Việt Văn Mới
Việt Văn Mới



NHỮNG VẦN THƠ ĐƯỢC
CẤT LÊN TỪ CẢM XÚC CUỘC ĐỜI




  
        

Đ ỗ Luyến là tác giả của nhiều tập thơ đã xuất bản, như “Đôi bờ sông trăng” (2009), “Làng bên sông”( 2010), “Gió reo ngoài bãi” (2011), “Trăng soi bến nước” (2012) v.v..  Ông có nhiều giải Văn chương.

… Khi còn làm việc - nay đã về hưu- ông được bạn bè đánh giá là con người hiểu biết độ lượng, bao dung, ngay thẳng, biết sống vì mọi người,là con người biết điều…Ông biết tôi là người Sơn Tây nên càng quý nhau vì trước đây ông đã từng sống học tập ở quê hương tôi.

Ông mới hoàn thành hai tập thơ : Lời Quê và Tình quê trên những nẻo đời đều do NXB HNV in. “Lời quê” gồm 56 bài thơ lục bát. “Tình quê trên những nẻo đời” 75 bài gồm nhiều thể loại.

Quê ông ở Đông Triều, có dòng sông Cầm chảy qua , có cây cầu mang tên cầu Cầm quân dân ở đây đã bắn hạ máy bay Mỹ. Tuổi thơ ông lớn lên cùng với dòng sông Cầm. Cùng chúng bạn, bơi lội dưới sông, thả diều trên bờ bãi. Sông cũng cho ông biết cái vất vả của những người dân quê ở đây. Ông đã chứng kiến cái hiền hoà cũng như cái dữ dằn của dòng sông mỗi khi bão lũ..

Ông bắt đầu làm thơ từ hồi đầu năm bảy mươi của thế kỷ trước, khi còn tuổi đi học. Làm thơ nhưng chẳng gửi cho tờ báo nào cả. Mãi sau này đọc lại thấy hay hay nên tập hợp lại, chọn lọc và sửa chữa… rồi in thành sách. May mắn là một số bài thơ của ông đã tìm được sự đồng cảm của các nhạc sĩ nên được phổ nhạc. Ông đã dành nhiều cảm xúc cho tuổi học trò, cho mái trường, cho quê hương, cho tình yêu, cho người chiến sĩ, những anh hùng liệt sĩ…

Bài thơ “ Tình quê trên những nẻo đời ”(Ông lấy làm đầu đề tập thơ ), có 3 khổ 12 câu …Ông đã đặc tả” Vầng trăng”, “ mùa “ Giông bão” “ Màu xanh của đồng quê” thật đẹp: Vầng trăng trôi giữ đêm hè chơi vơi/…Vẫn nghe giông bão bời bời phía sau…Và đất quê mãi mãi xanh màu đồng quê .

Bài “ Tình quê” chỉ có 6 câu nhưng đã gói gọn được cái tình của ông: Đời đôi khi lạc bến bờ/ Nhưng lòng vẫn chẳng bao giờ lạc quê? (Lời quê)

Ông nói đến tình mẹ : Bóng già nua in bốn bức tường/ Ký niệm ngày xưa cho con gần mẹ/ Mỗi khi nghe nhà bên líu lô tiếng trẻ/Mẹ lại nghẹn ngào nhớ thường hát ru con (Mẹ)

Ông dành nhiều tình cảm cho ban bè, cho những vùng miền ông đã đến, cho cánh rừng tuổi thơ, cho những nỗi niềm sau tháng ngày xa, và cả cao nguyên đá Hà Giang…Ông trân trọng sự yên bình của đất nước. Ông tỏ tình cảm sâu nặng đối với người chiến binh , biết ơn người mang lại bình yên cho đất nước phải mang trên người vết tích chiến tranh : Người mang lai yên bình không được hưởng bình yên/ bước qua cái chết rồi vẫn cận kề cái chết/ nghịch lý này thượng đế ơi có biết/ sau tiếng cười là chát nghẹn lệ rơi… ( Người mang lại bình yên)

“Tình quê trên những nẻo đời” đầy áp tình cảm yêu thương, tính nhân văn và tính nhân đạo, có yêu ghét phân minh rõ ràng.

”Lời quê”. Ông đã dùng loại thơ lục bát khá nhuần nhuyễn để thể hiện.Không biết có phải là do từ bé ông đã được mẹ ru bằng ca dao, dân ca, nên cái thể thơ ấy đã ăn vào máu thịt của ông chăng ! Ông thuộc rất nhiều thơ lục bát , trong tập thơ “Lời quê” ông trải lòng mình bằng lục bát truyền thống, thứ mà ông cảm thấy nhuần nhuyễn nhất. Khi cảm xúc đã chín, cái tình đã sâu thì tự khắc ông đã biết cần “tải” cái tình ấy, cảm xúc ấy bằng thơ lục bát... Tất nhiên, như ông nói, làm thơ là để trải lòng mình, còn thơ có sống được hay không là tuỳ thuộc ở lòng người. Trong “Lời quê” ông đã dùng lời đẻ nói về trăng, về chợ quê, về duyên thơ, về mùa dẻ, về vùng đồi, bến đỗ tình quê v.v… bài nào cũng có tinh có hồn cốt chân thật đôi khi có pha chút lãng mạn nhưng không kiểu xáo rỗng…

Ông cũng từng hội hè với bạn bè : Ngỡ ngàng tưởng lạ hoá quen/ Em mang hương lúa ruộng chiêm cùng về/ Say sưa hát khúc tình quê/ Giữa bao gian khó bộn bề lo toan. ( Gặp em trông hội) Ông nguôi ngoại nhớ đến những người bạn đồng môn : Bùi ngùi nhắc thuở ấu thơ/Còn bao tên tuổi bây giờ ở đâu?/Kể chi nghèo khó sang giầu/Sống cùng hoài niệm chung nhau nỗi niềm ( Tâm tình cùng bạn đồng môn) Và ông cũng trải lòng mình với bạn bè học cấp 3 với nhau : Cội nguồn hai tiếng thương yêu/ Nâng ta vượt hết bao nhiêu dặm dài/ Đồng môn 69-72/Dẫu rằng cách mặt không ai cách lòng (Trải lòng cùng bạn đồng môn)

Ông cũng từng dạo mát với bạn bè cùng trang lứa trong sự hoài niệm lãng mạn trẻ trung có pha đôi chút nuối tiếc :Gió reo như níu đôi bờ/ Bạn bè cùng thuở bây giờ thật xa/ Nhìn trời trời rộng bao la/ Nhìn mây mây nhởn nhơ qua tháng ngày ( Đêm thu bên sông)

Ông là người hiếu nghĩa, anh đã có sự tim tòi chỉn chu, sâu sắc, Anh dùng “ khoát gió”. nói lên tình yêu thương công bằng và biết ơn người Mẹ : Lời ru xen tiếng sáo diều/ Bàn tay khoát gió chia đều các con/ Bao đêm trăng khuyết trăng tròn/ Chân trần mẹ bấm vẹt mòn mặt đê ( Nhớ Mẹ)

Ông là người thuỷ trung với bạn bà, trước sau như một, không dối trá lừa lọc bon chen: Chỉ còn cuốn sổ này thôi / Mở ra gặp ánh mắt người xa xăm/ Đã qua bao tháng bao năm/ Nghĩa tình vẫn cứ sâu đằm anh ơi !

Cuối tâp thơ “ Lời quê” ông có bài thơ “ Hồn đâu có tuổi”: “Kể chi nắng xế chiều nghiêng/ Hàng cây trước cửa thêm nhiều lá rơi? Hồn đâu có tuổi anh ơi/ Cứ xanh như thế khoảng trời thu sang . Ông đã đưa ra chân lý dù trục trái đất có nghiêng thêm tý chút nhưng tất cả vạn vật vẫn tồn tại và sinh sôi hãy tin tưởng vào cuộc sống…

Cuối tập thơ “ Tình quê trên những nẻo đời”Ông có bài “Tản mạn chuyên đời” Ông đã dưa ra, quy luật vĩnh cửu : “ Có chuyện xưa không cũ/ Có chuyện cũ không xưa./ Như nói trời mưa nắng/ Như nói đời nắng mưa … Để rồi ông đưa ra cái kết một cách rất tự nhiên : Giữa đôi bờ cách trở/ Đục trong bao nỗi niềm / Bên bồi hay bên lở / Chẳng bên nào được yên… Ông đã ra thông điệp đến mọi người phải tự chủ mà hành động Vì cuộc sống luôn đầy rẫy cạm bẫy diễn biến khôn lường , phức tạp và bất cập…

Thơ đã giúp ông yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc đời. Sự yêu thương tràn ngập , nồng thắm nên đã tạo ra cảm xúc tho trong ông.



. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Quảng Ninh .