TRUYỆN KIỀU VÀ
TÂM SỰ SÂU KÍN CỦA NGUYỄN DU
“ Bất tri tam bách dư niên hậu
T
ruyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất, đẹp nhất của văn học Việt Nam và Nguyễn Du, cùng với Nguyễn Trãi, là những nhà thơ vĩ đại nhất
của dân tộc Việt nam. Nói đến Nguyễn Du là nói đến truyện Kiều và nói Truyện Kiều là nói tâm sự Nguyễn Du, cái tâm sự lâu nay người ta mổ
sẻ đã nhiều nhưng hình như chưa có một sự phát hiện cuối cùng nào được khẳng định. Bởi Truyện Kiều không phải từ thực tế xã hội Việt nam và
từ cảm hứng nguyên thuỷ của cá nhân Nguyễn Du viết ra, mà từ một cảm hứng nảy sinh khi ông đọc cuốn Tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc,
KIM VÂN KIỀU TRUYỆN của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Từ Văn Trường. KIM VÂN KIỀU TRUYỆN là cái cốt cách, Truyện Kiều là cái
tinh thần. Nội dung Truyện Kiều, ai cũng nhận thức rõ: nó là một bản cáo trạng đanh thép bằng thơ đối với mọi thế lực đen tối,
tàn bạo của xã hội chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm con người, một giấc mơ tự do trong hoà bình và công lý: và trước tiên là một tấm
lòng nhân đạo sâu sắc bao trùm mọi kiếp người lương thiện, tài hoa mà bị xã hội vùi dập…Nói thế vẫn chưa đủ, chưa nhận ra được cái
gì đó sâu thẳm ẩn đằng sau những âm thanh nức nở như thấm đọng máu và nước mắt, như réo rắt, nỉ non suốt Đoạn trường tân thanh,
mà bài thơ của cụ Bùi Kỷ truy điệu cụ Tiên Điền và bài Gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu dường như đã sớm đề cập tới “ Kiếp kim cổ tài tình là bận Muốn lý giải vấn đề sao cho hết lẽ, tôi nghĩ nên thống nhất về mấy điểm như sau: Không nên căn cứ một vài từ ngữ triết học đã dân gian hoá từ lâu như : số kiếp, mệnh, phận… hay những câu đầu miệng của người Việt nam ta, như Chém cha cái số…muôn sự tại trời, hay căn cứ vào phần mở đầu: “Trăm năm trong cõi người ta Hay phần kết thúc: “ Cho hay trăm sự tại trời để nói rằng Nguyễn Du mang tư tưởng định mệnh. Với sự thông minh thâm thuý của mình, thực ra, Nguyễn Du đã phủ nhận tư tưởng định mệnh bắng một sự chứng minh phản đề; truyện cô Kiều…cô Kiều khổ suốt mười lăm năm, có ai thấy cái bàn tay định mệnh nào tự dưng tới vu tội cho Vương Ông, đập phá nhà Kiều, sạch sanh vét cho đầy túi tham rồi đòi ba trăm lạng hối lộ đâu! Có Ông Trời nào xuống bắt Thuý Kiều về cho thanh lâu sau khi đã gây cho Kiều “ một cơn mưa gió nặng nề, thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương” đâu! Có ông Xanh nào lừa Từ Hải ra hàng rồi phản bội, phục kích bắn lén bất thình lình giết chết Từ Hải đâu! Hay chỉ có những con người có xương có thịt mà độc ác hơn hùm beo, những bọn sai nha, quan lại, bọn Mã Giám Sinh và lũ trùm nhà chứa Tú Bà, Bạc Bà, lũ ma cô Bạc Hạnh, Sở Khanh, sau cùng là lũ Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến…trực tiếp gây ra cái “ số kiếp đoạn trường” của cô gái “sắc đành có một, tài đành hoạ hai” ấy? Đã có thời người ta khai thác quá nhiều mâu thuẫn giữa cái tư tưởng mang tính “ duy tâm”- tài mệnh tương đố của giai cấp phong kiến- như người ta giải thích- với câu chuyện của cô Kiều có tính chất hoàn toàn khách quan hiện thực, nhằm chủ yếu khẳng định rằng Nguyễn Du, cũng như tất cả các nhà thơ sống dưới chế độ phong kiến đều bị hạn chế vì tư tưởng phong kiến, không thể nào nhìn khác được…Không ai dám đề xuất cái ý kiến ngược lại rằng Nguyễn Du là một trong những nhà nho đã vượt ra ngoài ý thức giai cấp của mình và phủ định những tư tưởng cũ trong đó có tư tưởng định mệnh và đã xét lại cả lễ giáo phong kiến, ngay cả cái quan niệm về chữ trinh và chữ trung…Không dám đề xuất, vì chính bản thân họ đang bị hạn chế bởi cái lý luận phổ biến đương thời mà họ rập khuôn chấp nhận. Rõ ràng Nguyễn Du, rất thông minh, biết suy nghĩ độc lập, và qua Truyện Kiều, đã hoàn toàn phủ định tư tưởng định mệnh và “ xé rào” tư tưởng phong kiến ở ba điểm mấu chốt của Nho giáo: Trung, Hiếu và Tiết trinh. Chỉ cần nêu lên mấy đoạn làm dẫn chứng: - đoạn Thuý Kiều, thừa lúc cả nhà đi vắng, dám “ xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” , tìm đến với Kim Trọng tự tình, gảy đàn cho Kim Trọng nghe, rồi cùng nhau thề thốt “ trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” mà quên đi rằng: người con gái chưa có ý kiến của cha mẹ đã dám thề thốt yêu đương, tự quyết định lấy số phận của mình, là bị lễ giáo phong kiến lên án là bất hiếu. Nếu ở đây, Nguyễn Du đã ca ngợi “tự do yêu đương” thì ở đoạn sau ông đã ca ngợi và mong muốn cho chí khí, cho tài hoa được tự do phát triển, khi ông miêu tả Từ Hải cầm quân chống lại cả triều đình nhà vua - Có nghĩa là bất trung: “ Sao bằng riêng một biên thuỳ Anh hùng, tài hoa và tự do đến mức một ông Vua rất thông minh triều Nguyễn đã chột dạ phải thốt lên: “ Giá Nguyễn Du còn sống, trẫm sẽ phạt trăm roi vì những câu thơ này. Về chữ trinh ở đoạn cuối, mặc dầu cả nhà khuyên bảo, mong muốn Kiều thành hôn với Kim Trọng, đúng như lời thề thốt ngày xưa, nàng vẫn từ chối vì mình không còn trinh nguyên nữa, thì Kim Trọng lý giải với tư cách một người chồng về chữ trinh như sau: “ Xưa nay trong đạo đàn bà Phải biết Nguyễn Du là con người như thế, phải thấy được cái chất men nồng nàn, say sưa, lãng mạn tuyệt vời chứa đựng trong ngọn bút tài hoa của ông là như thế mới hiểu đúng được nỗi uẩn khúc trong tâm sự của ông, Thứ hai : Nguyễn Du là một trí thức uyên thâm nho giáo, tài hoa và từng trải, biết cách xử thế, thời loạn thì ẩn mình, thời bình thì mang tài năng ra giúp nước, giúp dân, không hối lộ, tham ô, không a dua bè đảng. Xuất và xử như vậy là đúng tư cách một nhà nho. Nhưng là một trí thức, ông đã nhận định lại thời cuộc bốn mươi năm qua khi đen trắng đã rõ ràng và đối chiếu cách xử thế của mình trước thời cuộc. Lê Chiêu Thống hèn nhát bán nước. Quang Trung- Nguyễn Huệ là một ông vua anh hùng trong năm ngày hành quân thần tốc đã tiêu diệt gọn 29 vạn quân Thanh xâm lược, bảo vệ vẹn toàn độc lập và thống nhất Tổ quốc. Gia Long, sau khi thắng Tây Sơn chỉ lo báo thù trước hết. Ông không thể không ngẫm suy thời cuộc, không thể không đối chiếu, phân tích, phê phán thái độ ứng xử của mình đã sai lầm. Và ông không thể nào tự tha thứ bất cứ một thái độ nào không xứng đáng một con người trí thức. Chính vì vậy mà ông ôm hận. Nỗi hận đã trót ra làm quan, dù là một chức quan võ nhỏ cho tên vua bán nước Lê Chiêu Thống, rồi làm quan đến những chức cao, dù là hoàn toàn miễn cưỡng, với một triều vua tàn bạo chỉ biết trả thù, trong khi lại mù quáng, hững hờ, ngoảnh mặt đi với một Đấng quân vương trẻ tuổi, tài hoa, anh hùng, cứu dân cứu nước, một Đấng quân vương duy nhất đáng tôn thờ, khác hẳn với thái độ sáng suốt, thức thời và yêu nước của những bậc sĩ phu danh tiếng Bắc Kỳ như Trần Văn Kỷ, Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm…đã bước theo ngọn cờ của Quang Trung ngay từ những ngày đầu tiên nghĩa quân Tây Sơn ra Bắc. Chính niềm ân hận không thể nói cho ai hay, bởi nói ra là chắc chắn đầu bị rơi, sách bị đốt, niềm tâm sự mà người đương thời, mà cả bạn bè không biết ấy, là điều trắc ẩn sâu kín nhất trong tâm sự Nguyễn Du. Nhà thơ đã gửi gắm nó vào câu hỏi bâng khuâng “ ba trăm năm lẻ về sau ấy- Thiên hạ ai người khóc Tố Như”, và chủ yếu vào những nhịp điệu, những âm thanh lâm li nức nở, xé ruột xé lòng của cuốn Đoạn Trường Tân Thanh ngàn năm bất hủ, ngàn năm vẫn được con người Việt Nam và bạn bè năm châu trân trọng, say mê. Để kết thúc, có thể khẳng định lại rằng: Tất cả cái hay đa dạng của Truyện Kiều đều xuất phát từ ba yếu tố: cái tài hoa vô song, cái tư tưởng và tình cảm nhân đạo sâu sắc và tấm lòng trắc ẩn đó của Nguyễn Du. Cái hay ngọt ngào, thanh tao, bay bổng khi tâm hồn Nguyễn Du hoà nhịp với những cái đẹp, cái vui tươi, cái mà ông đắc ý với thiên nhiên và cuộc sống, cái hay réo rắt xót xa, bâng khuâng hay phẫn nộ khi Nguyễn Du đứng trước những nỗi đau của con người bị xã hội vùi dập, chà đạp; và đắng cay u uất khi nỗi ân hận giày vò mà không biết tâm sự cùng ai… Tố Như ơi! Gần hai trăm năm đã qua. Câu hỏi bâng khuâng của Người giờ đây đã được muôn vàn người Việt Nam và cả bè bạn năm châu cảm thông,
giải đáp…
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
(Nguyễn Du: Độc Tiểu Thanh ký)
♣ ♣
“ Mười lăm năm ấy đoạn trường
Kiều ôi! Lặng sóng Tiền Đường chưa thôi!
Trước em bao vạn kiếp rồi
Và sau em nữa, khóc đời tài hoa !”
Hồn văn chương vơ vẩn non sông
Xót thay nước đục bụi trong
Nghìn thu biết ngỏ tấm lòng cùng ai ?”( Bùi Kỷ)
♣ ♣
“ Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường
Nỗi niềm nghĩ đến mà thương
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?”
Chữ Tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”!
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”…
Sức này đã dễ làm gì được nhau
Chọc trới quấy nước mặc dầu
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai…”
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến , có khi thường
Có quyền nào phải một đường chấp kinh.
Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay”.
Mùa thu 2005 - Thành phố Hồ Chí Minh
. Cập nhật theo nguyên bản do ái nữ
cố tác gỉa đã chuyển.