N
ói đến Huyền thoại là nói đến căn nguyên phát xuất của một thời không với những ẩn ý của nó. Huyền thoại là những truyện liên quan đến
đời sống con người ở đây cũng như ở bất cứ đâu đâu. Vì thế nó liên quan cả tới các vấn đề lịch sử, khảo cổ, nhân chủng học, vũ trụ thiên
nhiên, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội, giáo dục; nói tổng quát là liên quan tới văn hoá của con người.
Riêng với Việt Nam, Huyền Thoại đóng vai trò quan trọng trong công cuộc dựng Nước và là căn bản cho
Văn Hoá Dân Tộc.
Hôm nay chúng tôi hân hạnh nói truyện với qúy Vị Về Huyền Thoại Việt Nam, một vấn đề thực bao la
cao rộng, không biết
có đáp ứng được với sự mong đợi của quý Vị hay không. Tuy nhiên đây là một vấn đề khẩn thiết của người Việt
trong giai đọan này. í nhất quý Vị có thể coi đây như một khởi thảo, để các học giả tiếp tục khai thông cho bước đường còn xa dài.
Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề qua 3 điểm chính:
.1 là nêu lên đôi ý niệm về Huyền Thoại;
.2 là giới thiệu một số huyền thoại Việt Nam;
.3 là nhận xét vai trò của huyền thoại trong việc dựng Nước và làm căn bản cho văn hoá dân tộc.
I. Ý NGHĨA HUYỀN THOẠI :
Danh từ Âu Mỹ dùng chữ Myth để chỉ các loại truyện mang nhiều ẩn ý. Theo nguyên ngữ Hy Lạp,
mythos có nghĩa là Lơi nói.
Theo nguyên ngữ ...n Âu là meudh hay mudh, có nghĩa là suy niệm, tưởng nghĩ, nhìn ngắm, nói lên nội dung quan trọng của lời kể.
Nhưng có người lại ngụy biện rằng: mythos và logos có thể đối nghịch nhau. Aristotes cho rằng: myth là truyện biến ngô hay
tưởng tượng, hoang đường. Theo quan niệm Do thái, thì myth chỉ là những truyện bịa đặt, phóng đại. Nhưng Mythology được phần
đông các học giả gọi là Thần thoại (truyện về tôn giáo, thần linh).Vì thế tôi trở về với danh từ Việt Nam Huyền Thoại với ý
nghĩa là những truyện ẩn ý, để nói lên một chủ đích.
Có những huyền thoại nói về thần linh,
thì gọi là
Thần thoại kể cả Tiên Thánh thoại (fairies); lại có những truyện nói về con người, thì gọi là Nhân thoại; còn những
truyện ngụ tình gửi ý, thì gọi là biến ngôn; những truyện khôi hài, dạy đời gọi là cổ tích. Vì thế trong phạm
vi bài này chúng tôi chủ ý nói về Thần thoại và Nhân thoại, có khi lẫn lộn cả hai, nói chung một tiếng là Huyền thoại.
II. MỘT SỐ HUYỀN THOẠI TIÊU BIỂU :
Theo tài liệu sử trong sách Lĩnh Nam tríchầ quái
có 15 truyện:
Hồng Bàng, Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, Trầu Cau, Đầm Nhất Dạ, Phù Đổng Thiên Vương, Bánh Dầy Bánh Chưng, Dưa Hấu,
Bạch Trĩ, Lý Ông Trọng, Việt tỉnh, Kim Quy, Man Nương, Núi Tản Viên.
* Trích hay Chích ?:
Từ trước tới
nay đã có nhiều học giả bàn về hai chữ này với nhiều lý do có vẻ chủ quan. Thiết tưởng hai chữ này thuộc phạm
vi Ngữ Học, là danh từ Việt Nho. Chữ Nho Tr dịch ra tiếng Việt là Ch, như Truyện ra chuyện; Trà ra chè,
Trào ra Chầu và ở đây Trích ra Chích.
Trong Viêt điện u linh của Lý Tế Xuyên gồm 35 truyện: Sĩ Nhiếp,
Phùng Hưng, Triệu Quang Phục, Ông Hậu Tắc, Hai Bà Trưng, Nàng Mị Ê, Lý Hoảng, Lý Ông Trọng, Lý Thường Kiệt,
Thần Tô Lịch, Phạm Cự Lượng, Lê Phụng Hiểu, Mục Thận, Trương Hống Trương Hát, Lý Phục Man, Lý Đô Úy, Cao Lỗ,
Hậu Thổ Phu nhân, Thần Đông Cổ, Thần Long Độ, thần Khai Nguyên, Thần Phù Đổng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thần Châu Đằng,
thần Bạch Hạc, Thần Hải Thanh, Nam Hải Long Quân, Sóc Thiên Vương, Thần Núi Tam Đảo, Đền Càn Hải, Đoàn Thượng,
Đền Thanh Cẩm, Trần Hưng Đạo, Sư Từ Đạo Hạnh, Vợ chồng Triệu xương.
Nhưng trong cả hai tập cùng ghi lại
một truyện: Lý Ông Trọng, Phù Đổng Thiên Vương, Lạc Long Quân, Thần Núi Tam Đảo. Như thế tất cả có 46 truyện.
Tất cả những Huyền thoại đó đều quy về một mục tiêu là để xây dựng một nước Đại Việt hay Việt Nam -
theo đúng ý nghĩa của danh từ - là một nước nổi vượt lên trong miền Đông Nam Á Châu. Mục tiêu khác là để nhìn
nhận những đạo lý và tư tưởng làm thành nền tảng Văn Hoá cho một dân tộc Văn hoá chi bang.
Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một ít truyện tiêu biẻu nhất, như Truyện Hồng Bàng,
truyện Trầu Cau, truyện
Phù Đổng Thiên Vương, truyện bánh Dầy bánh Chưng, truyện Việt Tỉnh Cương, mà chúng tôi mệnh là NGŨ KINH việt đạo.
Truyện Hồng Bàng
Cháu ba đời Viêm Đế tức Thần Nông là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi. Đế Minh đi tuần phương Nam,
đến núi Ngũ Lĩnh, gặp nàng Vụ Tiên, kế duyên vợ chồng, sinh ra Lộc Tục. Đế Minh phong Đế Nghi làm Vua phương Bắc,
tôn Lộc Tục làm Vua phương Nam. Lộc Tục tự xưng kinh dương vương, đặt quốc hiệu là xích quỷ.
Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ cưới con gái Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm,tức Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân thay Cha trị Nước, dạy dân ăn mặc, đặt tôn ti, trật tự, luân thường đạo lý. Đặt xong hệ thống cai
trị, Lạc Long Quân về Thủy Phủ. Trăm họ an vui, khi có việc gì cần thiết, thì kêu Chúa Lạc: "Bố đi đàng nào,
không đến cứu đàn con", thì Lạc Long Quân cảm ứng lên ngay.
Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai, đi
tìm ông Nội Đế Minh tại phương Nam, thấy Logn quân đã về Thủy Phủ, lưu ái thê là Âu Cơ cùng bộ tùy tùng ở lại,
rồi đi chu du khắp nơi thiên hạ. Trải qua hết mọi địa hình địa vật, chiêm ngưỡng kỳ hoa dị thảo, trân cầm dị thú:
tê tượng, đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn và các loại sơn hào hải vị, đầy đủ mọi vật;
khí hậu bốn mùa thay đổi ôn hoà, Đế Lai sảng khoá, quên cả ngày về.
Nhân dân nước Nam không được an định
như xưa, liền đồng thanh kêu lên: "Bố ở phương nào, nên mau về cứu đàn con".
Lạc Long Quân nghe tiếng kêu cầu
lại hồi nhân gian, thấy nàng Âu Cơ duyên dáng lạ thường, lại ở một mình, đem lòng si mê, hoá thành một nam nhi oai phong tuấn tú,
Âu Cơ trông thấy cũng đem lòng đáp ứng. Long Quân rước nàng về núi Long Trang. Đế lai về không thấy Âu Cơ, liền đổ người đi tìm, không thấy.
Âu Cơ ở với Long quân một năm, sinh ra một bọc trứng, sợ hãi liền vỏ bọc trứng ngoài đồng nội.
Sau bảy ngày, bọc trứng nở ra 100 con trai, bà đem về nuôi nấng, không phải cho ăn cho bú mà bé nào cũng lớn khoẻ, ai cũng quý phục, cho là
những anh em phi thường.
Long quân ở lâu dưới Thủy phủ, mẹ con ở một mình; nhớ về phương Bắc,
liền đưa nhau lên biên cảnh. Hoàng Đế nghe tin ấy lấy làm sợ, phái qớn binh trấn quan tái. Mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long quân:
Bố ở phương nào không về với vác con".
Long Quân linh cảm lại hiện lên gặp vợ con ở Tương Dã. Âu Cơ nói:
"Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với chàng, sinh được một trăm con trai, mà không có gì
cúc dưỡng, xin cùng theo nhau, chớ nên xa cách, khiến cho hai ta là người không chồng không vợ, một mình cô đơn".
Long Quân bảo:
Ta là loài Rồng, sinh trưởng
ở thủy cung, nàng là giống Tiên, sống ở trên đất, vốn chẳng giống nhau. Tuy rằng âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng,
thủy hoả tương khắc, khó mà cùng nhau tương hợp lâu bền. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con về Thủy Phủ phân trị các xứ, nàng mang
theo năm mươi, để phân trị các nước; dù lên núi xuống biển, khi có việc thì cùng đáp ứng, không được bỏ nhau". Trăm con chia tay,
năm mươi ngươi theo mẹ về Phong châu (bây giờ là Huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người anh trưởng lên làm Vua, xưng hiệu là Hùng vương,
lấy Quốc Hiệu là văn lang . Cha truyền con nối, truyền tử lưu tôn thành 18 đời Vua Hùng Vương.
Tiên Dung - Chử Đồng Tử
Hùng Vương truyên tư
lưu tôn đến đời thứ ba, sinh một con gái tên là Tiên Dung. Mười tám xuân xanh, nàng trở thành một trang quốc sắc thiên hương.
Tính tình cao nhã, không thích an bề tình cảm, chỉ thích ngao du sơn thủy 'thoát trần một gót thiên nhiên" mà thôi.
Bấy giờ tại làng Chử Xá có gia đình Chử Vi Vân sinh được một bé trai đặt tên Chử Đồng Tử. Con nhà hiền lành tử tế,
gặp truyện không may, trở nên khánh tận, tới nỗi hai cha con chỉ có một cái khố vải, ra vào thay đổi nhau. Cha bị trọng bệnh,
trước khi chết bảo con: - Bố chết, cứ chôn lộ thể, để cái khố lại cho con mặc khỏi xấu mặt. Bố chết,
Dồng Tử không nỡ làm thế, để nguyên vậy mà chôn bố. Trần tuồng đói rét, Đồng Tử ra bờ sông câu ca, bỗng thấy thuyền
có thuyền đi qua. Không ngờ đó lại là thuyền Công Chúa Tiên Dung trong chuông trống đàn sáo. Chàng vội vàng nấp vào bụi lau,
đào cát làm huyệt ẩn mình, vùi cát lên trên. Một lát sau, Tiên Dung ra lệnh vây màn quanh khóm lau, để tắm. Nước chảy,
cát tơi, thân hình Đồng Tử lồ lộ; biết là con trai, nàng tự nhủ: - Ta không thích lấy chồng, mà giờ đây cùng lộ thân với nhau đây,
hẳn là ý Trờ xui khiến. Nàng nói với Đồng Tử: - Phải chăng đây là ý Trời cho gặp duyên kỳ ngộ. Chàng hãy đứng dậy tắm rửa đi, chúng ta
cùng hội ngộ. Cho người mang quần áo cho chàng, Công Chúa bày yến hội, ăn uống linh đình gọi là "duyên lành gặp hội".
Đồng Tử tỏ bày hết sự tình, Tiên Dung thương xót, đền bù cho kẻ xấu số, nên duyên vợ chồng.
Hùng Vương biết truyện, cho rằng Công Chúa không biết trọng danh tiết, cấm cửa không cho về cung nữa.
Tiên Dung chấp nhận, xây dựng tình yêu hiện tại, cùng ngưòi chồng nghèo gầy dựng làm ăn với dân chúng trong miền ấy. Nhà cửa đường xá dần
dần trở nên khang trang đẹp đẽ, vui nhộn như nơi thị tứ, nay là làng Hà Loã. Ngày kia có quý nhân đến bày kế: -
Công nương nên xuất ra một thoi vàng, ra miền bể mà buôn vật quý, sang năm sẽ lời một thoi. Tiên Dung trao vàng cho Chử
Đồng Tử làm theo lời dạy của quý nhân. Đồng Tử cùng đi với khách thương gia, gần bể có một hòn núi tên Quỳnh Viên sơn,
trên núi có am nhỏ. Đồng Tử vào am, tiểu tăng Phật Quang nhận truyền phép màu cho chàng. Trao hết vàng bạc cho khách thương gia,
chàng ở lại tu. Tiểu Tăng trao tặng chàng một cái gậy và một chiếc nó, dặn rằng: - Linh thông tại hai vật này đó.
Đồng Tử trở về, đem truyện đạo Phật nói với Tiên Dung. Cả hai giác ngộ, bỏ hết thương sự, đi tìm
Thầy học đạo. Một ngày kia, đi đường gặp trờ toấ, giữa đường không có nhà trọ, Đồng Tử cắm gậy xuống treo nón lên để che cho giấc ngủ.
Đến canh ba thức giấc, bò dậy, thì thấy hiện ra thành quách, cung điện nguy nga, đầy vàng bạc châu báu, tiên đồng ngọc nữ hầu hạ
chung quanh. Trời sáng, dân chúng thấy đền đài nguy nga, đến xem và dâng lễ vật, tôn xưng hai người làm tiểu vương, lập nước rieng tự trị.
Hùng Vương nghe tin, cho rằng Công Chúa làm phản, lền sai quân đi đánh. Quan quân đóng trại ở bãi Tự Nhiên, chờ ngày tiến binh.
Nửa đêm ấy bỗng nhiên phong ba nổi dậy, quan quân tán loạn... Cung điện thành quách của Tiên Dung bỗng chuyển dộng mạnh và dâng lên trời,
đất nơi ấy sụt xuống thành một đầm lớn. Sáng ngày dân chúng đến coi không thấy cung điện thành quách nữa, mà chỉ có một đầm nước lớn,
cho là điềm lạ, lập đền thờ để tưởng niệm, mệnh danh nơi đây là ĐẦM NHẬT DA.
Truyện Trầu Cau
Đời thượng cổ có một người tên là Quang Lang phong độ oai phong cao lớn,
thuộc họ Cao. Sinh được hai con trai, đặt tên là Tân và Lang. Cha mẹ chết, hai anh em trọ học nhà họ Lưu, tức Lưu Huyền. Nhà họ Lưu
có một cô gái mười bảy mười tám muốn cưới một trong hai người. Nàng kết hôn với người anh. Người em bị bỏ lơ, buồn giận, bỏ đi.
Đến nơi hoang dã gặp gặp dòng cuối lớn, không có thuyền sang ngang, anh ta buồn, ngồi khóc cho đến chết, hoá thành một cây cao..
Người anh thấy mất em, bỏ vợ đi tìm em. Thấy em đã chết, liền gieo mình bên gốc cây, tự tận,
hoá thành tảng đá bao quanh gốc cây.
Người vợ không thấy chồng về, bỏ nhà đi tìm, thấy chồng đã chết,
nàng cũng gieo mình ôm tảng
đá mà chết luôn, hoá thành cây leo quấn quít quanh tảng đá.
Cha mẹ Lưu Thị đi tìm con, đến đó than khóc, rồi lập đền để thờ, mọi người qua lại đều tháp hương
vái lạy, để ca tụng tình anh em hoà thuận, vợ chồng tiết nghĩa.
Trong khoảng tháng Bảy tháng Tám, Vua Hùng Vương đi tuần, thường dừng nghỉ chân nơi đó. Thấy cảnh
tượng hữu tình, hỏi truyện mới biết tự sự. Vua truyền hái một trái cây và một lá dây leo, bỏ vào miệng nhai, rồi nhổ trên đá,
thấy sắc đỏ tươi, biết là vị ngon, đem về; rồi lấy đá nung làm vôi, cùng ăn với hai vị lá và quả kia, thấy vị ngon, bùi,
thơm lại cho đôi môi đỏ mọng. Rao truyền cho thiên hạ ăn ba vị đó, nhân gian ưa thích, từ đó Vua cho nhân gian dùng ba
vị ấy để mở đầu cho câu truyện khi gặp gỡ nhau, gọi là ăn trầu: miếng trầu là đầu câu truyện.
Truyện Phù Đổng Thiên Vương
Đời Hùng Vương thứ ba,
thiên hạ được thái bình an vui, vua nhà Ân giả d0ang đi tuần thú phương Nam, có ý để xâm chiếm nước Nam. Hùng Vương triệu tập binh mã
để giao chiến.Vẫn nhớ tục xưa: khi nào gặp nguy lại cầu Loang quân. Hùng Vương lập đàn cầu đảo, ba ngày sau trời đổ mưa gió sấm sét,
bỗng thấy một cụ già cao hơn sáu thước, mặt vuông râu bạc ngồi ở ngã ba đường mà nói cười ca múa. Dân gian thấy vậy cho là bậc phi thường,
đi tâu Vua, Hùng Vương giữ lễ, đến vấn kế:- Nếu có cao kiến, xin đại nhân gia ân cứu gúp. Ông già tâu: - Sau ba năm giặc mới qua đánh.
- Nếu giặc tới, phải làm gì ? - Phải luyện binh và chuẩn bị khí giới. Rao tìm khắp thiên hạ, ai là người dẹp được giặc, thì phong Tước.
Nói đoạn liền bay lên không mà biến đi. Vua biết đó là Long Quân.
Vừa đúng ba năm, tin từ biên giới cho biết có giặc Ân tới,
Hùng Vương loan truyền khắp nơi để tìm người dêp giặc. Tại làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh, có một phú hộ hơn 60 tuổi, sinh được
môt con trai đã ba năm, chưa biết nói, chỉ nằm ngửa hoà. Bà mẹ đến nói dỡn với con: - thằng nhỏ này chỉ biết ăn uống, chứ không biết
đánh giặcđể lĩnh thưởng của triều đình, mà đền ơn bú mớm.
Việt Nam. Nhưng quân quốc Việt Nam đã cầm
chân và tiêu diêt giặc Mông (lúc ấy đã thống lĩnh Trung Hoa, tạo danh là nhà Nguyên) tại trận địa Bặch Đằng giang (1288) trước bàn tay uy
dũng của Trần Hưng Đạo. Vua Lê Thánh Tông cảm hứng trận đại thắng này bằng bài thơ Tứ Tuyệt:
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã.
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
Xã tắc hai phen gan ngựa đá,
Nghìn năm sông núi
vững âu vàng.
* Trần Trọng Kim: Việt Nam sử lược.Saigon: Sống Mới, 1971, trg 157-158.
Truyện Phù Đổng Thiên Vương cũng mang một ý nghĩa Tướng Anh Linh, Dân anh Hùng như vậy.
Trong duy sử Bách Việt gồm: Ngô Việt (Thượng Hải, Nam Kinh), Phù Việt (Hội Kê), Di Việt,
Điểu Việt (Giang Tô), Ư Việt (Triết Giang), Dưong Việt (Giang Tây), Đông Việt (Quảng Đông hay Nam Việt), Tây Việt, Âu Việt (Vân Nam),
Bộc Việt, Mân Việt (Châu Kinh), Lạc Việt (Bắc Việt), Việt Thường (Trung Việt). Tất cả dòng Bách Việt có 11 Việt, Nghe mẹ nói, đứa trẻ
liền lên tiếng: - Mẹ gọi sứ giả vào đây để con hỏi xem có việc chi. Bà mẹ vui mừng, kinh ngạc kêu lên: - Con tôi đã biết nói.
Sứ giả tới, hỏi: -Mày là đứa trẻ mới biết nói, kêu ta đến làm gì ? - Ông về tâu vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao 18 thước,
một lưỡi gươm dài bảy thước, mọt chiếc nón sắt, ta sẽ cỡi ngựa, đội nón đi đánh giặc, giặc sẽ tan tành, không gì phải lo cả. Sứ giả
chạy về tâu vua, vua mừng lớn, than lên: - Thế thì ta không lo gì nữa. Một cận thần tâu: - Một người đánh giặc, làm sao phá được giặc ?
Vua dạy: - Đó là Long Quân giúp ta, lời lão nhân nói quả không sai. Vua truyền lệnh: làm tất cả những gì đứa bé dạy làm.
Sứ giả đem ngực sắt, gươm sắt và nóc sắt đến, bà mẹ sợ hãi hỏi con.
Đứa bé cười rồi bảo: - Mẹ lấy thật nhiều cơm cho con ăn, con sẽ đi đánh giặc, mẹ đừng sợ gì. Ăn vào, đứa bé lớn lên rất mau.
Hàng xóm đưa thêm cơm thịt, đứa bé ăn vẫn chưa no. Chờ tới khi quan quân nhà Ân tới, Phù Đổng đội nón sắt, lên ngựa,
ngựa phi như bay đến múa gươm xông vào trận dưới núi Châu Sơn. Giặc Ân thấy uy dũng của Tướng Việt Nam, liền trở giáo chạy trốn.
Tướng Ân tử trận. Quân đội Ân qùy la liệt đầu hàng và hô lên: Chúng tôi hết thảy xin quy hàng Thiên Tướng.
Tướng trẻ phi ngựa đến Sóc Sơn, cởi áo giáp, cỡi ngựa bay về trời.
Hùng Cương nhớ đến đại chiến công, tôn Tướng Quân làm Phù Đổng Thiên Vương.
Các tiểu quốc chuug quanh nghe truyện lạ, đều về thần phục. Sau Vua Lý Thái Tổ tôn phong là xung thiên thần vương,
lập miếu thờ tại làng Phù Đổng.
Bánh Dầy Bánh Chưng -
Sau khi Hùng Vương đã dẹp xong giặc Ân, vua lo việc
truyền ngôi cho con, hội 20 công tử lại, ban lệnh: - Ta muốn truyền ngôi cho con nào đẹp lòng Ta, là đến cuối năm ai có đồ gì trân cam mỹ
vị dâng tiến Tiên Vương, để trọn đạo Hiếu, Ta sẽ truyền ngôi cho. Các công tử lo đi tìm các phẩm vật qúy, để dâng Vua. Công Tử thứ 9
là Liêu Lang về hỏi mẹ. Bà lo buồn, mất cả ăn ngủ. Đêm đến Liêu Lang được Thần nhân báo mộng: - Trong trời đất không có gì quý
bằng gạo, ăn mãi không chán. Nếu lấy g0ao nấu cơm rồi làm bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, và bánh khác hình vuông tượng tưng
cho Đất, ngụ ý Trời đấ hoá sinh vạn vật; bên trong làm nhân cho thật ngon, sẽ được ý Vua.
Sáng dậy công tử chọn gạo nếp gói hình vuông trong lá xanh, chế nhân thật ngon, nấu chín,
gọi là bánh chưng. Lại nấu xôi, giã cho thật nhiễn, làm bánh hình tròn chỉ Trời, gọi là bánh dầy.
Đến ngày hẹn, các công tử bày đủ các phẩm vật cao lương mỹ vị, Tiết Liệu tức Liêu Lang đem bánh
chưng vuông bánh dầy tròn ra bày. Vua Cha thấy hai thứ bánh lạ, phán hỏi, Liêu Lang thân thưa đúng như lời Thần dạy.
Vua Hùng nếm thử hai thứ bánh, thấy vị lạ thơm ngon, suy nghĩ rồi chấm cho Liêu Lang được nhất. Năm hết tết đến Vua dạy làm hai
thứ bánh tiến lễ Tiên Vương và Tiên Tổ, rồi con cháu chia nhau ăn hưởng lộc. Từ đáy truyền ra nhân gian.
Bá tính bắt chước Vua hằng năm dịp Tết, làm bánh dầy bánh chưng để tiến lễ và ăn mừng Tết.
Vua Hùng truyền ngôi cho Liêu Lang; còn các công tử khác chia nhau trấn giữ các châu quận,
lập thành bộ tộc.
Việt Tỉnh Cương
Sau trận giặc Ân,
Đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương bay lên trời, còn Ân Vương tử trận dưới cân núi, thành Địa Phủ Quân. Nhân dân lập đền thờ,
bốn mùa cúng tế. Sau đền đổ nát thành chùa hoang. Có người Việt là Thôi Lang làm quan Ngự Sử nhà Tần, thường đi ngang đây, thấy
cảnh đỰêu tàn, mới trùng tu lại.
Tới thời Triệu Đà Nam xâm cũng đóng quân tại chân núi này,
trùng tu miếu thờ, Ân Vương cảm ứng công đức, sai Ma Cô Tiên đi tìm Thôi Lang để báo ân. Thôi Lang lúc ấy đã chết, còn người con tên là Thôi Vỹ.
Nhân tiết Thượng Nguyên tháng Giêng, nhân dân đi lễ đền, có người dang cúng một cặp bình pha lê, Ma Cô cầm lên ngắm nghía, vô ý để bình
rơi xuống đất, mở ra một mảnh. Người ta bắt Ma Cô đòi bồi thường; Ma Cô mặc áo rách, không ai biết là Tiên, nên bị đánh đòn.
Thôi Vỹ thấy vậy thương hại, cởi áo đền hộ nàng. Ma Cô thoát nạn, tìm đến nhà Thôi Vỹ tạ ơn. Đến nơi mới biết Thôi Vỹ là con Thôi
Lang Nàng vui mừng, thưa rằng: - Ta bây giờ không có gì đền ơn, mai sau xin hậu báo. Nàng đưa cho Thôi Vỹ một lá Ngải và dặn rằng:
- Hãy giữ kỹ vật này, lúc nào cũng để trong mình, mắc bệnh nhục ảnh (nhọt, bướu), đem cứu tất khỏi, nhờ vật này sẽ được giầu sang.
Thôi Vỹ cầm lấy lá Ngải, không biết đây là thuốc Tiên. Một hôm đến nhà đ0ao sĩ Ứng Huyền,
thấy ông có một cái nhọt trên đầu, Thôi Vỹ bảo: Tôi có vị này có thể trị bệnh cho ông. Chàng lấy lá Ngải cứu cho ông, nhọt độc tiêu tan.
Ứng Huyỳn nói: Đây là thứ thuốc Tiên, tôi không có gì đền ơn. Nhưng tôi có người thân thích cũng bị bệnh này, ông ta thường nói:
hễ ai chữa bệnh được, thì dù đền ơn hết gia tài cũng chẳng tiếc. Tôi xin thân dẫn anh đến giúp ông, ông sẽ đên ơn giúp tôi.
Ứng Huyền đem Thôi Vỹ đến nhà Nhâm Hiêu, chàng lấy Ngải ra cứu, nhọt độc tức khắc lành ngay. Nhâm Hiêu rất mừng, nhận Thôi Vỹ làm con,
dạy Vỹ học hành. Sẵn trí thông minh, học hành thông giỏi, ưa thích đàn Cầm, chàng thấy con gái Nhâm Hiêu là Phương
Dung đem lòng thương yêu và gian díu tư thông. Nhâm Phu là anh biết truyện, định sát hại Thôi Vỹ. Nhân dịp cuối năm,
có lễ tế Thần Xương Cuồng, Nhâm Phu lập mưu giữ Thôi Vỹ ở nhà để sát hại. Phương Dung biết ý lấy con dao trao cho Thôi vỹ,
bảo đục vách tường mà ra.
Đêm khuya Thôi Vỹ trốn đi, định đến nhà Ứng Huyền. Không may sẩy chân rớt xuống một hang động.
Không có lối thoát, chàng thấy một mâm đá có con rắn trắng dài trăm thước, mỏ vàng miệng đỏ, vây bạc, dưới hàm có một cục bướu,
trên trán có ba chữ vàng Vương Tử Xà, bò ra ăn thạch nhũ. Thấy chàng, rắn cất đầu lên toan nuốt Thôi Vỹ; chàng sợ hãi quá,
quỳ xuống lạy rằng: Thần tị nạn, sẩy chân rớt xuống đây, thật là đắc tội, dưới cằm Vương có buớu độc, Thần xin lấy Ngải
cứu lành, để chuộc tội. Bạch xà liền ngẩng đầu lên cho chàng cứu, bỗng thấy đồng nội bị cháy, một tia lửa bắn vào trong hang,
Thôi Vỹ lấy Ngải cứu cho rắn, bướu độc liền tan ngay. Rắn vui mừng, uốn cong người cho Thôi Vỹ ngồi trên lưng, đua chàng lên cử hang.
Thôi Vỹ đi một mình, lạc đường, bỗng thấy trên cửa thành có một lầu cao, đèn sáng trưng trưng,
có biển vàng đề Ân Vương Thành. Chàng lững thững bước vào giữa sân, thấy một bên có một hồ sen ngũ sắc, chung quanh hoa lá đua chen,
ngọc châu rực rỡ. Lên nữa, thấy một cung điện có hai giường vàng, trải chiếu, trên tường có treo hai chiếc đàn cầm sắt. Chàng nhẹ
nhàng bước vào, lấy đà cầm dạo một bài. Kim đồng ngọc nữ vài trăm người hầu, Bà Ân Vương Hậu mở cửa đi ra, Thôi Vỹ hoảng sợ chạy
xuống sân điện sụp lạy. Ân Vương hậu cười tươi hỏi rằng: - Thôi Quân ở đâu lại ? Bà sai người mời chàng lên cung điện:
- Đền thờ Ân Vương lâu đời hoang phế, nhờ quan Ngự Sử trùng tu, người đời mới có chỗ hương khói tôn kính Ân Vương.
Quân Vương đã sai Ma Cô đi tìm Thôi Lang để báo đức, mà không gặp, chỉ gặp Công Tử, nên chưa có dịp đền đáp.
Nay may mắn Công Tử lại đến đây, nhưng Quân Vương lên chầu Trời, chưa biết lúc nào hồi điện.
Người ta dọn yến cho Thôi Vỹ ăn no say, rồi sai Dương Quan Hậu đưa Thôi Vỹ về trần. Chàng về nhà
Ứng Huyền, thuật lại mọi truyện . Ngày mồng Một tháng Tám, hai người cùng tản bộ, thì gặp Tiên Ma Cô dắt theo một cô gái,
trao cô gái cho Thôi Vỹ dắt về làm vợ; lại cho viên ngọc Long Toại là ngọc quý, Ân Vương vẫn mang trong mình, giờ đây tặng công
tử để đền ơn.
Sau đó các nhà vọng khí biết rằng ngọc Long Toại còn ở Phương Nam, nên phái một
số người xuống Âu Lạc để chuộc ngọc quý ấy. Giá viên ngọc đáng giá cả trăm vạn. Nhờ bán được ngọc qúy, Thôi Vỹ trở nên giầu có sang
trọng. Sau đó Tiên Ma Cô và vợ chồng Thôi Vỹ đi đâu, không ai biết nữa. Nay giếng bỏ hoang, hang đẫ còn ở núi Châu Sơn.
Người đời gọi đó là Việt Tỉnh Cương.
III. Ý Nghĩa Huyền Thoại Trong Công Cuộc Dựng Nước
Đã gọi là Huyền Thoại, tất nhiên những truyện trên đây mang một ý nghĩa đặc biệt của người
đặt truyện. Phải xác định rằng những truyện ấy mang nhiều ý nghĩa: dân tộc sử, dân tộc tính, dân tộc hồn, dân tôc đạo,
dân tộc nhân sinh, dân tộc hào khí, dân tộc tồn thăng. Những truyện ấy còn là khuôn thức để hành động, là kỷ cương để bảo tồn,
là đường đi để khai phóng.
Dân Tộc Sử
Huyền thoại thường mang tính cách huyền sử. Lịch sử thì bám vào thời gian không gian,
bám vào sự kiện; còn huyền sử thì vượt thời gian không gian, vượt lên cả sự kiện để đi vào chiều sâu, chiều rộng.
Những kiểu nói 18 đời Hùng Vương không hẳn là có 18 đời thứ tự thời gian nhất định mà là
huyền số, như 18 ngàn năm của Ông Bàn Cổ, 18 thước cao của con ngựa Phù Đổng Thiên Vương, 18 đôi chim trên mặt Trống Đồng v.v.
Con số đó ám chỉ số nhiều, không hạn định, và còn có nghĩa là vô số nữa. Tuy nhiên con số 18 không phải vô căn cứ.
Nó bắt nguồn từ số 3 mệnh danh là số dương: 3 3 là 9 và 2 9 là 18. Đế Vương là Vị Vọng cao nhất cai trị 9 họ, tượng trưng
bằng 9 đỉnh đồng gọi là Cửu Đỉnh. Về con số 2 và 3 sẽ đề cập sau.
Hai chữ Hùng Vương cũng không phải là Đế hiệu,
mà chỉ có nghĩa là Ông Vua hiển hách. Nó nói lên tính cách Anh Hùng, Thượng Võ của Nhân thoại Lạc Việt. Người Việt khởi đầu là
Người Mạnh mang Anh Hùng Tính. Nhân dân bách tính là con cái Người Hùng, cần phải sống mạnh, để được gọi là DÂN ANH HUNG.
Vì thế hai chữ HUNG VUONG chính là một hiến chương của dòng Lạc Việt, tiền nhân của Việt Nam. Duy sử đã chứng minh nhiều lần:
Bách Việt, tiền thân của Việt tộc và hiện thân của Viêt Nam đã cầm chân Hán tộc, tiền thân của Trung Hoa.
Nhất là một biến cố vĩ đại trong lịch sử Viễn Đông: thời trung cổ, quân Mông Cổ nổi dậy đánh rạp cả đế quốc La Mã,
khất phục hết Âu Châu và Trung đông, lại áp đảo toàn cõi Trung Hoa, đánh xuống nhưng kinh qua mấy nghìn năm lịch sử,
các Việt kia đều bị đồng hoá với Hán tộc, chỉ duy có Lạc Việt và Việt Thường còn tồn tại, làm thành dân tộc Việt Nam tới ngày nay.
Tổ Phụ của Lạc Việt là Tiên Rồng. Hai đại từ này mang ý nghĩa cao quý và thiêng liêng của Tổ
Tông Lạc Việt. Dân anh hùng phát sinh từ RỒNG, một vật biểu trong Tứ Linh: Long Lân Quy Phụng.ầ Rồng thuộc Dương Tính làm chủ Thủy Cung.
TIÊN là Tổ Mẫu Lạc Việt, cũng là siêu nhân, ngang với Thánh, cha ông ta thường gọi la Tiên Thánh. Tiên Thánh chính là con người khéo
tu mà thành. Rồng chỉ sự cao sang quý trọng, Tiên chỉ tài sắc mặn mà.
* Tại Trung Hoa, nhà thượng lưu thường được trang trí bằng tranh Tứ Linh, gọi là Tam Phụ Hoàng Đồ,
tức Thương Long (rồng xanh), Bạch Hổ (Hùm trắng), Chu Tước (sẻ đỏ) và Huyền Vũ (quốc đen).
Truyền thống Hùng Sử là như thế, nên vật biểu của Lạc Việt là Rồng. Theo địa lý hình thể đất
Việt ngày nay mang hình Rồng, mà hoạ sĩ Cao Uy đã hoạ nguyên hình. Theo truyền thống huyền sử như vậy, người Việt ngày nay cũng có những
đức tính cố hữu của Rồng: rất quen và thành công trong nghề thủy sản, có trí thông minh (Trí giả lạc thủy), có óc kinh doanh (trên ngàn dưới bể),
có chí dọc ngang hồ hải, có tinh thần khắc phục gian nguy v.v. Đặc điểm của Tiên cũng thấm nhuần nơi tâm hồn và thể xác người việt.
Trai thanh gái lịch là hình ảnh của Tiên, có đủ Tiên Ông Tiên Bà Tiên Cô và Tiên Cậu. Riêng con gái Việt Nam được tiếng trong lịch sử là
đẹp hơn Hán Tộc và các tộc chung quanh. Trong lịch sử giai nhân của Trung quốc có bốn người đẹp, gọi là Tứ Đại Mỹ Nhân: Hằng Nga,
Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi. Trong bốn người đẹp, thì ba người là gái Việt Tộc, chỉ có một mình Điêu Thuyền là người Hán tộc.
Theo nhận xét của người Âu Mỹ, gái Việt đẹp hơn tất cả gái Á Châu. Gái Nhật đẹp rắn rỏi khỏ mạnh;
gái Tàu đẹp nhờ mỹ phẩm tô tạo; gái việt đẹp mặn mà tự nhiên: mai cốt cách, tuyết tinh thần, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Không lạ gì, vì là con cháu Tiên Nữ. Ngay theo khoa tâm sinh lý: khi mang thai, cha mẹ nghĩ rằng con mình đẹp, nó sẽ đẹp.
Huyền sử Âu Cơ Lạc Long với 100 con còn nói lên: chế độ Mẫu hệ từ khởi thủy lập quốc, mà giáo sư
Kim Định gọi là Nguyên Lý Mẹ. Truyện Tiên Dung cũng nói lên chế độ Mẫu hệ: Mẹ nắm quyền trong gia đình và định đoạt mọi sự cho con cái.
Đồng thờ cũng nói lên ý nghĩa Gia đình Việt tộc lúc đầu vẫn đặt trên Tình Yêu tự chủ và dân chủ, cũng như trên Mẫu Tộc. Trong khi đó Hán Tộc
và Nhật Bản theo chế độ Phụ Hệ: Cha làm chủ và xướng xuất mọi sự mới thuận ý Trời. Sở dĩ thế là vì người Trung Hoa là dân du mục, phải có
Cha lãnh đạo, xông pha đó đây. Trong huyền thoại của Nhật Bản có truyện Khai thiên lập địa kể Izanagi và Izanami là Tổ Phụ loài người;
Izanami lài gái khởi xướng cầu hôn với Izanagi, nên khi sinh con, chỉ sinh ra quái vật. Hai vị buồn sầu hỏi một Thần vọng tuổi,
Ngài trả lời: Izanagi phải câu hôn trước mới có con xinh đẹp. Người đàn ông phải hỏi người đàn bà làm vợ mới hợp ý Trời.
Tất cả các ý nghĩa đẹp trên đây đã tác động tâm tư người Việt tư ngàn xưa, giờ đây đã biến một
dân tộc bé nhỏ, trở thành lớn lao, góp mặt trên 40 nước hoàn cầu, tuổi già cần cù đạo đức, tuổi trẻ khoẻ mạnh, thông minh, đoạt những thành
tích chân thiện mỹ trong mọi lãnh vực. Tuy nhiên cũng là một dân tộc đoạn trường, nhờ đoạn trường mà quật khởi. Cơn ác mộng cộng sản còn đè
nặng trên quê hương cho đến giờ này cũng do cái số đọan trưòng ấy. Nhưng đoạn trường lắm lại vinh quang nhiều. Giờ quật khởi đến càng thăng
hoa khởi sắc.
DÂN TỘC TÍNH cũng hiểu là Hồn Dân Tộc hay Quốc hồn, là cái tâm tính bên trong.
Dân tộc tính biểu lộ ra qua tâm tính
nhân tình. Đây cũng hiểu là tinh thần của người Việt. Muốn tìm cho ra dân tộc tính, hãy đọc lại huyền ý của các truyện Tiên Dung,
Truyện Trầu Cau, Truyện Thánh Gióng và Truyện Thôi Vĩ.
Truyện Tiên Dung nói lên Mẫu tính hay
nguyên lý Mẹ, có nghĩa là tinh
thần tôn trọng nữ quyền. Trong các nước thuộc khối Viễn Đông, người phụ nữ Việt Nam không bị lép vế như phụ nữ trong các nước khác.
Ca dao là những tâm tình phát xuất trung thưc nhất của người dân quê Việt; ta thử đọc câu:
Lạy cha ba lạy một qùy
Lạy mẹ bốn lạy con đi
lấy chồng. Ba lạy chỉ lòng tôn kính đấng sinh thành, một quỳ chỉ uy quyền.
Bốn lạy chỉ sự vâng phục trọn vẹn, vì mẹ là gia chủ, theo ý nghĩa mẹ ở nhà nhiều hơn cha. Những từ Mẫu thân, nội tướng, nội gia
đều chỉ mẫu quyền của mẹ.
Lấy chồng cũng là một từ mang ý nghĩa nữ quyền. Không phải
chỉ có đàn ông lấy vợ,
mà con gái cũng lấy chồng, tức cũng có quyền lựa chọn.
Truyện Trầu Cau cũng đề cao nữ quyền.
Hai nam chết vì một nữ.
"Miếng trầu là đầu câu truyện". Con trai phải đưa trầu đến nhà gái xin làm quen, xin đính hôn và xin dẫn cưới, đón Dâu, qua
Lễ Vu Quy và Lễ Gia Tiên. Hai Lễ này nếu được duy trì ngày nay, cũng chỉ là hình thức nói lên dân tộc tính, chứ chưa hẳn là dân
tộc tính. Dân tộc tính ở tại tinh thần bên trong, đó là lòng tôn kính Nhân tính qua ông bà Tổ Tiên và tôn trọng Nữ quyền hay Nguyên
lý Mẹ.
Các truyện ấy còn nói lên tinh thần Đạo nghĩa của Việt tộc. Tinh thần đạo nghĩa thể hiện
ở niềm Tin vào siêu nhiên giới: Đấng Tạo Hoá và Thần Thánh, Tiên Phật. Các Đấng ấy thường phù hộ cho người ăn ngay ở lành, có lòng thương người.
Do vậy dân tộc tính ơ đây là Tinh thần mộ đạo, Giầu tín ngưỡng, đức Hiếu Sinh, lòng thương người, sự ngay thẳng. Tục ngữ ca dao đã tôn vinh
những dân tính đó: "Dầu ai chác lợi mua danh, Miễn ta, ta được đạo lành tì thôi" hay như câu khác: "Trời kia còn ở trên đầu còn kinh"...
"Thương người như thể thương thân"...."Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân" v.v.
Đặc biệt các dụng cụ thần thánh như Sách Ước
gậy Thần trong truyện Long quân, Nỏ Thần trong truyện Mị Châu, Gậy Thần Nón Thánh trong truyện Chử Đồng Tử Tiên Dung, Ngải Cứu và Nọc Long
Toại Trong truyện Thôi Vỹ. Những dụng cụ thần thánh ấy nói lên Nhân tính hoà hợp với Thần Tính, trở thành một nhị hợp Thần Nhân rất cao quý.
Tinh thần quật khởi cũng là một đặc tính của dân tộc. Tự ý thức và tự trọng nhận mình là con
rồng cháu Tiên, người Việt dọc dài mấy ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng giữ được bản lãnh quật khởi của dân anh hùng. Tuy bé nhỏ mà nội lực
thâm hậu. Ngựa cao mười tám thước cũng như mười tám đời Hùng Vương ám chỉ toàn dân trong Cửu Tộc, tượng trưng bằng Cửu Đỉnh.
Sức quật khởi phi thường gấp đôi bình thường (2 lần 9 là 18). Phù Đổng Thiên Vương đánh tan giặc Ân, không cai trị và hưởng lợi lộc,
mà bay lên Sóc Sơn, bỏ áo lại bay lên trời.
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh cũng chỉ nói lên sức vươn
lên của Việt tộc trong khi lâm
biến. Nước càng dâng cao, núi lại càng vươn cao hơn. Lịch sử đã chứng minh tinh thần quật khởi ấy. Gần một nghìn năm đô hộ Tàu, cha ông ta
vẫn khôi phục, đánh đuổi kẻ áp bức. Một trăm năm đô hộ Pháp cũng tan. Rồi bây giờ 50 năm đô hộ cộng sản, dân ta vẫn không lui bước.
Sau 50 năm bị trói buộc áp bức, dân ta nghèo khổ, nhưng vẫn không bị xích hoá. Nhất là dân công giáo, vẫn thản nhiên vững niềm tin,
không chịu lập giáo hội tự trị, khong khi đó chưa một nước cộng sản nào trên thế giới, sau mười năm mà không ly khai Giáo Hội Roma.
tinh thần tương thân kết đoàn cũng là đặc tính của dân ta. Nói như thế có nhiều người phản ứng chống đối, vì đang nhìn thấy trước mắt
những hiện tượng chống phá nhau, chi rẽ nhau; hơn nữa còn tìm hết cách loại trừ nhau, tiêu diệt nha. Có truyện đó là vì thế nhân
đa sự ngày nay đã quên mất gốc, mất tinh thần dân tộc. Khởi đầu lập quốc từ thời Âu Cơ Lạc Long. Tuy là một bên Mẹ Tiên,
một bên Cha Rồng; năm mươi con trai theo Bố về Thủy quốc; năm mươi con theo Mẹ làm chủ trên mặt đất. Lời Bố Rồng đã trở thành
Hiến Chương Lập Quốc:
"Ta đem năm mươi trai về Thủy Phủ phân trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở lại mặt đất,
chia đất mà cai trị; dù lên núi xuống nước, nhưng khi hữu sự, thì cùng nghe, không được bỏ nhau".
Rõ ràng: thủy địa đôi ngả, âm dương cách trở, hoàn cảnh khác biệt, nhưng phải một lòng một
dạ với nhau xây dựng hoà bình ấm no. Khi hữu sự thì cùng nghe nhau, quyết không bỏ nhau. Đó là hiến chương, hiến pháp như một mối dây
thân tình thắt buộc con rồng cháu Tiên suốt mười tám thờ Hùng Vương có cả hai nghìn năm dư. Dòng giống Việt lúc nào cũng tôn trọng
và nhất tâm duy trì sự tương thân tương ái, đoàn kết trong thời bình cũng như thời loạn. Qua những hoàn cảnh đại loạn, tinh thần
đoàn kêt đã giúp cha ông ta vượt thắng tất ca. Những mấu chốt lịch sử: Hai Bà Trưng, Triệu Nương Tử, Lê Lợi, Ngô Quyền,
Trần Hưng Đạo, nhất là Hội Nghị Diên Hồng là những tang chứng lịch sử cụ thể cho Tinh Thần đại đoàn kết của dân tộc Việt.
Sở dĩ có sự phân tán giữa người Việt khắp nơi ngày nay là do hoàn cảnh bị trị ba lần bốn lượt.
Người cai trị luôn luôn gieo tinh thần chia rẽ để phân tán lực lượng, để tránh hiểm hoạ nổi dậy. Dù sao đi nữa, đặc tính của người Việt muôn
thủa vẫn là sự đoàn kết tương thân; sự chia rẽ chỉ là một tai nạn trên đường chính trị. Đã là tai nạn, thì rồi sớm muộn gì rồi cũng tai
qua nạn khỏi. Điều quan trọng là người Việt cần phải đề phòng những mưu mô của cộng sản, không còn đủ sức để xây dựng, nên gia
công phá đổ những công việc của người Việt quốc gia bằng gây chia rẽ phân tán.
Ngay Thẳng Trung Thực
Đây là đức tính truyền thống của dân tộc Viẹt từ thủa lập quốc. Vốn là dân tộc sống theo triết
lý nông nghiệp, nên tính tình ngay thẳng trung thực, nhiều khi đến chất phác. Trong đời sống nông nghiệp họ tuân theo Kẻ Sĩ là người sống
theo đạ Thánh Hiền. Trong dân sinh, có bốn nghề chính lá Sĩ Nông Công Thương. Một khi trọng Sĩ, thì ưa thích những điều ngay chính đúng mực,
vì Kẻ Sĩ là mô phạm của đạo Thánh Hiền, tôn trọng những điều Đức Chân Thiện Mỹ. Tinh thần Thượng Nông cũng đòi người dân phải biế Thiên thời,
Địa lợi, Nhân hoà. Thiên thời đòi phải thành tâm; Địa lợi cần giữ đúng lề lối thiên nhiên; Nhân hoà tất nhiên đòi phải trung tín thành thực.
Truyện Tiên Dung Chử Đồng Tử thực sự là mẫu mực đạo nghĩa và trung thực. Tiên Dung tự hối, chờ
lệnh Cha và sẵn sàng đón mệnh là trung thành.Chính nhờ lòng trung thành ấy, mà Trời thương phù trợ cho thoát nạn. Chử Đồng Tử không ham phú
quý, tìm Thầy học đạo, được hiền tăng trao ban Gậy thần nón thánh, được Trời phù hộ thoát nạn và nên vinh hiển. Sự thật bao giờ cũng thắng.
Truyện Dưa Hấu cũng nói rõ tấm lòng chân thực của An Tiêm. Vua Hùng đã nói: "Nó bảo là vật tiền thân của nó, thực là không nói dối vậy".
Sau này ca dao cũng xác nhận điều ấy:
Của Trời tám vạn nghìn tư,
Hễ ai ngay thật thì dư của Trời.
Tinh thần hiếu hoà cũng là dấu ấn của dân Việt và là kết quả
của nền triết lý nông nghiệp. Nếp sống nông nghiệp là nếp sống tập thể: cùng làm cùng nghỉ, cùng ăn cùng chịu và cùng vui với nhau; khi mưa
thuận gió hoà, khi hạn hán thủy tai, cùng chia sẻ vui mừng và lo âu với nhau. Đời sống xã hội vì thế luôn luôn giao hoà, gọi là hiếu hoà.
Đi đến đại hoà gọi là thái hoà.
Truyện Bánh Dầy Bánh Chưng đủ nói lên tinh thần hoà hợp giữa Âm Dương, giữa nam quyền và nữ quyền.
Đồng thời cũng nêu lên dòng triết lý bao la như trời đất, mà lại gần gũi thực tế như miếng ăn. Bữa ăn là một căn cứ kết giao,
là một chân trời thái hoà. Cha ông đã dạy con cháu: Dĩ hoà vi quý. Hoà hợp trong gia đình: thuận vợ thuận chồng, như trong
truyện Âu Cơ Long quân, truyện Trầu Cau; Hoà hợp ngoài xã hội: người trong một nước phải thương nhau cùng, như truyện Tiên Dung
Chử Đồng Tử lập phố buôn bán cho nhân sinh phồn thịnh; Hoà hợp giữa giầu nghèo, qúy tộc và nhân gian, như truyện Công Chúa Tiên Dung
cưới người dân khố rách áo ôm họ Chử. Hoà hợp giữ quốc tế, như truyện Mị Châu Trọng Thủy hay Chim Bạch Trĩ.
IV - Ý Nghĩa Huyền Thoại Trong Văn Hoá Việt Nam
Văn hoá là nếp sống của con người được biểu hiện qua các lãnh vực nhân sinh, như tôn giáo,
phong tục, giao tế, tính tình, tư tưỏng, giáo dục, xã hội, kinh tế, chính trị v.v. Có thể cho rằng: Văn hoá là mức độ của văn minh.
Chính vì Huyền Thoại biểu lộ tất cả các phương diện trên, cho nên Huyền Thọai đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá của một dân tộc.
Qua kho tàng Huyền thoại việt Nam, chúng ta thấy các dòng triết lý, căn bản cho văn hoá được
khơi nguồn một cách đầy đủ và xác thực. Chúng ta có thể khai thác ba dòng Triết Lý bắt nguồn từ Viêt Tộc.
It nhất có thể khai quật ba dòng triết lý căn bản: Triết lý Tam Tài, Triết lý Âm Dương và Triết lý Nông Nghiệp.
Ba dòng triết lý này được thể hiện qua các Huyền Thoại, nhưng nguồn mạch đến từ đâu ?
Để trả lời chúng ta phải trở về nguồn tài liệu của Bách Việt qua tập tài liệu Cổ bằng Nho văn:
Bách Việt Tiên Hiền chí
bách việt tiên hiền chí
là tập ách quý trích trong đại Bộ Lĩnh Nam di thư của Trung Hoa. Đây là tài liệu ruột cho các nhà khảo cổ và nhân chủng học,
cũng như cho các nhà Văn Hoá Việt Học đang xây dựng cho Việt Nho Việt Triết. Chúng tôi long trọng giới thiệu: chúng ta còn đường
đi và những chứng tích linh động của tư tưởng Việt Tộc hay Bách Việt qua tập tài liệu quý giá này.
Bách Việt Tiên Hiền Chí do Âu Đại Nhậm, tự Trịnh Bá, đời Minh tuyển sọan.
Sách bao gồm 102 Hiền Triết Bách Việt: Âu Trị Tử, Trù Vô Dư, Âu Dương, Kế Nhi, Phạm Lãi, Tiết Chúc, Trần Âm, Chư Kê Dĩnh,
Cao cố, Sử Lộc, Mai Quyên, Công Sư Ngung, Trương Mãi, Trịnh Nghiêm, Điền Giáp, Hà Di, Tất Thủ, Nghiêm Trợ, Chu Mãi Thần,
Đặng Mật, Tôn Miêu, Ngô Bá, Trịnh Cát, Hà Đan, Mai Phúc, Nghiêm Quang, Trần Nguyên, Vương Sung, Bao Hàm, Dương Phù,
Trương Trọng, Dương Phấn, Đặng Thịnh, Chung Ly Ý, Hứa Kinh, Kỳ Mẫu Tuấn, Chiêu Mãnh, Trần Lâm, Trầm Phong, Cố Phùng,
Công Tôn Tùng, Trịnh Hoành, Trần Hiêu, Thái Luân, Lý Tiến, Long Khâu Trường, Từ Hủ, Đạm Đài, Kính Bá, Lưu Yến, Mạnh Thường,
Hoàng Xương, Bành Tu, Nguyễn Lang, Từ Trưng, Trương Vũ, Thân Sóc, Lục Tục, Đường Trân, Đới Tựu, Chu Tuấn, Tạ Di Ngô,
Hạ Thuần, Đổng Chính, Sơ Nguyên, Triệu Trường, Quân Vi Thuyết, La Uy, Đường Tụng, Đốn Kỳ, Đinh Mật, Nhan Ô, Phí Phiếm,
Từ Trĩ, Quách Thương, Diêu Tuấn, Đổng Phụng, Ngu Quốc, Đổng Âm, Hoàng Hào, Đinh Mậu, Y Nha, Từ Đăng, Thịnh Hiến,
Trầm Du, Diêu Văn Thức, Ngô Nương, Hoành Nghị, Sĩ Tiếp, Ngu Phiên, Lý Tổ Nhân, Vương Phạm, Hoàng Thư, Đào Đình,
Tẩy Kính, Nguyễn Khiêm Chi, Liêu Xung, Phùng Dung, Vi Thiện Đạo, Mặc Tuyên Khanh, Dương Hoàn.
Trong số này có nhiều nhân vật quen thuộc, như Phạm Lãi, Chu Mãi Thần, Trịnh Cát,
Vương Sung, Trương Trọng, Lý Tiến, chung Ly Ý, Mạnh Thường, Tạ Di Ngô, Vi Thiện Đạo v.v.
Tư tưởng bật nổi của các vị Tiên
Hiền đó quy về các đề tài chính: Lý thuyết Âm Dương, Triết lý Tam Tài, Đạo sống Quân Tử, Triết lý Nông Nghiệp, Đạo sống thiên nhiên...
Ta thử đọc bài Tựa của Bách Việt Tiên Hiền Chí: Hai chữ và là một.Vũ Cống là một miền vuông
vắn ngoài Dương Châu, từ Ngũ Lĩnh tới bờ biển.Đó là miền của Việt Tộc, khởi thủy từ thời vua Vũ, làm thành các nước chư hầu Bách Việt.
Thiếu Khang lúc ấy phong Yến Tử ở miền Hội Kê, thờ vua Vũ. Họ xâm mình cắt tóc, phá hoang lập ấp tại đây. Cách hai mươi đời sau,
Việt Câu Tiễn, một thường dân nổi lên diệt Ngô, xưng Vương, đóng đô ở Lang Gia, trở thành một nước hùng cường một phương.
Câu Tiễn suốt sáu đời, gia công đánh Sở. Sở rất mạnh về Thương mại đánh bại Câu Tiễn dồn về Lang Gia, dừng bước ở miền Đông.
Vũ Việt phân tán các con mỗi người một nơi: kẻ xưng vương, người xưng chủ khắp miền duyên hải Giang Nam, thần phục nước Sở.
Đó là Bách Việt, phân chia bờ cõi từ Dương Châu, Hội Kê xuống Nam. Nhờ thực tài xem thiên văn và bói chim, sau cùng diệt được
Sở Vương. Câu Tiễn thâu hồi cả miền Dương Việt lập thành ba quận, gọi là Nam Hải, Quế Lâm và Tự3ong Úy. Con cháu sau
này quy phục Hán tộc. liên hợp các miền thành: Thương Ngô, Uất Lâm, Giao Chỉ, Cửu Chân, Đam Nhĩ, Châu Nhai,tất cả là 9
Quận Từ miền Nam Việt tớiđịa giới Bắc Cô Tư, Hội Kê gọi là Phù Việt, Phía Đông từ miền hoang vu tới Chương tuyền gọi
là Mân Việt. Từ biển Đông, kinh đô Vương Diêu tới Vĩnh Gia gọi là Âu Việt. Từ sông Nhượng, sông Tương, sông Ly nước
Tống tơi miền Nam gọi làTây Việt. Từ Tang Ca tới miền Đông ôn hoà thư thới gọi là Lạc việt. Người Hán tộc cho rằng:
người Việt ở miền duyên hải có nhiều đồi mồi, tê giác, đá ngọc, bạc đồng, trái cây, vải vóc.
Tuy nhiên Việt tộc được chung đúc bởi dương khí, cho nên nhân văn, mũ áo lễ nhạc không giống
lễ giáo Đường Ngu. Sau này tôi nghe có vị thái sư Nam Giao nói rằng: người Việt tuy man di, nhưng từ đầu đã có công đức với nhân dân lắm.
Sách Xuân Thu Viết: "Câu Tiễn ở Ư Việt vào nước Ngô. Lúc ấy họ rất khổ sở vất vả, nhưng lạ có nhiều mư kế thâm sâu, bền chí giữ liêm sỉ,
nghe theo mệnh lệnh Trung quốc mà tôn nhà Chu, theo Hán Tộc từ đó cho đến sau này".
Sau này có Sô Thị gọi là Diêu Triệu thâu hồi dân Việt chung quanh, được tán thưởng cho
tới thời Lưu Thị, lập thành hai Kinh Đông Tây. Thần dân của Việt tộc có công nghiệp văn chương rải rắc khắp bảy tám dặm miền duyên hải
Giao Châu đã đem lại nhiều ích lợi.
Vì thế, sử sách từ Chu đến Hán đã ghi chép Việt tộc có hành 120 Đại Hiền Tiểu Hiền.
Từ thời Chương vũ Hoàng Sơ tới Đường Tống thu hồi lại tất cả, gọi là bách việt tiên hiền.
Lời tưạ của Âu Đại Nhậm
Năm thứ 33 đời Gia tĩnh,
tháng 11 ngày 21 - (Minh Thế Tông năm 1522)
Qua bài tựa này, chúng ta cũng nhận
định nhiều ưu thế của Việt tộc:
1. Đã có một thời Việt Câu Tiễn diệt Ngô, xưng Vương, hùng cứ một phương.
2. Họ đã làm chủ suốt miền Giang Nam.
3. Có thực tài xem thiên văn và bói chim.
4. Thần phục nước Sở, thâu hồi cả miền Dương Việt lập thành ba Quận.
5. Việt tộc miền duyên hải có nhiều đồi mồi, tê giác, đá gọc, bạc đồng, trái cây, vải vóc.
6. Người Việt được chung đúc bởi dương đức, cho nên nhân văn, mũ áo lễ nhạc không giống Đường Ngu.
Phải chăng hay hơn, vì có dương đức.
7. Người Việt lúc ấy rất vất vả khổ sở, nhưng lại có nhiều mưu kế thâm sâu, bền chí giữ liêm sỉ.
8. Lập thành hai Kinh Đông Tây, tức là Quảng Đông Quảng Tây.
9. Thần dân của Việt tộc có công nghiệp văn chương rải rác khắp bảy tám dặm miền Giao Châu, đã đem lại nhiều ích lợi.
10. Cả hơn mười tộc Việt bị đồng hoá với Hán tộc, chỉ trừ Lạc Việt và Việt Thường tự cường không bị thâu hoá, mà tồn tại thành nước Việt Nam ngày nay.
Đó là những điểm ưu việt của dân anh hùng là Việt Nam, dưới mắt người Trung Hoa tức Hán tộc xưa.
Nhưng điều quan trọng là Việt Tộc có hàng 120 Đại Hiền Tiểu Hiền đã đóng góp cho văn hoá Hán Tộc và làm thành Truyền Thống Văn Hoá của
Việt Nam.
Triết Lý Âm Dương
Triết lý âm dương được
xuất hiện dưới ngòi bút của các vị Tiên Hiền, như Kế Nhi với luật âm dương Ngũ hành, Dưỡng Phấn với hậu quả của Âm Dương.
Dòng triết lý này được thể hiện qua huyền thoại Bánh Dầy Bánh Chưng với ý nghĩa âm dương vuông
tròn như Thiên Địa. Long Quân và Âu Cơ hay Tiên Dung Chử Đồng Tử là những cặp Âm Dương hoà hợp rất tương xứng: Nhất âm nhất dương chi
vị đạo (Hệ tư thượng).Âm Dương là hai yếu tố sinh tồn và biến hoá. Triết lý âm dương phát sinh Ngũ Hành: Thủy Hoả Thổ Kim Mộc.
Nhờ vậy mới có bién hoá trong trời đất. và như thế là có tiến bộ. Âm Dương cũng là nền tảng cho cuộc sống con người: tình cảm,
tâm tư và ước vọng, nguồn mạch của văn chương tư tuởng, cũng là nguồn mạch của văn hoá. Đối vớ Việt tộc, khởi đầu Âm làm chủ:
Âu Cơ, Mỵ Nương, Tiên Dung, Ma Cô mở đầu cho tình cảm, phu phụ, gia đình, làng xóm. Lần lần chuyển sang Dương Chủ: 18 đời Hùng Vương.
Sau cùng mới đến Âm Dương giao thoa: Phu xướng phụ tòng và Phu Phụ tương hành tương tại. Do đó phát sinh Quân bình Âm Dương.
Đã quân bình âm dương, thì có giao hoà toàn diện.
Về phương diện trường sinh, Y Đạo của Việt tộc là thể hiện và hoàn
thành lý thuyết Quân bình Âm Dương. Truyện Thôi Vỹ minh chứng cho Y Dạo Thiên nhiên. Ma Cô Tiên Nữ trao cho Thôi Vỹ một lá
Ngải để trị bệnh. Bất cứ bệnh gì, đốt lá ngải lên cứu đều khỏi bệnh. Lá Ngải chính là dược thảo thiên nhiên có hoạt chất âm dương
điều hoà, chữa được bách bệnh. Vì thế nghề Cứu Trị là của Việt tộc, được Tiên Thánh trao ban để cứu nhân độ thế.*
* Nghề Cứu Trị của Viêt Nam hiện nay tinh vi và hiệu nghiệm hơn phương pháp cứu trị
của Trung Hoa và Nhật bổ. Thuốc cứu Trung Hoa chỉ có 3 vị, thuốc cứu Nhật Bản 7 vị, còn thuốc cứu Thôi Vỹ gồm tất cả 13 vị:
Xuyên sơn giáp, Bắc mộc hương, Xương truật, Phòng phong, Tiểu hồi, Một dược, Nhũ hương, Nhục quế, Can khương, Bắc trầm hương,
Bắc xạ hương, Long não, NGẢI DIệP.
Triết lý tam tài trong khối Viễn Đông rất bàng bạc.
Trung Hoa Nhật Bản trình bày TAM TÀI với tính cách thực tại hơn là Triết lý. Trung Hoa có đại bộ Tam Tài đ2ò hộỰ gần 4000 trang,
nhưng đó chỉ là liệt kê tổng quát theo hiện tượng: Thiên văn, Địa văn và Nhân văn mà thôi. Nhật Bản có 2 tập nhỏ (20 trang,
30 trang cỡ nhỏ) nói về Âm Dương áp dụng vào y lý. Việt Nam ta từ hồi Việt tộc, các Tiên Hiền đã nói về Tam Tài như là những thế
lực cấu tạo, bảo tồn và phát huy vạn vật. Các Huyền Thoại cũng nói lên nhiều ý nghĩa Tam Tài.
Các Tiền Bách Việt như: Đại Phu Chủng, Phạm Lãi, Chư Kê Dĩnh, Trịnh Nghiêm, Điền Giáp,
Dương Phù, Tạ Di Ngô đã trình bày Tam Tài Thiên Địa Nhân là ba căn cơ cho Thiên Đạo, Địa đạo và Nhân đạo. Nhờ đó Việt tộc từ nhàn xưa
đã xây dựng Chủ Đạo Nhân bản tâm linh, là truyền thống Văn Hoá của ta ngày nay. Con người là sức mạnh của Trời Đất: Thiên Địa chi đức.
Con người là chủ nhân ông trong vũ trụ, được Trời che Đất chở: Thiên phú địa tái. Con người khám phá những Thiên Văn, khai quật
những địa văn, để tô điểm cho nhân văn được tươi đẹp phong phú.
Hầu hết các Huyền Thoại đều nói lên tính cách tam hợp
của triết lý Tam Tài hay Tam Tài Đạo. Con người mang tính Trời, ăn ngay ở lành đều được Thiên Đức là Tiên Thánh phù hộ.
Những thế lực gây hại cho con người đều bị loại trừ. Con người bao lâu còn giao hoà với Trời Đất, theo luật thiên nhiên của Trời Đất,
thì luôn luôn an cư lạc nghiệp và bình an thư thái. Tất cả những gì phản nhân đạo đều bị tiêu diệt. Nhiều khi Mệnh Trời đa đoan
cũng chiều theo nhân tâm phúc đức. Đó là triết lý nhân bản của Việt Nam. Truyện cổ tích và các truyện thời đại cùng với tục ngữ ca
dao cũng là những chứng cớ xác nhận đạo sống ấy. Vì có doà điệu giữa Trời Đất và Người, cho nên con người giữ được đạo sống quân
bình và toàn diện. Nhờ vậy, văn hoá truyền thống vẫ là Văn Hoá nhất quán và giao hội. Những nền văn hoá "duy, chủ" không hợp
với Việt Nam. Chính vì thế, cộng sản không thể ăn sâu vào mảnh đất nhân bản tâm linh này được. Nếu có xâm nhập, cũng không bền lâu,
vì Thiên bất thời, Địa bất lợi và Nhân bất hoà.
triết lý nông nghiệp
Cũng theo triết lý Tam Tài, mà có Triết Lý Nông Nghiệp.
Con người nhờ Trời cho "mưa nắng phải thì " và đất cho "màu mỡ phì nhiêu", con người canh tác mặt đất, cho phong đăng hoà cốc.
Đề ra dòng triết lý này có các Hiền Triết Kế Nhi, La Uy, Đường Tụng: Nông nghiệp vi bản. Nhờ đời sống nông nghiệp, xã hội người
Việt sống an vui, bình thản. Có những tháng miệt mài canh tác, rồi tiếp theo những tháng thu hoạch, nghỉ ngơi, hội hè.
Đời sống không ồn ào, xô bồ, tranh chấp, móc, khô khan. Đây là một xã hội bình sản, vì ai cũng no đủ. Nếp sống không giầu,
mà cũng không thiếu thốn. Vì thế tính tình trung hậu, hoà vui.
Đọc các Huyền Thoại Bánh Dầy Bánh Chưng, Truyện Dưa Hấu,
người Việt cảm thấy ấm cúng trong bầu không khí "xóm làng an vui" với lúa gạo và hoa trái thơm ngon. Theo truyền thống ấy,
mỗi nhà đều có ruộng lúa xinh tươi, vườn rau ao cá và vườn cây hoa trái bốn mùa. Đời sống nông nghiệp "cây nhà lá vườn" là căn bản,
nhưng v6i óc thích nghi, họ vẫn có thể làm bất cứ nghề gì. Tứ Dân: Sĩ nông công thưong Luôn luôn hoà hợp. Tuy nhiên là dân tộc hiếu học,
hơn nữa đời sống nông nghiệp bình dân rất trọng Kẻ Sĩ. Kẻ Sĩ trong làng nắm giữ những công việc "ích quốc lợi dân". Họ lo cho dân trí,
dân đức và dân sinh. Các công việc giấy tờ hộ tịch, lập công lập đức và y tế là do Kẻ Sĩ. Vì thế mọi người đều trọng Sĩ, thượng Nông,
khuyến Công và Chấp Thương.
Thôi Vĩ là một Kẻ Sĩ phục vụ dân nghèo, có tiên dược trị liệu cho bá tính; Chử Đồng Tử thuộc giới nghèo,
cũng tìm Thầy học Đạo, làm Kẻ Sĩ, làm việc xã hội giúp dân gian luôn bán làm ăn. Tứ dân sống hoà hợp, nâng đỡ nhau. cùng nhau làm việc,
cùng đồng lao cộng lực, xây dựng đời sống xóm láng an vui; rồi hội hè đình đám, hát xướng ăn chơi, mỗi ngày mỗi thăng tiến về
mọi phương diện văn hoá. Nhờ vậy một nền văn chương bình dân đã xuất hiện do các cuộc hát Đúm, hát Trống Quân, hát Ví, khiến các
văn hữu ngoại quốc, như Roland Dorgelès đã kinh ngạc qua câu nói xác tín: Người Việt là một dân tộc thi sĩ (un peuple poétique).
KẾT LUẬN
Chúng ta vừa qua một chuyến đi thăm lại
quê hương đất nước từ thủa khai nguyên, như vừa kết thúc một cuộc hành hương về Đất Mẹ. Từ thủa khai nguyên minh mạc, với những huyền
thoại bí ẩn, với những nhân vật nửa Người nửa Tiên, với những nhân vật lỗi lạc đồng hương, đồng chủng, đồng nguyên khí của Tiên Rồng.
Cuộc hành hương tuy chưa hạt ý thoả tình, nhưng dù sao cũng đã đem lại cho chính ta những hiểu biết căn bản vắn gọn về một dân tộc biến
thiên nhất trong lịch sử nhân loại.
Chúng ta hiểu biết phần nào sự phát xuất của dân tộc do một truyền thống thần tiên cao qúy,
do bàn tay Tạo Hoá nhiệm màu. Mảnh đất của ta là mảnh đất gấm hoa, có sông dài biển rộng, có rừng rậm núi cao, bốn mùa thay đổi điều hoà.
Là con dòntg cháu giống, dân tộc ta nhờ Trời tự tay tạo lập đời sống theo trriết lý và đạo sống linh thông thực tế. Truyền thuyết cho rằng:
Hùng Vương khi thấy thần dân sinh sôi nẩy nở vô số, liền đúc thành 1600 trống đồng, trao cho mỗi tộc một trống, để nhờ âm thanh và
ánh sáng và những chứng tư ghi trên mặt trống, để sinh động và tự tồn. Trống Đồng vì thế trở thành truyền thống văn hoá của dân tộc Việt.
Truyền thống văn hoá ấy cùng với các huyền thoại trở thành hiến chương lập quốc, hưng quốc và phục quốc cho muôn thế hệ mai sau.
Những đức tính cao quý thâm hậu: tôn trọng đạo nghĩa, tương thân kết đoàn, trung thực thẳng ngay. Đời sống nông nghiệp giao hoà,
hiền hậu, Tứ dân liên kết hoà mục. Kẻ Sĩ thay Trời lập công lập ngôn lập đức, nhân dân thay đất khai thác phồn vinh. Dân Anh Hùng
đời đời là dân đầy bản lãnh, thông minh và nhân đức. Lịch sử tuy mang nặng "mối sầu thiên vạn cổ", nhưng vẫn đấu tranh kiêu hùng,
để sống còn sống mạnh và thăng tiến.
Tuy nhiên những tai nạn chính trị đã từng gây nên biết bao đổ vỡ bi thương. Nhờ ơn Trên và Tiên
Tổ phù hộ, người Việt
vẫn tồn tại và từ từ vá lành những rách nát, để phục hồi và vươn lên. Dân ta đang hoà mình với thế giới, cùng bước vào quỹ đạo thế giới,
để vươn lên, để phục hồi và thăng hoa. Nhân tài không thiếu, chỉ sợ thiếu ý chí tái tạo trong tương thân tương nhượng.
Không thiếu tài nguyên, chỉ sợ thiếu những bàn tay trong sạch, mẫn cán điều hành những tài nguyên ấy. Tinh thần dân tộc không thiếu,
chỉ sợ thiếu tinh thần phục vụ đúng mức. Không sợ thiếu những khối óc bàn tay đầy năng lực xây dựng, mà chỉ sợ những khối óc vọng
ngoại và những bàn tay đập phá thiếu tình tự dân tộc.
Hôm nay trước oai linh Tiên Tổ, trước khí thế Tiên Rồng, chúng tôi
với bàn tay thô thiển chỉ muốn gióng lên một tiếng chuông chiêu hồi Hồn Nước. Với khối óc hèn mọn chỉ muốn tâm niệm rằng:
Dân Tộc đời đời vẫn tồn tại. Với làn môi chân thành, chỉ muốn tụng niệm rằng: "Mẹ Việt Nam ơi, chúng con hãy còn đây" !_