Việt Văn Mới
Việt Văn Mới

‘Người thổi kèn xắc-xô / /Saxo-man
tranh của Võ Công Liêm









HIỆN THỰC VÀ LÝ TƯỞNG








L à hai thứ chủ nghĩa luôn có trong đời –Realism and Idealism. Nó chứa một cái gì sống thực ngay cả mơ về ‘dream come true’ là nguyện vọng của từng cá thể, một duy thức biện chứng dẫn đến ước vọng. Đấy chính là lý tưởng hay còn gọi là duy lý; nó phát tiết trong một tâm thức ‘đoái hoài’ cho dù dưới hoàn cảnh nào hay trong trạng huống khác biệt; nó hiện thực để sống thực đó là lý tưởng mà con người không thể phủ nhận hay chối bỏ. Cốt tủy của sự lý nầy là giàn xếp giữa người theo chủ nghĩa duy lý (rationalists) và người trải qua kinh nghiệm (empiricists) là những gì mà chúng ta đặc ra một cách cụ thể giữa hai thứ chủ nghĩa như một vấn đề được lý giải; đem lại một sự chú ý cho việc bàn cải của hiện thựclý tưởng mà gần như tương quan lẫn nhau dưới dạng thức của lý thuyết. Chúng ta phải nhìn nhận giữa hiện-thực và lý-tưởng không những là một thực thể mà còn có tính chất thuộc siêu hình, được đem ra thảo luận một cách sâu sắc. Trong khi người ta cho rằng đó là vấn đề hiển nhiên của thực/real hoặc ý tưởng/ideal mà thôi, chẳng phải chi để luận bàn, đó là nhận xét trên quan niệm cục bộ, nghĩa là không nhìn thấy cuộc đời đang sống với bao ý nghĩa khác nhau mà trong mỗi thứ nó đòi hỏi những gì hiện thực chân chính, một tư duy đầy đủ kinh nghiệm đã trải qua đều rút từ ý tưởng; nhưng cả hai đều dựa vào kinh nghiệm để nói lên sự khác biệt về nó. Thực ra đây không phải là điều để hóa giải một cách đơn thuần do từ quan sát hay nhận biết mà phản ảnh trong một cảm thức bình thường của cái gọi là ‘thực’, cảm thức đó nằm trong những gì cho là ‘hiện hữu thực tế’ là đối kháng với ‘hiện hữu mơ hồ’ là xác định qua thử nghiệm của kinh nghiệm một cách minh bạch –We showed that in the ordinary sense of the tem ‘real’; the sense in which ‘being real’ is opposed to ‘being illusory’; there were definite empirical tests for determining’. Một nhận định quyết liệt giữ thực hay không thực. Nhưng; thực nằm trong cảm thức -real in this sense- hay còn gọi là đặc tính riêng tư của hiện hữu thực tế -the property of being real- hoặc không thể phát hiện được ‘đâu tà đâu chính’. Vì vậy cần minh định một cách rõ nét qua từng ‘nghĩa cử’ của nó một cách hợp lý đồng thời cho đó là một thứ chủ nghĩa chính đáng.

Một trong những gì muốn nói ở đây là tìm cho ra cái lý của ‘hiện hữu mơ hồ’; đã là mơ hồ là không thực. Sự tranh luận này đã gây ra nhiều lý lẽ khác nhau, một suy tư về những gì có từ vật chất, chính vì vậy mà thay đổi quan điểm cho những người tìm thấy hay nhận xét bên trong của hiện thực và lý tưởng đều cho rằng nguyên nhân đưa tới một phần thuộc điều kiện thể chất (physical) và những gì thuộc về tâm lý (psychological) nơi con người hoặc tự nhiên như sự thể sẳn có hay còn gọi là bản tính tự nhiên, dù có mặt hay vắng mặt; mỗi một trạng huống như thế đều hiện ra ở đây một sự kiện thực tế của lòng mong muốn, cái sự đó chính là bản thể của con người và nghĩ rằng thực không ngoài những gì khác hơn, tức nhìn nó như một điều gì ‘tốt hơn’ dù cho có nhiều trường hợp tương tác không thuận lý. Song le; dưới cái nhìn tổng quan, tư duy đó chính là bản thể hiện thực là nhu cầu cần thiết đối với mọi thứ. Theo tâm lý học cho đó là ‘ước vọng’, là niềm tin đưa tới lý tưởng không vì một lý do nào mà chối bỏ, ngược lại nuôi dưỡng trong một tâm thức đoái hoài, nếu lý tưởng đó không đạt được sẽ đưa tới phản kháng. Tất cả những gì đã được trao đổi là căn cứ vào dữ kiện một cách rõ ràng của sự mờ ảo tức không thực tế là do tương quan đồng tình của cảm thức đem lại từ những gì của vật chất mà những thứ đó nó thuộc về hay dự vào đều không cho đó là có dự phần đến tất cả -All that this argument from illusion proves is that the relationship of a sense-content to the material thing to which it belong is not that of part to whose. Nói cho ra lẽ hiện thực là nhu cầu cần có của con người, trong đó chứa đựng ‘vật chất’ là đòi hỏi như một thực tế; đấy là nhu cầu mà con người mong muốn, coi đó như một lý tưởng gần như ‘hoài niệm’ để đạt tới. Không một thực thể nào là vô nghĩa mà là một thực thể đấu tranh cho hy vọng , nếu được coi là sự thật thì sự thật đó là một hiện hữu tồn lưu của một nhận thức hiện hữu –the existence of a conscious being , điều này có thể cho là hợp lý; suy ra từ chỗ cách biệt bởi tinh thần riêng tư. Sự thật là dự vào một hệ quả trực tiếp và tương quan những gì thuộc nhận biết một cách tin tưởng về những gì vật chất –in fact; stand in direct causal and epistemological relations to material things. Như vậy những gì đã giải bày là một đề xuất gây ra từ tâm não một cách quả quyết không còn ngại nghi trong việc bàn cải cái việc đâu tà đâu chính mà sự thật hiển nhiên của nhu cầu, của đòi hỏi, của niềm tin đều được xem là lý tưởng và được phục vụ như một chứng tỏ. Thí dụ: nhà văn thực hiện một tác phẩm là hiện thực trực tiếp cho một nhu cầu mong muốn dù phải trải qua những căm go về vật chất để thành hình cho kỳ được tác phẩm của mình. Tất cả đều hàm chứa một nguyện vọng thiết tha về vật thể cũng như lợi nhuận được bao quanh trong một ý tưởng để đạt tới. Hiện thực trong tư tưởng là phản ảnh trung thực trong lời văn, tiếng nói; chớ không phải phản ảnh vào đó một nhu cầu vật thể đồng thời chứng minh sự thể đã dựng nên trong một yêu cầu cầu mong muốn là điều kiện ắc có và đủ của một người làm văn, làm thơ…

Nói chung tất cả mọi thứ không hẳn phải là cá tính hóa thực sự cho những gì thuộc vật chất và từ đó đưa tới một kết luận cho rằng là ‘nằm trong sự vật / in the thing’, nhưng; nói đúng ra tất cả ‘nằm trong ý thức / in the mind’. Nhớ cho điểm này kết thúc là một sự rõ ràng (plainly) không ấm ớ hội tề, lấy sự này lấp vào sự kia như một chứng tỏ. Quan điểm đó coi như một thực chứng mờ ảo là nói đến sự quan hệ của ‘cảm thức đẹp lòng nhau / sense-content’, sự đó không phải là dự phần vào tất cả. Thành ra hiện thực là vai trò độc lập, không vì một đối tượng khách thể hay chủ thể để nói lên lý tưởng của mình là chủ thể có lý tưởng.

Một trong những gì ở đây là được nhắc đến lý lẽ có từ chỗ mơ hồ mà ra –one of these is the so-called argument from illusion. Nếu như cho rằng lý lẽ đó tiếp tục xử lý thì cái sự đó là quan hệ để có một cảm thức vừa lòng nhau (sense-content) chớ thực ra chưa phải là cảm thức có từ nhận biết. Thí dụ khác: nhà văn nọ đặc vấn đề với nhà văn kia là một gián tiếp nói về mình hơn là nói khiá cạnh của nhà văn kia. Mà thấy ở đó một ‘hiện hữu mơ hồ / illusion being’ thời không thấy lý tưởng cho một ý thức hiện thực. Suy tư đó đưa tới nhu cầu vật thể với cái nhìn quan sát hơn quán triệt tư tưởng hoặc do từ điều kiện thuộc về thể chất vật lý (physical) và điều kiên thuộc về tâm lý (psychological). Kể từ đó; trong mọi kết thúc là không có những gì gọi là sự thể mà nó nằm trong tri giác hiện hữu để thành hình cái gọi là đoái hoài một cách vô vọng illusion và mờ ảo. Thực ra nó không có khuynh hướng hũu khuynh mà tỏ rõ ở đó một cảm thức đồng hóa trên phương diện quan sát và tìm thấy mà chứng tỏ cho thấy rằng đó là phần hồn nhập vào ở tự nó –that it is a mental entity itself. Những thứ đó không phải là đặc tính vật thể để rồi từ đó được kết thúc là không có trong sự thể. They cannot all really characterize the material thing, and; thence it is concluded that none of them are ‘in the thing’.Thực ra ở đây nó là đặc tính cá biệt của những gì gọi là lý tưởng mà thôi chớ chẳng phải là cương lĩnh lý luận trên lãnh vực triết học mà chỉ là việc luận bàn để tìm thấy hay quan sát vai trò có thực / really hay coi đó là tư tưởng / ideal của một cá thể.Giải theo chiều hướng lý luận triết học để thấy được chức năng của mỗi thứ, nó liên đới gần kề giữa chủ thể và khách thể đang đứng trước vấn đề: Vậy thì ‘z là thực z’ hay ‘z đang đứng’ trong tư thế mong muốn để đạt tới; mà đó là một sự tương xứng giữa quá khứ và hiện tại mà ‘z đã nghĩ về’; như thế thì cái lý đó chính là tự mâu thuẫn lấy mình chớ chẳng ai vô đó mà cầm lấy nó những gì hiện hữu không suy tư hoặc những gì mà cho đó là tư duy không thực tế -so that it is self-contradictory to hold that anything exists unthought of, or that anything which is thought of is unreal. Như đã giải ở trên nó không có ít nhiều xu hướng để tỏ ra rằng bất cứ cảm thức đồng tình (sense-content) đều là nằm trong ý thức trí tuệ (in the mind), mà ngay cả những gì thực tế đều là cảm thức đồng tình là một phần tùy thuộc vào tình trạng tâm lý của vấn đề quan sát hay tìm thấy trong mọi phương cách để đi tới chứng tỏ nó là thứ tinh thần thực thể tự nó –a mental entity itself. ‘z làm thơ, viết văn’ ‘z ước ao, mong muốn’ là hai thực thể sống động cho một cảm thức đồng tình giữa hữu thức và vô thức, nhưng đứng trên phương diện vật lý thì sự đó gọi là cách chơi trí tuệ (mental play) của cả hai thứ hiện thực và lý tưởng.

Nhìn chung tư duy đó gần như cần thiết không còn hạn chế để đi tới lý tưởng. Cái sự đó nó tùy vào hoàn cảnh chớ cứng như sắt nguội để mà lên án cho rằng cái này, cái nọ lọ cái kia thì không còn đem ra luận bàn rồi đi tới sự nhầm lẫn mà có lần Moore đã võ đoán trong lời văn: (Philosophical Studies ‘The Conception of Reality): ‘Nghĩ về thú một sừng /Unicorns are thought of ‘ nghe qua như có cái gì vớ vẩn, nhưng; để hợp lý hoá tư duy đó là trợ vào cái sừng đơn độc, bởi; nó có cái lý của nó là ngụ ý tương quan bao hàm ‘độc sừng là độc chiêu’ cũng như ‘hiện hữu của tư duy’là thực tế. Thực tình mà nói chớ dưới mắt của người theo chủ nghĩa hiện thực (realist) cho đó là giàu trí tưởng hơn là thực tế và cho là một hiện hữu thực tế / have real being; dù chi đi nữa tư tưởng đó không thể hiện thực giữa đời nhưng hiện hữu trong tâm trí, có thể cho là những gì thuộc về siêu hình. Độc sừng không chừng cũng là siêu hình mà là hiện hữu tồn lưu nhân thế.

