Việt Văn Mới
Việt Văn Mới


La Liberté Guidant le Peuple tranh của Eugène Delacroix

ĐÔI ĐIỀU VỀ NGHỆ THUẬT


      
gởi: hs. nguyễn đình thuần.


C húng ta thấy gì mỗi khi chúng ta nhìn ngắm về nghệ thuật? Có thể nhiều câu trả lời khác nhau trong cách nhìn về nghệ thuật, đặc biệt nghệ thuật hội họa mang tính chất đặc thù qua cái nhìn của người làm nên tác phẩm và người thưởng lãm nghệ thuật, có thể cùng một chủ thể, nhưng; nhìn dưới một khía cạnh hoàn tòan nghịch lý và đưa tới những lý lẽ, những giải bày không đồng nhất để rồi trở nên linh tinh với nhiều ý nghĩa khác nhau qua từng thời kỳ, từng niên kỷ văn hóa. Nghệ thuật hội họa hầu như chúng ta thích nói đến hay nghĩ đến cho một tác phẩm với đầy đủ ý nghĩa. Thành ra nghệ thuật không đồng quan điểm một cách tuyệt đối; là vì nghệ thuật không có gì để ta nhìn thây, nhưng; những gì ta làm ra là thấy cách khác. Họa danh Edgar Degas (1834-1917) đã nói: ‘Art is not what you see, but what you make others see’. Ý nghĩa của nó là một sự quan hệ đặc biệt và hiện ra ờ đây tính nhân loại xuyên qua mọi thế hệ; có lẽ dữ kiện đó gần như quan trọng cho việc sáng tác với một hiện hữu làm cho chúng ta thấy được cái thế giới xung quanh chúng ta trong một đường lối mới hơn –we like to think of art as having meaning; significance and appear to humankind through the ages. Có lẽ nghệ thuật gần như quan trọng như món ăn tinh thần, bởi; nó hàm chứa ở đó một sự lãnh hội nhất thể đã được nhìn thấy để nhận ra nghệ thuật vị nghệ thuật hơn một điều kiện nào khác và có thể là một thẩm định độc lập thông qua sự hiểu biết, của những gì thuộc phạm trù nghệ thuật. -Perhaps; most importantly, we enjoy looking at art for it own sake and can appreciate it independent of any knowledge of its context. Thí dụ: Một ngày Chủ nhật đẹp trời ngang qua phòng triễn lãm tranh, nó đên trong ‘tĩnh lự’ việc nhìn ngắm tranh vơi một cá tính riêng tư không lệ thuộc hoàn cảnh mà là những gì thuộc thẩm mỹ mang lại một sự thích thú qua kinh nghiệm. Ấy là điều có thể cho chúng ta vui thú ngắm nhìn tranh vẽ.

Mục đích của bản văn này là đả thông đôi điều về nghệ thuật (about art) một khám phá mới trong mọi đường lối phát huy cho nghệ thuật mà trong đó chúng ta tìm thấy với những gì khác biệt hơn, co thể nhận thấy (seeing) khi chúng ta đứng trước một họa phẩm hay một hiện vật tương tợ (same object).Đó là chủ đề có khả năng đưa chúng ta tới một ý niện để cân nhắc, để suy xét với nhiều ý nghĩa khác nhau ở tự nó (itself).

Tuy nhiên; chúng ta tìm thấy ở nghệ thuật có nhiều nét đặc trưng thể hiện tính nhân bản, tính lịch sử qua đường nét và màu sắc, ngay cả tranh trừu tượng hay siêu hình thể hiện trọn vẹn tính ưu việt của nó; tât cả dữ kiện làm nên tác phẩm đã cho ta thấy một ‘giá trị/value’ tối thiểu đã phat sinh cái tự thức ở chính nó (self-consciously). Ngoài ra nghệ nhân giới thiệu đến chúng ta như một sáng tạo trong cảm hứng với một sự cần thiết cho việc diễn giải qua hình tượng và màu sắc, tạo sự linh động sống thực, không những hôm nay mà đã có tự ngàn xưa. Vậy thì người sáng tạo nghệ thuật ngoài việc tập trung vào hiện vật để thực hiện là hòa nhập vào vai trò giữa chủ thể và khách thể như một; họa nhân không còn thấy mình trước hoàn cảnh mà nhập cuộc giữa vật thể và ý thức mới làm nên tác phẩm trọn vẹn. Trọn vẹn không cho chính mình mà trọn vẹn ‘trong/inner’ tác phẩm. Giá trị tuyệt đối của nghệ thuật là chứng tích để lại như chứng tích lịch sử. –this is problem with looking for continuous progress in art or indeed any kind of history…Đấy là điều có thực.

