Đ ưa ra câu hỏi này cốt nói lên một vị trí xác quyết, một đối diện trước hiện tượng thực thể có từ ngàn tkỷ. qua, một sự quan tâm đáng lưu ý (mentioned confront) của chúng ta và chúng ta muốn minh định Phật giáo là một tôn giáo hay coi đây như là lý thuyết triết học? hay coi đây như là ‘lối sống của cuộc đời’ / A way of life?, hay coi đây như là một định lệ của đạo đức luân lý ? (A code of ethics). Đấy là điều không dễ dàng sắp xếp một hạng thứ như bất cứ hạng thứ nào trong cuộc đời, và; đó là điều luôn ý thức về tôn giáo của chúng ta; gần như còn mơ hồ cho một quả quyết để tôn thờ hay cho đó là lý lẽ của triết thuyết về nhân sinh? Thiết nghĩ chúng ta cần cân nhắc, suy xét lại một vài phạm trù thuộc loại thứ đề ra –It is not easy to classify Buddhism as any of these things, and; it challenges us to rethink some of these categories. Bởi; tôn giáo không còn là kinh điển giáo điều hay triết thuyết mà thực chứng tâm-như của con người. Thế thì sao? Có nghĩa rằng xưa nay chúng ta nhìn thực thể đó là ‘tôn giáo / religion’ gần như ‘lời răn’, một giáo lý được truyền thừa trong đại chúng. Ngược lại một số khác thực thi niềm tin Phật là Thượng đế, đấng được tôn thờ và cứu nhân độ thế, đấng cứu chuộc chúng sinh và coi Phật là Thượng đế, là đấng thấu suốt như một Hiện Hữu Tối Thượng, người đã tạo ra vũ trụ và tạo ra muôn vật. – God , in turn; is understood as a Supreme Being who created the world and the creature in it. Có phải như thế không?
Trong từng giai đoạn lịch sử nhân loại, đi vào từng qui ước (tôn giáo) đã thần thánh hóa trong nhiều quan điểm, đường lối, hướng đạo khác nhau là đem lại một sự huyền diệu lạ thường cho một sự giao lưu tư tưởng. Nếu thực sự tin Thượng đế trong một cảm thức thiết yếu của tôn giáo; Vậy thì Phật giáo không thể cho đó là tôn giáo ? Nhưng; nhớ cho rằng Phật giáo không hẳn phải ‘tin’ và không có tương phân hay từ chối sự hiện hữu của đấng tạo hóa –Buddhism holds no such belief, and; on the contrary, denies the existence of creator god.Tuy nhiên; vấn đề nêu ra không còn là lý luận nhất thể để xác định vai trò cần thiết để trở nên tôn giáo. Phật giáo thừa nhận sự hiện hữu của siêu nhiên như là thượng đế và hồn thiêng (as god and spirits). Thành ra Phật giáo dường như không chung cùng với những ý tưởng vô thần khác hay ý thức hệ khác, nó ngoài vòng cương tỏa của ý thức chủ nghĩa. Những phạm trù khác của thuyết hữu thần (theistic) và vô thần (atheistic) là hoàn toàn không dính líu đến phật giáo phái (buddhistic). Thế nhưng;; có một vài gợi ý, coi đó như là một phạm trù lý thuyết khác hay cho đó là một tôn giáo không có thần –Some have suggested that a new category that of the ‘nontheistic’ religion. Mà trong Phật giáo đã bao hàm tất cả. Nó đi từ cảm thức, cảm quan khác nhau trong một ý thức siêu thoát của con người trong sự sống và sự chết; đó là thành quả của kiếp người và đó là nguồn gốc minh định cho một lý thuyết hết sức đơn thuần và vi diệu. Không chừng sự lý này là ý tưởng nói đến đấng sáng tạo (creator god)? Thực sự của Phật giáo là đưa cái tâm làm đầu cho ý tưởng của con người đang tại thế, nó không xa tầm nhìn, con đường của Phật giáo là giác ngộ để đi tới giải thoát. Nói thế không có nghĩa làm sáng tỏ vai trò, chức năng của tất cả mọi tôn giáo mà là một hệ thống khác của niềm tin –be other systems of belief, chớ không riêng Phật giáo.
Muốn đạt tới chân tâm của Phật giáo, chúng ta phải đi qua Bảy Mẫu thức của Tôn giáo -The Seven Dimensions of Religion- Một trong những thành qủa lớn nhất phân tích những gì được coi là hiện tượng đều nằm trong bảy kích thước của tôn giáo. Vậy thì tôn giáo phải nói đến bảy mẫu thức cần thiết trong việc tu tập (practical) và nghi thức đúng mẫu mực (ritual dimension) :
1-MẪU THỨC THUỘC KINH NGHIỆM VÀ TÁC ĐỘNG (The Experiential and Emotional Dimension):: Đạo Phật là một trải nghiệm trong cuộc đời đã sống và chết; ấy là điều cực quan trọng –is extremely importance. Bản thân của Phật là kinh nghiệm, là tác động của giải thoát là nền tảng đưa tới truy tầm của trí tri –to get down to bedrock là một tổng thể toàn bộ cho một tập truyền. Thời gian đã lưu lại những gì ngài đã liên đới vào đó, đấy là sự chủ động kinh nghiệm như một tác quyền mà về sau trở thành một lý thuyết chính đáng và tạo thành một giá trị bất di, bất dịch trong mọi hoàn cảnh từ xưa cho tới nay, một triết thuyết nhận thức, một tác động trực tiếp có từ tâm não. Phật là đấng giác ngộ bao gồm luôn cả khia cạnh tác động trong thể thức của tình thương, chính những dữ kiện đó là những gì đã thúc đẩy ngài thực hiện việc truyền bá trong phương hướng chỉ dạy của Phật hoặc còn gọi là Pháp –The Buddha’s enlightenment also included an emotional aspect in the form of a profound compassion which motivated him to propagate his teachings, or; Dharma. Ngoài tấm lòng xót thương cho những gì đau đớn, thiệt thòi, mất mát của nhân loại là cả một đau đớn trong cuộc đời tu tập của Phật. Ngài đã trải hết vào đó như một kinh nghiệm sống mà chính Phật đã thực hiện; khó để nhận thấy và hiểu biết, điều không thể ngăn được mà bằng kinh nghiệm khôn ngoan. Cho nên chi kinh nghiệm là mẫu thức quan trọng trong việc tu tập và hành sự, là vì; Phật giáo chú tâm vào cái gọi ‘cuộc đời là một tôn giáo’ là cốt tủy cho một hành xử (a course-in) là chuyển mình tự thân, một chuyển động khác từ có sang không hay ngược lại là một thay đổi ở chính mình, đó là trạng huống của nhận thức (states of consciousness), một tăng trưởng cực độ cho những gì thuộc về tinh thần. Đây là điều dược nhấn mạnh bên trong của vấn đề kinh nghiệm mẫu thức của tôn giáo nhất là trong dây chuyền tu tập và hành động mà trước đây Ấn độ giáo lấy phép luyện khí công (yoga) cho cách tu tập khác, nhưng; với Phật giáo đem việc tỉnh lự (meditation) là một phóng niệm về xác và hồn, tạo một tinh thần thanh thản, một tâm thân bình an cho những người tu học Phật giáo ngày nay.
2-THUYẾT GIẢNG VÀ ĐỊNH VỊ HUYỀN HOẶC (The Narrative and Mythic Dimension): Là gợi cho chúng ta về một thứ tôn giáo khác. Phật giáo đã chung cùng những gì cho là huyền hoặc và huyền thoại –Like other religious; Buddhism has its share of myths and legends. Phật giáo giải thích như thế này: huyền hoặc trong ngữ cảnh không cho đó là sai lầm, hơn thế nữa huyền hoặc là những câu chuyện kể hấp dẫn và lực lôi cuốn vào đó một thứ đức hạnh tốt. Huyền hoặc nằm trong giai tầng bình dân, lý giải một trạng huống tâm thần yêu chuộng những gì viễn vông, mộng mị, ngay cả những gì huyền thoại, cổ tích đều không có thực để thuyết giảng, một tác động ngoài vòng cương tỏa của giáo lý. Phật giáo thừa nhận có huyền hoặc, có huyền thoại, có siêu hình chớ không coi đó là một lý thuyết. Phật giáo coi Phật Pháp (Buddhadaharma) là chính yếu có kinh điển, văn tự để lại. Những gì huyền hoặc và những thứ khác là chuyển kể về một thứ đức hạnh tốt mà thôi chớ không xem đó là mẫu mực trong việc tu hành và kinh nghiệm về Phật Pháp.
3- ĐỊNH MỨC VỀ HỌC THUYẾT VÀ TRIẾT THUYẾT (The Doctrinal and Philosophical Dimension) Phật tử Á châu thường không dùng thuật ngữ ‘Phật giáo/Buddhism’ để tự xưng hay tỏ bày mà nói lên rằng Phật giáo là ‘Pháp/Dharma’ hoặc cho đó bằng một thuật ngữ khác‘Phật dạy/ Buddha-sasana’ là có giáo lý (doctrine) trong đó dạy cho ta một chân lý tối- thượng-phật là một thể thức sáng láng trong trí tuệ và thân xác; ấy là điều không thể cho là không lý do để đi tới với Phật giáo. Cốt tủy của giáo điều dạy cho ta đi tới chính quả đã chứa đầy đủ trong một nối kết vào nhau ở vị trí cao sang nằm trong ‘Bốn Đỉnh Cao Chân lý/ Four Noble Truths’. Tuy nhiên; không hẳn dành cho tu sĩ mà cũng dành cho chúng sinh. Phật giáo còn được coi như một cảm thức bí truyền qua kinh nghiệm của cách thức nhập định , cho dù; có vô số kinh điển hay tụng niệm nhưng; chung một pháp. Bởi; trong kinh Phật-Pháp có những lý giải về kiếp người như một triết thuyết nhân sinh quan Vì vậy mà cho rằng Phật giáo là một triết thuyết không còn là tôn giáo. Sự đó nhìn nhận như một mẫu thức của học thuật nhất là những phạm trù hay thuật ngữ dành cho Phật giáo. Dẫu định nghĩa dưới danh xưng khác nhau, nhưng; Phật Pháp như ‘Thánh kinh’ của Phật giáo
4 – ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LÝ CHUẨN MỰC (The Ethical and Legal Dimension): Phật giáo đã được xem trọng như một thứ tôn giáo có tính chất đạo đức –Buddhism is widely respected as one of the world’s most ethical religious. Là thực chứng không còn sai lệch giữa quan điểm nầy nọ; một xác minh cụ thể của niềm tin và cũng là giáo lý (doctrines) thích nghi cho mọi hoàn cảnh, mọi thời đại của con người trên mặt đất này, nó là một thực thể có tác động, không có mơ hồ hay huyễn hoặc nó mang lại cho con người những gì là lẻ phải, những gì là đạo đức luân lý, nó hiện hữu tối thượng trên tất cả mọi điều. Tuy không toàn năng nhưng toàn trí là Phật tính, là thượng đế của Phật giáo. Nhớ cho tấm lòng luân lý đạo đức của Phật là không gây tổn thương (nonharming/ahimasa), những thứ đó đã sáng tỏ ở chính nó. Tôn kính Phật là để lại tiếng tăm muôn đời của Phật giáo. Một triết lý đưa dẫn nhiều lý lẻ khác nhau (không có nghĩa là tất cả) Phật giáo không nằm trong phép nhị nguyên mà chuẩn mực là sắc tố cấu thành cho một tôn giáo. Trong bảy luật điều của mẫu thức đã được mô tả; vậy thì có đi ngoài những gì của trừu tượng tự nhiên? Không! Phật giáo là một hiện thể sống động, một lý giải minh bạch, một giáo điều có thực qua bảy điều ‘răn’, không có chi trừu tượng hay huyễn hóa và cũng chẳng phải biểu hiện trong xã hội hay trong thể thức thuộc tâm lý –religion as embodied in social and physical form. Phải nhìn nhận giáo điều Phật giáo là một tôn giáo sống thực được thừa nhận từ mấy ngàn tkỷ qua, một hiện diện từ đó cho đến nay. Nếu nhận ra được nó, thời đó là một tôn giáo thực sự giữa thế gian này cùng với những tôn giáo khác..
-5 TẦM CỞ CHO MỘT XÃ HỘI VÀ THỂ CHẾ HÓA (The Social and Institutional Dimension): Có thể trong những phạm trù thuộc tôn giáo đã được bao trùm mọi dữ kiện mỗi dữ kiện cho ta một thực chất quan trọng đưa tới một hiện tượng tốt đẹp mà chúng ta gọi là ‘tôn giáo’. Đấy là việc làm rất chuẩn mực của Phật giáo. Một hình thức tuy tầm thường nhưng quan trọng trong việc tu tập cũng như nghi thức chuẩn mực kể cả giáo lý, là yếu tính của đạo Phật, là cốt tủy của tu và hành, cả hai yếu tố đó là tác động chủ lực. Phật Thích ca không nhận mình là thượng đế mà nhận mình là người hướng dẫn, chỉ đạo; một con người như mọi người nhưng phải hiểu biết trong phương pháp tu tập và có một nghi thức mẫu mực dành cho giáo lý.
-6 TU TẬP VÀ NGHI THỨC MẪU MỰC (The practical and Ritual Dimension): Như Phật đã nói: ‘Ta là Phật các người cũng là Phật’ (nói trong lần rao giảng). Tu tập và nghi thức là một minh định rõ nét trong Phật giáo hơn cả niềm tin, ngay phép Bí Tích (sacramental kind) là một thu hút có tiềm lực của những tôn giáo khác, chảng hạn Judaism, Thiên chúa giáo Orthodos. Phật giáo đã có những nghi thức và hành lễ giữa chùa, đền và những nơi riêng tư hay trong lễ nghi chung như đám cưới, đám ma; kể cả tu viện đều hành sự không xa giới hạn của lễ nghi và chuẩn mực là hình thức thực thi đúng đắn đường lối chủ trương trong nghi thức cũng như tác phong của một người đã xuất gia. Thí dụ: cạo đầu, tay lần tràng hạt dưới lớp áo lam hay nâu, chân đi guốc mộc; Ngoài ra nhà sư có lễ nghi thường kỳ vào những ngày lễ chung hoặc tụng niệm qua từng mùa . Thí dụ: ‘vô hạ’ của nhà sư là một ôn tập về nghi thức và hành lể cũng như tu tập hay còn gọi là vô-giới.(theo kinh Phạn ‘the patimokkha’) và nghi lễ vào những ngày đầu tháng (new moon) và ngày rằm (full moon); lấy những ngày đó để phát tâm (ăn chay, niệm phật, dạy đạo hay giải trừ…) một đánh dấu cho việc tu hành. Tuy nhiên; những chư tăng không được thực hiện phép ‘bí tích ‘ xức dầu thêm sức’ trong nghi lễ cho đạo hữu hay tín dân và cũng không bình thường hóa những gì cho là nhiệm vụ phải làm ngay cả việc qui y phật hay ‘rửa tội’(baptisms) hay làm phép trong việc ma chay hay cưới hỏi –Monks, however; do not normally perform sacramental rituals the lairy, and; would not normally officiate at ‘baptisms’ and deaths and marriages. Chủ yếu của Phật giáo là lấy tâm truyền tâm, lấy tâm-như-phật để thực thi phép tắc của người tu hành, xử lý sự việc chớ không qua một ‘thánh thể’ nào cả; ngay việc ‘phóng thủy’ tức rải nước vào người cũng không có trong nghi thức mẫu mực (ritual dimension) của Phật giáo. Công việc tới chùa chiền để cầu xin ban phước hay dâng hương hoa quả phẩm để tỏ lòng thành kính với Phật cũng không nhất thiết có điều này. Phật giáo chỉ đòi hỏi cái tâm-như-nhiên là cái tâm sống thực giữa đạo và đời một cách trong sáng là tâm như ý; chớ không đem phật vào đời hay đạo là đời, đời là đạo danh xưng như thế là ‘lạm phát tư tưởng’với từ ngữ ‘dấn thân’ là hoàn toàn đi ngược chân lý Phật giáo. Tu là cải thiện để đạt tới một tâm thân trong sáng với hạnh nguyện lợi tha chớ Phật không dạy ta vào đời để ‘đấu tranh’ để phải hy sinh (sacrifice) vì đạo hay vì Phật. Tinh thần và hồn thiêng của Phật là đem tâm như để nguyện cầu an lạc, giải thoát chúng sinh ấy là cứu cánh, là phương tiện để đạt tới mục đích. Ngay việc ăn chay, ăn trai trường chưa hẳn phải thiết yếu dành cho người tu mà đó chỉ là hành đạo, nó không dính dáng đến truyền thống Phật giáo. Bởi; Phật giáo là đạo đi tới như-không (nothingness) là đi tới cõi-hằng-sống (enlightenment) nơi đây không có hiện tại, quá khứ, vị lai mà là ánh sáng vĩnh hằng.
Cho nên chi người tu Phật phải nhận thức thấu đáo thế nào là nghĩa vụ (tu hành) và thế nào là từ bỏ, thế nào là nghi thức và thế nào là mẫu mực; không dựa vào một thông điệp hay chức năng, phẩm trật nào cả, cho dẫu được coi là hệ thống. Lời ‘răn’ của Phật là Pháp, là tâm-như-nhiên không thủ diễn dưới một vai trò nào mà coi mình đang hành cùng với Phật. Sư không coi mình là kẻ chăn chiên hay mục vụ và cũng chẳng phải là kẻ thừa sai của Phật mà con người phải tuân thủ. Nghĩ như vậy là đốt cháy Phật giữa đoạn đường đang phát triễn và thích nghi mà đẩy con đường Phật giáo vào hố thẳm, bởi; Phật là vô-ngạ (vô ngại đại bi) không một yêu cầu hay đòi hỏi nào khác hơn ngoài những gì đã gọi là tu tập và nghi thức chuẩn mực (The Practical and Ritual Dimension). Nếu thực thi đúng lời Phật dạy mà chúng ta đang theo thì đó là một tôn giáo sống thực và được gọi là Phật giáo chính thống, dẫu có thành lập nhiều môn phái khác nhau chăng nữa cái đó chỉ là hình thức chớ không phải mẫu thưc chung giữa đạo và đời. Thí dụ: Chúng ta có hai vị thầy: Thầy tu và thầy tụng, tuy là thầy nhưng khác hẳn. Một bên là nghiệp và một bên là nghề . Do đó có từ ngữ ‘nghề nghiệp’ là một phạm trù rõ nét. Chức năng ‘thầy tụng’ đúng nghĩa tu hành theo phép Phật (tụng niệm, nhắc nhở lời Phật dạy), một thực thể hơn là nghiệp. Nếu cho đó là cái nghiệp thì không phải tu mà nêu lý do…Phật giáo không có yêu sách hay đòi hỏi. Sự thật của Phật giáo là vô-ưu.
Đạo Phật ngày nay được thừa nhân như một tôn giáo không có Thượng đế / a religion without God. Đúng vậy! Là vì Phật giáo không lấy những gì cho là Tối thương Hiện hữu (Supreme Being) hoặc những gì là Thần thánh (Holy Spirit). Ở đây không căn cứ vào những nghi thức để xét đoán và cũng không nông cạn để minh định là có tôn giáo hay không có tôn giáo. Để có một định nghĩa Phật giáo là tôn giáo chỉ nhìn thẳng vào ‘bảy mẫu thức /seven dimension’ Thời tất nhận ra một cách sáng suốt Phật giáo như là một tôn giáo. –It seems justifiable to classify Buddhism as a religion, hiện diện từ mấy ngàn năm nay là một chứng cớ. Một hiện hữu tối-thượng-phật mà chúng ta đang thờ phượng như một thượng đế của Phật giáo.
-7 KÍCH CỠ VẬT CHẤT (The Material Dimension): Đây là phần thứ bảy và cuối cùng dành cho kích thước, mẫu mực, tầm cở, chuẩn mực là một chiều kích rộng lớn trong việc tu và hành, một thể thức nới rông cho nghi thức và giáo điều là nguồn xuất phát cho một lý thuyết chính đáng khởi từ xã hội mà ra. Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhattha Gotama) ra khỏi thành để thấy thực trạng ‘sinh ra trong bi thảm/ the birth of tragedy’ là tiên khởi cho một quyết định, một phán quyết khốc liệt giữa vật chất và tinh thần. Đó là ý chí ‘giải thoát’ cho bản thân và con người , bởi; chiều kích thuộc vật chất bao gồm chủ thể mà trong tinh thần tôn giáo hiện thân với lòng từ bi hỉ xả; nghĩa là giả từ vàng son, danh vọng để có một quyết tâm đi vào đời trong hướng đi ‘giải thoát chúng sinh’; định giá cho con người một tương lai trong sáng. Không vì vật chất, bởi; vật chất là con đường đi tới hố thẳm và tội lỗi mà tịnh tâm, một cái tâm có chuẩn mực không vướng động, không một mãy may nào lôi cuốn, ngay cả hương hoa quả phẩm vẫn xem là ‘phù phiếm’ khuấy động làm cho cái tâm chao đảo trước hiện vật. Thí dụ khác: nhà sư không đòi hỏi nhu cầu ‘quần là áo lượt’, dép da hay guốc mộc; không vị vật chất cho mục đích tu với hành. Lấy gương Bồ Đề Đạt Ma: áo vải thô, bị lá, gậy trúc, dép cỏ cũng làm nên Phật. Vậy thì; ‘dấn thân’ là gạt bỏ một thực thể đòi hỏi, không có đòi hỏi trong Phật giáo mà chỉ có một tánh-không/ nothingness là nhứt thể, là chiều kích của sự sống, con đường tu hành là rủ bỏ để tránh nhiễm độc mà tập trung là quyết định.Trong lời Phật dạy, có đoạn: ‘hãy cầm giữ thật đầy đủ và thường xuyên tu tập và nhận lấy một quyết định cơ bản đồng nhất / to hold full and frequent assemblies and to take decision on the basis of consensus’ (D. ì.76 Doctrine of the Elders). Đấy là chất liệu cố hữu trong việc tu và hành. Cho nên chi đứng trước một tình thế vật chất con người có một quyết định mãnh liệt tức tránh xa thị phi, tránh xa những lôi cuốn của dục vọng, bởi tu là diệt dục, diệt tham sân si những thứ đó là ‘uế tạp’ cho tinh thần và thể xác đi tới giải thoát; đó là bài giảng đầu tiên (first sermon) là một trong những ‘cấu trúc’ cho sự thông minh, mẫn cán (wisdom) dành cho người tu Phật. Phật giáo không có biên giới, bởi; thế giới của Phật giáo là thế giới đại đồng mà chúng sinh đang dự cuộc, một dự cuộc thách đố để đi tới toàn thiện (enlightenment) là ánh sáng tối-thượng-phật .
PHÁP LÀ ĐIỀU ĐÃ DẠY VÀ PHÁP LÀ ĐIỀU ĐÃ RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM
Theo tập truyền nhà Phật có hai cách để miêu tả sự giảng dạy của Đức Phật: Pháp là những gì mà trong đó đã dạy và pháp là những gì rút ra
từ kinh nghiệm –The dharma that is taught and the dharma that is experienced. Có thể trong phép tắc giảng dạy khác nhau tùy vào ngữ ngôn
của mỗi quốc gia nhưng cùng một pháp. Nói chung là Phật Pháp. Trong pháp đã nêu lên bốn đỉnh cao chân lý (the four noble truths)
hoặc bất luận là gì trong đời người đều dựa vào pháp như kim chỉ nam mà tu tập. Pháp dạy cho ta những gì cao sang như vàng ngọc hay
những gì hiếm có trên đời. Cho dù pháp dạy qua ngữ ngôn nhưng người ta có thể nghe tiếng nói của pháp và thấy sự chuyển động của pháp.
Đấy là điều phải thức tỉnh để nghe và thấy những gì pháp đã giảng dạy. Pháp là những gì đã trải qua trong kinh nghiệm chớ không phải
pháp khác biệt –The dharma that is experienced is not a different dharma. Cho dù; có một vài điều cảm thấy hoàn toàn khác biệt.
Qua sự trải nghiệm là do ở tâm và trí của người ‘thụ hưởng’ thời tất cái sự giảng dạy cũng như kinh nghiệm là thấm
nhuần tư tưởng tuyệt chiêu trong pháp. Pháp vừa có bề mặt và bề sâu của nó. Pháp có từ đó hoặc ngay trong cuộc đời. Vậy lấy
gì để khám phá trong đó khi tiếp tục học về pháp hoặc đang để tâm vào thiền định? Không có gì trong đó cả, bởi; pháp duy trì trong đó
tánh-không nhưng mà có trong không và không trong có; đó là khuôn thước, mẫu mực trong giáo ly
Phật giáo. Chúng ta phải nhận lấy như sự cố của lễ nghi, chúng ta phải thuần phục của giáo điều thì may ra thấy và nghe được pháp;
bằng không ‘nước đổ đầu vịt’ đó là trạng huống thuần chất của pháp. Thiền sư Nhật Bản Dogen nói: ‘Biết ở chính bạn hoặc học
ở chính bạn là đưa tới quên lãng ở chính bạn và nếu bạn quên ở chính bạn; thời tất bạn trở nên giác ngộ bằng tất cả mọi thứ /
To know yourself or study yourself is to forget yourself and if you forget yourself then you become enlightened by all things’.
Pháp đã tôi thế đấy! Chớ đào pháp từ quặng mỏ và nói đó là pháp thì pháp đó chỉ ở đầu môi, trước lưỡi mà thôi chớ pháp không có
trong đời người. Vậy pháp là gì? Pháp nằm trong Bốn Đỉnh Cao Chân lý và Bảy Mẫu Thức về Lễ Nghi chớ không đi đâu xa mà tìm kiếm;
nhận thức rộng rãi thời tất pháp không xa chúng ta và ta cảm nhận được ‘linh hồn’ của pháp; nghe và thấy không còn là hốt nhiên,
bởi; pháp là thức tình (awakening). Pháp là thực chứng có từ tâm-như –The dharma should really be taken to heart; nó không thông
thường như đã nghỉ một cách dễ dàng thỏa mái và yên tâm hoặc tiếp tục quen lề, quen thói với thái độ như đùa cợt gần như coi
thường hoặc tỏ thái độ của một người học rộng tài cao. Không nên suy nghĩ như thế mà tác hại về sau, bởi; chính bạn không biết
tới pháp. Pháp không buộc phải hay yêu cầu, cũng không khen tặng, cũng không phẩm trách. No đến trong ta và thoát ra khỏi
ta như một ‘chứng nhân’. Pháp đóng vai trò trung gian giữa người và đạo, bởi; hai vị trí này là một phán quyết ở chính mình
chớ không ở pháp. Quả vậy! ./.
(ca.ab. yyc . Giữa tháng 5/2023)
Rut từ những tiểu luân Phật giáo của võcôngliêm (2010 đến 2022)