Việt Văn Mới
Việt Văn Mới

‘Nude’ tranh của Võ Công Liêm







NGHỆ THUẬT NGOẠI LAI







T ừ cuối thế kỷ thứ mười bảy vẫn còn hướng tới nghệ thuật Trung Hoa; đặc biệt về nghành đồ sứ và tơ tằm, thêu dệt. Tức thời trở nên trào lưu và từ đó khai thác bén nhạy vào những gì gọi là đương đại; thấm nhuần loạt chất ‘si-noa’ (chinoiserie), ào ạt nhất vào thế kỷ thứ mười tám, tràn lan khắp Âu châu. Chừng như giữa thế kỷ thứ mười chín; cùng lúc đó nghệ thuật chạm gỗ Nhật Bản được coi là thứ nghệ thuật Á châu đáng được chú ý như làn sóng mới, đột nhập vào các trường phái nghệ thuật Pháp nhất ở Paris coi như thời thượng. Không những ở đây mà ảnh hưởng tới những nước bị trị, dựa vào nghệ thuật thuộc điạ, nhai lại, rập khuôn để phù hợp thời đại; mặc dù có một vài nước chuyên đề về truyền thống dân tộc. Những trường hợp như thế lần hồi ăn sâu về sau, sẳn sàng dựa vào kiểu cách đó mà sáng tạo (có vị lấy đó mà đục đẽo, nặn bình, bát, ấm tách, bình vôi, bình nước, ông táo, ông Chí, ông Phèo…) một thứ nghệ thuật cổ điển đã có từ Đông Sơn nước ta, đúc gạch, nặn đồ vật, đúc, nung, đốt những hình tượng thường có ở miền Trung Bắc Việt thuở xưa; chính xác, rõ nét là thứ nghệ thuật ngoại lai (exotic art) vốn đã xâm nhập ngàn xưa từ Bắc thuộc và hồi đó được coi là thể loại lai căng (exoticism), bởi vì; những gì đã có là xưa đời cố đế là lẽ tự nhiên và chắc chắn việc đó cho những người ăn không ngồi rồi, nhàn cư sanh chứng mà về sau được xem là thứ nghệ thuật kỳ quái, ăn ý nhất ở Âu châu –because of its remoteness from nature and a certain world weariness, was sure to appear least bizarre in Europe. Đây cũng là một sự hấp dẫn lôi cuốn tiếp nhận trực tiếp vào họa phái Ấn tượng (Impressionist) đều hướng tới Mộc bản (woodcut) và in trên vải, trên giấy (giấy gạo/rice paper) của người Nhật.(Xin đừng nhầm lá bánh trán mỏng dùng cuốn ‘chả giò’ mà tội cho nghệ thuật Nhật Bản; cùng tên gọi nhưng chất liệu khác nhau). Dĩ nhiên hai thể loại này nổi tiếng và yêu chuộng đến những họa nhân như Picasso và Matise đã một vài lần nhại theo. Nghệ thuật khác của các quốc gia Đông phương là hoàn toàn không tồn lại hoặc tồn lưu vào nghệ thuật Âu châu. Răng lạ rứa? Dạ mô có. Tại người nghệ sĩ ta ưa có cái gì Tây hơn Đông; dơn do ưa lai căng, bắt chước mới ra Tây(!) Trong khi đó đám lai Tây thì ưa lai Á. Ít nhất không như một thứ nghệ thuật mà tốt hơn được coi như là có một ít nhân tính hội họa đặc biệt –but at best as ethnographic specialties; thì mới hoàn thành sứ mạng tính nghệ thuật dân gian; xa đi thứ nghệ thuật ngoại lai. Nó có cái kỳ quái, hấp dẫn mình cũng có cái kỳ quái riêng mình. Cái chứng ngoại lại không chừng là bẩm sinh; một căn bệnh gần giống như ‘down-syndrom’ thiếu căn nguyên. Đành rằng cái hay phải học nhưng đừng lấy cái lai mà sáng tạo. Thí dụ: tại sao phải có con gà trên chóp nhà thờ? Tại sao phải có con chim như những con chim? Rồi tại sao phải có đầu bò, con ngựa, con dê? Hình thức đó đã xâm nhập qua một vài trường phái hội họa Âu hóa hoặc dựa vào cái tương tợ lẫn nhau để làm nên tác phẩm. Mà phải lột bỏ thân tâm để đi tới đích thực độc đáo nghệ thuật cho riêng mình. Nghệ thuật văn chương cũng thế; nó đòi hỏi sáng tạo riêng biệt cho một văn phong vừa truyền thống vừa dân tộc, văn,vẽ là nét đặc thù. Thí dụ: thi sĩ làm thơ tân hình thức, thơ không vần, thơ đúc, thơ trình diễn, thơ sắp đặt là cả một yêu cầu sáng tạo chữ và nghĩa. Một vài nhà thơ ưa chứng tỏ để rồi nặn, rặn chữ thành thơ cho ra kiểu này, kiểu nọ; kìểu thức đó là ‘copy-cat’, rập khuôn, a-dzua, bắt chước. Một kiểu thức phá sản. Thế nhưng đời cứ cho đó là thơ.Thơ,văn phải mới lạ. Cần một tư duy vượt thoát và củng cố đường lối chủ trương văn nghệ; thời mới gọi là‘cách mạng văn hóa’.Trong hai lãnh vực này có một sự tương quan gần kề, thường hay chạm vào nhau, rơi xuống với nhau làm sức mẻ cả một vũ trụ nghệ thuật đương đại.

Từ những bước khởi đầu và với một tốc độ khủng khiếp là nhịp điệu thời gian trong những năm sau đó. Nghệ thuật ngoại lai đã đạt thành quả, ảnh hưởng lớn vào bộ môn hội họa, điêu khắc ở Âu châu. Khó cho một cố công vào nghệ thuật Ai Cập nay lại khó hơn cho một thứ nghệ thuật khác của Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Chàm Champa, Thái … là những thứ nghệ thuật có trọng lượng cao trong khi nhiều trào lưu mới như ngọn sóng thần quét tàn dư cổ điển để đi vào cổ điển đương đại, đặc chúng ta vào: sự thật của nguyên sơ, một quái lạ điêu khắc Phi châu, chạm đục gỗ, nghệ thuật đan tre, mây Đại dương, vẽ mặt, xâm mình, tượng thờ, súc vật, tượng hình dâm dục của những bản điạ Phi châu là những gì trở nên có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta và nghệ nhân. Nhưng theo phép thông thường thì những đền đài, miếu vũ của người Âu lấy chủ đề nghệ thuật và nghệ thuật triết học làm đề mục là một chứng thực mơ hồ cho một thứ nghệ thuật suy tàn. Thể thức xuống độ không có gì đáng kể, nhưng cái sự suy đồi, phá sản là vượt chức năng hiểu biết của linh hồn trong cá tính độc đáo mà lại coi như là việc làm dân tộc và việc đầu tiên như một nỗ lực của vô thức cho một đối thể cực điểm –the kind of decline that is nothing but the weariness of ovespecialized functions of the soul in the individual, as is in nations, and a first unconscious striving for the opposite pole. Trong khi đó bầu khí quyển hầu như sụp đổ và hiện ra ở đây những gì tồi tệ, xấu xa. Đó là cớ sự xúc tác vào nghệ thuật. Răng rứa? -nghệ thuật yêu cầu độc lập (dù xấu, dù nghèo nhưng một lòng, một dạ) thì tác phẩm không đào thải bởi tồn loại, ngược lại tồn tụ lâu dài trong cái nghĩa chân lý tuyệt đối: nghệ thuật tồn lại không còn tồn lui. Đó là điểm đã nhấn mạnh nhiều lần để nói lên cái gọi là ‘existence’ của hiện hữu. Những gì trước đây cứ cho lý do này, lý do nọ làm mất hướng đi (có thể bị rào cản bởi xã hội, gia đình, tập quán và nhất là guồng máy để rồi tự động hóa vào cái thoái trào của ngoại lai (?) để rồi vô hình chung trở nên vô cảm (senseless); đó là những gì trước đây đưa đường dẫn lối vào con đường ngu xuẩn, để rồi bung lên một cách tích cực và tràn trề hy vọng, tự do phát ra từ thân tâm. Cái sự cố đó chính là cơn đại hồng thủy như phép mầu nhờ vào kinh nghiệm, biến đổi toàn diện. Một đối đầu giữa hiện thực xã hội và hiện thực con người trước một hoàn cảnh bế tắc, xổ óa, chạm trán giữa những gì nghịch lý, trong khi đối đầu để đạt tới đối thể cực điểm. Tiến trình đó dưới một trường hợp chắc chắn làm nên sự lý chính đáng. Tác động lệ thuộc, rập khuôn, a tòng, a-dzua, bắt chước biến mất mà chỉ còn lại hiện hữu thực tại trong việc sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên; hiện tượng tự nó là hầu như tăng gia, phát triển không ngừng nghỉ; cái đó chính là điều không tưởng ra được.Nhưng chúng ta sẽ không dựa uy tín để lay chuyển hay đưa vào đó những gì qủi ám và những gì đề cao, thần tượng; chờ chực ngày sinh, ngày tử để tuyên dương và gắn liền tên tuổi mình là chứng cớ; sự lý như thế là suy đồi mà hóa ra trong chất liệu chứa cái ngoại lai ngu xuẩn ‘absurd exotic art’,bởi; nhai lại trở thành thói tính. Rứa thì chứa cái gì trong nghệ thuật của chúng ta? –là trí tuệ của chúng ta và niềm tin sáng tạo đưa tới kết quả hữu hiệu và rồi làm cho thanh thoát nhẹ nhàng một cách tinh tế vi diệu. Cho nên chi lai căng là động tác(dù gián tiếp)suy thoái, phá sản cả văn,vẽ. Tuyệt đối không có sáng tạo cho nghệ thuật.

Nói xa một chút chơi; như lý lẽ của Goethe: về màu sắc tế lễ là thứ màu sắc âm u, mờ ảo không hiệu năng, không hiện hữu (nullity) nhưng là một tạo tác rào cản cực độ qua thứ ánh sáng đó (antipole). Coi như rứa là đám nghệ sĩ và trí tuệ Âu châu bây giờ đứng trong cái sự kinh ngạc (không riêng gì nhận biết của Goethe) mà đứng cùng một giới tuyến của những bộ môn điêu khắc của biển đảo hay bộ lạc Nam Mỹ đã có thời ảnh hưởng tới như một thứ nghệ thuật ngoại lại vào nghệ thuật dân tộc.Từ đó bỗng nhiên nhớ lại những gì có hiệu năng, xâm chiếm tư duy một cách mãnh liệt vào nghệ thuật văn,vẽ trong những thế kỷ sau cũng như những thập niên gần đây khống chế tư duy Âu châu: Dostoevsky và Van Gogh đã chiếm cứ phần nào đưa tới cái bất cần, cẩu thả là dấu hiệu tiêu biểu cuồng tín man rợ. Có cái gì ở đây như ngăn cấm cho một quan hệ gần gũi giữa ngoại lai: lai căng, hùa, a-dzua, bắt chước, đạp đuôi những thứ đó coi như tội phạm của nghệ thuật nói chung. Chúng ta đã bắt đầu và bước đi trên một dặm trường, thời không vì người ta mà lăn vào bánh xe thoái hóa đó. Thật sự điều đó không mấy thuận lợi để nhai lại và cũng chẳng vì thế mà lôi cuốn, hấp dẫn. Nhưng phải làm đúng cho một thứ nghệ thuật cần thiết ./.


(ca.ab. yyc. hạ-nêu 25/2/2015)

SÁCH ĐỌC: ‘My Belief’ by Hermann Hesse. Triad/Panther Books . Great Britain 1976/1978.
ĐỌC THÊM: ‘Ngôn Ngữ Hội Họa’, ‘Cảm Nhận Nghệ Thuật’, ‘Cuộc Đời và Thời Gian’ của võcôngliêm trên báo mạng và giấy.



. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Calgary Canada ngày 16.8.2020 .