nếu lấy âm chồng lên âm, rồi lấy dương chồng lên âm, chúng ta sẽ được hai hình tượng nữa:
Như vậy được bốn hình tượng, gọi là tứ tượng.
Tứ tượng có tên: Thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm
— Sau cùng, lấy dương lần lượt chồng lên cả bốn hình trên, chúng ta sẽ được 4 hình:
Ly (Li) , Càn (Kiền) , Tốn, Cấn.
Rồi lấy âm lần lượt chồng lên cũng cả bốn hình đó, chúng ta sẽ được thêm 4 hình nữa:
Chấn , Ðoài (Đoái) , Khảm , Khôn.
Hình 1: Sự hình thành bát quái
Như vậy được hết thảy 8 hình gọi là bát quái (tám quẻ). Mỗi quẻ có 3 vạch (gọi là 3 hào), xuất hiện lần lần từ dưới lên trên. Cho nên khi gọi tên hào, khi đoán quẻ, phải đếm và xét từ dưới lên trên: Hào dưới (cũng là hào 1), rồi lên hào 2, hào 3…
Bát quái: Ý nghĩa của Bát quái – Số của Bát quái – Hành
☰ : Càn (hay Kiền) vi thiên là trời có đức cứng mạnh, là đàn ông – 1 – Kim
☷ : Khôn vi địa là đất, có đức nhu thuận, là đàn bà – 8 – Thổ
☲ : Ly vi hỏa là lửa, sáng – 3 – Hỏa
☵ : Khảm vi thủy là nước, hiểm trở – 6 – Thủy
☶ : Cấn vi sơn là núi, yên tĩnh – 7 – Thổ
☱ : Đoái (hay Đoài) vi trạch là chầm (đầm), vui vẻ – 2- Kim
☴ : Tốn vi phong là gió, vào – 5 – Mộc
☳ : Chấn vi lôi là sấm, động – 4 – Mộc
Các bạn phải thuộc rõ 8 hình trên: Trông thấy hình nào thì phải gọi được tên của nó; ngược lại, hể nghe thấy nói tên quẻ nào thì phải vẽ ngay được hình nó.
Bạn có thể theo cách này:
Trước hết chúng ta bỏ qua quẻ Càn và quẻ Khôn đi, vì ai cũng cũng nhớ ngay rồi, còn lại 6 quẻ:
Bạn có thể theo cách này:
Trước hết chúng ta bỏ qua quẻ Càn và quẻ Khôn đi, vì ai cũng cũng nhớ ngay rồi, còn lại 6 quẻ:
Chúng ta chỉ cần nhớ vị trí ba vạch đứt trong 3 quẻ có 1 hào âm thôi:
Nhớ như vậy rồi thì vẽ được ba quẻ đó, vì hai hào kia của mỗi quẻ là vạch liền (dương).
Vẽ được 3 quẻ đó rồi thì vẽ được ba quẻ trái với chúng về ý nghĩa cũng như về các vạch:
Trùng quái:
Chúng ta biết lưỡng nghi chồng lên nhau một lần thành tứ tượng, chồng lên một lần nữa là bát quái. Chỉ có 8 quẻ với 24 hào thì không thể diễn được nhiều hiện tượng, sự việc… nên lại phải chồng lên thêm một lần nữa. Lần này không lấy 1 vạch âm hay dương như lần thứ nhì, mà lấy trọn một quẻ chồng lên tất cả 8 quẻ. Chẳng hạn, lấy quẻ Càn chồng lên Càn và 7 quẻ kia, lấy quẻ Ly chồng lên Ly và cả 7 quẻ kia. Như vậy mỗi quẻ thành ra 8 quẻ mới, tám quẻ thành 64 quẻ mới. Mỗi quẻ mới gồm 6 hào, cộng là 64 x 6: 384 hào, tạm đủ để diễn được khá nhiều hiện tượng, sự việc rồi.
Sáu mươi bốn quẻ mới này gọi là trùng quái (quẻ trùng) để phân biệt với tám quẻ nguyên thủy gọi là đơn quái (quẻ đơn).
Chu Dịch (Dịch nhà Chu) hòan tòan xây dựng trên quan niệm âm dương. Sáu mươi bốn quẻ chỉ do hai vạch âm và dương (đứt và liền) chồng lên nhau, thay đổi cho nhau mà thành.
Nghĩa hai chữ dương và âm
Theo một số nhà ngữ nguyên học Trung Hoa thì mới đầu hai chữ dương, âm có hình thức như sau:
Chữ dương (陽) gồm hai phần: bên trái là sườn núi hoặc bức tường; bên phải, trên có mặt trời lên khỏi chân trời, dưới là những tia sáng mặt trời chiếu xuống.
Do đó, dương trỏ phía có ánh sáng, phía sáng.
Chữ âm (陰) gồm hai phần: bên trái cũng là sườn núi, bên phải, trên có nóc nhà, dưới có đám mây.Do đó, âm trỏ phía mặt trời bị che khuất, không có ánh nắng, phía tối.
Phía có ánh nắng thì ấm áp, cây cối tươi tốt, phía không có ánh nắng thì lạnh lẽo, cây cối không phát triển. Do đó âm dương từ cái nghĩa tối/ sáng chuyển qua nghĩa lạnh/ nóng, đêm/ ngày, mùa đông/ mùa hè, mặt trăng/ mặt trời, chết/ sống, yếu/mạnh, giống cái/ giống đực, suy/ thịnh, xấu/ tốt, hư/ thực, tiểu nhân/ quân tử, đóng/ mở, đục/ trong…
Trong âm có dương, trong dương có âm. Âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy.
Kinh Dịch tượng trưng âm dương bằng hai vạch: Vạch liền (dương): _ và vạch đứt (âm): _ _ . Liền thì gọi là thực (đặc), đứt gọi là hư (rỗng).
Thái cực
Từ khi có quan niệm Thái cực, người Trung Hoa tượng trưng âm dương bằng hình đen và hình trắng, vì mới đầu, âm có nghĩa là phía không có ánh mặt trời, ở trong bóng tối, dương có nghĩa là phía có ánh mặt trời, sáng sủa.
Hình 2: Thái cực
Chúng ta nhận thấy vòng tròn Thái cực gồm hai hình âm dương đó, và hai hình này tuy cách biệt hẳn nhau, đối lập nhau, mà lại ôm lấy nhau, xoắn lấy nhau.
Lại thêm chỗ hình đen phồng ra có một điểm trắng, chỗ hình trắng phồng ra có một điểm đen; chỗ hình đen phồng ra là chỗ hình trắng thót lại, ngược lại chỗ hình trắng phồng ra là chỗ hình đen thót lại. Như vậy để diễn cái ý :” âm thịnh lần thì dương suy lần, ngược lại dương thịnh lần thì âm cũng suy lần. Khi âm cực thịnh đã có một mầm dương (điểm trắng) xuất hiện rồi, khi dương cực thịnh đã có một mầm đen (điểm đen) xuất hiện rồi”.
Vậy chẳng những âm dương xoắn lấy nhau mà trong âm còn có dương, trong dương còn có âm nữa!
Thành rồi hủy
Luật trong dương có âm, trong âm có dương có nghĩa là hiện tượng nào cũng chứa sẵn mầm tự hủy của nó. Trong sự thịnh có mầm của sự suy, trong sự trị có mầm của sự loạn, trong sự sống có mầm của sự chết. Cho nên có người bảo một đứa trẻ sinh ra là bắt đầu tiến tới sự chết, mà chết là bắt đầu sống lại một cuộc sống khác, là tái sinh dưới hình thức này hay hình thức khác. Không thể có dương mà không có âm, có sống mà không có chết, có thịnh mà không có suy, có trị mà không có loạn. Phải có đủ cả hai thì mới thành một hiện tượng được, mới thành vũ trụ được, cũng như bất kỳ vật nào cũng có mặt phải và mặt trái, xã hội nào cũng có thiện và ác.
Mọi sự biến trong vũ trụ chỉ là một tiến trình thành rồi hủy, hủy rồi thành.
Sự thành của dương là sự hủy của âm và ngược lại, sự thành của âm là sự hủy của dương.
Tóm lại âm dương tuy tính chất tương phản nhưng cũng tương ứng, tương cầu (tìm nhau), tương giao (gặp nhau) có tương giao mới tương thôi (xô đẩy nhau), tương ma (cọ xát nhau), tương thể (thay thế, bổ túc nhau) để tương thành (giúp nhau tự hoàn thành: có cái này thì mới có cái kia, có cái này thì cái kia mới làm tròn được nhiệm vụ của nó trong vũ trụ).
Quan trọng nhất là sự tương giao: giống đực giống cái, cả trời đất nữa (vì trời đất cũng chỉ là âm dương) có giao cảm với nhau rồi mới có vạn vật, vạn vật mới sinh nở biến hóa được.
Chữ dịch ở đây là biến dịch, tức đạo biến hóa trong vũ trụ. Mọi sự biến hóa đều từ Càn Khôn mà ra; không còn Càn Khôn tức âm dương thì không còn sự biến hóa.
Mà nếu không có sự biến hóa, nghĩa là nếu âm dương không tác động lẫn nhau, không gặp nhau, thì “cô dương” không thể sinh, “độc âm” không thể thành; trong trường hợp đó âm dương sẽ bị tiêu diệt.
Tóm lại, Dịch cho rằng có số mạng, nhưng con người vẫn có thể sửa đổi số mạng được phần nào.
Tham Khảo: Nguyễn Hiến Lê, Ngô Tất Tố, Wu Wei, Richard Wilhelm …