VIỆT SỬ THÔNG LUẬN
1.1. Thời
kỳ Duy Nhiên Lúc này loài người chưa biết kết hợp
thành bộ lạc với xã hội chưa có bản năng tiến hóa
và tổ chức, nay đây mai đó, chỗ nào thích hợp thì ở,
thời kỳ này theo Marx là thời mẫu hệ (sống theo mẹ,
loài thú) và tự nhiên kinh tế, nhưng thật ra làm gì đã
có kinh tế mà gọi là kinh tế tự nhiên, đó chỉ là sự
hưởng thụ những gì của tự nhiên sẵn có, như con dê
ăn lộc, con rắn ăn nhái, v.v... Đã sống theo tự nhiên
như vậy thì loài người lúc ấy làm gì có kinh tế được
vì kinh tế là do tổ chức mà ra, nên danh từ kinh tế tự
nhiên theo Marx là không đúng.
1.2. Thời
kỳ Duy Dân Thời kỳ này là khi nhân loại đã biết quần
tụ lại một nơi, hoặc trước cuộc Đại Hồng Thủy
hay sau cuộc Đại Hồng Thủy cũng vậy. Theo thuyết “nhân
loại nhất nguyên luận” thì nơi tụ tập ấy là núi Tu
Di (Palmir), thời kỳ này có ra ước độ 5.000 năm trước
Ky Tô kỷ nguyên “Thiên Chúa giáng sinh”. Theo thuyết
này, loài người lúc ban đầu ở núi Tu Di tràn xuống,
hoặc theo các lạch nước mà sống theo nghề đánh cá,
rồi cày cấy, hoặc theo các đồng cỏ mà sống theo nghề
du mục (chăn nuôi súc vật). Ta có thể vạch ra đồ biểu
như sau:
CHƯƠNG I
TỔNG QUÁT
Sự diễn tiến lịch sử của một dân tộc bao giờ cũng ăn nhịp với bước tiến hóa của nhân loại cho nên trước khi bàn đến lịch sử của nòi Việt, chúng ta cần phải đặt định rõ sự tiến triển của loài người ra sao?
Ta có thể chia lịch sử loài người ra làm 3 kiếp: Duy Nhiên kiếp, Duy Dân kiếp, và Duy Nhân kiếp.
1.1. Thời kỳ Duy Nhiên
Lúc này loài người chưa biết kết hợp thành bộ lạc với xã hội chưa có bản năng tiến hóa và tổ chức, nay đây mai đó, chỗ nào thích hợp thì ở, thời kỳ này theo Marx là thời mẫu hệ (sống theo mẹ, loài thú) và tự nhiên kinh tế, nhưng thật ra làm gì đã có kinh tế mà gọi là kinh tế tự nhiên, đó chỉ là sự hưởng thụ những gì của tự nhiên sẵn có, như con dê ăn lộc, con rắn ăn nhái, v.v... Đã sống theo tự nhiên như vậy thì loài người lúc ấy làm gì có kinh tế được vì kinh tế là do tổ chức mà ra, nên danh từ kinh tế tự nhiên theo Marx là không đúng.
1.2. Thời kỳ Duy Dân
Thời kỳ này là khi nhân loại đã biết quần tụ lại một nơi, hoặc trước cuộc Đại Hồng Thủy hay sau cuộc Đại Hồng Thủy cũng vậy. Theo thuyết “nhân loại nhất nguyên luận” thì nơi tụ tập ấy là núi Tu Di (Palmir), thời kỳ này có ra ước độ 5.000 năm trước Ky Tô kỷ nguyên “Thiên Chúa giáng sinh”. Theo thuyết này, loài người lúc ban đầu ở núi Tu Di tràn xuống, hoặc theo các lạch nước mà sống theo nghề đánh cá, rồi cày cấy, hoặc theo các đồng cỏ mà sống theo nghề du mục (chăn nuôi súc vật). Ta có thể vạch ra đồ biểu như sau:
Palmir (Tu Di) Aryen
1. Tiệp Khắc (Ấn)
2. Trung Á Tế Á Hy Lạp
3. Ai Cập
4. Altai
5. Hán An Sơn Khuông.
Theo biểu đồ trên đây ta thấy rõ nhân loại từ lúc ở Tu Di tràn xuống mỗi lần có sự tổ chức từ bộ lạc lên thành quốc gia, mà mỗi thứ về tinh thần cũng như vật chất, mãi lần xuất hiện là có sự xếp lại thành hệ thống qui củ. Đặc tính của thời kỳ này là sự tổ chức.
1.3. Thời kỳ Duy Nhân
Thời kỳ này đã phôi thai ra ở những lý thuyết Đại Đồng, hoặc như trong thuyết của Khổng Tử, của Marx hay như trong các tôn giáo như Thiên Chúa (Độc Thần Giáo) và Phật Giáo (Nhất thiết chúng sinh giai đại thể Phật) nhưng đó mới chỉ là lý thuyết thôi, nó cần phát hiện ra sự thực chắc chắn. Lúc ấy nhân loại mới được sự thúc đẩy sống về nhân loại trước nữa. Tóm lại, thời kỳ Duy Nhiên đã qua, thời kỳ Duy Dân đương cần phải đầy đủ, bước sang thời kỳ Duy Nhân là thời kỳ đầy sung sướng, một đời cực lạc đưa về sau này (Di Lặc?).
Trên giải đất Á Đông mà ngày nay gọi là Trung Hoa (tức Tàu) theo khảo cứu của một bác học Hoa Kỳ thì từ rất xưa có 3 dân tộc từng tranh nhau để chiếm
trung châu (Delta) của miền sông Hồng Hà lên tới Thái Nguyên (Tàu) để tranh thủ lấy núi Thái Sơn hòng chiếm lĩnh nơi đó để khống chế vũ trụ. Ba giống người ấy là Việt - Hán - Di?
1. Thế nào gọi là Việt?
Việt không phải là tên chúng ta đặt ra sau này, lúc trước Việt còn gọi là Viêm.
a. Viêm Đế.
b. Hải Đại vì ở tỉnh Hải Đại (Sơn Đông).
c. Miêu: thời kỳ đấu tranh với giống Hán.
d. Thái: lấy gốc sự chiếm lĩnh Thái Sơn lúc đầu.
2. Thế nào gọi là Hán?
Vì sự phát tích ở sông Hán Thủy và còn gọi là:
a. Hoa: núi Hoa Sơn.
b. Hạ: vì quần tụ ở tỉnh Hạ (Hoa Hạ).
3. Thế nào gọi là Di?
Tức là dân ở phía Bắc Đông Trung Hoa như Sơn Đông, Triều Tiên, v.v... mà Tàu gọi là Đông Di.
Về 3 dân tộc kể trên đây, thì dân Việt là dân đã chiếm được trước tiên núi Thái Sơn để làm hoa địa và đã phát sinh ra nền văn minh của Tàu hiện nay.
Những cái gốc Hà Đồ, Lạc Thư, Nam Châm, chữ Việt, v.v... là những vật của người xưa, của giống nòi Việt, sẽ nói rõ ở đoạn sau.
Rồi từ núi Thái Sơn bị giống Hán từ Thiên Sơn tràn xuống chiếm mất, dân tộc ta cứ lùi dần dần về phía Nam và trải mấy cuộc thiên dời như thế, về sau dân tộc Việt mới tìm được đất Phong Châu để dùng làm hoa địa mới mà lập nền tảng xưa, nhưng sau gần 2000 năm, giống Hán lại lan tràn, giống Hán lại lần lần tràn xuống để uy hiếp, cơ đồ Văn Lang và Âu Lạc của ta lại bị lật đổ. Tuy vậy, từ lúc ấy đến nay, chúng ta cũng không vì sự uy hiếp mà mất hẳn cái bản sắc xưa của dân tộc. Hơn nữa gần 100 năm nay đồng thời còn bị một sức uy hiếp mạnh hơn là sự xâm lăng của giống Âu Châu mà dân tộc ta cũng vẫn giữ được căn bản cố hữu.
Trong lịch sử dân tộc Việt ta, cứ mỗi một thời dân tộc bị uy hiếp rất mãnh liệt có thể đưa giống nòi đến diệt vong, thì tự nhiên lại bật lên một lực lượng rất mạnh mẽ để đối phó lại mà bảo vệ lấy giống nòi, hoặc xây dựng một nền tảng mới, hoặc sửa soạn một thời quá độ cho một giai đoạn vinh quang tiếp đó. Mỗi thời ấy đều có người anh hùng đứng ra tiêu biểu, để lại những tiêu biểu và giáo huấn cho cuộc cách mạng sau, từ sau Hồng Bàng cho tới nay, hơn 2000 năm, ta có thể ghi giáo huấn 9 điều:
1. Lúc nhà Tần đã thống nhất Trung Nguyên, sai Đồ Thư và Liễu Lộc (Tộc?) với Nhâm Ngao cùng Triệu Đà sang xâm lấn nước ta, dân tộc ta đã chống lại một cách vô cùng kịch liệt. Phong trào chống chọi thời ấy người Tàu gọi là Lục Lương hay Cường Lương (bọn dân cứng cổ) và đại biểu cho phong trào ấy là Cao Lỗ (?) và Thục Phán An Dương Vương.
2. Khi nhà Hán đã diệt được nước Nam Việt của Triệu Đà liền sát nhập nước ta vào bản đồ của họ, rồi cắt quan sang cai trị, tuy vậy lối chiếm lĩnh của người Hán thời ấy chỉ là lối thực quan (cho quan cai trị) chứ không phải thứ thực dân gần đây. Vì thế dân tộc vẫn được tổ chức đời sống riêng, v.v... nhưng về sau sự áp bức của bọn quan lại Hán càng ngày càng tàn ngược mà dân tộc ta mỗi ngày một tiến, không thể chịu như vậy để rồi diệt vong, nên ông Thi Sách là dòng dõi một quý tộc đứng lên vận động chống lại. Việc bị lộ, ông bị tử hình, nhưng vợ ông và em vợ ông là hai Bà Trưng đã thay ông đem lực lượng dân tộc sẵn có mà chống lại, chỉ một thời gian rất ngắn, hai Bà thu được toàn quốc khiến anh hùng của Hán như Mã Viện chật vật trong 3 năm trời mới đánh tan được sức đối chọi của ta. Tuy hai Bà đã thất bại, nhưng từ đó đã mở một con đường rộng lớn cho Ngô Quyền, rồi Đinh Tiên Hoàng xây được nền độc lập về sau này.
3. Sau cuộc thất bại của hai Bà Trưng, dân tộc ta lúc ấy chia ra làm hai xu hướng: một phe thì yên giữ đất cũ, lấy năng lực dân tộc ngấm ngầm vừa chịu đựng dưới sự đè ép của giống Hán vừa chờ đợi thời cơ mà quật khởi. Một phe khác đại biểu là ông Khu Liêm cùng dòng dõi quý tộc ta tự đem thế lực riêng vào phía Nam lập ra nước Lâm Ấp để một ngày ấy thế lực ông Khu Liêm và việc làm của ông đặc sắc hơn hết và đáng ghi hơn tất cả mọi việc trước đời Đinh.
4. Đời Ngũ Quỷ của nước Tàu bấy giờ bên trong loạn lạc chia rẽ, dân tộc ta đã biết lợi dụng cơ hội thuận tiện ấy đem lực lượng đã đầy đủ tranh đấu nên từ các ông Khúc Hạo, Kiều Công Tiễn, v.v... trở đi ta đã bắt đầu thoát ly hẳn giống Hán, nhưng hàng mấy chục năm phải vừa khôn khéo ngoại giao, vừa cương quyết đối phó cho đến hết đời ông Ngô Quyền, một lực lượng Vạn Thắng của Đinh Tiên Hoàng xuất hiện ra để thống nhất tất cả, đánh dấu một thời đại độc lập hoàn toàn của dân tộc ta.
5. Hết đời Đinh rồi đến đời Lê rồi đến đời Lý, nền độc lập Việt đã đạt được thành quả. Nhưng về phía người Hán lúc ấy nhà Tống làm vua, thế nước rất mạnh, mưu cơ xâm lược của họ đối với ta không lúc nào thôi. Nếu lúc ấy cái phong trào Tân Phát (?) của Vương An Thạch mà thành công thì nước ta cũng khó yên được với người Tàu. Nhưng Lý Thường Kiệt đã xuất hiện thừa lúc bất lực của nhà Tống đem quân đánh thẳng sang đất Lưỡng Quảng để tỏa triệt hẳn tham vọng của họ. Dân tộc ta từ đấy lại được yên một độ để kiến thiết toàn bộ.
6. Nhưng qua thế kỷ thứ 13, giống Mông Cổ rất mạnh đã xâm chiếm nước Tàu và chinh phục gần hết thế giới tới sát cực bàn của Âu Châu (Tiệp Khắc). Sức Nam tiến của họ đã tỏa mạt hẳn dân Việt ta. Trước cái nguy cơ vong quốc này, dân tộc ta đã xếp hàng ngũ sau vị anh hùng Trần Hưng Đạo.
7. Đến cuối đời Trần, Hồ Quý Ly tham lam gây nội loạn trong nước. Bên Tàu
lúc ấy, nhà Minh đã đuổi được Mông Cổ, thế lực đương mạnh, lợi dụng tình thế rối ren của nước ta, đã tràn sang xâm chiếm nước ta. Trong 20 năm trời, họ vừa giết chóc, vừa hóa ta theo họ, vừa tiêu hủy văn hóa của ta. Họa diệt vong của dân tộc đã tới thì lịch sử ta lại đưa đến một vị anh hùng là Lê Lợi dấy quân từ Lam Sơn và sau hơn 10 năm phấn đấu lại khôi phục nền độc lập cho nòi giống.
8. Nhà Lê làm vua được 300 năm đến khi gần mạt thì trong nước lại xảy ra việc Nam Bắc phân tranh. Trịnh Nguyễn hai họ tranh giành nhau luôn liền 200 năm, đến khi lực lượng càng sút kém thì vị anh hùng Nguyễn Huệ đột xuất để thống nhất cả nước nhưng lúc ấy nhà Mãn Thanh ở phía Bắc đã diệt được nhà Minh chiếm lấy Trung Hoa, thế lực mạnh, họ đã dự định mưu cơ xâm lược của nòi Hán nhưng vua Quang Trung nhà Tây Sơn trên gò Đống Đa đã dẹp tan hết dã tâm tham lam ô độc ấy.
9. Nhà Tây Sơn thống nhất nước ta được hơn 10 năm, lúc ấy thế lực Âu Châu đã tràn cả Á Châu và tới đất Việt, nhưng vì Gia Long với cơ đồ yếu đuối của nhà Nguyễn câm thống, cái sức mỏng manh trước cái mãnh liệt cường lực của Tây Sơn, đã phải thỏa hiệp với Pháp. Sự thỏa hiệp đó, tuy Gia Long có thống nhất cả Trung Nam Bắc nhưng đã đặt nước ta vào bàn tay Pháp. Sống trong 60 năm dưới sự áp bức của người Pháp, dân tộc ta không lúc nào ngớt phấn đấu. Thời kỳ I từ 1800 đến 1884 việc chống Pháp là của triều đình.
Thời kỳ II từ 1885-1900 việc chống Pháp là của Văn Thân vì lúc ấy triều đình đã hàng Pháp hẳn hoi. Rồi thời kỳ III từ 1900 đến nay, việc chống Pháp là hoàn toàn của dân chúng. Cuộc chống Pháp của nước ta suốt cả 80 năm nay, tuy có người bày ra chủ trương nọ kia, nhưng thực ra có một ý nghĩa là Cứu Quốc Tồn Chủng (cứu nước giữ nòi). Bởi vì thời kỳ này, ta có thể lấy một người làm tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu (Phan Sào Nam), chính cụ lúc sinh thời từng nuôi cái ý kiến đó, và công cuộc cách mạng của cụ vận động suốt đời cũng chỉ nhằm vào cái chủ ý ấy. Hơn nữa, cụ là một người đứng nối giữa phong trào Văn Thân và dân chúng. Cụ đã nối chí người xưa và gây cái thời nay. Về tinh thần, cụ vừa là đại biểu đầy đủ cho văn hóa cũ vừa là môi giới sáng suốt cho văn hóa mới. Về thời kỳ này, người tiêu biểu sáng suốt nhất chỉ là cụ Phan Sào Nam, nhưng rồi đây, cái ý niệm của cụ có đạt được không? Cái quá khứ kia với bao kinh nghiệm giáo huấn sáng suốt sẽ đưa cuộc chiến đấu đến tất thắng, mang lại một tương lai quang vinh cho nòi giống. Phan Sào Nam di chúc “Cứu Quốc Tồn Chủng”, cái trách nhiệm đó, ta tài hèn đức mọn không làm nổi, thực là tủi nhục với nước nòi, kỳ vọng người sau kế bước đạt tới.
Cái quá khứ ấy có thể chia ra 4 thời kỳ:
1. Môn Hóa (Thần Tắc Kỳ)
2. Văn Hóa (Đế Tắc Kỳ)
3. Hồng Hóa (Danh Tắc Kỳ)
4. Dân Hóa (Dân Tắc Kỳ).
Bốn thời kỳ này sẽ phân định và nói ra như dưới đây. Lịch sử Việt đã có hơn một vạn năm chia ra 4 thời kỳ sau đây: Môn Hóa (Thần Tắc Kỳ), Văn Hóa (Văn Lang Đế Tắc Kỳ), Hồng Hóa (Danh Tắc Kỳ) và Dân Hóa (Dân Tắc Kỳ).
1. Thời kỳ thứ nhất: Thời tiền Việt lấy núi Thái Sơn làm hoa địa và tranh đấu với nòi Hán, rồi sau những cuộc tranh đấu ấy phải lùi về phía Nam.
2. Thời kỳ thứ hai: Thời Kỳ Hồng Bàng lấy Phong Châu làm hoa địa để gây lại nền tảng xưa.
3. Thời kỳ thứ ba: Bắt đầu từ khi Thục Phán lập ra Âu Lạc, rồi Tần (Hán) xuống xâm lăng, từ ấy sự gắng gỏi của dân tộc dồn vào Thăng Long lấy làm trung tâm sinh hoạt, mưu một cuộc tái sinh cho nòi giống.
4. Thời
kỳ thứ tư: Bắt đầu từ thời kỳ Gia Long tiếp xúc
với Âu Châu cho đến năm 1939 và từ 1939 đến 2000.