Việt Văn Mới
Việt Văn Mới




        

HUYỀN SỬ HỒNG BÀNG VÀ
NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM

  


G iai đoạn lịch sử 2000 năm gần đây với dân tộc Việt là giai đoạn của những biến động, khởi nguồn từ sự thất bại trước sự xâm lược của người Hán khiến tộc Việt rơi vào vòng lệ thuộc, tới khi giành lại được độc lập lại liên tục xảy ra các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm rồi nội chiến cũng như 100 năm thuộc Pháp, những biến động đó đã phần nào làm mờ nhòa nguồn gốc của người Việt. Nhưng dù đã trải qua nhiều biến động như vậy, thì tâm thức người Việt vẫn luôn tự hào mình là con Rồng cháu Tiên. Sự tự hào đó có ý nghĩa kế thừa từ truyền thống được truyền lại xa xưa, và nó ẩn chứa trong mình cả cội nguồn của dân tộc.

Bức tranh về nguồn gốc dân tộc Việt Nam cho tới thời điểm này đã trở nên rõ ràng với các nghiên cứu di truyền và khảo cổ học được công bố trong thời gian gần đây, không còn mờ ảo, bất định như trong các giai đoạn trước. Các nghiên cứu di truyền, khảo cổ đã cùng làm sáng tỏ nguồn gốc của dân tộc Việt, và chúng cũng đồng thời chứng minh tính thực tế của huyền sử Hồng Bàng. Huyền sử Hồng Bàng, một trong những di sản của tộc Việt mà người Việt ngày nay còn giữ gìn được, có vai trò rất quan trọng để chúng ta có thể tìm lại được nguồn gốc thực sự của tộc Việt và của dân tộc Việt.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo cứu đồng thời hai vấn đề quan trọng: nguồn gốc dân tộc Việt và nguồn gốc họ Hồng Bàng, với huyền sử đóng vai trò trung tâm, bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ khảo cứu các vấn đề về nguồn gốc dân tộc Việt Nam qua nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Chúng tôi sẽ lấy các nghiên cứu di truyền và khảo cổ học làm cơ sở nghiên cứu, từ đó đối chiếu, so sánh với huyền sử Hồng Bàng để chứng minh tính thực tế của huyền sử, cũng như làm rõ các vấn đề liên quan về nguồn gốc dân tộc Việt.

I. Nguồn gốc dân tộc Việt và nguồn gốc họ Hồng Bàng:

Nguồn gốc dân tộc Việt là một bộ phận của nguồn gốc của cộng đồng tộc Việt, sự hình thành cộng đồng tộc Việt được tiếp nối với sự hình thành dân tộc Việt Nam, do đó chúng ta đi tìm nguồn gốc dân tộc Việt cũng sẽ góp phần vào việc xác định nguồn gốc tộc Việt và họ Hồng Bàng.

Các nghiên cứu về di truyền trong những năm gần đây đã thể hiện khá rõ ràng nguồn gốc tộc Việt và dân tộc Việt, họ có nguồn gốc từ châu Phi, di cư tới Việt Nam và Đông Nam Á theo hai đợt vào 60.000-30.000 năm trước ngày nay [1][2]. Các cư dân cổ rời khỏi châu Phi này đã sinh sống tại miền Bắc Việt Nam và Đông Nam Á, với nhiều di tích tìm được tại các thời văn hóa Sơn Vi và Hòa Bình, trong đó nổi tiếng nhất là văn hóa Hòa Bình với kỹ thuật rìu đá nổi tiếng của người Hoabinhian có địa bàn trải rộng khắp vùng Đông Nam Á.

hoabinhian
Bản đồ phân bố của văn hóa Hòa Bình. [Chú dẫn bản đồ: 1. Đường gạch chéo: khu vực văn hóa Hoabinhian được nói trong bài; 2. Các chấm tròn: các khu vực có đá đục lỗ; Các chấm vuông: các khu vực có táng với tư thế nằm co; 3. Vòng tròn màu đỏ: khu vực tiềm năng có người cao; vòng tròn màu xanh: khu vực tiềm năng có mộ có nắp.] [Nguồn: dẫn]

Cộng đồng cư dân cổ rời khỏi châu Phi sinh sống tại Việt Nam và Đông Nam Á trong nhiều nghìn năm, phát triển qua các giai đoạn đồ đá, trước khi những sự kiện quan trọng diễn ra, bao gồm giai đoạn băng hà diễn ra trong khoảng 33.000 – 20.000 năm cách ngày nay, khi đó trái đất trở nên lạnh giá, mực nước biển xuống sâu dẫn đến các vùng thềm lục địa nông lộ ra, trong đó có vùng đồng bằng sông Hồng nối liền với đảo Hải Nam và đồng bằng sông Châu.

Principal-geographical-and-geological-features-of-Sundaland-and-the-surrounding-region (1)
Bản đồ minh họa thềm lục địa lộ ra khi mực nước biển xuống thấp cực đại. [3]

Tới khoảng 20.000 năm trước, thì khí hậu trái đất ấm hơn, đặc biệt là vùng nhiệt đới như Đông Nam Á, mưa nhiều hơn khiến hệ thực vật, động vật sinh sôi nảy nở phong phú, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cư dân cổ Đông Nam Á. Cư dân cổ tại đây đã sinh sống trong khoảng 8000 năm, phát triển đời sống định cư với việc thuần hóa lúa nước, nghiên cứu gen lúa đã chứng minh lúa nước được thuần hóa tại vùng đồng bằng sông Châu. [4]

Nhưng tới khoảng hơn 12000 năm trước, nước biển bắt đầu dâng trở lại, khiến vùng đồng bằng rộng lớn tại vịnh Bắc Bộ dần dần chìm xuống biển, khiến cư dân tộc Việt đã phải di cư lên phía Bắc để tìm đất sinh sống. Nghiên cứu di truyền đã thể hiện dòng di cư này, diễn ra vào hơn 12000 năm trước trong đợt biển tiến. [5]

Cư dân cổ Đông Nam Á đã di cư rất xa lên phía Bắc, một nhóm định cư tại vùng Động Đình, Dương Tử, có nhóm đã đi lên vùng Bắc Đông Á [5]. Đây chính là khởi nguồn cho sự phát triển và hình thành của cộng đồng tộc Việt tại vùng Đông Á. Lúa nước đã được các cư dân cổ Đông Nam Á đem lên vùng Động Đình Dương Tử, đây là nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của nông nghiệp lúa nước. Vùng hạ lưu Dương Tử cũng là nơi tìm thấy dấu tích lúa nước thuần hóa sớm nhất thế giới có niên đại vào khoảng 12000 năm, trùng khớp với thời điểm di cư của người cổ Đông Nam Á. [6]

Untitled1f
Dấu tích lúa tìm thấy tại các di chỉ Xiaohuangshan (~9000 năm BP) (a, b) và Shangshan (c, d) (~ 11000 năm BP), tại vùng hạ lưu Dương Tử, tỉnh Chiết Giang. [6]

Cư dân di cư lên vùng Bắc Đông Á và Động Đình, Dương Tử khi đó có thể đã có ý thức cộng đồng, có sự liên hệ với nhau qua nhiều giai đoạn. Nghiên cứu di truyền mới đây của Chao Ning và cộng sự năm 2020 cũng đã thể hiện dòng di cư từ vùng Động Đình, Dương Tử lên vùng Bắc Đông Á trong khoảng hơn 7000 năm trước. [7]

Cư dân tiền Việt tại vùng Bắc Đông Á sau đó đã di cư về vùng Động Đình, Dương Tử để hình thành tộc Việt vào khoảng 5300 năm trước, xây dựng nên văn hóa Lương Chử và sau đó là Thạch Gia Hà.

cc6a1-ce1baa5u-di-truye1bb81n-ngc6b0e1bb9di-vie1bb87t
Gen người Việt, người Dai, hai nhóm hậu duệ của tộc Việt ngày nay có tỉ lệ: 60% gen Dương Tử, 30% gen Bắc Á (Devil’s Cave), và 10% gen Hòa Bình cổ, thể hiện cho sự hợp nhất của hai nhóm dân cư Bắc Đông Á và Nam Đông Á tại vùng Động Đình, Dương Tử. [8]

Tới hơn 4000 năm trước, thì tại vùng Động Đình, Dương Tử đã xảy ra nạn hạn hán, khiến cư dân tộc Việt phải di cư về Lĩnh Nam và Việt Nam cũng như Đông Nam Á, trong đó nhóm chính đã trở về Việt Nam. Các nghiên cứu di truyền cũng đã chứng minh dòng di cư này của tộc Việt. [9][10]

Đó chính là đoạn đầu của nguồn gốc dân tộc Việt và tộc Việt, cư dân tộc Việt đã phát triển liên tục trong nhiều nghìn năm, khởi nguồn từ Đông Nam Á, đã hình thành ý thức cộng đồng, sau đó đã di cư lên vùng Bắc Đông Á và Động Đình, Dương Tử, hai nhóm ở hai vùng có sự cách biệt nhưng vẫn liên hệ với nhau, để rồi họ đã hợp nhất trở lại và hình thành tộc Việt tại vùng Động Đình Dương Tử, hình thành ý thức dân tộc và ý thức cội nguồn khá mạnh mẽ.

II. Họ Hồng Bàng, ý thức Rồng – Tiên và di truyền học:

1. Họ Hồng Bàng với di truyền học và khảo cổ học:

Khảo cứu nguồn gốc dân tộc thông qua các nghiên cứu di truyền học và khảo cổ học, thì chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu cũng đã thể hiện sự tương hợp với các chi tiết cốt lõi trong truyền thuyết họ Hồng Bàng.

Đầu tiên là chi tiết về nguồn gốc họ Hồng Bàng:

“Cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông tên là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, rồi đi nam tuần đến Ngũ Lĩnh, gặp được nàng con gái Vụ Tiên đem lòng yêu mến mới cưới đem về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh túc thành; Đế Minh lấy làm lạ, cho nối ngôi vua; Lộc Tục cố nhường cho anh. Đế Minh lập Đế Nghi làm tự quân cai trị phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ Quốc.” (Lĩnh Nam Chích Quái – Trần Thế Pháp, bản dịch Lê Hữu Mục)

Nguồn gốc của tộc Việt là họ Hồng Bàng, có vị Tổ đầu tiên là Viêm Đế Thần Nông, ông cai quản cả hai vùng Bắc Đông Á và Nam Đông Á. Đây cũng chính là hai vùng đất mà người cổ có nguồn gốc Đông Nam Á di cư tới và định cư theo các nghiên cứu di truyền. Hai nhóm Bắc Đông Á và Nam Đông Á tới thời điểm đó đã thể hiện ý thức thống nhất và sự liên hệ khá chặt chẽ. Nghiên cứu di truyền cũng đã thể hiện một dòng di cư lên Bắc Đông Á của người Động Đình, Dương Tử trong giai đoạn tiền Thần Nông. [7]

Hậu duệ 3 đời của Viêm Đế Thần Nông là Đế Minh, Đế Minh cũng cai quản cả hai vùng Bắc Đông Á và Nam Đông Á như Viêm Đế, Đế Minh sinh ra Đế Nghi, đến Ngũ Lĩnh gặp được nàng Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Đế Minh muốn truyền ngôi cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục cố nhường cho Đế Nghi, nên ông đã chia đất nước thành hai phần, phần phía Bắc chia cho Đế Nghi, còn phần phía Nam chia cho Lộc Tục. Lộc Tục đặt quốc hiệu là Xích Quỷ.

Địa giới ngăn cách vùng Bắc Đông Á và Nam Đông Á với nhau không phải sông Dương Tử, mà là dãy Tần Lĩnh và sông Hoài, đây cũng là ranh giới phân chia Bắc Đông Á và Nam Đông Á từ cổ đại cho tới hiện đại, các văn hóa của tộc Việt ở vùng Nam Đông Á cũng vắt qua cả sông Dương Tử, tại phía Nam dãy Tần Lĩnh, chứ không chỉ ở vùng phía Nam Dương Tử.

Đây là chi tiết rất quan trọng, thể hiện yếu tố phân chia hai vùng Bắc Đông Á của Đế Nghi và Nam Đông Á của Lộc Tục là dựa trên cơ sở này. Dựa vào đây, chúng tôi nhận thấy “Ngũ Lĩnh” được ghi lại trong truyện, có thể là để chỉ dãy núi này, chứ không phải dãy Ngũ Lĩnh ở vùng phía Nam, do ở vùng phía Nam không có di tích gì cùng thời kỳ thể hiện các chi tiết trong truyền thuyết này.

Qinling_Huaihe_Line
Bản đồ phân định ranh giới Bắc Đông Á và Nam Đông Á. [24]

Kinh Dương Vương lập nước Xích Quỷ, với địa giới bao gồm hai vùng Động Đình và Dương Tử. Bản thân cái tên Kinh Dương Vương đã thể hiện ý nghĩa của sự làm chủ này, nó có nghĩa là vua của hai vùng châu Kinh và châu Dương, hai vùng này ứng với các văn hóa Thạch Gia Hà tại vùng Động Đình và văn hóa Lương Chử tại vùng hạ lưu Dương Tử. Chữ Kinh và Dương trong Kinh Dương Vương là từ chỉ ý, không phải từ chỉ âm cổ, nên có khả năng việc Kinh Dương được dùng để chỉ vua của hai vùng châu Kinh và châu Dương là có cơ sở.

“Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc; nhân khi thiên hạ vô sự, sực nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp được tiên nữ, Đế Lai bèn khiến Xi Vưu tác chủ quốc sự mà nam tuần qua nước Xích Quỷ.” (Lĩnh Nam Chích Quái – Trần Thế Pháp, bản dịch Lê Hữu Mục)

Đế Lai sau đó đã tuần thú phương Nam, đây là một biểu trưng cho sự di cư về vùng Động Đình, Dương Tử của người tiền Việt Bắc Đông Á.

Tại vùng Động Đình, Dương Tử này, các cư dân tộc Việt đã thành hình với sự hợp nhất của hai nhóm dân hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông, họ xây dựng nên các văn hóa lớn là Lương Chử, Thạch Gia Hà. Tại các văn hóa này, các nhà nghiên cứu đã chứng minh về sự tồn tại của một nhà nước phát triển.

Tại vùng văn hóa Lương Chử ở hạ lưu sông Dương Tử, các nhà khảo cổ thế giới đã chứng minh là nơi có thể có nhà nước sớm nhất ở Đông Á, có xã hội phân tầng phức tạp với ít nhất 4 tầng lớp [11][12], có hệ thống thủy lợi sớm nhất thế giới với hệ thống đập, đê, mương dẫn nước, cung điện [13]. Cùng với đó là một hệ thống ký hiệu phức tạp và một số đã trở thành chữ viết dù công việc khảo cổ mới thực hiện được khoảng 10% [14].

Tại vùng hạ lưu Dương Tử này có thể chính là kinh đô của quốc gia Xích Quỷ của Kinh Dương Vương, xét về thời điểm thành lập quốc gia Xích Quỷ của Kinh Dương Vương là vào khoảng 4879 năm cách ngày nay, còn niên đại của văn hóa Lương Chử là vào khoảng 5400 – 4250 cách ngày nay. Mốc niên đại này thể hiện sự phù hợp với thời điểm thành lập của quốc gia Xích Quỷ.

Sau đó, thì trung tâm của Tộc Việt lại được chuyển về vùng Động Đình, với văn hóa Thạch Gia Hà, nơi đây cũng chính là nơi là Kinh Dương Vương đã gặp Long Nữ, con gái vua Động Đình, sinh ra Sùng Lãm. Thời điểm của văn hóa Thạch Gia Hà tương ứng với quốc gia Văn Lang của Lạc Long Quân. Mốc thành lập của quốc gia Văn Lang có thể sau quốc gia Xích Quỷ một thời gian không dài. Mốc niên đại của văn hóa Thạch Gia Hà vào khoảng 4500-4000 cách ngày nay, rất phù hợp với tiến trình phát triển được ghi lại trong huyền sử Việt.

Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa Thạch Gia Hà có một hệ thống chính trị và một ý thức hệ để có thể tổ chức được các khu định cư quy mô lớn và ràng buộc các cộng đồng dân cư với nhau [15]. Một số học giả cho rằng Thạch Gia Hà có thể được coi là một nhà nước cổ đại do cấu trúc chính trị xã hội tương đối tiên tiến của nó [15][16]. Văn hóa Thạch Gia Hà cũng có xã hội phức tạp hơn và phát triển hơn các văn hóa cùng thời ở phía Bắc [16].

Mô hình nhà nước này, với một hệ thống chính trị và một ý thức hệ để có thể tổ chức được các khu định cư quy mô lớn, có khả năng ràng buộc các cộng đồng dân cư với nhau, cũng đã được thể hiện khá rõ trong chi tiết bọc trăm trứng, nó biểu trưng cho ý nghĩa tộc Việt mặc dù nguồn gốc có phần khác nhau, thì tất cả đều cùng sinh từ một bọc, ra đời cùng một lúc, đều bình đẳng với nhau, đều là anh em cùng một mẹ. Ý nghĩa biểu trưng trong chi tiết truyền thuyết rất quan trọng, đây là chi tiết thể hiện ý thức thống nhất về nguồn cội của các cư dân tộc Việt.

Tại vùng Bắc Đông Á, thì quốc gia của Đế Lai vẫn tồn tại, ông truyền ngôi lại cho Đế Đu, sau đó Đế Đu đánh nhau với Hoàng Đế ở Bản Tuyền, họ Thần Nông mất kể từ đó, do Đế Đu là hậu duệ chính truyền cuối cùng của họ Thần Nông.

“Đế Lai trở về Bắc, lại truyền ngôi cho Đế Đu, cùng với Hoàng Đế đánh nhau ở Bản Tuyền không hơn nên tử trận; họ Thần Nông bèn mất.” (Lĩnh Nam Chích Quái – Trần Thế Pháp, bản dịch Lê Hữu Mục)

Sự kiện này tương ứng với việc xâm nhập Bắc Đông Á của người Bắc Á vào khoảng 4500 năm trước. [17]

Người Bắc Đông Á di cư về Động Đình, Dương Tử để hòa hợp với người tiền Việt tại phía Nam, để hình thành tộc Việt. Sự hòa hợp có thể đã không dễ dàng, có thể đã gặp những trắc trở nhất định trong việc chung sống. Điều này được thể hiện qua chi tiết sau đây:

Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ; mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc quốc liền đi lên biên cảnh; Hoàng Đế nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan tái; mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long Quân:

– Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ.

Nhưng cư dân tộc Việt đã hòa hợp thành công với nhau, cùng nhau xây dựng nên các văn hóa lớn là Lương Chử, Thạch Gia Hà, với một ý thức dân tộc và sự cố kết văn hóa mạnh mẽ. [15]

Mặc dù có một ý thức dân tộc và văn hóa thống nhất, nhưng cư dân tộc Việt trong giai đoạn này đã thể hiện sự đa dạng trong di truyền, di truyền chưa thực sự thống nhất với nhau giữa các vùng, do sự cách biệt địa lý cũng như do chưa “hòa trộn” đều hơn trong nội tộc. Phải tới khoảng 2500 năm trước, thì tộc Việt mới cơ bản thống nhất về mặt di truyền.

Chi tiết thứ hai là dòng di cư về phía Nam của các cư dân tộc Việt tại vùng Động Đình, Dương Tử về Việt Nam, Lĩnh Nam và Đông Nam Á:

“Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi trai về Thủy phủ phân trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.

Trăm trai đều nghe mệnh, rồi mới từ giã mà đi. Âu Cơ cùng với năm mươi người con trai ở tại Phong Châu, tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang, … đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền cho nhau đều hiệu là Hùng Vương không đổi.” (Lĩnh Nam Chích Quái – Trần Thế Pháp, bản dịch Lê Hữu Mục)

Chi tiết này thể hiện sự chia ly của tộc Việt tại vùng Nam Đông Á, sự kiện di cư này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu di truyền [9][10], sự kiện này diễn ra vào khoảng hơn 4000 năm trước, bởi đợt hạn hán diễn ra tại vùng Động Đình, Dương Tử, khiến vùng đất này không còn thuận lợi cho tộc Việt sinh sống nữa. Cuộc chia ly bất đắc dĩ này được hình tượng hóa qua lời nói của cha Lạc Long Quân:

“Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu.” (Lĩnh Nam Chích Quái – Trần Thế Pháp, bản dịch Lê Hữu Mục)

Cha Lạc Long Quân đã nói “đem năm mươi con trai về Thủy phủ phân trị các xứ”, việc này tương ứng với hướng di cư về phía vùng đảo của cư dân tộc Việt nhóm Nam Đảo, như chi tiết “ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc”, thể hiện sự di cư của nhóm tộc Việt giỏi về nghề biển. Còn mẹ Âu Cơ đã dẫn 50 con về Lĩnh Nam và Việt Nam, đây là nhóm Việt nói tiếng Nam Á, với nhóm chính định cư tại vùng Phong Châu, tức tỉnh Phú Thọ ngày nay, cũng là nơi có văn hóa Phùng Nguyên, suy tôn con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương.

Tộc Việt dù điều kiện khách quan mà phải xa nhau, nhưng “dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.”. Điều này cũng tương ứng với sự liên hệ chặt chẽ của tộc Việt trong vùng Nam Đông Á, và sự kết nối, thông giao của người Việt tại Việt Nam với người Nam Đảo. [18]

“Về bờ cõi của nước thì Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình hồ, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (bây giờ là nước Chiêm Thành, chia trong nước làm mười lăm bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận).” (Lĩnh Nam Chích Quái – Trần Thế Pháp, bản dịch Lê Hữu Mục)

Bàn về bờ cõi của đất nước Văn Lang, chúng tôi muốn đề cập tới nước Xích Quỷ trước, khi đó nước Xích Quỷ chỉ bao gồm vùng Động Đình và Dương Tử, sự hình thành tộc Việt chỉ diễn ra ở đây. Sau đó nước Văn Lang của Lạc Long Quân cũng có địa bàn hoạt động tại vùng này. Tới thời kỳ khoảng 4000 năm trước, thì người Việt mới di cư về Lĩnh Nam và miền Bắc Việt Nam, lãnh thổ của đất nước ta khi đó mới bao trùm cả vùng đất từ Động Đình tới Việt Nam.

Như vậy những nghiên cứu di truyền có độ chính xác cao nhất, đã làm rõ bức tranh về nguồn gốc của người Việt, cũng đồng thời chứng minh được những chi tiết trong huyền sử Hồng Bàng là có cơ sở thực tế.

2. Văn hóa lưỡng hợp Tiên – Rồng:

Văn hóa lưỡng hợp Tiên Rồng, một ý thức nguồn gốc và cội nguồn dân tộc mà người Việt vốn luôn tự hào, đã thể hiện tính thực tế trong khảo cổ học với những di vật tìm thấy tại văn hóa Thạch Gia Hà. Tại văn hóa Thạch Gia Hà đã tìm thấy những miếng ngọc có khắc họa các hình chim Phượng và ngọc Rồng, trong đó ngọc chim Tiên được định tuổi sớm nhất Đông Á.


Hình tượng Tiên tượng trưng cho mẹ Âu Cơ, đại diện cho bộ tộc Bắc Đông Á di cư về, còn hình tượng Rồng tượng trưng cho cha Lạc Long Quân, đại diện cho cho bộ tộc Nam Đông Á sinh sống vùng sông nước Động Đình, Dương Tử.

Hình tượng chim Tiên và Rồng tiếp tục được kế thừa trong thời kỳ đồ đồng, với sự biến đổi về hình dạng của chim Tiên và Rồng, do đây là các hình tượng thiên văn không có thực, do đó hình ảnh của chúng trong từng giai đoạn là khác nhau. Trên trống đồng Đông Sơn chim Tiên xuất hiện trên hầu hết các mặt trống, có những chiếc trống chỉ có duy nhất hình ảnh chim Tiên bay quanh mặt trời. Trên một số trống đồng Đông Sơn cũng đã thể hiện hình ảnh chim Tiên và Rồng trên cùng một đồ hình, tiêu biểu là trên trống đồng Phú Xuyên.

trong-phu-xuyen
Hình tượng Rồng và chim Tiên được thể hiện trên trống đồng Phú Xuyên. [Nguồn: Những trống đồng Đông Sơn phát hiện ở Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên]

Do là các hình tượng có nguồn gốc từ thiên văn, nên tới thời kỳ đồ đồng, chim Tiên và Rồng đã có sự biến đổi về hình dáng. Chim Tiên theo hướng thân dài, mỏ dài, còn Rồng theo hướng đa hình dáng. Sự biến đổi này cũng xuất hiện trong văn hóa Hoa Hạ.


Rồng trên cổ vật thời nhà Chu và chim Tiên (Phượng Hoàng) trên tranh cổ của mộ Sở tại Trường Sa tương ứng với sự hay đổi hình tượng của Rồng và chim Tiên trong văn hóa Việt. [Nguồn: bảo tàng Trung Quốc, dẫn; bảo tàng tỉnh Hồ Nam, dẫn]

Nguồn gốc đó có một vai trò hết sức quan trọng đối với người Việt, đã trở thành một tín ngưỡng của dân tộc, chính là tín ngưỡng thờ cúng Tổ Tiên với các hoạt động tâm linh của họ gắn chặt với ý thức cội nguồn đó.

Đây là một ý thức văn hóa cốt lõi của tộc Việt, có giá trị và sức sống cao, người Việt vẫn luôn thực hành tín ngưỡng đó thông qua việc xăm mình hình Rồng và đội mũ lông chim, đó là sự hóa trang thành Chim – Rồng để thực hiện nghi thức thờ cúng Tổ Tiên, và cũng là một sự ghi nhớ truyền đời về cội nguồn dân tộc.

Nguồn gốc Tiên Rồng của tộc Việt còn được thể hiện rõ ràng qua hình ảnh những chiếc thuyền Rồng được khắc họa trên hầu hết các di vật trống đồng, con người đi thuyền Rồng, và cũng hóa trang thành chim như một nghi thức tâm linh về cội nguồn.

thuyen-rong
Hình ảnh thuyền Rồng được thể hiện trên trống đồng Đông Sơn. [Nguồn: Nguyễn Văn Huyên, Những trống đồng Đông Sơn phát hiện ở Việt Nam]

Hình ảnh Tiên – Rồng được thể hiện một cách nghệ thuật thông qua hình ảnh chim Tiên bay vào đầu thuyền Rồng. Hình ảnh này đã thể hiện ý thức cội nguồn, tâm thức lưỡng hợp và triết lý âm dương của văn hóa tộc Việt.

IMG.222 (1)
Hình ảnh chim Tiên bay vào đầu Rồng trên các hình họa trống đồng Đông Sơn.

Hình thức đua thuyền Rồng, hay diễu hành thuyền Rồng hiện vẫn được nhiều nhóm dân cư có nguồn gốc tộc Việt tại vùng Nam Dương Tử, miền Bắc Việt Nam và Đông Nam Á giữ gìn, hoạt động đua thuyền được tổ chức lớn và phổ biến nhất là vào ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là dấu ấn thể hiện một sợi dây kết nối tới quá khứ xa xưa của các dân tộc khi cộng đồng tộc Việt vẫn là một cộng đồng chung.

3. Họ Hồng Bàng và những chi tiết gây tranh cãi:

Có nhiều chi tiết trong huyền sử Hồng Bàng đã gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã chú tâm vào những chi tiết phi thực tế để đánh giá huyền sử Hồng Bàng. Nhưng như chúng tôi đã chứng minh ở trên, thì huyền sử Hồng Bàng là bản sử được ghi lại dưới cái vỏ truyền thuyết, các chi tiết đã được chứng minh tính thực tế trong di truyền và khảo cổ học. Một vài chi tiết khác được các nhà nghiên cứu lấy làm dẫn chứng tính phi thực tế của huyền sử Hồng Bàng thực tế lại là những chi tiết có tính triết lý và biểu trưng.

Đầu tiên là chi tiết Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ kết duyên, sau đó đã sinh ra một bọc trăm trứng. Có người cho rằng con người thì không thể nào sinh ra một bọc trứng được, nên cho truyền thuyết họ Hồng Bàng là phi thực tế và không có cơ sở khoa học. Nhưng thực tế đây là một chi tiết có tính triết lý.

Xét một cách kỹ càng hơn, thì vốn Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ vốn là hai nhân vật được hình tượng hóa, một là loài Rồng sinh sống ở dưới nước, một là loài Tiên sinh sống trên núi, đây là hai hình tượng đại diện cho thế giới tâm linh của người Việt, không phải người trần, nên việc hai vị Tổ đó của dân tộc sinh ra bọc trăm trứng xét ra cũng không phải điều gì khó hiểu.

Về ý nghĩa triết lý, thì bọc trăm trứng biểu trưng cho triết lý âm dương của tộc Việt, Tiên là âm, Rồng là dương, sinh ra bọc trứng vô cực, sinh âm, sinh dương rồi sinh muôn dân. Tức người dân Việt đều thấm nhuần nguyên lý âm dương và ý thức về một cội nguồn chung, một chủng tộc chung, một văn hoá chung. Đó là ý thức cội nguồn rất quan trọng mà tộc Việt đã xây dựng trong văn hóa Thạch Gia Hà, cố kết khối văn hóa với các nhóm dân có nguồn gốc có phần khác nhau, ý thức dân tộc đó là một phần rất quan trọng để người Việt còn giữ được căn tính, văn hóa và độc lập dân tộc cho tới ngày hôm nay.

Chi tiết thứ hai đã được sử dụng để đánh giá tính thực tế của huyền sử dân tộc, là con số 18 đời Hùng Vương. Thời kỳ Hùng Vương có khởi nguồn từ năm 2879 và kết thúc vào năm 258 TCN, tính tổng cộng trải qua 2.622 năm. Có người đã cho rằng chính xác cả thời Hùng Vương có 18 đời, tính ra mỗi đời trị vì tới 145 năm, đó là một con số không thực tế! Chính vì đó mà nhiều người đã phủ nhận sự tồn tại của thời kỳ Hùng Vương, hay một sự cố gắng “đẽo chân cho vừa giày” như các nhà khảo cổ Việt Nam, cho rằng thời Hùng Vương chỉ bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN, khởi nguồn của văn hóa Đông Sơn, theo như ghi chép từ Việt Sử Lược.

Nhưng chỉ cần để ý một chút, chúng ta sẽ thấy được sự bất thường trong việc cho rằng con số 18 đời là con số thực tế, bởi không có con người nào có thể thọ tới 145 tuổi, chưa nói tới giai đoạn trước khi lên ngôi, đó là điều không thể xảy ra. Điều bất hợp lý trong cách nhìn nhận này là ở chỗ họ đã hiểu con số 18 theo một ý nghĩa thực tế, và sử dụng con số 2622 năm tồn tại chia ra cho 18 đời Hùng Vương, nhưng con số 18 không thể hiểu là một con số thực tế, bởi người xưa có nhận thức rõ ràng về những con số có ý nghĩa đặc biệt đối với họ.

Trong các truyền thuyết thời Hùng Vương được ghi lại trong Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp và lưu truyền trong dân gian, thì con số 18 và con số 9 (9×2=18) cũng xuất hiện nhiều lần, như trong truyện Thánh Gióng, Thánh Gióng xin vua Hùng đúc gậy sắt 18 thước, đời vua Hùng thứ 18 cũng yêu cầu các chàng rể phải tìm được voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa chín hồng mao mới cho cưới Mỵ Nương. Tư duy số lẻ là tư duy của tộc Việt phương Nam, nên những con số lẻ như 3, 9 có vai trò quan trọng, số 3 cũng biểu hiện rõ trong tư duy của người Việt như Tam Phủ (Trời – Đất – Nước), Sơn Tinh – Thủy Tinh – Mỵ Châu, Trầu – Cau – Vôi… Do đó con số 18 đời vua Hùng cũng chỉ là một con số mang tính tượng trưng, có ý nghĩa về mặt tâm linh, tinh thần đối với người Việt, không phải là một con số thể hiện chính xác số đời vua Hùng.

III. Truyền thuyết họ Hồng Bàng và những di sản văn hóa trong dòng văn hóa dân gian:

Các di tích đền đài trong văn hóa dân gian đã thể hiện rất rõ nguồn gốc dân tộc Việt. Người Việt đã thờ tự đầy đủ các vị Tổ của dân tộc khởi nguồn từ Thần Nông cho tới vị Tổ gần nhất là các vị vua Hùng. Các di tích của các thời kỳ này được phân bố đậm nhất tại vùng đồng bằng sông Hồng, nơi có đông dân cư nhất trong vùng miền Bắc Việt Nam, nhiều nhất là các vị Tổ, các danh nhân trong thời kỳ Hùng Vương.

1. Di tích thờ Thần Nông:

Vị Tổ xa nhất của tộc Việt là Viêm Đế Thần Nông, ông có cháu ba đời là Đế Minh, là người kế thừa quốc gia bao gồm cả phía Bắc Đông Á và phía Nam Đông Á của người tiền Việt. Theo ghi chép lịch sử, thì Hồ Bắc là nơi sinh của Viêm Đế, Hồ Nam là nơi có lăng của Viêm Đế, đây cũng chính là trung tâm của tộc Việt xưa kia. Khi về tới Việt Nam, người Việt cũng đã mang theo tín ngưỡng thờ Thần Nông về, với các di tích thờ Thần Nông có nhiều tại miền Bắc Việt Nam.

– Tục thờ thần Tri Nông, thờ Tứ Pháp, xã Lương Phong, tục cướp bò vua, xã Hoàng An, tục rước bông dò trong lễ hội Y Sơn, xã Hòa Sơn ở Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

– Tục thờ Thần Nông trong lễ hội Tòng Lệnh, xã Trường Giang (Lục Nam, Bắc Giang), người dân nơi đây tin tưởng Thần Nông là vị thần ban cho mùa màng tươi tốt, nên hằng năm, người dân tổ chức lễ tế, cầu đảo với nhiều nghi thức có dấu ấn cổ sơ.

– Tại làng Sồng, xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, người dân ở đây vẫn còn giữ lại tục thờ Thần Nông, với hai ngôi đền có tên Cồng Làng và Xần Cạp, được người dân bản địa tu bổ, giữ gìn cẩn thận. Hằng năm, cứ đến ngày 6 tháng Hai âm lịch, lễ tế Thần Nông được tổ chức dưới hai đền ấy rất trang nghiêm với nhiều nghi thức cổ được truyền lại từ xa xưa.

2. Di tích đền thờ Kinh Dương Vương:

Kinh Dương Vương là con của Đế Minh, là chủ nhân của quốc gia Xích Quỷ, lãnh thổ nằm trong vùng Dương Tử. Hiện tại tại Việt Nam cũng có tồn tại đền thờ Thủy Tổ Kinh Dương Vương tại thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Đền thờ này đã có từ rất lâu đời, khu đền có cấu trúc: ba gian trong – gian giữa có long ngai sơn son thếp vàng đặt trên bệ thờ Kinh Dương Vương, gian bên trái có ngai đặt trên bệ thờ Mẹ Âu Cơ, gian bên phải có ngai đặt bệ thờ Cha Lạc Long Quân. Tại đây cũng là nơi có lăng mộ của Thủy Tổ Kinh Dương Vương. Ngôi đền và lăng mộ đã có từ rất lâu đời, được người dân thôn Á Lữ hương khói, thờ tự truyền đời, việc thờ tự cũng đã thành một tín ngưỡng của người dân nơi đây.

3. Đền Tiên, nơi thờ tự Mẫu Thần Long – phu nhân của Kinh Dương Vương:

Theo truyền thuyết họ Hồng Bàng, thì Kinh Dương Vương khi tới hồ Động Đình đã gặp và kết duyên Thần Long, con gái của Động Đình Quân, đây là giai đoạn khởi đầu của nguồn gốc họ Hồng Bàng. Tại Việt Nam cũng tồn tại di tích thờ tự Mẫu Thần Long, là phu nhân của Kinh Dương Vương.

Đền Tiên ngự tọa tại phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, kinh đô của quốc gia Văn Lang của các vị vua Hùng, đây là nơi thờ tự Mẫu Thần Long hay Hoàng Hậu Hồng Đăng Ngạn, là người sinh ra Cha Lạc Long Quân, bà nội của các vị vua Hùng. Tương truyền, đền thờ được cha Lạc Long Quân truyền cho dân lập đền thờ tại cung Tiên Cát, để thờ Mẫu Thần Long, sai ba vị hoàng tử trong bọc trăm trứng là Cự Linh Thần Tướng, Ất Linh Lang và Linh Thông Thủy cai quản đầu sông và gìn giữ lăng miếu; giao cho nhân dân nơi sở tại trông coi lăng miếu thờ phụng. Các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn sau này đều giữ gìn hương hỏa truyền đời cho đền Tiên.

4. Di tích thờ Cha Lạc Long Quân:

Cha Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, ông kế thừa quốc gia phía Nam của Kinh Dương Vương thành lập nên nước Văn Lang. Các di tích thờ Cha Lạc Long Quân cũng có nhiều tại vùng miền Bắc Việt Nam.

– Làng Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có di tích thờ Cha Lạc Long Quân tại Đình Chợ. Theo ngọc phả của đền, Tổ Lạc Long Quân kết duyên cùng Tổ Bà Âu Cơ, sinh ra trăm trứng, nở trăm con trai, là Tổ của Bách Việt sau nầy. Hội lễ được tổ chức vào ngày 8 tháng Tư âm lịch, đó là một hội lễ lớn của làng và các cư dân khu vực xung quanh.

– Đình làng Ngọc Xuyến thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh thờ Cha Lạc Long Quân, tục gọi là Thánh Cả. Hàng năm, ngày 6 tháng Hai âm lịch, dân làng tổ chức hội lễ Thánh Cả Lạc Long Quân rất trọng thể với nghi lễ truyền thống. Đặc biệt còn diễn tích Rồng Lột để biểu tượng các công trình dựng nước khó khăn của đức Quốc Tổ.

5. Đền thờ Mẫu Âu Cơ:

Mẹ Âu Cơ sau khi chia tay Cha Lạc Long Quân do nạn hạn hán diễn ra tại vùng Động Đình, Dương Tử, đã cùng với 50 người con di cư về Việt Nam, tương truyền khi về Việt Nam, Mẹ Âu Cơ và các con đã chọn đất trang Hiền Lương, quận Hạ Hòa, trấn Sơn Tây làm nơi định cư.

Từ thời Hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông, năm thứ 6 niên hiệu Quang Thuận (Tây lịch 1465) sai quan lễ bộ tri bảng thần Nguyễn Hiền sao lại bản sự tích Mẫu Âu Cơ để truyền lại, sai xây dựng đền Mẫu Âu Cơ tại đây, giao cho nhân dân xã Hiền Lương hương khói, thờ phụng.

6. Di tích các con của Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ:

– Làng Hữu Vĩnh, xã Hồng Quảng, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông, có ngôi đền lớn gọi là đền Hữu Vĩnh. Theo ngọc phả đền, thần được thờ vị hiệu là Xung Lang, húy là Quang Xung, là một trong một trăm người con của Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ. Thần trấn giữ khúc sông ở đây và đã từng hiển linh cứu nhiều thuyền bè khỏi tai nạn. Thời tiền Lý, thần đầu thai vào làm con một cô gái đồng trinh và đã có công giúp Lý Nam Đế đánh giặc.

– Làng La gồm hai thôn La Nội và Ỷ La, thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Có đền thờ Dương Cảnh Công. Theo thần phả, ngài là một trong một trăm người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Cuối đời Hùng, có một bà thợ nhuộm quê làng Đường Hào, tỉnh Hải Dương đến trú cư tại làng La, được thần đầu thai vào làm con. Thần giúp vua đánh giặc, lập nhiều công to, lại giúp dân làng diệt trừ ác thú nên dân làng thờ làm thần hoàng.

7. Di tích đền thờ các vua Hùng và các danh nhân thời Hùng Vương:

Các vua Hùng là những vị Tổ trực tiếp của dân tộc Việt, được thờ tự nhiều nhất và có đền thờ trên khắp cả nước, hằng năm vào ngày 10-3 âm lịch, cả nước tổ chức ngày giỗ Tổ để tưởng nhớ các vị vua Hùng. Ngoài ra còn nhiều đền thờ các vị danh nhân thời Hùng Vương trong vùng miền Bắc Việt Nam. Đây là những dấu chỉ rất quan trọng, chứng minh tính thực tế của thời kỳ Hùng Vương, không phải ngẫu nhiên mà các danh nhân thời kỳ Hùng Vương lại được thờ tự nhiều tới như vậy.

Theo thống kê, thì trên cả nước có 1.417 di tích thờ các nhân vật thời Hùng Vương, riêng tỉnh Phú Thọ, là nơi đóng đô của triều Hùng Vương, có 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương [20]. Trong đó khu di tích Đền Hùng là lớn nhất và có vị trí quan trọng nhất, tương truyền xưa kia đây chính là kinh đô của quốc gia Văn Lang.

Đền Hùng được xây dựng tại núi Nghĩa Lĩnh, đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đền được bắt đầu xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng, khi dân tộc Việt giành lại được độc lập, sau đó tới thời Hậu Lê được xây dựng tới quy mô hoàn chỉnh như ngày nay.

Đền có cấu trúc chính cổ truyền bao gồm: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng; chùa Thiên Quang; Lăng Hùng Vương. Các đền được gắn với các sự tích khác nhau trong huyền sử Hồng Bàng cũng như thời kỳ Hùng Vương. Trong đó đền Thượng là nơi các vua Hùng tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh.

8. Kết luận:

Các di tích đền thờ các nhân vật thời kỳ họ Hồng Bàng và thời kỳ Hùng Vương đã cùng góp phần vào chứng minh tính thực tế của huyền sử Hồng Bàng cũng như thời kỳ Hùng Vương. Đây cũng là một cơ sở để nói về tính chính thống của dân tộc Việt với những di sản của tộc Việt, họ không chỉ giữ tên Việt, mà còn giữ gìn huyền sử Hồng Bàng, ngọc phả Hùng Vương, hương khói, thờ tự các vị Tổ, đó là những di sản chứa cả cội nguồn của tộc Việt.

9. Hồ Động Đình và cội nguồn dân tộc Việt ghi dấu tại Việt Nam:

Cư dân tộc Việt từ vùng Động Đình, Dương Tử đã di cư về Việt Nam vào khoảng hơn 4000 năm trước do nạn hạn hán diễn ra tại vùng đất cũ. Khi di cư về Việt Nam, cư dân tộc Việt đã đem theo cội nguồn của mình. Không chỉ xây dựng đền đài thờ tự, truyền lại huyền sử Hồng Bàng cho con cháu trong suốt mấy nghìn năm, mà họ còn thể hiện sự thương nhớ đất cũ với việc đặt tên con sông, vùng đất nơi đất Tổ Động Đình của người Việt.

Tại tỉnh Bắc Ninh, có một con sông được đặt tên là Tiêu Tương [22], đây cũng là tên của một trong bốn con sông chảy về hồ Động Đình, như Đặng Trần Côn đã ghi lại trong Chinh Phụ Ngâm:

Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Con sông Tương đối với người Hồ Nam là sông Mẹ – sông cái của mình. Tỉnh Hồ Nam cũng gọi là tỉnh Tương. Vùng lưu vực sông Tương cũng được các nhà nghiên cứu Trung Quốc gọi là “Vùng đất cổ của người Lạc Việt”.

Cư dân tộc Việt từ đây đã trở về Việt Nam, khi về Việt Nam, họ cũng đặt tên con sông ở Bắc Ninh là Tiêu Tương, tuy sông nay không còn, nhưng các địa danh khác vẫn còn lưu dấu gốc của tên sông như làng Tương Giang, núi Tiêu, chùa Tiêu.

Ở đây cũng là nơi có khu lăng mộ Kinh Dương Vương, và đền thờ Cha Lạc Long Quân – Mẹ Âu Cơ như chúng tôi đã đề cập tới ở trên, ở gần đó cũng có làng Phù Đổng, có hội Gióng diễn lại sự tích đánh giặc Ân.

IV. Ngọc phả Hùng Vương, huyền sử Hồng Bàng và nguồn gốc dân tộc Việt:

Huyền sử Hồng Bàng qua những nghiên cứu di truyền học và khảo cổ học đã thể hiện tính chính xác tới từng chi tiết, bên cạnh huyền sử Hồng Bàng, vẫn còn một phiên bản khác dài hơn, chi tiết hơn về cội nguồn của dân tộc Việt, đó là Ngọc phả Hùng Vương. Ngọc phả Hùng Vương được lưu giữ tại Đền Hùng, các chi tiết trong ngọc phả đã thể hiện được một phần nguồn gốc dân tộc Việt, gần tương hợp với truyền thuyết họ Hồng Bàng. Nhưng để tham khảo được Ngọc phả Hùng Vương, chúng tôi thiết nghĩ cần nói qua một vài vấn đề về Ngọc phả để xác định phương pháp tiếp cận.

1. Một vài điều cần làm rõ:

– Ngọc phả được viết lại vào thời Hồng Đức, là thời điểm sau khi giặc Minh xâm lược, chiếm đóng và đốt phá tất cả văn bản, sách vở. Sau đó, ngọc phả đã được ghi lại bằng trí nhớ của người từng đọc ngọc phả, nên sẽ có những chi tiết chưa thật sự chính xác so với phiên bản gốc.

– Ngọc phả Hùng Vương cũng đã đem không gian họ Hồng Bàng về không gian vùng miền Bắc Việt Nam, với nhiều địa danh lịch sử ở miền Bắc Việt Nam trong thời trung đại tới ngày nay, tuy nhiên, theo các nghiên cứu di truyền, khảo cổ học thì tộc Việt cho tới trước thời điểm 4000 năm vẫn chỉ hoạt động tại vùng Động Đình, Dương Tử, nên việc tham khảo ngọc phả để nghiên cứu nguồn gốc dân tộc cần sự gạn lọc dựa trên yếu tố thực tế đó. Sự đan xen của các địa danh tại vùng Động Đình, Dương Tử như Động Đình, Trường Sa… là những dấu tích để chúng ta tìm được chi tiết thực trong nguồn gốc dân tộc.

– Các chi tiết trong ngọc phả cũng thể hiện sự ảnh hưởng của nhiều nét văn hóa Việt thời trung đại, cũng như đã có sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.

Từ những yếu tố đó, chúng tôi sẽ dựa chủ yếu trên các nghiên cứu di truyền, khảo cổ, có đối chiếu với huyền sử Hồng Bàng để gạn lọc ra được những chi tiết rõ ràng có thể hiện về nguồn gốc tộc Việt.

Phiên bản ngọc phả mà chúng tôi sử dụng tham khảo là bản “Hùng Vương ngọc phả thập bát thế truyền, soạn năm Hồng Đức nguyên niên (1470 – Lê Thánh Tông)”, do Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố phụng soạn, Gs. Ngô Đức Thọ biên dịch. [23]

2. Ngọc phả Hùng Vương và nguồn gốc dân tộc Việt:

Chi tiết về nguồn gốc sớm của tộc Việt là họ Hồng Bàng cũng được ghi lại chi tiết trong ngọc phả Hùng Vương, thể hiện sự tương hợp trong hai văn bản ngọc phả và huyền sử trong sách Lĩnh Nam Chích Quái:

Cháu ba đời của vua Viêm Đế là Đế Minh sinh Đế Nghi rồi đi tuần du phương nam, đến núi Ngũ Lĩnh thì gặp nàng Vụ Tiên thần nữ, sinh ra Kinh Dương vương.

Vua thông minh thánh trí, vượt trội hơn tầm của Đế Nghi. Đế Minh muốn truyền ngôi báu để làm chính thống cho muôn nước. Nhưng Kinh Dương vương cố nhường cho anh. Thế là Đế Minh lập Đế Nghi nối ngôi, cai trị phương Bắc, phong cho Kinh Dương vương quay mặt về phương nam mà cái trị thiên hạ [tức là làm vua phương Nam], gọi tên là nước Xích Quỷ.

Viêm Đế và hậu duệ của ông là Đế Minh làm chủ cả hai vùng đất phía Bắc Đông Á và phía Nam Đông Á. Phương Bắc và phương Nam như chúng tôi đã đề cập tới ở trên, có địa giới ngăn cách là dãy ngày nay có tên là Tần Lĩnh và sông Hoài, quốc gia của Kinh Dương Vương bao gồm hai vùng châu Kinh (Động Đình) và châu Dương (hạ lưu Dương Tử), có lãnh thổ vắt qua một phần sông Dương Tử.

Sau đó Kinh Dương Vương tới hồ Động Đình, cưới con gái Động Đình hồ quân là Long Nữ, chi tiết này được nói rõ hơn trong ngọc phả Hùng Vương:

Vua Kinh Dương bản tính thích phong thuỷ bèn lên thuyền ngự tuần du hải ngoại. Vua trải xem địa đồ, bất giác thấy thuyền rồng đã thẳng đến hồ Động Đình. Vua sai dừng thuyền, đứng xem cảnh trời nước. Vua chợt thấy một thiếu nữ lưng eo dung nhan tuyệt sắc từ dưới nước đi lên. Vua cho là cuộc hội ngộ hiếm có xưa nay, bèn sai quân chèo thuyền đến gần. Vua nói: – Tiên nữ đẹp quá, từ đâu đến đây? Thiếu nữ đáp: – Thiếp tên là Thần Long, là con gái vua Động Đình. Thiếp ở trong thâm cung cửa ngọc, từ lâu đợi bậc anh hùng. Nay gặp thiên sứ, nguyện được hầu trầu khăn. Kinh Dương vương vui mừng đẹp ý, bèn dắt tay thiếu nữ bước vào trong long thuyền. Vua cho quay thuyền trở về thành đô, lập Thần Long làm Cung vi chính khổn (Hậu cung Chính khổn).

Trong ngọc phả Hùng Vương có đề cập tới những địa danh tại miền Bắc Việt Nam, nhưng cái tên Động Đình đã làm cho bối cảnh trở nên bất hợp lý, do nó ở rất xa so với các địa danh tại Việt Nam. Thời điểm Kinh Dương vương lập quốc vào khoảng 4879 năm trước, thì tộc Việt vẫn ở vùng Động Đình, Dương Tử, khi đó kinh đô là tại vùng hạ lưu Dương Tử với văn hóa Lương Chử, việc thông giao của hai vùng Động Đình và Dương Tử, chủ yếu là bằng thuyền với hệ thống sông ngòi thuận tiện cho di chuyển. Việc di chuyển tới vùng Động Đình từ kinh đô tại hạ lưu Dương Tử được thể hiện trong chi tiết: “Vua Kinh Dương bản tính thích phong thuỷ bèn lên thuyền ngự tuần du hải ngoại. Vua trải xem địa đồ, bất giác thấy thuyền rồng đã thẳng đến hồ Động Đình.”

Lạc Long Quân cùng với Âu Cơ đã tương hợp, sinh ra bọc trứng, bọc trứng sinh ra 100 người con trai, là thủy tổ của Bách Việt.

Sau đó Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia tay nhau, đây là biểu hiện cho sự chia ly của tộc Việt tại vùng Động Đình, Dương Tử do nạn hạn hán như chúng tôi đã đề cập tới ở phần trước. Trong ngọc phả Hùng Vương cũng nói chi tiết về cuộc chia ly này.

Trước đó Long Quân nói với Âu Cơ rằng:

– Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, giống loài không hợp nhau, chung sống với nhau thực cũng khó. Vì thế ta phải lìa nhau thôi. Chia 50 con theo cha về biển, làm Thuỷ tinh. Chia 50 con theo mẹ về núi, làm Sơn tinh, làm hiển rạng cho các vương tử, trấn ngự khắp các vùng núi biển, đều là với danh nghĩa thần thuộc. Vua bèn đặt quan văn gọi là Lạc hầu, đặt tướng võ gọi là Lạc tướng; các vương tử gọi là Quan Lang vương, các vương nữ (công chúa) gọi là Mị Nương. Các quan hữu ti gọi là Bồ Chính.

Lạc Long Quân trước khi cùng 50 con rời đi, đã tổ chức đất nước quy củ, với “quan văn gọi là Lạc hầu, đặt tướng võ gọi là Lạc tướng; các vương tử gọi là Quan Lang vương, các vương nữ (công chúa) gọi là Mị Nương. Các quan hữu ti gọi là Bồ Chính.”. Chi tiết này có một phần khác biệt so với huyền sử Hồng Bàng về thứ tự câu chuyện. Sau đó ông và 50 người con trai đã đi thuyền di cư về vùng biển phía Nam.

Hùng Hiền vương hưởng nước dài lâu, đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương. Ngọc lụa xe thư, núi sông một mối. Đó là Thuỷ tổ của Bách Việt.

Tộc Việt sau đó đã phân tán ra vùng Lĩnh Nam và Việt Nam dần dần hình hành cộng đồng Bách Việt, với tộc Việt tại vùng Động Đình, Dương Tử là cội nguồn, nên ngọc phả đã nói: “Đó là Thuỷ tổ của Bách Việt.”, các con của mẹ Âu Cơ ở lại trở thành các vị vua Hùng, cha truyền con nối, tất cả đều giữ hiệu là Hùng Vương. “Ngọc lụa xe thư” có thể biểu trưng cho văn vật của tộc Việt thời kỳ này, với ngọc có vai trò quan trọng, “xe thư” là phương tiện liên lạc. “Núi sông một mối”, tuy tộc Việt sống trong địa bàn trải dài, nhưng núi sông một mối, có sự liên hệ với nhau chặt chẽ.

3. Kết luận:

Hùng Vương ngọc phả có thể nói đã phần nào thể hiện được nguồn gốc dân tộc Việt, theo như các nghiên cứu về di truyền và khảo cổ học mà chúng tôi đã đối chiếu với truyền thuyết họ Hồng Bàng.

V. Lĩnh Nam Chích Quái và các truyền thuyết thời Hùng Vương:

Lĩnh Nam chích quái là một tuyển tập truyện được tổng hợp và biên soạn bởi Trần Thế Pháp trong thời nhà Trần, trong đó ghi lại truyền thuyết họ Hồng Bàng, cùng nhiều truyền thuyết về thời Hùng Vương đã được lưu truyền lâu đời trong dòng văn hóa dân gian.

Sách Lĩnh Nam chích quái xuất hiện muộn, được ghi vào thời Trần, nên đã không được nhiều người chấp nhận tính thực tế của chúng, cho rằng chỉ là những câu chuyện ma quái, không đáng tin cậy, tuy nhiên bóc tách các yếu tố truyền thuyết, thì các câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái có thể nói là có cơ sở về thực tế, câu chuyện cốt lõi của Lĩnh Nam chích quái là huyền sử Hồng Bàng đã được chúng tôi chứng minh tính thực tế theo các nghiên cứu di truyền học, chúng thể hiện đầy đủ nguồn gốc của tộc Việt và người Việt trong giai đoạn hơn 4000 năm trước. Bên cạnh huyền sử Hồng Bàng, nhiều yếu tố khác trong Lĩnh Nam chích quái cũng thể hiện thực tế của chúng trong giai đoạn Hùng Vương trong hơn 2200 năm trước.

1. Khảo cứu về ý nghĩa của chữ “chích”:

Về chữ “chích” trong “chích quái”, thì có nhiều cách ghi lại và diễn giải, các tác giả như Guspardone, Hoa Bằng, Maurice Durand, đều viết tên của tác phẩm là Lĩnh Nam Trích Quái, chua chữ trích là 摭 và hiểu 摭 nghĩa là gom góp lượm lặt. Cố giáo sư Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu, thì chua chữ Trích là 摘, nhưng cũng đã hiểu Trích là nhặt lấy, là góp nhặt. [24]

Tuy nhiên theo khảo cứu của Gs Lê Hữu Mục, “ý nghĩa của hai chữ trái ngược hẳn nhau; theo Từ Hải thì phải đọc là chi ích thiết, âm chích, và nghĩa là từ trên đất mà lượm lặt lên; do đấy, đọc là Chích cho đúng cách phát âm [25] diễn tả hành động của một người cúi xuống để lấy một vật gì ở dưới lên; cái ở dưới đất là một cái gì tầm thường, là cát bụi chẳng hạn, một cái gì lẻ tẻ, rời rạc, không có giá trị; về văn chương thì những cái tầm thường ấy có thể là những mẩu chuyện vu vơ, một vài tình tiết không có liên lạc gì với nhau, nay được một nhà trí thức chích lên, nghĩa là thu góp lại, sắp đặt cho có đầu đuôi, rồi tổ chức những tình tiết vụn vặt khi trước thành một câu chuyện có hệ thống, có ý nghĩa.

Ngược lại, chữ 摘 [26] có một ý nghĩa khác hẳn; nó diễn tả cử chỉ của một người giơ tay ra để hái những quả đã có sẵn ở trên cây; việc làm của người ấy không có gì là mới mẻ; quả hái được vẫn giữ những màu sắc cũ; một đôi khi những màu sắc ấy có thể phai nhạt đi, quả hái được cũng có thể héo khô đi. Nói một cách rõ hơn, chữ 摘 không bao hàm một cử chỉ sáng tạo; nó chỉ việc lấy của người ta đã làm sẵn sàng mà sử dụng; dĩ nhiên, trích cũng một đôi khi giả thiết một sự lựa chọn, nhưng dù sao, sự lựa chọn ấy cũng chỉ là một sự lựa chọn những cái đã hình thành, chẳng hạn những mẫu chuyện đã được viết xong, những tình tiết đã được sắp đặt một cách ngăn nắp. Do đấy, công việc chích 摭 tích cực bao nhiêu thì công việc trích 摘 tiêu cực bấy nhiêu; chích càng sáng tạo thì trích càng máy móc.” [27]

Khảo ý nghĩa của chữ chích ấy giúp chúng ta thấy được tác giả Trần Thế Pháp của Lĩnh Nam chích quái đã cố công tổng hợp và khôi phục những câu chuyện cổ từ thời Hùng Vương được truyền trong dân gian, sau đó biên tập thành một tập sách nhằm duy trì và phát huy những giá trị cũ của dân tộc. Những câu chuyện được tổng hợp lại đã vẽ ra một bức tranh lịch sử sinh động trong giai đoạn lịch sử hơn 2200 năm trước của dân tộc Việt.

Rõ ràng điều này thể hiện rằng đây không phải là những câu chuyện được tác giả của cuốn sách này sáng tạo ra, các câu chuyện được hư cấu nhằm mục đích chính trị, đặt người Việt ngang bằng với người Hoa Hạ. Truyền thuyết họ Hồng Bàng đã thể hiện tính chính xác tới từng chi tiết với khảo cổ học, bên cạnh đó các câu chuyện khác cũng thể hiện tính thực tế với những khám phá của khảo cổ học.

2. Các câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái và thực tế khảo cổ học:

Truyền thuyết thời Hùng Vương được ghi lại trong Lĩnh Nam chích quái không chỉ ghi lại về lịch sử cổ của dân tộc, mà còn ghi lại văn hóa và phong tục của dân tộc Việt trong thời kỳ Hùng Vương. Các truyền thuyết với các đặc trưng văn hóa như trầu cau và bánh chưng, đã có những khám phá khảo cổ chứng minh tính thực tế của chúng.

a. Truyện Trầu Cau:

Truyện Trầu Cau ghi lại câu chuyện về hai chàng trai là Tân và Lang, hai chàng trai này là con của Quang Lang, được cha cho học nhà đạo sĩ họ Lưu. Đạo sĩ họ Lưu có một con gái, chừng 17, 18 tuổi, đã tới tuổi dựng vợ gả chồng, nhưng không biết anh em Tân Lang ai là anh, ai là em, nên đã thử bằng một bát cháo và một đôi đũa, thấy em nhường anh, nên đã ghi nhớ, bẩm cha, sau đó cha mẹ tác hợp cho người anh và cô gái thành vợ chồng. Người em cảm thấy khi anh lấy vợ đối đãi với mình như xưa, hờn giận bỏ đi tới một cái suối lớn, khóc ròng rồi chết hóa thành một cái cây. Người anh không thấy em trai đâu bỏ vợ đi tìm, thì thấy em đã chết, người anh đã gieo mình bên gốc gây, hóa thành tảng đá quẩn quanh gốc gây. Người vợ thấy chồng đã đi lâu mà không về, nàng bèn đi tìm, thì thấy chồng đã chết, nàng cũng gieo mình ôm lấy tảng đá chết theo chồng, hóa ra một sợi dây leo vấn vít trên đá. Cha mẹ Lưu Thị đi tìm con, khi tới nơi thấy con đã chết cũng than khóc, sau cho lập nhà thờ, ai đi qua đó cũng đốt nhang vái lạy, khen là anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa.

Một hôm vua Hùng đi tuần hành, thấy trước đền thờ yên ắng và mát mẻ, dây lá phủ trùm, vua hỏi thăm, mới biết câu chuyện như thế, ngài lập tức bảo cận thần hái một trái cây và hái một lá dâu leo nhai đi nhai lại rồi nhổ trên đá, thấy có sắc đỏ tươi mới biết là vị ngon, sai người lấy đá lửa nung đá làm vôi, cùng với trái cây, lá dây hợp lại làm một mà ăn thấy vị ngọt béo, thơm cay, môi mép sinh đỏ, mới truyền ban ra thiên hạ, phàm những lễ giá thú, hội đồng lớn nhỏ, đều phải lấy vật này làm trước. Nước Nam có tục ăn trầu cau là bắt đầu từ đấy vậy.

Câu chuyện đong đầy tính nhân văn đó đã thể hiện được đời sống dựa nhiều vào tình cảm của người Việt trong thời kỳ Hùng Vương, họ không chỉ sống nhân nghĩa, mà đạo đức, tiết nghĩa đều rất toàn vẹn và quy củ, có trước có sau. Và câu chuyện kết thúc, kể lại hậu thế chúng ta được biết về nguồn gốc của tục ăn trầu cau, đó là một tục lệ không chỉ đẹp mà còn vô cùng ý nghĩa của dân tộc. Và trong thực tế khảo cổ học, thì trong thời văn hoá Đông Sơn cũng đã tìm thấy dấu tích của trầu cau trong các ngôi mộ thuyền.

Trong rất nhiều những ngôi một thuyền có niên đại thời Hùng Vương, các nhà khảo cổ học tìm thấy chủ nhân của các ngôi mộ nhuộm răng đen, có chôn theo lá trầu, quả cau trong quan tài. [28]

Bằng chứng khảo cổ đã chứng minh tính thực tế của truyền thuyết trầu cau, đặc trưng văn hóa trầu cau của dân tộc đã có từ thời Hùng Vương, được hình tượng hóa thông qua câu chuyện hai chàng Tân – Lang để giáo dục về đạo đức và truyền thống dân tộc cho các thế hệ sau, được lưu truyền trong dòng văn hóa dân gian, và tới thời Lý Trần cho tới ngày nay, tục sử dụng và ăn trầu cau tiếp tục được người Việt duy trì như một nét văn hóa không thể thiếu trong các hoạt động của dân tộc.

b. Truyện Bánh Chưng Bánh Dày:

Bánh Chưng, bánh Dày rất đỗi thân thuộc, gắn bó với người Việt trong nhiều giai đoạn lịch sử, chúng đã trở thành những đặc trưng văn hóa không thể phai mờ đối với người Việt, cho tới ngày nay, chúng vẫn là một thành phần không thể thiếu trong ngày Tết, được sử dụng để dâng lên gia tiên và thần thánh, cũng như là một món ăn được trân quý trong đời sống hằng ngày của người Việt. Nguồn gốc của bánh Chưng, bánh Dày cũng đã được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái, là sự sáng tạo của chàng Lang Liêu với sự hỗ trợ của thần nhân. Câu chuyện này đã có những cơ sở từ khảo cổ học chứng minh tính thực tế của nó, với sự xuất hiện có thể từ rất sớm.

Nói đến bánh Chưng, bánh Dày cũng là nói đến việc sử dụng lúa nếp, theo tư liệu khảo cổ, muộn nhất là từ 3500 năm trước, lúa trồng (Oriza Sativa) có dạng hạt bầu (large form) giống lúa nếp dính (gloutinous rice) đã tìm thấy phổ biến ở nhiều di tích khảo cổ học Việt Nam. [29]


Hai ảnh bên trái là lúa hạt dài và lúa nếp hạt tròn khai quật được ở hang Xóm Trại (Hòa Bình). Ảnh còn lại là lúa nếp khai quật ở khu mộ táng Đông Sơn Động Xá (Hưng Yên) [29]

Bên cạnh đó khảo cổ còn tìm thấy một chiếc nồi đồng khai quật được ở Làng Vực (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) có in dấu rất nhiều lá dong ở tình trạng lót nồi, đó là những hình lá dong nằm phẳng ở tư thế nguyên chiếc bao quanh đáy và cạnh nồi. Nhờ oxit đồng từ lớp gỉ của nồi mà chiếc lá được giữ nguyên trạng, thậm chí có màu xanh như những chiếc lá còn tươi. [29]


Vết in chiếc lá dong bên trong nồi đồng Đông Sơn (hình trái) và nguyên trạng phóng đại của nó (hình phải). [29]

Những khám phá quan trọng này đã cùng góp phần chứng minh tính thực tế của truyền thuyết bánh Chưng bánh Dày, người Việt trong thời kỳ Hùng Vương đã làm bánh Chưng bánh Dày để “dâng lên Tiên Miếu và cung phụng cha mẹ”, có một ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt tâm linh đối với người Việt. Người Việt tới ngày nay vẫn luôn luôn giữ gìn phong tục truyền đời đó của dân tộc.

3. Kết luận:

Như vậy qua các nghiên cứu di truyền và khảo cổ học, chúng ta đã thấy được tính thực tế của các câu chuyện được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái, đó là những câu chuyện được tác giả Trần Thế Pháp thu thập trong dân gian, sau đó biên tập thành sách, nhằm phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Do đó các quan điểm cho rằng sách Lĩnh Nam chích quái, hay huyền sử Hồng Bàng được tô vẽ nhằm mục đích chính trị, hay cho rằng chúng được sáng tạo bởi tác giả sách Lĩnh Nam chích quái là không có cơ sở thực tế. Các câu chuyện được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái là những câu chuyện đã được truyền lại trong dòng văn hóa dân gian, được người Việt truyền miệng qua các thế hệ cho con, cháu, người trước kế tiếp người sau để không quên cội nguồn và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, sau đó đã được ghi thành văn vào thời nhà Trần bởi tác giả Trần Thế Pháp.

VI. Các truyền thuyết về cội nguồn của các dân tộc Mường – Thái:

Các dân tộc Mường, Thái là những dân tộc anh em ruột thịt của người Việt, trong đó gần nhất là người Mường, người Thái và các dân tộc thuộc hệ ngữ Tai-Kadai cùng người Việt sinh sống trong một cộng đồng chung trước khi tan rã dưới những bước chân xâm lược của người Hán. Các dân tộc này hiện vẫn còn giữ được những truyền thuyết về nguồn cội của dân tộc mình, với tâm thức hoàn toàn tương đồng với huyền sử Hồng Bàng của người Việt.

Cuisinier vào năm 1946 đã cung cấp bản truyện về nguồn gốc người Mường, theo đó người Mường vốn là hậu duệ của nàng công chúa Hươu Sao – Ngu Cơ với chàng hoàng tử Cá Chép – Long Vương, con vua Yịt (Việt). Sự kết hợp huyền thoại của mẹ Hươu và bố Cá, một ở cạn, một ở nước, đem lại kết quả 100 người con, trong đó bao gồm 50 con trai và 50 con gái. Cũng giống như với huyền sử Hồng Bàng của người Việt, thì hôn nhân của mẹ Hươu và bố Cá đã nảy sinh nhiều bất hòa, hai người cãi vã, và sau đó họ đã quyết định chia tay. Nàng Hươu Sao dẫn 50 con lên núi, khai sinh dòng vua áo đen, chàng Cá đem 50 con về miền cửa sông, khai sinh dòng vua áo vàng. Dân tộc Mường thờ nàng Hươu Sao như Tổ Mẫu. Trong các lễ tang tộc người, người Mường vẫn khắc họa hình Hươu Sao và Cá Chép trên cờ của ông mo (Trần Từ 1996), một biểu tượng linh thiêng với họ. [30]

Dựa vào tài liệu truyền thuyết dân gian của người Tày – Thái, tác giả Cầm Trọng (1987) đã chỉ ra nguồn gốc của dân tộc Thái là sự kết hợp của chim én – loài chim biểu tượng của linh hồn đẳm pú (đàn ông, phía cha), và thuồng luồng – biểu tượng của đẳm nái (đàn bà, phía mẹ). Motif này có phần khác biệt so với các truyền thuyết của người Việt và người Mường, tuy nhiên nó cũng thể hiện rất rõ ràng tâm thức lưỡng hợp, với sự kết hợp của hai yếu tố đối lập nhau, một trên cạn, một dưới nước. [30]

Như vậy không chỉ người Việt, mà nhiều dân tộc có nguồn gốc tộc Việt vẫn còn giữ gìn tâm thức cội nguồn Tiên – Rồng, tâm thức lưỡng hợp tương đồng với huyền sử Hồng Bàng của người Việt. Từ đó chúng ta cũng có thể khẳng định một cách chắc chắn người Việt đã giữ gìn truyện họ Hồng Bàng trong thời Bắc thuộc thông qua truyền miệng, sau đó được ghi lại thành văn vào thời nhà Trần, không phải sáng tạo của người Việt trong thời trung đại.

VII. Tương quan của huyền sử Việt với huyền sử của người Hoa Hạ:

Người Hoa Hạ và người Việt có địa bàn sinh sống tiếp giáp nhau, nên văn hóa Việt và văn hóa Hoa Hạ có nhiều sự chồng lấn về lịch sử, văn hóa và di sản. Trong đó huyền sử của hai tộc người cũng thể hiện sự chồng lấn nhất định bởi yếu tố lịch sử.

1. Thần Nông và hai tộc người Việt – Hoa:

Về nguồn gốc, người Hoa Hạ tự nhận mình là con cháu của Viêm Hoàng, tức Viêm Đế và Hoàng Đế, đây là một vấn đề khiến cho một vài người cho rằng người Việt đang nhận vơ Thần Nông làm Tổ của mình, nhưng nguồn gốc tộc Việt như chúng tôi đã chứng minh ở trên, thì Thần Nông là Tổ của tộc Việt, làm chủ hai vùng đất Bắc Đông Á và Nam Đông Á, đây là giai đoạn sớm của họ Hồng Bàng.

Người Hoa Hạ hình thành rất muộn, khoảng hơn 4500 năm trước, thì sự xâm nhập của người Bắc Á có gốc từ du mục Trung Á vào vùng Bắc Đông Á, khi đó người Hoa Hạ mới bắt đầu hình thành [17]. Khi đó Viêm Đế Thần Nông đã không còn tồn tại. Mốc thời gian này cũng tương ứng với truyền thuyết về Hoàng Đế, ông đã đánh Xi Vưu tại trận Trác Lộc, đây là mốc thời gian hình thành người Hoa Hạ với cư dân Bắc Á xâm nhập vào vùng bắc Đông Á (đồng bằng sông Hoàng Hà) theo nghiên cứu di truyền.

Tới khoảng 2200 năm trước, người Hoa Hạ vào thời Tần đã đánh chiếm xuống vùng Nam Đông Á của tộc Việt, tới năm 43 SCN, thì người Việt chính thức rơi hoàn toàn vào vòng lệ thuộc dưới ách đô hộ của người Hoa Hạ. Trong giai đoạn sau đó việc đồng hóa người Việt không phải là một vấn đề dễ dàng, do người Việt đã có một ý thức dân tộc rất mạnh như chúng tôi đã đề cập tới ở các phần trước, nên họ đã sử dụng một phần ý thức hai Tổ: Viêm Hoàng, để thể hiện tinh thần thống nhất nguồn gốc của hai tộc người khác biệt tại Bắc và Nam Trung Quốc, trong đó Viêm Đế là Tổ của tộc Việt, và Hoàng Đế là tổ của tộc Hoa, với mục đích sâu xa nhằm đồng hóa người Việt tại vùng Hoa Nam.

Do đó các người Việt không “nhận vơ” Thần Nông, mà đúng hơn là một sự hiểu nhầm do sự chồng lấn lịch sử gây nên. Thần Nông là Tổ của người Việt, không phải Tổ của người Hoa Hạ, điều đó đã được huyền sử Hồng Bàng cùng di truyền học minh xác.

2. Bàn về các vị Đế của nhà Hạ:

Các vị vua như Đế Nghiêu, Đế Khốc, Đế Thuấn của triều nhà Hạ trong huyền sử Trung Quốc có cách viết theo ngữ pháp Việt, khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là các vị Tổ của người Việt, được người Hoa Hạ nhận về mình, nhưng đó thực sự là tiền nhân của người Hoa Hạ, sử sách đã ghi lại các vị vua nhà Hạ có địa bàn hoạt động tại vùng Bắc Đông Á, có thể hình thành tại các văn hóa Long Sơn hoặc Nhị Lý Đầu.

Về cách gọi tên theo ngữ pháp Việt, thì thời kỳ này các vị Tổ của người Hoa Hạ có sự thông giao khá mạnh với tộc Việt, với nhiều chi tiết thể hiện sự giao thiệp giữa hai tộc người, và qua sự thông giao đó, họ cũng có thể đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt, nên những cái tên đã thay đổi cấu trúc ngữ pháp như của người Việt, trước đó Hoàng Đế, người khai sinh người Hoa Hạ có cách đặt tên theo đúng truyền thống của người Hoa Hạ, chứng tỏ sức ảnh hưởng của văn hóa Việt thời kỳ đó là khá mạnh mẽ.

Vì vậy các vị đế của nhà Hạ không phải là Tổ của người Việt, cũng như việc cho các vị có địa bàn ở miền Bắc Việt Nam là không có cơ sở thực tế!

VII. Kết luận:

Huyền sử, chỉ riêng hai chữ đó đã khiến cội nguồn dân tộc qua những dòng huyền sử có phần trở nên thiếu cơ sở trong thời đại khoa học chính xác ngày nay, tuy nhiên khảo cứu qua các phương tiện di truyền học và khảo cổ học, thì huyền sử đã chính minh tính thực tế tới từng chi tiết của mình. Thay vì là những dòng truyền thuyết hoang đường, không đáng tin cậy, thì huyền sử Hồng Bàng đã ghi lại trọn vẹn cội nguồn tộc Việt trong giai đoạn từ Thần Nông cho tới các vị vua Hùng.

Là hậu duệ của cộng đồng tộc Việt, người Việt cùng với các dân tộc anh em kế thừa những di sản lớn mà họ Hồng Bàng đã kiến tạo nên trong quá trình phát triển của mình. Triết lý và quan niệm tất cả các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam ngày nay đều sinh cùng một bọc là có cơ sở từ thực tế, nhắc nhở chúng ta cần đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau.

Bên cạnh đó, chúng ta cần một sự nghiên cứu chuyên sâu và nghiêm túc về những di sản của tộc Việt, nhận thức lại về huyền sử Hồng Bàng, cũng như về nguồn gốc dân tộc theo di truyền và khảo cổ học. Đây là những vấn đề rất quan trọng, giúp chúng ta nhận thức và khôi phục lại những di sản của tộc Việt, nối lại sợi dây đã đứt giữa chúng ta với quá khứ của dân tộc mình. Đó sẽ là nền tảng, là sức bật cho sự đi lên của dân tộc ta cùng với các dân tộc anh em sau này.

Tài liệu tham khảo:
[1] Chu JY, et al (1998), Genetic relationship of populations in China, Proceedings of National Academy of Sciences USA, 95(20): 11763-11768
[2] The HUGO Pan-Asian SNP Consortium (2009), Mapping human genetic diversity in Asia, Science, 326(5959): 1541-1545
[3] Robert Hall, Christopher K. Morley et al. (2004), Sundaland Basins. https://www.researchgate.net/publication/258699653_Sundaland_Basins
[4] Huang X, et al (2012), A map of rice genome variation reveals the origin of cultivated rice. Nature, 490(7421): 497-501
[5] Chuan‐Chao WANG Shi YAN Zhen‐Dong QIN Yan LU Qi‐Liang DING Lan‐Hai WEI Shi‐Lin LI Ya‐Jun YANG Li JIN Hui LI, et al. (2013). Late Neolithic expansion of ancient Chinese revealed by Y chromosome haplogroup O3a1c‐002611.
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/j.1759-6831.2012.00244.x [6] Yunfei Zheng, et tl (2007), Characteristics of the short rachillae of rice from archaeological sites dating to 7000 years ago https://www.researchgate.net/publication/250967454_Characteristics_of_the_short_rachillae_of_rice_from_archaeological_sites_dating_to_7000_years_ago
[7] Chao Ning, et al (2020). Ancient genomes from northern China suggest links between subsistence changes and human migration. https://www.nature.com/articles/s41467-020-16557-2 [8] Zi-Yang Xia, Shi Yan, Chuan-Chao Wang, Hong-Xiang Zheng, et al. (2019) Inland-coastal bifurcation of southern East Asians revealed by Hmong-Mien genomic history
[9] McColl H, Racimo F, Vinner L, Demeter F, Gakuhari T, Moreno-Mayar JV, Van Driem G, Wilken UG, Seguin-Orlando A, De la Fuente Castro C, Wasef S (2018). The prehistoric peopling of Southeast Asia. Science. 361(6397):88-92. https://science.sciencemag.org/content/361/6397/88
[10] Liu D, Duong NT, Ton ND, Van Phong N, Pakendorf B, Van Hai N, Stoneking M (2020). Extensive ethnolinguistic diversity in Vietnam reflects multiple sources of genetic diversity. Molecular Biology and Evolution. https://doi.org/10.1093/molbev/msaa099
[11] Colin Renfrew, Bin Liu (2018). The emergence of complex society in China: the case of Liangzhu. Antiquity;92(364):975-90. https://www.cambridge.org/core/journals/antiquity/article/emergence-of-complex-society-in-china-the-case-of-liangzhu/
[12] Tống Kiến 宋建 (2017). Liangzhu – một quốc gia cổ đại phức tạp bị chi phối bởi thần quyền 良渚——神权主导的复合型古国. 东南文化;(1):6-15.
[13] Bin Liu, Ningyuan Wang, Minghui Chen, et al. (2017). Earliest hydraulic enterprise in China, 5,100 years ago. Proceedings of the National Academy of Sciences; 114(52):13637-42. https://www.pnas.org/content/114/52/13637
[14] Chunfeng Zhang (2019). On determining the nature of Liangzhu 良渚 symbols. Journal of Chinese Writing Systems;3(2):121-8. https://www.researchgate.net/publication/332595714_On_determining_the_nature_of_Liangzhu_liangzhu_symbols
[15] Li Liu, Xingcan Chen (2012). The archaeology of China: from the late Paleolithic to the early Bronze Age: Cambridge University Press.
[16] Chi Hung 洪曉純 Zhang, Hsiao-Chun (2009). The Neolithic of Southern China–Origin, Development, and Dispersal. Asian Perspectives;47.
[17] Preliminary Research on Hereditary Features of Yinxu Population https://www.academia.edu/5297877/2013_AAPA_poster-_Preliminary_Research_on_Hereditary_Features_of_Yinxu_Population
[18] Recent Southeast Asian domestication and Lapita dispersal of sacred male pseudohermaphroditic “tuskers” and hairless pigs of Vanuatu https://www.researchgate.net/publication/6707820_Recent_Southeast_Asian_domestication_and_Lapita_dispersal_of_sacred_male_pseudohermaphroditic_tuskers_and_hairless_pigs_of_Vanuatu
[19] Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc: Di tích Shijiahe: một phép lạ khảo cổ ở giữa sông Dương Tử http://www.hbww.org/Views/Detail.aspx?PNo=Archaeology&No=KGCZ&Guid=40e8d8b7-d513-4a32-9791-4acad8d7e448&Type=Detail
[20] https://tuoitre.vn/ca-nuoc-co-1417-diem-tho-cung-hung-vuong-484972.htm
[21] Vĩnh Phong, Đền Hùng – Nơi hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam https://vovworld.vn/vi-VN/viet-nam-dat-nuoc-con-nguoi/den-hung-noi-hoi-tu-nhung-gia-tri-van-hoa-tam-linh-cua-dan-toc-viet-nam-740199.vov
[22] Tạ Đức, 2013, Nguồn gốc người Việt người Mường.
[23] Hùng Vương ngọc phả, bản dịch Ngô Đức Thọ. http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/12/hung-vuong-ngoc-pha.html#more
[24] Việt Nam Văn Học Sử Yếu, trang 251.
[25] Người Trung Hoa đọc
[26] Đọc là Trích như thường lệ.
[27] Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái 嶺南摭怪, bản dịch Lê Hữu Mục, nhà sách Khai Trí (1960).
[28] Phạm Quốc Quân, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Truyện trầu cau – Từ truyền thuyết đến chứng tích vật chất. http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3101/15779/truyen-trau-cau-tu-truyen-thuyet-djen-chung-tich-vat-chat.html
[29] Nguyễn Việt, Từ một phát hiện mới về lá bánh trưng thời Lang Liêu. http://www.drnguyenviet.com/?id=6&cat=1&cid=102
[30] Nguyễn Mạnh Tiến, Con rồng cháu tiên: huyền thoại Việt – Mường – Thái, đăng trên tạp chí Sông Hương. http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n29307/Con-rong-chau-tien-huyen-thoai-Viet-Muong-Thai.html






| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com