‘Volupté / Sensual / Nhục thể Gợi cảm’ Marble. H/c 38 ¾”. 1915 by Arthur Lee (1881-1961) USA*

Trong tất cả tác phẩm nghệ thuật thường nói lên hình dáng con người và lưu lại đó một yếu tố chính yếu (a key element) để làm nên tác phẩm. Họa nhân hay điêu khắc nhân vẽ lên hình dáng con người là bộc lộ đúng hồn và xác (corps et âme) họ không thể làm khác hơn ngoài sự thật đã thấy Thí dụ : Danh họa W. De Kooning (1904-1997) đưa vợ làm người mẫu là hiện diện một sự giao thông giữa bối cảnh và hiện thể; nhờ vậy giúp cho họa nhân thoát tục trong khi vẽ về đàn bà. Cho nên chi vẽ đúng là phản ảnh cái thật của tạo hóa. Còn ‘vị tình hay cả nể’ thì không gọi là ‘vẻ vời’ ngay cả họa nhân là tu sĩ…họa và văn là người sống trong thực tế (in-fact) cho dù nằm trong dạng hư cấu, hư cấu có thực giữa đời mới làm nên tác phẩm… Điều chúng ta cần biết thêm vào tk. thứ mười chín ở Âu/Mỹ đã cho chúng ta thấy những gì vào thời đó là một thứ trá hình mỗi khi xử dụng đường cọ (brushtrokes) và sắc màu là một sự ẩn tàng không mấy thực tế, họ cho đó là kỹ thuật hay chất liệu (matière / matter painting) để trở nên chứng cứ của kỷ thuật hoặc là một lối vẽ khác, hoặc ít ra giấu đi một cái gì trong tranh. Cho nên chi chưa hẳn phải là một chủ đề chính đáng hoặc sau khi vẽ họa nhân mới đặc tên cho tác phẩm của mình. Do đó khách thưởng lãm đứng trước một họa phẩm thường có suy tư hay cho rằng họa phẩm chưa nói nên lời ngay cả tác phẩm văn chương. Đấy là một ảnh hưởng chung thế nào ta cũng tìm thấy trong nghệ thuật, kể cả nghệ thuật văn chương (tùy bút, ký sự hay phỏng vấn) và liệt kê những gì trong đó có thể nhận ra từ sự phê bình, chỉ trích nghệ thuật (art criticsm) ngay cả lịch sử nghệ thuật (art history); tất cả sự lý đó là đều khác biệt để nhận biết qua kinh nghiệm và nhìn thấy ở nghệ thuật. Nghĩa là chúng ta không thể võ đoán cho rằng ‘nghệ thuật là nghệ thuật’ mà phải hiểu nghệ thuật là một thứ biểu trưng trong mọi hoàn cảnh đã được thích nghi hóa. Lịch sử nghệ thuật mang lại một định mức có chuẩn mực thuộc lịch sử là đạt tới khía cạnh của nghệ thuật được đánh giá cao –Art history brings an historical dimension to aspects of art appreciation; là những gì chúng ta nhìn thấy nét thẩm mỹ của nó và khoái cảm của nghệ thuật và trong nghệ thuật phê nhận đều đến cùng lúc. Thế nhưng; sự phán xét của chúng ta về nghệ thuật và cái cách ngắm nhìn (tranh vẽ) là ảnh hưởng ít nhiều qua đường lối của lịch sử nghệ thuật đã nói đến hoặc qua nhiều trường phái khác nhau đều mang chất liệu của nghệ thuật thẩm mỹ . Như thời kỳ Phục Hung (Renaissance) thời kỳ Phi Tưởng (Baroque) hoặc gần đây thời kỳ Hậu-Ấn tượng (Post-impressionism) chỉ có những trường phái này là hoạt động mạnh hơn cả. Cũng có thể dường lối phá cách đó đã động viên, cổ vũ tinh thần trong giới họa và đã trưng bày nhiều nơi ở viện bảo tàng hay các phòng tranh. Đúng thế; sự kiện này lôi cuốn nhiều khách thưuởng lãm. Về sau hội họa phát sinh nhiều trường phái mới lạ như hiện thực (realism), trừu tượng (abstraction) và siêu hình (metamorphosis / metabolism). Nhưng; nhớ cho trong tất cả tác phẩm nghệ thuật đều có vô số hướng đi khác nhau , mỗi nghệ nhân đều có một sự tương quan giữa tâm sinh lý vào trong tác phẩm và trong đó có ‘phần hồn’ của nghệ nhân –the relationship between the physicality of artworks and the artists themselves; ngoài ra cho ta thấy được chiều sâu trong tác phẩm qua cách thức xử dụng kỷ thuật, hiệu năng của chất liệu và tiến trình của tác phẩm; chẳng hạn ‘nghe/thấy’ được với những chất liệu khác nhau: của bột màu (Pigments), đá, gỗ hay kim loại hay tiếng nước nhỏ giọt (dripping) là tạo cho ta nhiều cảm thức khác nhau trong mỗi tác phẩm hội họa hay điêu khắc.Đó là lối sống (art-style) của nghệ nhân từ xưa đến nay gần như cách hành xử (behaviour).

