Việt Văn Mới
Việt Văn Mới



"/>

SAO HỌ SỢ QUỐC KỲ VNCH ĐẾN THẾ



B ộ tộc duy nhất ở TQ: Nói tiếng Việt, ăn nước mắm, đánh đàn bầu.

 

Trải qua hơn 500 năm lịch sử, bộ tộc Kinh tại Trung Quốc vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống, dùng tiếng Việt làm phương tiện giao tiếp hằng ngày.

"Yêu nhau cởi áo ối à trao nhau. Về nhà dối rằng cha dối mẹ a à a á a qua cầu, tình tình tình gió bay" - giọng hát hòa vào tiếng gảy đàn bầu cổ khiến chúng tôi không khỏi xúc động khi được nghe ở bên kia biên giới nước bạn.

Thấy khách đến nhà, bà Tô Tiết - người phụ nữ thuộc bộ tộc Kinh - thì tay bắt mặt mừng khoe: "Người Việt Nam đây này. Người Kinh qua thăm người Kinh đây này!".

Dù đã 500 năm trôi qua, trong làng chài nhỏ Vạn Vĩ (thị trấn Giang Bình, TP Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, TQ) nhiều người bà con như bà Tô Tiết vẫn dùng lời ca, tiếng hát để giữ gìn tiếng mẹ đẻ và văn hóa Việt Nam. 


Bộ tộc duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt

Cách cửa khẩu Móng Cái 30 km về hướng Bắc, thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) hiện ra với những dãy nhà cao tầng, trung tâm thương mại sầm uất. Ở đây, vùng làng chài Tam Đảo là nơi sinh sống duy nhất của bộ tộc Kinh. Và hằng ngày họ vẫn dùng tiếng Việt giao tiếp, con em được giáo dục thông qua những cuốn sách giáo khoa bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Theo gia phả ghi lại, vào thế kỷ thứ 17, một bộ phận người Việt từ Đồ Sơn (Hải Phòng) đã sang Tam Đảo (Trung Quốc) định cư và hành nghề chài biển. Thời đó chữ quốc ngữ chưa ra đời nên tất cả sổ sách, chữ viết là chữ Nôm.

Ban đầu, vùng đất này có 3 thôn là Vạn Vĩ, Mu Đầu và Sơn Tâm, chưa đầy 100 người với 12 dòng họ: Tô, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Vũ, Bùi, Cao, Ngô, La, Cung, Khổng và Lương. 

Dù 500 năm, nhiều cư dân ở Tam Đảo vẫn giữ gìn những nét văn hóa của quê hương Việt Nam.

Sau này, nhờ sự bù đắp phù sa nên 3 hòn đảo đã hợp thành đất liền và phát triển thêm một số thôn xóm khác. Thế nhưng, cái tên Tam Đảo vẫn còn giữ nguyên vẹn. Đồng thời, bộ tộc có nguồn gốc Việt Nam được ghi nhận là tộc Kinh cùng 56 dân tộc khác của Trung Hoa.

Trải qua 500 năm, Tam Đảo hiện nay ước tính có gần 20.000 người gốc Việt thuộc thế hệ thứ 9-10. Mặc dù đã không còn mối liên hệ với gốc gác tại VN, thế nhưng họ vẫn luôn giữ gìn bản sắc, ngôn ngữ mẹ đẻ thông qua việc sử dụng hằng ngày.


Nói tiếng Việt, biết đánh đàn bầu, ăn nước mắm

Dường như bỏ mặc thời gian, làng chài Vạn Vĩ hiện ra đầy đủ những nét bản địa với cây đa, bến nước, mái đình. Đặc biệt, ngay trước cổng làng, chính quyền địa phương đã cho xây dựng một bảo tàng, lưu giữ tất cả văn hóa của người Việt Nam để nhắc nhở cuội nguồn cho con cháu bộ tộc Kinh.

Hình ảnh tranh vẽ rước kiệu, áo dài, điếu cày, chum vại, vó đánh cá, truyện Thạch Sanh hay những món đặc sản nước mắm, bún, miến, đồ khô tẩm ướp gia vị… khiến chúng tôi không khỏi xúc động. 

Bước vào bên trong làng, thấy chúng tôi là khách phương xa, một cụ bà ngoài 80 đặt câu hỏi: "Người Việt Nam sang hả?". Nhận sự gật đầu, cụ nở nụ cười niềm nở. Dù chưa từng nghe qua địa danh TPHCM, nhưng biết tôi là người Việt gốc, cụ vẫn rất tự hào.

Đón chúng tôi trước cửa nhà, cô Tô Tiết với giọng tiếng Việt sõi của mình đã khoe ngay với gia đình: "Người Việt Nam đây này. Người Kinh qua thăm người Kinh đây".

Cô Tiết chia sẻ, tổ tiên cô đã sang vùng biển này lập nghiệp được hơn 500 năm. Mặc dù từ đó chưa từng quay về Việt Nam tìm gốc gác, thế nhưng bằng việc cùng ba mẹ sử dụng tiếng Kinh nên bà đều có thể nghe và hiểu. Mãi đến đời con cháu hiện tại đã sinh sống với người Hán, nói tiếng phổ thông nên việc duy trì trở nên khó khăn.

Thế nhưng, dường như cái cảm giác thèm tiếng Việt khiến bà cứ tay bắt mặt mừng, hỏi đủ chuyện về phía bên kia biên giới.

"Hàng xóm ở đây chủ yếu là người Kinh, từ 12 đến 17 tuổi thì có thể nói tiếng Việt. Mặc dù đã không trở về quê hương, nhưng ai cũng có ý thức giữ nguyên văn hóa bản địa…" - bà Tiết nói.


Bên cạnh ngôn ngữ, tộc Kinh ở Trung Quốc vẫn giữ gìn đầy đủ văn hóa lễ Tết của Việt Nam. Đặc biệt với ngư dân, ngày 6/9 hàng năm luôn là lễ hội lớn nhất để người dân cầu mưa thuận gió hòa.

"Từ thời mẹ nằm trong đoàn văn nghệ làng, nên tôi đã tiếp xúc với đàn bầu cổ, sáo trúc, và hát các làn điệu dân tộc. Cứ vào ngày cầu Hải Long Vương tôi sẽ đảm nhiệm đàn hát. Ba đảo làm lễ ba ngày khác nhau, giúp dân làng đổ về đó chung vui và cầu may" - cô Tiết chia sẻ thêm.

Chị Nương (hướng dẫn viên du lịch tại TQ) nói: "Tam Đảo hiện này là nơi duy nhất của còn sử dụng tiếng Việt. Thậm chí, trên các biển báo giao thông vẫn còn đề chữ quốc ngữ cho người dân sử dụng.

Ở đây lâu, mình đã gặp rất nhiều bà con Kinh. Họ rất tự hào dân tộc, mến khách và có lòng tự tôn lưu, giữ văn hóa cao".

Các tộc người Việt cổ tai Indonesia

- Nguồn gốc ngôn ngữ:

Tất cả các tộc người được cho là người Việt cổ: Minangkabau, Dayak, Toraja, Batak Toba đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian), đây là ngôn ngữ chính của hầu hết các dân tộc trong vùng Đông Nam Á hải đảo. Theo các nghiên cứu di truyền, thì người Nam Đảo bắt nguồn từ vùng bắc Đông Á, di cư xuống Dương Tử khoảng 6000 năm trước, sang Đài Loan khoảng 5000 năm trước và xuống vùng đảo Đông Nam Á.

Từ đây chúng ta sẽ thấy được một số nét tương đồng của người Nam Đảo với người Việt có nguồn gốc từ việc hệ ngữ Nam Đảo có nguồn gốc từ Đông Á cổ, họ cũng đã từng chung sống với người Việt trong cộng đồng chung ở vùng Dương Tử trước khi xuống vùng đảo, nhưng sự tương đồng đó không liên hệ nhiều tới các yếu tố để được xem như là người Việt cổ mà các giả thuyết đã đề xuất.

Minangkabau cũng được gọi là Minang (Urang Minang trong tiếng Minangkabau)

Là người dân bản địa tại cao nguyên Minangkabau ở tỉnh Tây Sumatra, Indonesia. Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mã Lai. Người Minangkabau nói tiếng Minangkabau (Baso Minang(kabau); tiếng Indonesia: Bahasa Minangkabau), một ngôn ngữ trong ngữ tộc Malay-Polynesia thuộc ngữ hệ Austronesia. Văn hóa Minangkabau theo chế độ mẫu hệ, theo đó của cải và đất đai sẽ được truyền từ mẹ sang con gái, trong khi các vấn đề tôn giáo và chính trị và trách nhiệm của người đàn ông.

-Người Minangkabau có tính Hồi giáo mạnh mẽ, song họ cũng theo các truyền thống của dân tộc mình, hay adat. Adat Minangkabau bắt nguồn từ niềm tin thuyết vật linh trước khi Hồi giáo được truyền đến, và nhiều tàn dư của tín ngưỡng vật linh vẫn tồn tại thậm chí cả trong một số người Hồi giáo khi hành lễ. Quê hương Tây Sumatra của người Minangkabau đã xảy ra chiến tranh Padri từ năm 1821 đến 1837.

Các nhà khảo cổ học Indonesia cho rằng người Minang Kabau có nguồn gốc từ người Kinh (Việt Nam). Nhưng chiếu theo ngôn ngữ thì tiếng Minangkabau rất gần gũi với tiếng Chăm của người Chăm tại Vietnam và người Aceh ở Malaysia và Indonesia, đặt ra nghi vấn về mối liên hệ về nguồn gốc của người Minang Kabau và người Chăm, người Kinh và người Aceh trong quá khứ. Dẫn chứng dễ thấy nhất (kabau - đọc là "kap'àu" trong tiếng Chăm, tiếng Malay và nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á khác có nghĩa là trâu, và "Urang" hay "Orang" có nghĩa là người hay dân tộc. Từ "atat" đề cập ở trên đọc là "a-t'ạch" có nghĩa là phong tục, tục lệ và cũng có nghĩa và cách đọc như vậy trong tiếng Chăm.

. Tại sao các tộc người tại Indonesia lại có những ngôi nhà cong?

Tại sao người Indonesia lại có những ngôi nhà cong? Câu trả lời tới từ sự ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn. Văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc từ miền Bắc Việt Nam, trong thời gian tồn tại, thì văn hóa Đông Sơn đã có những ảnh hưởng rất rộng lớn [18], trong đó bao gồm cả người Nam Đảo. Vùng đảo Đông Nam Á trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn tồn tại, họ chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Đông Sơn. Họ đưa trống đồng trực tiếp từ Việt Nam về, có sự giao lưu khá thường xuyên với người Việt, với ví dụ tiêu biểu nhất là họ đã tới Việt Nam để đem giống lợn về theo nghiên cứu di truyền của loài lợn [19], hay họ đem giống lúa trực tiếp từ Việt Nam về để phát triển nông nghiệp tại vùng đảo Đông Nam Á. [20]. Kiến trúc cũng như vậy, kiến trúc của văn hóa Đông Sơn cũng theo những chuyến hải hành của người Nam Đảo tới miền Bắc Việt Nam, phong cách mái nhà cong Đông Sơn được họ đưa lên những mái nhà của dân tộc mình, và được một số dân tộc duy trì cho tới ngày nay.

-Vậy nên, chúng ta có thể kết luận rằng người Nam Đảo đã tiếp nhận phong cách mái nhà cong của người Việt, áp dụng vào kiến trúc của họ, với những biến đổi theo xu hướng bộ lạc hóa, với những căn nhà mái cong nhưng diện tích rất nhỏ. Sự tương đồng có nguồn gốc từ sự ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn, không phải do người Việt cổ mang theo văn hóa của mình xuống vùng này.


- Tại sao lại có sự tương đồng trong phong tục của người Việt và người Nam Đảo?

Câu chuyện bắt nguồn từ việc người Nam Đảo cũng có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á cổ đại, và cũng từng chung sống với tộc Việt thuộc hệ ngữ Nam Á trong khoảng thời gian ngắn, nên về phong tục, người Việt và người Nam Đảo nói chung có khá nhiều sự tương đồng, sự tương đồng không chỉ có ở người Việt, mà còn có thể thấy được ở khắp các dân tộc trong vùng phía nam sông Dương Tử tới các vùng Đông Nam Á lục địa, ở các hệ ngữ Nam Á, Nam Đảo, Tai-Kadai, Hmong-Mien, bởi ít nhiều, các dân tộc trong vùng này đều có một nguồn gốc gần gũi, tách ra từ nhiều giai đoạn trong quá khứ, và xa hơn, tất cả đều có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á cổ, nên nhiều nét văn hóa cổ tương đồng giữa các dân tộc đã có từ khoảng 6000-7000 năm trước.

Sự tương đồng tiếp tục rõ nét hơn, khi văn hóa Đông Sơn đã tỏa sáng rực rỡ, tạo nên những ảnh hưởng tới vùng Đông Nam Á hải đảo, thời kỳ trước những ảnh hưởng của Ấn Độ, thì vùng Đông Nam Á hải đảo chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn [18], nên xét về kiến trúc, trang phục, hoa văn, hay một số nét văn hóa, có thể thấy được sự tương đồng giữa các tộc người Nam Đảo và văn hóa Đông Sơn. Sự tương đồng này hoàn toàn không có ý nghĩa về nguồn gốc dân tộc, mà đơn thuần là một sự ảnh hưởng văn hóa.

Vì vậy, những dấu ấn văn hóa Đông Sơn của người Nam Đảo có nguồn gốc từ sự ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn trong thời gian nó tồn tại, không phải bởi các dân tộc Nam Đảo có nguồn gốc từ người Việt cổ mà những đặc trưng văn hóa của văn hóa này xuất hiện tại đây.

-Như vậy, dựa trên các nghiên cứu di truyền, ngôn ngữ, văn hóa, chúng ta đã thấy được các dân tộc Nam Đảo được báo chí Việt Nam nhắc tới hoàn toàn không phải người Việt cổ, họ là những tộc người có di truyền, ngôn ngữ, chế độ xã hội và văn hóa hoàn toàn khác với người Việt. Sự tương đồng trong một số yếu tố như kiến trúc, phong tục, hoa văn có nguồn gốc từ sự ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn.

MV của ca sĩ VN Trọng Hiếu xếp hạng 3 ở Eurovision Đức

Ca sĩ Trọng Hiếu trình diễn ca khúc "Dare To Be Different" với áo dài, nón lá, giành vị trí thứ ba cuộc thi hát Eurovision của Đức. Ngày 4/3/20213 (giờ địa phương), Trọng Hiếu tranh tài với bảy thí sinh khác ở chung kết. Anh hát và nhảy cùng vũ đoàn tiết mục Dare To Be Different, mang đến không khí tươi vui. Trọng Hiếu tạo điểm nhấn bằng hình ảnh áo dài, nón lá, câu hát "Quê hương Việt Nam đưa con đi thật xa" trong bài thi.

Kết quả được tính bằng 50% số điểm của giám khảo, còn lại đến từ bình chọn của khán giả. Trọng Hiếu xếp thứ ba với tổng điểm 71. Quán quân cuộc thi thuộc về nhóm Lord Of The Lost qua tiết mục Blood And Glitter (189 điểm), giành quyền đại diện cho nước Đức đến Eurovision Song Contest, diễn ra ở Anh vào tháng 5.


MC nổi tiếng của Đức - Barbara Schöneberger - đứng dậy sau màn trình diễn của Trọng Hiếu. Người này nói: "Chỉ một ngôi sao nhạc pop thực thụ mới có thể mang lại phần trình diễn như thế này, từ sân khấu, hát live, vũ đoàn, ý tưởng, đến thông điệp, đều khiến tôi choáng ngợp".

Anh nhận điểm số tuyệt đối (12) của ca sĩ người Hà Lan Marijke Amado, thần tượng của anh. Cô nói: "Hy vọng điểm số của tôi làm bạn hạnh phúc. Bạn đã làm rất tốt và hãy tiếp tục phát triển. Cho tôi gửi tình yêu đến đất nước và người hâm mộ của bạn".

Sao họ sợ quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa đến thế

Dư âm những hoạt động kỷ niệm ngày 30 Tháng Tư chưa qua thì lại xảy ra một chuyện ruồi bu: Nhà cầm quyền Việt Nam lên tiếng phản đối chính phủ Úc cho phát hành đồng tiền lưu niệm có hình quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).


Số là, nhân kỷ niệm 50 năm ngày quân đội Úc kết thúc nhiệm vụ tham chiến ở Việt Nam (1973-2023), xưởng đúc tiền Hoàng Gia Úc (Royal Australian Mint) và Bưu Chính Úc cho phát hành đồng 2 đô la Úc mạ vàng và bạc dùng làm vật lưu niệm. Mỗi đồng tiền vàng hay bạc một mặt đều được dập nổi dòng chữ Chiến Tranh Việt Nam, hình một chiếc phi cơ trực thăng đang bay trên đồng ruộng giữa một dải quốc kỳ VNCH và đồng minh. Mặt kia in chân dung nhìn nghiêng của cố Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhị, nguyên thủ quốc gia tượng trưng của Úc.

Thông báo của Royal Australian Mint nói rõ hai đồng tiền này không dùng để giao dịch trong hệ thống tiền tệ quốc gia Úc mà “đồng bạc tưởng niệm ghi nhớ cuộc Chiến Tranh Việt Nam vì những tổn thất sinh mạng và khổ đau mà nó gây ra cho những người phục vụ, vì tác động đối với nước Úc trong một thập niên biến động.”

Úc cùng với nhiều nước khác đã gửi quân đội sang miền Nam Việt Nam, sát cánh cùng đồng minh VNCH chống lại Cộng Sản Bắc Việt. Có 57,000 quân dân Úc đã phục vụ tại Việt Nam, trong đó khoảng 520 người hy sinh và nhiều người khác bị thương trước khi những người lính Úc cuối cùng rút về nước vào Tháng Mười Hai, 1973. Việc Úc đúc tiền lưu niệm để ghi dấu một sự kiện quan trọng như vậy trong lịch sử của họ là chuyện hết sức bình thường, không có gì phải bàn cãi.

Thế nhưng trong một cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 4/5 vừa qua, bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CHXHCN Việt Nam, lại giãy nảy: “Chúng tôi lấy làm tiếc và kiên quyết phản đối việc công ty [Royal Australian Mint] và Bưu Chính Úc đã phát hành các vật phẩm với hình ảnh cờ vàng, cờ của một chế độ đã không còn tồn tại.”

Bà Hằng nhấn mạnh: “Việc này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển tốt đẹp của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Úc,” theo báo Tuổi Trẻ.

Cái mà bà Hằng “kiên quyết phản đối” tất nhiên là quốc kỳ VNCH, nền vàng ba sọc đỏ, biểu trưng của một dân tộc da vàng máu đỏ có ba miền Bắc Trung Nam. Không chỉ “kiên quyết phản đối” mà Bộ Ngoại Giao Việt Nam “cũng đã trao đổi với phía Úc và đề nghị có hình thức dừng lưu hành các vật phẩm này và không để xảy ra những sự việc tương tự trong tương lai”, vẫn theo Tuổi Trẻ.

Quả là một lối hành xử kẻ cả, bề trên đầy ngạo mạn và ngu ngốc khi can thiệp vào công việc nội bộ của Úc – một quốc gia có chủ quyền và khá thân thiện với Việt Nam. Lối hành xử sai lầm đó không thể hiện tư thế của kẻ mạnh mà ngược lại cho thấy nỗi sợ hãi VNCH cùng những gì liên quan đến thể chế một thời của miền Nam Việt Nam đã thâm căn cố đế trong đầu óc giới lãnh đạo cộng sản Hà Nội, khiến họ khó phân biệt đúng sai, phải trái.

-Tuy chế độ VNCH chấm dứt sự tồn tại vào trưa ngày 30 Tháng Tư, 1975 nhưng lá quốc kỳ của VNCH vẫn tiếp tục được các cộng đồng người Việt hải ngoại ở khắp thế giới tôn vinh như một di sản văn hóa thể hiện khát vọng tự do dân chủ đã mất dưới ách bạo quyền. Theo một số tài liệu, hiện cờ vàng ba sọc đỏ được chính quyền 14 tiểu bang, bảy quận hạt, và nhiều thành phố ở Mỹ công nhận là “Lá cờ tự do và di sản” (Heritage and Freedom Flag) của người gốc Việt sống tại các địa phương này. Quốc kỳ VNCH cũng tung bay tại nhà riêng, trụ sở hội đoàn của nhiều cộng đồng người Việt ở Mỹ, Canada, Úc và nhiều quốc gia khác.

Nhà cầm quyền Việt Nam coi lá cờ vàng mang ý nghĩa phản kháng và đối lập chính trị với chế độ cộng sản nên có chính sách cấm đoán quyết liệt, trừng phạt nặng nề những ai có biểu hiện quyến luyến với lá cờ VNCH. Nhà hoạt động trẻ tuổi Huỳnh Thục Vy ở trong nước đang phải ở tù gần ba năm vì hành vi “xúc phạm cờ đỏ sao vàng,” thực chất là vì cô quảng bá quốc kỳ VNCH bằng những sản phẩm thời trang như cà vạt, áo dài in hình cờ vàng sản xuất hàng loạt để bán và tặng cho đồng bào trong nước. Cô nói việc làm của cô là “để truyền đạt sự ủng hộ cho quyền tự do lương tâm của người Việt Nam đang bị dày xéo dưới gót giày độc tài” và cô sẵn sàng trả giá cho việc làm đó.

Quốc kỳ VNCH tuy không còn được các nước trên thế giới công nhận, nhưng do không có tính chính danh cai trị nên đảng Cộng Sản Việt Nam cứ giãy nảy như đỉa phải vôi mỗi khi có ai nhắc tới VNCH hoặc nhìn thấy lá quốc kỳ VNCH xuất hiện trên trường quốc tế.

Trong ý nghĩa sâu xa, lá quốc kỳ VNCH là biểu trưng cho nền cộng hòa mà người dân miền Nam đấu tranh xây dựng trong hoàn cảnh chiến tranh tự vệ. Chế độ cộng hòa đó có rất nhiều khiếm khuyết, có tham nhũng, có đàn áp, nhưng về nhiều mặt, vẫn hơn hẳn chế độ cộng sản hiện tại ở Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, luật pháp, kinh tế, đạo đức xã hội… Chế độ Cộng Hòa ở miền Nam – một thể chế dân chủ trong đó quyền lực thuộc về nhân dân, tam quyền phân lập rõ rệt, và các nhánh quyền lực kiểm soát lẫn nhau – về bản chất là tương đồng với các chính thể tự do hiện hành ở những nước tân tiến dù khác biệt về trình độ phát triển.

Bất chấp sự thù địch, bôi nhọ liên tục của nhà cầm quyền hiện hành, chế độ Cộng Hòa vẫn là nỗi luyến tiếc của người dân miền Nam và là khát vọng đấu tranh của thế hệ trẻ trong nước như cô Huỳnh Thục Vy nêu trên. Dù đã không còn tồn tại, chế độ Cộng Hòa vẫn là “oan hồn” ám ảnh giới lãnh đạo CSVN suốt nửa thế kỷ qua.

Đừng nhầm lẫn chế độ Cộng Hòa với các chính quyền thực thi nó. Chính quyền Dương Văn Minh có thể đầu hàng, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có thể sụp đổ, nhưng thất bại của họ không phải là dấu chấm hết của nền Cộng Hòa, xét như một thể chế chính trị, một lý tưởng, một đường lối xây dựng quốc gia.

Chế độ Cộng Hòa không còn hiện diện tại Việt Nam sau ngày 30 Tháng Tư, 1975 nhưng các giá trị dân tộc, nhân bản và khai phóng mà nó ươm mầm ở miền Nam vẫn còn đó, trong các cộng đồng người Việt hải ngoại, và đặc biệt gần đây đã trở thành khát vọng chung của cả dân tộc.

Càng thất vọng, bất mãn với một chế độ độc đảng toàn trị đang ép buộc cả dân tộc “đi lên chủ nghĩa xã hội” hoang tưởng, người Việt Nam không có khát vọng nào lớn hơn, mục tiêu gì khác hơn là đưa đất nước tới chỗ tự do, dân chủ và thịnh vượng, như Mỹ và Châu Âu, gần gũi hơn như Nhật hoặc Nam Hàn. Đi tìm một mô hình thể chế chính trị cho Việt Nam tương lai, người dân đã có hành trang tinh thần là nền cộng hòa từng được xây dựng trên một nửa đất nước, được biểu trưng bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ – quốc kỳ VNCH. Người cộng sản lo sợ dân chúng đi theo khát vọng đó, mô hình đó chứ không hẳn sợ một lá cờ không còn được quốc gia nào chính thức công nhận.

Nói như vậy không có nghĩa là trong tương lai, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại trở lại tung bay trên toàn cõi Việt Nam. Lá quốc kỳ tương lai có thể là một lá cờ khác, hiện nay chưa ai hình dung được, nhưng cái tinh thần tự do dân chủ của thể chế Cộng Hòa mà lá quốc kỳ VNCH đại diện chắc chắn sẽ trở lại khi chế độ CS không còn nữa.

Hạt giống dân chủ đã được gieo ở Việt Nam chắc chắn sẽ có lúc đơm hoa kết trái để đưa đất nước hội nhập vào trào lưu dân chủ, tự do, nhân quyền của thế kỷ 21.

(Tham khảo: - Nhiều nguồn – Internet)




VVM.19.5.2023 -

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .