Việt Văn Mới
Việt Văn Mới









BÀN VỀ NHẠC PHI




N hạc Phi là vị tướng lừng danh của nhà Tống. Nhạc Phi, Trương Hiển, Vương Quới, Thang Hoài, Ngưu Cao cùng đi thi võ trạng. Nhạc Phi chém Lương Vương Sài Quế, bị Thái sư Trương Ban Xương ra lịnh chém đầu. Cử tử la ó đòi giết các quan. Xương nhờ Nguyên Nhung Tông Thú ổn định, Nhạc Phi được cởi trói, chàng vội vàng nhảy lên ngựa chạy. Bọn Trương Hiển chạy theo. Vương Quới chờ anh em chạy hết mới phá cửa giáo trường tẩu thoát. Về tới núi Hồng La, có bọn ăn cướp chặn đường. Hai nhóm đánh nhau ác liệt. Thi Toàn nhận ra Nhạc Phi bèn kêu ngừng đánh. Thi Toàn, Triệu Vân, Châu Thanh, Lương Hưng và Kiết Thanh nói rằng họ đi thi võ trạng về, vì túng tiền nên họ phải đi ăn cướp. Hai nhóm kết nghĩa anh em và cùng Nhạc Phi về Thang Âm để cùng nhau luyện tập văn võ.

Gặp năm mất mùa đói khổ, bọn Ngưu Cao, Vương Quới, Thi Toàn… đi ăn cướp. Nhạc Phi rạch đất dứt tình anh em. Gia đình Nhạc Phi có ruộng đất, cưu mang thêm năm người thì thế nào? Bình thường thì có lẽ sống được. Rủi mất mùa nên đông người mà kham không nổi để đến nỗi phải rạch đất dứt tình anh em. Phải chi Nhạc Phi kết nghĩa anh em nhưng vẫn để họ làm ăn cướp, khi cần thì tới mời có lẽ hay hơn vì không phải dứt tình. Phải chăng Nhạc Phi ôm mộng làm nguyên soái nên gia đình không thể chứa chấp bọn ăn cướp. Mang tiếng là nhà ăn cướp thì khó nói năng lắm.

Quân Kim xâm lăng, vua sai quan huyện Từ Nhơn đi vời Nhạc Phi về triều để đi dẹp giặc. Cường đạo Kiết Thanh vào đánh phá Nghi Phụng môn. Nhạc Phi ra thì hắn đầu hàng, bọn lâu la thì giải tán. Vào triều, hắn tâu là bạn Nhạc Phi nên tìm tới để cùng đi dẹp giặc. Vua phong quan tước để cùng Nhạc Phi đi dẹp giặc.

Trương Ban Xương mưu hại Nhạc Phi, đầu lãnh Thái hành sơn là Ngưu Cao cùng bảy vị đại vương là Thái Toàn, Châu Thanh, Triệu Vân, Lương Hưng, Thang Hoài, Vương Quới và Trương Hiển kéo rốc binh mã xuống Kim Lăng (Nhạc Phi trang 270-271) cứu Nhạc Phi và bằng lòng cho Nhạc Phi trói để dâng vua. Vua tha và phong họ làm Phó Thống chế và phong Nhạc Phi làm Phó soái để hưng binh đánh Kim và diệt nội loạn. Bọn ăn cướp về cứu Nhạc Phi, lúc cần người có khả năng chống giặc, vua tha cả và phong tất cả là Phó Thống chế. Anh em đoàn tựu dưới một lá cờ. Nhưng việc rạch đất cắt tình anh em ngày nào thì thế nào? Có lẽ nó vẫn là cái vết trong tâm tư. Đó là cách cư xử không tốt của Nhạc Phi. Phải chi Nhạc Phi bắt chước Triệu Khuông Dẫn, kết nghĩa anh em nhưng vẫn để họ làm ăn cướp. Khi cần thì tới thâu phục và trình lên vua công phá giặc của họ thì hay biết chừng nào!

Giặc hơi yên, Tần Cối ra thánh chỉ gọi Nhạc Phi về trào, về gấp. Nhạc Phi giao ấn soái lại cho Thi Toàn và Ngưu Cao. Nhạc Phi chiêm bao thấy hai con chó đứng nói chuyện nên nhờ Hòa thượng Đạo Duyệt đoán mộng. Hòa thượng nói: Hai con chó day vào nhau là hai chữ khuyển (), nói chuyện là chữ ngôn ở giữa () là chữ ngục (), e nguyên soái khó tránh ngục hình và khuyên nguyên soái nên mai danh ẩn tích. Nhạc Phi không nghe và muốn tận trung báo quấc. Về chưa tới kinh đô thì bị đón bắt và đưa vào ngục. Nhạc Phi khuyên bắt luôn Nhạc Vân và Trương Hiếu kẻo chúng làm phản mà mất danh trung nghĩa của họ Nhạc. Nhạc Phi, Nhạc Vân và Trương Hiếu đều bị giết.

Nhạc Phi không mai danh ẩn tích, thà về triều dẫu bị tù đày hay bị giết cũng cam vì ông quyết bảo vệ giang sơn nhà Tống, đó là điều tốt. Ta phải đối mặt trực diện với nguy hiểm mặc cho số phận dung ruổi chớ không lẩn trốn. Lẩn trốn trước nguy hiểm là việc làm của kẻ không ra gì. Nhưng Nhạc Phi cho giết cả con và cháu là sai vì chúng chưa nhận chức tước gì của triều đình. Để chúng trốn đi, đi mai danh ẩn tích là điều tốt. Tôi cho rằng Nhạc Phi sai lầm đáng chê trách.


Khánh Hội - Quận 4 Sàigòn 09-5-2017