Kỳ thực giữa họa nhân và nghệ thuật có hai bề mặt trợ vào nhau đó là tư duy / meditation và hiến dâng / devotional vào mục đích. Nhưng; phải nói cho chính nghĩa của sự hiến dâng giữa hồn và xác nhập thế vào sự nghiệp như thể tận tụy hết mình cho nghệ thuật, không một nhu cầu nào khác hơn, đó là mục đích để đưa nghệ thuật vào sáng tạo, một sáng tạo có qui trình và phát tiết như sứ mệnh đã hoàn thành, điều duy nhất là thành hình chủ đề mình muốn thực hiện vào trong nghệ thuật. Chúng ta tìm thấy nghệ thuật đã ảnh hưởng đôi phần ly thuyết triết học và tâm sinh lý học như một lý luận cho nghệ thuật.Phải nói rằng nghệ thuật là kinh nghiệm lơn lao như một hiện tượng học (phenomenological) phô diễn bộ mặt thực của con người, một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc văn hóa và thời gian cho một hiện hữu tồn lưu.Thê giới ngày nay chuộng nghệ thuật dưới mọi chiều hướng khác nhau từ trong mọi lãnh vực của đời sống là phản ảnh một nền khoa học kỷ thuật phù hợp với kỷ nguyên để phụng sự nhân loại. Nghệ thuật không thể vắng mặt giữa đời sống.

Đã gọi hội họa hay điêu khắc thời chúng ta không thể quên hình ảnh của nữ giới khỏa thân, nó trở nên yếu tính và đặc trưng cho bộ môn hội họa, điều đó đã ám ảnh thế hệ già nua (age-old) trong nghệ thuật Tây phương. Tuy nhiên; nghệ thuật khỏa thân không ngoài mục đích của nghệ thuật thẩm mỹ chớ không gợi lên hình ảnh xác thịt như trên sách báo (pornography) đã xuất bản. Là vì; chúng ta khám phá sự khác biệt trong cách nhìn ngắm (looking) là đưa ta vào cái nhìn thẩm mỹ của nghệ thuật, nhưng; dưới mắt họa nhân thấy trần (nude) là một ‘tòa thiên nhiên’ để ‘trầm tư’, để nhận thấy (seeing) đó là khâu then chốt của nghệ thuật.

Trầm tư ở đây là trí tuệ/mind là siêu thoát không còn vướng đục, vướng tục mà thoát ly từ chỗ trầm uất đến nơi thoát tục tức tự giải thoát ở chính mình; một số họa nhân đời trước của Trung quốc và Nhật Bản đã thực hiện, là vì; họ không còn thấy mình trước cảnh vật, bởi sự ruồng bó đã phát ra hình ảnh bất khả thi của con qủy dữ -Imagination abandoned by reason produces impossible monsters. Nhưng; đứng trước cảnh quang đó không nhất thiết là ruồng bỏ, một số nghệ nhân khác nhập cuộc để khám phá cái tận cùng trong gợi cảm của nhục thể ham muốn (sexily). Vậy giữa tiêu diệt và đòi hỏi có hai chức năng: có từ nơi con người và khả năng bẩm sinh; cả hai đến từ trí tuệ/mind cho việc khám phá giữa tương quan nghệ thuật và trí tuệ;đó là lý do và hình ảnh –These are both functions of the human mind and these faculties provide the starting point for the exploration of the relationship between art and mind. Nhưng; nhớ cho điểm này ‘Nhận thấy / Seeing’ và ‘Nhận thấy như là / Seeing as’ đó là sự cố đi qua từ nhận thức, hiểu biêt (consciousness / acknowledge) chớ không phải chuyện ‘ba lơn’ coi qua rồi bỏ (quên); nó tích lũy vào tiềm thức để thấy được tác phẩm làm nên hoặc được diễn giải có từ trong tác phẩm.Từ đó mới nhìn thấy giá trị của nghệ thuật một cách đích thực. Eugene Delacroix (1798-1863) : ‘Woman with White stockings’ 19th century*

Vậy thì cho chúng ta đào khoét một ít trong họa phẩm hay điêu khắc để thấy thế nào tương quan đến bên trong của chúng ta và ngay cả bên trong tác pẩm hoặc tựa đề đưa ra, là vì; nghệ thuật vốn đã trừu tượng (abstraction) nó xuât phát từ trong ‘trí tưởng’, nó có một cái gì khó hiểu hay mơ hồ không nhận ra hoặc có từ tự nhiên hay trong mơ (dreaming) từ đó đưa tơi những gì lạ lẫm hơn tự nhiên; cách thức đó nằm trong những gì tâm lý con người (the human psyche), liệu suy tưởng này có đúng hay sai. Kỳ thực nó đến trong khách thể (người xem) hay chủ thể (họa nhân) mà thôi. Nói chung nghệ thuật là một sự biểu thị chớ chẳng phải là chi mà thăc mắc hay đặc vấn đề. Nghệ thuật không đòi hỏi hay yêu cầu. Nghệ thuật là phi tự do…

Trừu tượng nó đến trong ta từ trí tuệ và nhận thức. Người ngắm tranh phải thoát tục thời mới hòa nhập tâm hồn của người nghệ sĩ; nghĩa là phá chấp mới đạt tới chân như giữa đời này, còn bằng không thấy đó mà không phải đó, bởi; nhận thức trước sự kiện của phê bình nghệ thuật là bình thường hóa giữa tác phẩm và tác giả bất luận nghệ thuật hay văn chương là phản ảnh thực chất giữa người và đời, tất không còn thấy mình trong đó (selfishness). Bởi; chúng ta ra khỏi những gì thuộc phạm trù nghệ thuật;không còn phân biệt.

Để định nghĩa rốt ráo về ‘sex’ nó có ba thứ sex: như ta thường nói ‘đàn bà có ba loại đàn bà’ cũng như ‘đàn ông có ba thứ đàn ông’ nhưng; ở đây còn gọi là giới tính (gender), phân biệt nam, nữ thời tất trong nam/nữ (male/female) nó có bàn năng tính dục (sexuality) hay nói theo khoa sinh lý cái sự đó chính là nhiễm sắc thể giửa ‘đực’ và ‘cấy’ giao tình thời gọi đó là giao cấu với nhau (sex-act). Thượng đế cho con người ‘đặc ân’ này mà mọi sinh vật đều có ‘sex’ thời mới gọi là loài người và loài vật. Nói chon gay; nó dài dòng văn tự đối với mấy vị ‘đạo đức dzỗm’ và coi đó là điều cấm kỵ. Tào lao! Sinh ra mà lại cấm là đi ngược trào lưu ‘đương đại’. Nó trở thành món ăn ‘tinh thần và thể xác’mà ông Tạo đã dành cho chúng ta. Tại sao không !

Đứng trên lập trường phân tâm học /Psychoanalysis của Sigmund Freud (1856-1939) Ông dùng những phương pháp khác nhau như thể là giao liên giữa thực và mơ như co nghĩa khám phá từ trí tuệ con người –He used methods such as free association and dreams as a means of exploring the human-mind. Tác động đó có hiệu năng từ đầu tk. thứ hai mươi, đặc biệt vào những thập niên gần đây, đi tới ‘đổi giống’. Tư tưởng của Freud giờ đây hoàn toàn nằm trong giới tính gia đình. Đối với chúng ta –cái sự biến mất này, có thể cho là lỡ ‘chơi’ (a slip of the tongue), lỡ miệng do từ chuyển giống hay đổi dáng (face-lift), từ đó đặc cho cái tên gọi ‘chơi theo kiểu Freud’ (a Freud slip) Âu cũng là chuyện thường tình huống là hội họa như kiểu P. Picasso, ấy cũng là điều khó cho chúng ta hình ảnh thế nào là mới, thế nào là đổi mới tư duy và ý tưởng của Freud có hợp cho thời nay ? Đó là trí tuệ nằm trong vô thức –that is the unconscious mind. Và có lẽ hầu như thuộc hệ gia đình, đôi khi không nói nên lời. Từ chỗ đó chúng ta có thể dùng phương pháp này để phân tích hay điều tra cái sự tiến trình nội tại của cái vô thức trí tuệ xuyên qua chàng (lui) hay nàng (elle) trong nghệ thuật thực hành. Phải có sự tiềm ẩn đó ít nhiều trong con người nghệ sĩ xưa nay, thời tất không còn lạ lẫm.

Những sự lý tốt nhất để vẽ đàn ông hay đàn bà ở truống (nude) là nằm trong ký ức hay đã đối diện hay đã đi qua trong những khi thực thi qua thể lực và đã ảnh hưởng vào hồn và vào tranh… Sex nó có nhiều kiểu dáng khác nhau trong nghệ thuật, có thể bắt đầu trong khám phá để xuyên vào ý niệm của nhận thấy qua trần truồng /naked và lõa thể /nude, điều nầy giúp một cách đầy đủ thế nào là ‘truồng’, thế nào là ‘lõa’ và có hiệu năng cho những ý niệm về nó mà trong đó đã lãnh hội được và hiểu được ý nghĩa của nghệ thuật. Pablo Picasso (1881-1973 ) ‘Nude Couple.’ Oil. 1968 Nhận xét: Đây là bức tranh đầy đủ của P.. Picasso trong sự nghiệp của ông. Đôi tình nhân lõa thể trong thực tế nhưng được diễn tả ở đây một cách rõ rang mà họa sĩ đã chứng tỏ qua ngôn ngữ thể xác (body language) từ nhận thức trí tuệ để hình thành cho một tác phẩm về ‘sex’ .

