Việt Văn Mới
Việt Văn Mới




ĐỤN TIÊN -

ĐỘNG ĐÌNH HỒ - 洞庭湖”



T ên gọi “Động Đình Hồ-洞庭湖” đã quá nỗi tiếng! Nhưng người ta cũng biết là ngày xưa thì gọi là cái đầm, có tên là “Vân Mộng Trạch-云夢澤”( Trạch-澤,là cái đầm nước) ! và chữ “Vân Mộng-云夢” lại có nghĩa là “Bưng” trong tiếng nói của người dân nước Sở! cần phải Nói có sách và nói có chứng ? Nếu chỉ một mình tôi nói như vậy thì khó lòng làm cho người ta tin được! dù rằng đó là sự thật! dù rằng chỉ cần suy luận bằng so sánh cách phát âm bị biến đổi là có thể hiểu được đó là bằng chứng! Nhưng,Tiếc rằng khoa học nghiên cứu và chứng minh thì đòi hỏi “bằng chứng cụ thể” hơn! Cho nên, 1 khi cái gì đã bị sai ngàn năm rồi thì trở thành “chân lý !!!”, và muốn chứng minh cái “chân lý-Sai” đó thì lại bị đòi hỏi thật là nhiều “bằng chứng cụ thể”!!!- chứng minh về nguồn gốc của “Động Đình” và “Vân Mộng”-cũng hổ trợ cho việc tôi đã chứng minh là “chữ Nôm có trước chữ Hán Việt”: Tên của Chữ “Động Đình” và “Vân Mộng” trước hết cũng là chữ Nôm!

…Nhưng, May mắn! các nhà nghiên cứu và kinh doanh du lịch cũng đã biết từ lâu và trích dẫn : Trong sách cổ là Sử Ký-史記, Châu Lễ-周禮, Nhi Nhã- 爾雅 đều ghi rỏ “Động Đình-洞庭” ngày xưa được ghi chép là “Vân Mộng-雲夢” , và có giãi thích âm của chữ “Mộng-夢” có nghĩa chính là theo tiếng nói của người dân nước Sở gọi “1 vùng nước mênh mông”( là “Bưng-漭” của tiếng Sở, nhưng người ta không biết cách dùng và không đưa vào phần giãi thích!)

…Ngày nay, Tài liệu “đủ mạnh và rỏ ràng nhất” đã được các công ty du lịch kinh doanh ở vùng Động Đình Hồ sử dụng và giãi thích ý nghĩa của “Động Đình Hồ-洞庭湖” là nhắc lại sách “Sử Ký-史記” và “Châu Lể-周禮”, với “Nhi Nhã- 爾雅”! chỉ có Vậy Thôi! Tôi xin đi vào chi tiết cụ thể và giãi thích rỏ ràng… - Tiếng Việt Ngày nay gọi vùng đất bị nước ngập là “Bưng”(Vùng đất nước “Ngập” mênh mông.), là “Bàu” nước, Bưng và Bàu là vùng nước ngập mênh mông, nhỏ thì gọi là cái “Bọng” nước…, “bãi” dùng cho vùng cho Bãi Biễn, “Bến”/Bến nước, dùng cho bến sông, bến đò v v…

* Ngày xưa, có lẽ chữ “Bưng-漭” có thể đọc là “Bung” hay “Bon” hay “bang” v v…Nhưng cũng tương đương phát âm là “Bưng”: nghĩa là một vùng nước ngập bao la…; Ngày nay, Hán Việt đọc là “mãng-漭” tiếng Việt/Nôm đọc là “Bưng-漭”, tiếng Bắc Kinh là “Màng-漭”, Tiếng Hẹ/ Khách gia là “Mung-漭”, Mân Việt/Phước Kiến-Triều Châu đọc là “Mang-漭”…Nhiều phát âm với mẩu tự “M” là dễ hiểu, bỡi vì các địa phương sữ dụng các phương ngữ nêu trên không có phát âm “B” ( mà chỉ có phát âm “B+” thật nặng giọng, hoặc là “P”/

… Điều nầy không có nghĩa là đó là những “ngôn ngữ khác “Việt”! ví dụ con cá “Rô” xuống miền tây lục tỉnh Việt Nam thì là cá “Gô” nhưng vẫn là tiếng Việt, chẵng qua là vì thổ nhưỡng và nguồn nước tạo nên “đặc trưng địa phương” trong giọng nói của những vùng ngôn ngữ).

*Giãi Thích chữ “Vân Mộng-雲夢”, Động Đình Hồ-洞庭湖 ngày xưa gọi là “Vân Mộng Trạch-雲夢澤”: cứ theo giãi thích trong sách “Sử ký-史記” và “Châu lể-周禮” thì tôi tìm ra chỉ có phát âm “Bưng Tiên” là “Đúng, phù hợp ý nghĩa”, “Bưng Tiên” bị các vùng ngôn ngữ địa phương khác …đọc trại âm thành ra “Mưng thiên” và “mưng iên”, và khi “Mưng thiên”/ “Mưng iên” đi vào sử sách, thì được ghi là “iên Mưng”, Vừa Đúng với chữ …Biến dạng như sau :

- Âm “Yên(iên)” là Mây nên được viết bằng chữ “Vân-雲”! vì chữ “Vân雲” nầy, tiếng Bắc/( Bắc Kinh) đọc là “Yễn-雲”. “Yễn-雲” tương đương với “yên”/ “Iên” …để nói về chữ “Tiên”.

- Âm “Bưng” trở thành “mưng” và được viết bằng chữ “Mộng-夢” nầy, để gọi “Bưng”, Tiếng Bắc/(Bắc kinh) đọc “mộng-夢”là “Mứng/Mưng-夢”...để nói về chữ “Bưng”.

“Bưng Tiên” Trở thành “Yễn Mứng-雲夢/Tiếng Bắc Kinh” và Hán Việt đọc là Vân Mộng-雲夢!

Sở dĩ gọi là “Bưng Tiên” vì nơi đây có cổ tích, là có Tiên xuất hiện. Từ tiếng Nôm là “Bưng Tiên-漭仙” rồi đọc trại âm, và lại ghi theo cái ngữ âm đã trại âm mà trở thành “Vân Mộng-雲夢”.

* Giãi Thích chữ “Quân Sơn-君山”, Đảo “Quân Sơn-君山” nằm ngoài xa-trong Hồ “Động Đình-洞庭”, cách xa bờ hồ, Hiện nay, tính từ nơi có lầu Nhạc Dương là cách xa bờ 17 cây số. Đảo” ở giữa Hồ Động Đình, nơi có tích là Tiên xuất hiện thì theo “suy luận có lý” phải gọi là “Cồn Tiên”( vì có “Tiên” xuất hiện), hay gọi là “Cồn Xa”! ( Vì xa bờ, ngày nay “Quân Sơn-君山” cách xa bờ Hồ 17 cây số, nhưng người ta đã nghiên cứu và thấy rằng diện tích của “Động Đình Hồ” ngày nay…nhỏ hơn “Vân Mộng Trạch” ngày xưa nhiều, vì phù xa bồi đắp, vì thay đổi khí hậu v v…nghĩa là cái đảo hay cái cồn “Quân sơn-君山” ngày xưa cách xa bờ hồ nhiều hơn ngày nay rất nhiều.

“Bưng Tiên” là Nôm, thì theo Logic có tình có lý là “đảo” ở “Bưng Tiên” cũng sẽ là Nôm; Chữ “Quân Sơn-君山” ngày nay tiếng Mân Việt/Triều Châu vẫn đọc là “Cuôn Xoa-君山” phát âm rất giống “Cồn Xa”!( Tiếng Quãng Đông là “Quánh Sánn-君山”, tiếng Bắc Kinh là “Juýnh sánn-君山”), Nếu là “Cồn Tiên” thì chữ “Tiên” thì so với tiếng Bắc Kinh là “Xénn”, Quãng Đông là “Xínn” và Triều Châu là “Xenng” thì cũng vẫn biến thành “Quân Sơn-君山”! vẫn là hửu lý! Có lẽ ngày xưa vừa có tên là “Cồn Xa” vì xa bờ, và vừa gọi là “Cồn Tiên” vì là gọi theo “Cổ tích” sau khi có “truyện cổ tích: Tiên xuất hiện”.

Theo kết luận của tôi, thì qua suy luận từ “Cổ tích” và theo lô-gic ăn khớp với nôm của “Bưng Tiên”, thì phát âm “Quân Sơn-君山”/ “cuôn xoa-君山” là: _ Tên Đảo “Quân Sơn-君山” phát xuất từ tiếng Nôm là “Cồn Tiên” và “Cồn xa”.

“Quân Sơn-君山” còn được gọi là “Động Đình sơn-洞庭山” !?! vì có Tiên xuất hiện! Vậy, chữ “Động Đình-洞庭” có “dính-Líu” gì với chữ “Tiên” ??? vậy, Cần phải tìm hiểu chữ “Động Đình-洞庭”!

* Giãi thích chữ “Động Đình-洞庭”:

Chính Vì có cổ tích là “Tiên” đã Xuất hiện ở đảo “Quân Sơn-君山”, nên mới có tên “Động Đình Sơn-洞庭山”( theo sách “Sử Ký” và “Châu Lể”),và từ đó cũng gọi tên là “Động Đình Hồ-洞庭湖” là theo tên gọi của “Động Đình Sơn-洞庭山”; và cho đến ngày nay thì vẫn được gọi là “Động Đình Hồ-洞庭湖”! ữ “Động Đình-洞庭” được lý giãi trong cổ thư ( Sử Ký, Châu Lể) nghĩa là “Động có xuất hiện của Tiên”; Chữ “Tiên” chắc chắn đã bị đọc thành ra “Thien”/ “Thing” và lại được ghi bằng chữ đã đọc trại âm là “Thỉng/庭” của tiếng Bắc/(Bắc Kinh), và Hán Việt lại đọc là “Đình/庭”! và cái “đảo nhỏ”, hay cái “cồn”, hay còn được gọi là cái “Đụn” ( Đụn cát, Đụn Đất…) lại được ghi theo cách trại âm là “Động/洞”, “Động/ 洞” ở đây chính là “Đụn”! trên cái Đụn-Tiên, cái cồn-Tiên, cái đảo nhỏ có Tiên được gọi trở ụn--Thỉng/Tiếng Bắ-Thìnn/Tiếng Quãng Đông, Tang-Then/ Tiếng Triều ộnh-Đình/Tiếng Hán Việt.

=> “Động Đình Sơn-洞庭山” là cái đảo nhỏ không có “hang” và chẳng có “Động”, rỏ ràng phát âm “Túng Thỉng-洞庭/Tiếng Bắc Kinh ngày nay” là do đọc “Đụn Tiên” mà thành!

“Đụn Tiên” trở thành “Động Đình-洞庭”! “Động Đình” của Hán Việt là phát Xuất từ Âm “Đụn Tiên” -bị ghi theo trại âm qua tiếng Bắc/(Bắc Kinh) là “Túng Thỉng-洞庭” .

* Giãi Thích chữ “Tiêu Tương-潇湘”:

Tại trung Hoa, ngày nay, người ta giãi thích “ Tương-湘” là tên của nhánh sông do nước “trong” xanh mà thành tên là “Tương-湘”!!! ??? và nhập chung Sông “Tiêu-潇” và sông “Tương-湘” gọi chung là “Tiêu Tương-潇湘”. Tiêu Tương là một trong những nhánh sông chảy vào Động Đình Hồ, nước trong vắt, …thượng nguồn gọi là “Tiêu-潇” và cuối nguồn gọi là “ Tương-湘”. chữ “Tiêu Tương-潇湘” ngày nay tiếng Bắc Kinh đọc là “Xiéo xénng-潇湘” Vô nghĩa đã đành…! nhưng giãi thích như tại Trung Hoa ngày nay quá đơn giãn! và không có lý! Phát âm do Trại âm là “Xiéo xénng-潇湘” của tiếng Bắc/(Bắc Kinh) không bằng giọng “Hồ -Quãng” ngày nay đọc là “Síu Xoen-潇湘”! “Tiêu Tương-潇湘” / “Xiéo xénng-潇湘” /“Síu Xoen-潇湘”…phải chính là có nguồn gốc từ “Suối Tiên”! Suố-潇湘-潇湘 - Hán Việt căn cứ theo chữ mà đọc là “Tiêu Tương”.

Hết tất cả các tên kể trên của vùng “Động Đình Hồ-洞庭湖”/ Vân Mộng Trạch-云夢泽 mà “Sử Ký” và “Châu Lễ” đã cho biết là có nguồn gốc từ tiếng của nước Sở Ngày xưa ( Sách “Sử Ký” đã ghi : Sở Việt đồng tông đồng tộc.) cho ta thấy 1 sự liên quan mật thiết của tiếng Nôm là : “Tiên” xuất hiện ở cái “Cồn xa”- “Đụn Tiên” của “Bưng Tiên”, con sông nước trong xanh chảy vào “Bưng Tiên” thì gọi là “Suối Tiên”, “Đụn đất” mà Tiên xuất hiện thì gọi là “Đụn Tiên”…các tên gọi của thuở ban đầu trước khi trở thành Hoa ngữ hay Hán Việt thì đều là phát âm Nôm! và có ý nghĩa liên quan chặc chẽ với những Truyền thuyết-Sự tích:

Đụộng Đình-洞庭.

ộng-雲夢.

Cồ-君山.

Suố-潇湘.

Động Đình Hồ ngày nay vẫn là một danh lam thắng cảnh, và huyền ảo bằng cái đẹp của thiên nhiên và truyền thuyết thần tiên, nhờ sự phát triễn của công nghệ kỷ thuật số, quí vị chỉ cần coppy 2 chữ “Động Đình”-“ 洞庭” vào Google mà tìm thì sẽ thấy quá nhiều trang mạng toàn cầu giới thiệu về cảnh đẹp, khu sinh thái bảo tồn thiên nhiên, lịch sử, địa lý, truyền thuyết, văn hóa, v v…của Động Đình Hồ; Trải qua mấy ngàn năm với biết bao thế hệ của con người đã để lại nhiều truyền thuyết, 2 nàng con gái của Đế Nghiêu đã đến nơi đây và qua đời tại đây, Hai nàng là Cung Phi của Đế Thuấn đi tìm và chờ đợi Chồng là Đế Thuấn cũng Mất tại nơi đây, Người ta đã tôn thờ Đế Thuấn trở thành “thần” sông của sông Tương, Tiêu Tương là 1 nhánh sông của nguồn nước vào Động Đình Hồ, đoạn Thượng du gọi là “Tiêu Giang” và hạ du là “Tương giang”; Quân Sơn ở giữa Hồ, và Nhạc Dương Lầu bên bờ hồ đều chứa đựng biết bao là tích xưa của các quân vương nhiều triều đại, và biết bao tao nhân mặc khách đã ghé thăm nơi đây để vãn cảnh “Cồn Tiên”, “Hồ Tiên”,…tích Tiên xuất hiện còn rất là thú vị với bài thơ được cho là của Tiên Nhân “Lữ Đồng Tân-呂洞賓” lại có nhắc đến nơi đây là đất Việt; Còn Thơ Lý Bạch, thơ Đỗ Phủ, Lưu Vủ Tích v v…và v v… Nhiều lắm! khó lòng kể cho hết tại “Động Đình Hồ”!

- Bài thơ “Đăng Nhạc Dương Lầu” của Đỗ Phủ bên Động Đình Hồ.

•《登岳阳楼》杜甫 Đăng Nhạc Dương Lầu - Đỗ Phủ

昔闻洞庭水,
今上岳阳楼。
Tích Văn Động Đình Thủy,
Kim thượng Nhạc Dương Lầu.
吴楚东南坼,
乾坤日夜浮。
Ngô sở đông nam sách ,
Càn khôn nhật dạ phù.
亲朋无一字,
老病有孤舟。
Thân bằng vô nhất tự,
Lảo bệnh vô cô châu.
戎马关山北,
凭轩涕泗流。
Nhung Mã quan sơn bắc,
Bằng hiên thế tứ lưu.

Đ(Hình của www.HuDong.com: Giữa Hồ nước Động Đình- 洞庭湖 Lấp lánh ánh bạc – Thấy Đảo Quân Sơn-君山 như 1 con ốc xanh)

• 望洞庭-Vọng Động Đình 刘禹锡-Lưu Vũ Tích

湖光秋月兩相和,
潭面無風鏡未磨

Hồ Quang thu nguyệt lưỡng tương Hòa,
Đầm diện vô phong kính vị ma
遙望洞庭山水翠,
白銀盤里一青螺

Dao vọng Động Đình Sơn thủy thúy,
Bạch ngân bàn lý nhất thanh loa。

Ghi chú:

湖光: Hồ quang, Quang là "phong quang-Phong cảnh, cảnh quang",phong cảnh của hồ cảnh

秋月: Thu Nguyệt: trăng của mùa thu.

兩相和: Lưỡng Tương hòa,cả 2 ( cảnh quang của Hồ và cảnh trăng Thu) cùng hòa chung với nhau...

潭面: Đàm Diện, Diện của cái Đầm, tức là mặt nước đầm( Hán Việt: Đàm/ thuần Việt : Đầm => thật ra là...giống nhau).

無風: Vô phong : không gió

鏡未磨: Kính vị ma: Kính chưa bị mài ( Mặt kính chưa bị "mài" trầy, mờ...)

遙望: dao Vọng: ...xa "diệu" vợi mà "Vọng"/ Nhìn...遥/ tiếng Quãng Đông và Triều Châu Còn đọc "dieo/遥" như Diệu. 洞庭: Động Đình: ( Tiên bị đọc "Thiên"=>thin=>Thìn...biến thành Đình-庭...Khi chưa có cái đình nào thì cái động đó đã có tên rồi và goi là Động Tiên/Phát âm "Nôm" có trước ...sinh ra rất nhiều danh từ và chữ gọi là "Hoa" và "Hán Việt" ngày nay)

山水翠: Sơn Thủy Thúy, "thúy" là con chim xanh( Đẹp)-ngày xưa gọi là Thanh Vủ Tước: 青羽雀 ( Tước bên tiếng Bắc kinh đọc rất giống âm "sẽ" là "chsé" cũng là "Nôm-có trước"), sau nầy bị dùng là đẹp(của màu xanh: rừng xanh, núi xanh, nước trong xanh, ngọc đẹp sáng lung linh ánh trắng, xanh...; Bản thân của "thúy" không có màu xanh! cho nên không thể gọi màu xanh là màu "Thúy", cái đẹp trong xanh thì "Thúy"!

白銀: bạch ngân: bạc có màu trắng...khác với vàng, nước dao động bỡi dòng chảy hay gió sóng li ti thường phản chiếu ánh sáng lóng lánh như Bạc...

盤里: Bồn lý/ Bàn Lý ...Trong 1 cái Bồn (nước)- ý so sánh hồ nước như 1 cái thau nước lớn...

一青螺: Nhất thanh Loa; 1 ốc xanh, ...nước xanh trong đến độ thấy được con ốc màu xanh!

(Hình Online/Google picture : Cảnh khu Nhạc Dương Lầu-岳阳楼 bên Động Đình Hồ)

-Lý Bạch có đề thơ “ Đế tử tiêu tương khứ bất hoàn…李白 : “帝子瀟湘去不還…”-

• 李白 Lý Bạch _ 游洞庭(五首/其五) Du Động Đình
(ngủ thủ-5 bài/ kỳ ngủ-bài 5)

帝子瀟湘去不還。
Đế tử tiêu tương khứ bất hoàn
空余秋草洞庭間。
Không dư thu thảo động đình gian
淡掃明湖開玉鏡。
Đạm tảo minh hồ khai ngọc kính
丹青畫出是君山。
Đan thanh họa xuất thị Quân san

Tạm dịch:

Vua đến Tiêu Tương khứ bất hoàn,
Còn thu với cỏ Động Đình gian,
Gió tan sương rỏ mặt hồ sáng,
Nắng lên họa rỏ là “Quân” San.

-(Theo truyền thuyết kể lại thì vua Thuấn (Shun,舜) đi tuần thú và bị bệnh chết ở đây, Hai nàng ái phi của vua là “Nga Hoàng- 娥皇” và “Nữ Anh-女英” đi tìm và chờ gập vua Thuấn tại đây mà không gập, cho đến khi bệnh và cũng chết tại nơi đây và được chôn cất nơi nầy).

• Nhạc Dương Lầu. - Thơ của Đỗ Phủ khi Lên Nhạc Dương Lầu :

_《登岳陽樓》杜甫 [ Đăng Nhạc Dương Lầu ] - Đỗ Phủ

昔聞洞庭水,
今上岳陽樓。
Tích Văn Động Đình Thủy,
Kim thượng Nhạc Dương Lầu.
吳楚東南坼,
乾坤日夜浮。
Ngô Sở Đông Nam sách,
Càn khôn nhật dạ Phù.
親朊無一字,
老病有孤舟。
Thân Bằng vô nhất Tự,
Lảo bệnh hửu cô châu.
戎馬關山北,
凭軒涕泗流。
Nhung mã quan sơn bắc,
Bằng Hiên thế tứ lưu.

Ghi chú: Tôi đã tra cứu kỷ, bài nầy có nhiều người chép sai 1 chữ “Tố”/“诉-giản thể” -“訴/ Tố”-phồn thể): Thật ra là chữ “Sách”/ “坼” nghĩa là “tách” thì mới đúng. Cho nên tôi đã sữa lại cho đúng; Hiện nay có 2 bản sao “Đăng Nhạc Dương Lầu” online, có 1 bản sai! Xin quí vị đọc giã chú ý.

Bài Thơ “Đăng Nhạc Dương Lầu” của Đỗ Phủ. -Thư Pháp của Mao Trạch Đông:chép lại bài “Đăng Nhạc Dương Lầu”.

Tạm Dịch bài thơ : Lên lầu Nhạc Dương. (登岳阳楼) :

• Lên Lầu Nhạc Dương : (登岳阳楼) ( Đỗ Phủ-杜甫)

昔聞洞庭水,
今上岳陽樓。
Xưa nghe Động Đình Thủy ,
nay lên Lầu Nhạc Dương.
吳楚東南坼,
乾坤日夜浮。
Ngô Sở Đông Nam Tách,
Càn khôn đêm ngày trôi.
親朊無一字,
老病有孤舟。
thân hửu không một chữ,
già bệnh chỉ xuồng côi
戎馬關山北,
凭軒涕泗流。
Nhung Mã quan san Bắc,
Bên Hiên giọt lụy rơi.

Ghi chú: Bài thơ theo thể “ngủ ngôn tuyệt cú”, các chữ Lâu-楼, Phù-浮, Châu-舟, Lưu-流 là vần Chân. Tôi tạm dịch nghĩa bằng cách thay đổi 1 số ít chữ bằng “Nôm”, và cố giữ nguyên vẹn thể “ngủ ngôn” cho nên không đúng luật đối và bằng trắc! ( Ngô sở -Đối-Càn Khôn; Đông Nam Sách –Đối-Nhật dạ phù/ Thân Bằng –Đối - Lảo Bệnh; Vô nhất Tự - Đối – Hửu Cô Châu )

- 昔聞: Tích văn: Xưa nghe

- 洞庭水: Động Đình Thủy: Nước của Động Đình, ý nói “Động Đình Hồ”.

- 今上: Kim Thượng : nay Lên

- 岳陽樓: Nhạc Dương Lầu.

- 吳楚: Ngô Sở. nước Nhô và nước Sở.

- 東南坼 : Đông Nam Sách: Đông Nam Tách ( Tách ra, chia, chẽ…).

- 乾坤 : Càn khôn : trời đất.

- 日夜浮 : Nhật dạ Phù: Ngày đêm trôi, ( Thời gian trôi…)

- 親朊 :Thân Bằng : Thân quyến và bằng hửu, người thân và bạn bè.

- 無一字 : Vô Nhất Tự : Không một chữ, ( không có tin tức khi xa nhau/ Biệt vô âm tính).

- 老病 : Lảo Bệnh : già bệnh.

- 有孤舟 : Hửu Cô Châu : có (chỉ) 1 thuyền cô đơn.

- 戎馬: Nhung Mã : Ngựa Nhung : Loại ngựa cao to và khõe được nhập vào trung nguyên từ phía tây-âu của người Nhung-戎, thường là dùng cho chiến trận, chiến binh và quan, quân.

- 關山北 : Quan San bắc : Cữa Khẩu quan bắc miền núi.

- 凭軒 : Bằng Hiên : bên Hiên, bên dưới mái hiên.

- 涕泗流 : Thế Tứ Lưu : Chảy nước mắt, nước mủi khi khóc-Lệ lụy rơi….

• Bài thơ nầy tả cảnh và tâm sự khi lên lầu Nhạc Dương bên Độnh Đình Hồ, Đỗ Phủ là quan Văn của đời nhà Đường, nhầm lúc loạn An-Lộc-San, chiến tranh ly loạn, ngấm nhìn đầm nước Động Đình mêng mông mà cảm khái cho thân phận người sống trong thời loạn, không tin tức của bạn bè, ngựa đi quan Bắc hay thuyền đi Động Đình…chỉ cô đơn như chiếc xuồng đơn côi giữa dòng nước cuộc đời; Sở và Ngô là 2 nước Đông với tây ngày xưa cùng chung biên giới, và Động Đình Hồ rất lớn, Lớn đến đổi Tách chia Ngô và Sở ra làm 2 một cách rỏ ràng! Hiện nay, có 2 phiên bản “Đăng Nhạc Dương Lầu” của Đỗ Phủ được lưu truyền online, Có 1 bản với câu “Ngô Sở Đông Nam

*Tố-诉” là Sai ! Phải là “Ngô Sở Đông Nam *sách-坼” ; “sách” là theo cách đọc của từ Hán Việt, “Sách-坼” chính là “tách”, Tách, chia, chẽ đôi…trong bài này nghĩa là nước Hồ Động Đình tách 2 nước Ngô và Sở ra 2 bên rỏ ràng; Bài nầy có chữ Nôm là “凭轩-Bên Hiên” mà Từ Hán Việt đọc là “凭軒-Bằng Hiên”. Tam Túy Đình-三醉亭: Tam Túy Đình là nơi “Tiên” Lữ Đồng Tân đã làm bài thơ nói về Tam Túy/ ba lần say…

• 三醉亭: Tam Túy Đình

• 呂洞賓:Lữ Đồng Tân - Phiên âm bằng English là Lu Dong Bin (Đọc là Luỷa Túng Pín).

• 三醉:Tam Túy.

• 詩酒神仙: Thi Tửu Thần Tiên. (Lữ Đồng Tân được phong gọi là “Thi Tửu Thần Tiên).

• Đặc Biệt-Đặt Biệt!!! Có 1 bài thơ của Tiên Nhân Lữ Đồng Tân chứng tỏ “Sở” là “Việt”, Vùng Động Đình Hồ là thuộc về chính giữa của -phía bắc là Hồ Bắc, -phía Nam là Hồ Nam của nước Sở, Lữ Đồng Tân viết là “sáng du Bắc Việt chiều Thương Ngô”/ “朝游北越暮蒼梧”: Triêu Du Bắc Việt Mộ Thương Ngô : Thương Ngô-蒼梧 là 1 tên gọi khác của nước Sở, trong thơ của Lữ Đồng Tân giúp ta biết được đó là “Địa Danh” ở phía Nam của Bắc Việt, điều nầy chứng tỏ Lữ Đồng Tân gọi tên nước Sở là nước Việt.

• - Đây là bài thơ “Tiên Bay” của Lữ Đồng Tân Được trưng bài ở Tam Túy lầu (Không có Tựa Đề, do tôi thấy nghĩa “Tiên bay” …nên đặt là “Tiên bay” – Đáng lẻ Tựa bài thơ phải là “Tam Túy” …Nhưng thiếu gì người có ba lần say để có tên “Tam Túy”! Bài thơ nầy đặc biệt là của “Tiên” và diễn tả tiên bay “Sáng du Bắc Việt chiều Thương Ngô”!!:

• Thơ của Lữ Đồng Tân tại : “Tam Túy Đình-三醉亭”.

朝游北越暮蒼梧,
Triêu Du Bắc Việt Mộ Thương Ngô,
Sáng Du Bắc Việt Chiều Thương Ngô,
袖里青蛇膽氣粗;
Tụ Lí thanh Xà đảm khí thô;
Rắn xanh trong tay áo mệt khô;
三醉岳陽人不識,
Tam Túy Nhạc Dương nhân bất thức,
Ba sai Nhạc Dương ai mà biết,
朗吟飛過洞庭湖。
Lãng Ngâm phi quá Động Đình Hồ.
Lãng Ngâm bay qua Động Đình Hồ.

• ( bài thơ được phiên dịch “Nôm” cố sao cho xát nghĩa mà vẫn gói gọn trong câu 7 chữ, cho nên không đúng luật “Đối” và bằng trắc của thể thất ngôn tứ tuyệt.)

Và xin tạm Kết thúc bài nầy bằng câu đối nói về cảnh Tiên nơi Đụn Tiên-Động Đình Hồ của Lý Bạch để cảm thán cái “Vô Biên” và cái “Đẹp” của 1 vùng Sông Nước của Truyền thuyết Tiên…

• Câu Đối của Lý bạch-李白 là:

水天一色 :

Thủy Thiên Nhất sắc

風月無邊 :

Phong Nguyệt Vô Biên.

Thật là :

• Nước và trời một màu : 水天一色 : Thủy Thiên Nhất sắc

• Gió và trăng không Bờ : 風月無邊 : Phong Nguyệt Vô Biên.

(*Bài viết cho mục đích Thuần túy là khảo cứu Hán Nôm trên tinh thần nghiên cứu-Khoa Học.)

(Xem, tham khảo thêm các trang khác): http://baike.baidu.com/view/5852.htm: Bách khoa toàn thư : Baidu ; ghi chú : Những người có nghiên cứu về cái tên Vân Mộng Trạch và Dân Địa Phương đều biết "Meng/ 夢" ( Phát âm “Mưng-夢” là do âm tiếng sở nói về “Bưng”/ bàu nước...là vùng đầm hồ mà thành ra chữ "Mộng-夢" ngày nay! Xin Trích : 洞庭湖原为古云梦泽的一部分(春秋时,梦在楚方言中为“湖泽”之意,与漭相通) :
Ghi chú/ phiên dịch: _ Động Đình Hồ nguyên là 1 phần của thời cổ gọi "Vân Mộng Trạch" ( Thời Xuân Thu, "Mộng-夢" trong tiếng Sở có nghĩa là "Hồ Trạch-湖泽": cùng giống như chữ "Mãng-漭"(Hán Việt) / “Bưng-漭”( Nôm)!!! Chữ "Bưng-漭" ngày nay bị từ điễn phiên dịch là "Mãng-漭" !!!! và ít có ai biết chữ nầy!!! Tư mã Tương NHư trong “Thượng Lâm Phú” 《司馬相如•上林賦》có dùng chữ nầy. Và được giãi thích là "Thủy quãng Viễn Mạo-水廣遠貌" tức là cái "bưng-漭" là nước ngập "rộng và xa" . Bưng-漭 được ghép bằng bộ Thủy 3 chấm nước-氵+ thêm chữ Bôn-奔.=> 氵+ 奔 = 漭 => bưng bị đọc trại âm thành "Mưng" ghi thành Mưng/ meng/ Mộng-夢!!!
• http://www.huaxia.com/ly/shls/hu/dth.html
• http://baike.baidu.com/view/374793.htm
• http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_%C4%90%E1%BB%99ng_%C4%90%C3%ACnh
• http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng_T%C6%B0%C6%A1ng
• http://zh.wikipedia.org/zh/%E5%B2%B3%E9%98%B3%E6%A5%BC
• http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A1c_D%C6%B0%C6%A1ng_l%C3%A2u
• Và nhiều tài liệu online khác bằng từ khóa “Động Đình” và “洞庭”.



Cập nhật theo nguyên bản của tác gỉa đã chuyển từ HoaKỳ .