Trở lại vấn đề ‘z là thực’ có nghĩa rằng ‘z đã nghĩ tới’ sự đó tương đương như ‘độc sừng tê giác’ nó cũng có tư tưởng của nó. Nói trắng ra cái gì độc là đặc thù không thể có hai trong một. Hiện hữu của z là muốn thực hơn là lý tưởng, thời tất sự đó không còn ý nghĩa ngay cả diễn tả trong ngôn từ mà hóa ra tạo cho chính mình một cảm thức mơ hồ không thực tế. Vì vậy độc sừng là tư duy hiện hữu. Cho nên chi ‘z nghĩ về’ là ‘z nhận thức về’. Giải cho cạn cùng sự lý thì ‘z là thực /z is real’ là thực thể có từ lý trí ‘z is mental’ z không cò là bệnh lý ‘z without mental-illness’. z là thực thể sống động như sừng tê giác vì z muốn đứng cõi riêng cho một bản thể tự tại của hiện thực và lý tưởng. Dữ kiện đó chứng tỏ rằng tất cả mọi thứ tinh thần hay vật chất đều ở trong cái gì là ưu tiên thật sự /a priori truth. Cho dẫu duới dạng thức nào của hiện thực hay lý tưởng đều mong muốn một đoái hoài để làm nên sự nghiệp ngay cả việc đang rơi vào hỏa mù (illusion).

Kết luận; những gì còn lại ở nơi con người là một quan tâm để ý đến, gợi lại một ý kiến có trọng lượng (considered opinion), một cái gì được coi của người theo lối kinh nghiệm đặc ra là chủ đề của việc tranh cải giữa hiện thực và lý tưởng. Chúng ta thấy được rằng hiện thực là biện minh trong cái sự duy trì, sự đó không thể cho là tự mâu thuẫn lấy mà khẳng định rằng một điều gì đó với một hiện hữu không nắm bắt được (unperceived), và; chúng ta phải biết rằng sự cân nhắc liệu được hay không để có quyền duy trì, cầm chắc cũng như những gì là vật thể đều là một hiện hữu tồn lưu có thật –consider whether they have the right to maintain also that things do so exist in fact. Chống lại tức có vấn đề giữa z và x ; tất câu chuyện không có câu chuyện mà trở nên vòng vo tam quốc, lạm bàn những gì gọi là cổ lỗ sĩ, tất không đi tới một kết quả viên mãn giữa người hiện thực và người có lý tưởng. Chúng ta không thể có bất cứ lý do nào tốt hơn để ‘bào chửa’ hay bao che cho một sự lý đã nêu, bởi; sự đó đã rõ có thể cho bất cứ ai tìm kiếm hay quan sát một sự tồn lưu chưa quán triệt kịp thời. Nhưng; nhớ cho điểm này tranh luận là hợp lý của vấn đề, không những thế mà coi như là một khái niệm của cái không nắm bắt được cho một hiện hữu tại thế là thừa nhận một sự cách biệt của phân tích đâu tà đâu chính, không chừng nó nằm trong ý niệm mơ hồ không đạt tới mục đích (?).

Tại vì những gì chúng ta xác quyết trong khi chúng ta nói mọi thứ đều là hiện hữu; cho dù không một ai nhận thức hay bắt kịp những gì xẫy ra và sẽ xẫy ra để rồi đi tới hỏa mù là ở chỗ đó. Nếu cho rằng điều kiện tương quan chủ yếu là đi tới khả năng chuyên môn và định vị của người quan sát đả được mãn nguyện thỏa long, nhưng; cái sự đó là thực tế của điều kiện cách, thời không coi đó thỏa mãn đồng tình mà điều đó chắc chắn do từ cảm thức đồng tình có thể xẫy ra –that certain sense-content would occur. Có thể có và có thể không mà chúng ta đã tìm thấy hiện trường trong cuộc đời. Quan trọng là chúng ta để tâm tới, sự đó có thể tốt trong cảm hứng do từ vị trí của niềm tin trong điạ bàn của hiện hữu tồn lưu. Vật thể ở cái thời không bắt chụp kịp mà chỉ là hoài vọng của ao ước mà thôi. Ao ước phải nằm trong thực tế mới chính danh ./.

(ca.ab.yyc. giữa tháng 3/2021)



Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Calgary Canada ngày 19.03.2021 .