Vậy sự thật trong họa có gì? -Thế kỷ thứ mười tám thẩm mỹ triết học đã tìm thấy ở tác phẩm : ‘The Truth in Painting’ của triết gia Pháp Jacques Derrida (1930-2004) đã quan tâm đến những vấn đề của nghệ thuật. Chủ đề thẩm mỹ học (tác phẩm hội họa), liệu có đem lại thực tế cho việc nghiên cứu nghệ thuật? -Điều này có thể xem là một lý lẽ bổ sung (qua cách nhìn và nhận thức), sự kiện này không chừng xen vào vùng tự trị hay chiếm hữu cái ‘mật số/code’ riêng tư của nghệ nhân. Cái mật số đó qua cách nhìn của Derrida dành cho chúng ta một sự suy tư khác về nghệ thuật, đầy đủ cho một ý nghĩa, tợ như chúng ta quan tâm tới xã hội hoặc phạm vi văn hóa của nghệ thuật. Đây là khả năng đưa tới cho chúng ta suy ngẫm cái sự bên trong và bên ngoài của tác phẩm nghệ thuật, điều này có thể coi đây là một kỹ thuật trọn vẹn –This enables us to contemplate the inside and the outside of a work of art; which can be a very helpful technique. Trong tập ‘Điều có thực trong Hội họa / The Truth in Painting’ Derrida đưa ra vân đề qua mỗi khía cạnh, diện mạo của mỗi tác phẩm nghệ thuật kể cả ‘bên ngoài’ tác phẩm: khung (frame) hoặc chữ ký của tác giả với năm tháng là ‘phong cách’ đúng đắng cho mỗi tác phẩm, tạo cho tranh có một giá trị riêng biệt trong việc buôn bán hay mỗi khi viện bảo tàng đặc vấn đề. Derrida cho biết thêm việc làm tuy bình thường nhưng có một tác động vào giá trị ‘bên trong’ của tác phẩn, ngay cả tác phẩm điêu khắc, chân đế hay trụ dựng cũng được yêu cầu vật phẩm làm bằng vật liệu qúi là tăng thêm giá trị của thẩm mỹ nghệ thuật, những thứ đó là nhân tố gắn liền vào nhau. Derrida thấy được bên trong và bên ngoài như là một kết hợp vào nhau. Cả hai là hình thức thay thế viết hay chú thích mà người xem có thể hiểu được. Thí dụ: phòng tranh không cần có nghệ nhân hiện diện hay trao đổi. Sự vắng mặt đôi khi cần thiết chỉ có tác phẩm nói nên lời. Thành ra bên ngoài hay bên trong của tác phẩm đưa tới một kết quả có giá trị không ngờ. Tư thế đó khó gạt bỏ mà đó là biên giới, là qui tắc của nghệ thuật (art-lie). Ấy là sự kiện làm nên tên tuổi nghệ nhân và từ đó được lưu truyền trong dân gian. Chỉ có ở nghệ thuật –It’s only art, và; chúng ta sẽ làm nên –We’ll make it again (!).

Lời lẽ của Derrida đã biện minh những gì khác lạ, độc đáo và ở đây là một sự trải nghiệm (touchstone) về nghệ thuật và khoa thẩm mỹ cũng được thừa nhận một cách chính đáng trong lãnh vực chất vấn, dựa trên cảm xúc hơn là nêu lý do. Đối với chúng ta đây là một lý lẽ sôi nổi và rộng mở, có thể coi là cách thức suy tư về nghệ thuật và nhận thức từ trí tuệ. –For us; these debates open up possible ways of thinking about art and the mind. Nói rút lại Derrida đưa ra những ý kiến tợ như những nhà phê bình trước đây ở tk. thứ mười tám; đặc vấn đề với nhiều câu hỏi đưa ra việc đúng hay sai qua từng đối tượng thẩm mỹ trong tác phẩm hôi họa. Kỳ thực Derrida dự phóng việc này như thể thêm mắm thêm muối cho đạt yêu cầu của nghệ thuật. Nghệ nhân thực hiện là đã có óc thẩm mỹ để tạo cho vật thể thêm phần linh động và duyên dáng; âu đó cũng là chuyện thường tình kể từ tk. thứ hai mươi óc thẩm mỹ không thiếu trong tác phẩm nhất là hội họa ./.

(ca.ab.ỳyc . Cuối Aug./2023)
* Tranh ảnh trong bài là suu tập của vcl




VVM.02.9.2023

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .