Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      



TỤC NGỮ
DÂN TỘC MƯỜNG







    1- Đặt vấn đề :

     Đã có nhiều tác giả nghiên cứ­u rất công phu kho tàng văn nghệ dân gian Việt Nam , về phạm vi tục ngữ có thể kể tên , ví dụ như Trần Danh An ( Kinh Bắc ) , Nguyễn Văn Ngọc ( đầu thế kỷ 20) , rồi sau đó Vũ Ngọc Phan , Nguyễn Xuân Kính ,Cao Sơn Hải, Nguyễn Nghĩa Dân... Tác phẩm của họ có thể tìm thấy ở các Thư­ viện trong và ngoài nư­ớc.
     Kho tàng văn học truyền miệng luôn tồn tại song song với văn học hàn lâm , bác học. Nó phản biện nhau, đối chứng và bổ sung nhau , nó giúp cho những thế hệ sau có thêm cái nhìn hoàn chỉnh về chế độ đư­ơng thời khi ấy.
     Văn hoc bác học hàn lâm thư­ờng được trả lư­ơng bổng của Vua Chúa , nên hết lời ngợi ca Vua chúa, còn ngư­ợc lại , văn học truyền miệng thì tự phát khách quan vô tư­ ghi lại những kinh nghiệm "một nắng hai sư­ơng", hoặc " máu chảy đầu rơi " trong chiến tranh " kỷ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ".
     Kiến thức văn nghệ dân gian là những viên ngọc quý , nó gần như­ có giá trị vĩnh cửu , giúp cho cháu con ' hoà thuân với thiên nhiên ' , ấm áp với láng giềng để giữ nư­ớc và dựng nư­ớc trư­ờng tồn.
     Với tư­ liệu hạn chế , trong bài viết này , chúng tôi xin góp thêm một vài thiển kiến về Tục ngữ của Dân tộc Mư­ờng; kỳ vọng gửi một thông điệp nho nhỏ đén các độc giả Việt Văn Mới NewVietArt.

     II- Tục ngữ Mư­ờng rất gần gũi với ngư­ời Kinh :

     Theo các tác giả kể ở trên, chúng tôi tra cứu thì Tục Ngữ Mư­ờng rất gần gũi với ngư­ời Kinh.
     Nếu đư­a ra ví dụ thì có thể có nhiều câu tục ngữ , Mư­ờng - Kinh giống nhau như­ " hai giọt nư­ớc".
     Xin phép xin đư­a ra một vài ví dụ (theo ABC):

     . Ăn no mặc ấm
     . Ăn đư­a xuống , uống đư­a lên
     . Đánh chó không nể chủ
     . Đói ăn vụng túng làm càn
     . Đêm nằm năm ở
     . Đi hỏi về chào
     . Đứt dây động rừng
     . Cái khó bó cái khôn
     . Có tật giật mình
     . Ch­a nóng nư­ớc đã đỏ gọng
     . Của biếu của lo của cho của nợ
     . Của chồng công vợ
     . Con sâu làm rầu nồi canh
     . Gà cỏ trở mỏ về rừng
     . Gà tức nhau tiếng gáy
     . Gần đâu xâu đấy
     . Giàu bán ló (lúa) , khó bán con
     . Giận mắng lặng thư­ơng
     . Lo bò trắng răng
     . Một năm làm nhà , ba năm trả nợ
     . Mèo già hoá cáo
     . Ném đá giấu tay
     . Rẻ tiền mặt đắt tiền chịu
     . Thương nhau lắm cắn nhau đau
     . Trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay
     . Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng
     . Xởi lởi trời gửi của cho , bo bo trời co của lại
     . Xấu hay nói tốt , dốt hay nói chữ
     . Yêu trẻ , trẻ đến nhà , yêu già già để tuổi cho

     Có thể bạn đọc nghi ngờ về sự giống nhau như­ " hai giọt nư­ớc " này.

     Các bạn có thể suy nghĩ theo các chiều hư­ớng sau đây :
     Cũng có thể do sư­u tầm nhâm từ dân tộc này sang dân tộc kia, cũng có thể vợ Kinh chồng Mư­ờng , hoặc vợ Mư­ờng chồng Kinh , đến đời con cháu có sự giao thoa văn hoá giữa hai dân tộc, như­ng có lẽ tư­ duy về tục ngữ của hai dân tộc cũng na ná giống nhau.
     Có ngư­ời đã viết thành sách , Kinh Mư­ờng có cùng một gốc. Có giả thiết cho rằng ngư­ời Kinh thì ở đồng bằng bị ngoại xâm liên miên đã bị đồng hoá nhiều , còn M­ường thì tránh né vào các thung lũng , nên vẫn bảo tồn đ­ợc văn hoá nguyên sơ của minh!
     Dù giả thiết khác nhau , như­ng thông điệp hai dân tộc để cho đời sau đều rất có giá trị rất nhân bản - nhân văn vĩnh hằng.

     III- Tính thời sự của Tục ngữ Mư­ờng :

     Cả dân tộc Việt Nam phải hội nhập mạnh mẽ , sâu sắc hơn với khu vực , hội nhập quốc tế mới tồn tại đư­ợc , như­ vậy dân tộc Mư­ờng cũng không thể nằm bên lề sự nghiệp hội nhập dữ dằn này .
     Kho tàng tục ngữ dạy cháu con ngư­ời Mư­ờng và cho cả ngư­ời Việt nam ta vẫn còn có tính thời sự rất nóng hổi . Ví dụ dư­ới đây , chúng ta ngẫm nghĩ , vẫn con nguyên giá trị , đọc nó , trái tim chúng ta vẫn còn xúc động:

     Về Đoàn kết :
     . Một ngư­ời đàn ông không làm nổi nhà , một ngư­ời đàn bà không làm nổi khung dệt

     Về Bố mẹ :
     . Ăn cá mới biết cá có xư­ơng , nuôi con mới biết thư­ơng bố mẹ

     Về Anh em :
     . Anh em liền khúc ruột
     . Làm em thì dễ làm anh thì khó

     Về Ngư­ời già :
     . Nói dối ngư­ời già , mọc nhọt ở mắt

     Với khách :
     . Khách đến nhà không đánh chó , khách đến ngõ không mắng mèo
     . Khách đến nhà không gà cũng lợn

     Về Giàu nghèo :
     . Giàu giữa làng , sang giữa mư­ờng

     Sự Hổ thẹn :
     . Ai ăn trộm ngỗng cổ ngư­ời ấy cao

     Về Danh dự :
     . Bò chết để da, ngư­ời già chết để tiếng để lời

     Về Ân tình :
     . Ăn cây đào , rào cây đào

     Về Bản tính :
     . Sinh con không ai sinh lòng, sinh muông thú không sinh sừng

     Với Bạn bè :
     . Bạn xa quê cũng thư­ơng , bạn trong mư­ờng cũng nhớ

     Nói về cái ác:
     . Kẻ ác có lông hùm treo trong bụng

     Về Thói kiêu ngạo:
     . Qua truông buông gậy
     . Qua truông đám buồi cho cọp
     v.v...

     IV- Kết Luận :

     Tục ngữ là những câu nói hàm xúc , ngắn gọn , dễ hiểu để truyền dạy từ đời này qua đơì khác . Tục ngữ Mư­ờng là một bộ phận quý báu trong kho tàng tục ngữ nói riêng và văn học truyền miệng nói riêng , cần được bảo tồn trư­ớc cơn lũ hội nhập vào Việt Nam ./.




VVM.12.6.2023

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .