N hiều năm qua, tôi thường trăn trở với hai câu hỏi:
- 1. Chữ Nho vào nước ta thời gian nào? Và
- 2. Khi đến nước ta, người Hán nói tiếng gì? Nhận thức là một quá trình, nay sự viêc dần vỡ vạc ra, xin được chia sẻ cùng bạn đọc.
1. Về câu hỏi thứ nhất: Chữ Nho vào nước ta khi nào?
Như nhiều con dân Việt khác, tôi đã từng học thuộc lòng: Sỹ Nhiếp, Nam bang học tổ là người đầu tiên mang sự học tới nước ta. Nhưng rồi khi biết thời Vua Hùng, dân đã dựng miếu thờ hai thầy giáo hy sinh trong cuộc chiến đấu chống lại Thục An Dương Vương nên tin rằng sự học ở nước ta ít nhất có từ khi đó. Có trường học tất phải có chữ. Vậy khi đó là chữ gì? Với sự hiểu biết hiện có, tôi đồ rằng, đó là chữ hình con nòng nọc mà sau này được gọi là Khoa đẩu, tiền thân của chữ Mường, chữ Thái ngày nay.
Thời gian dài tôi phân vân với một dòng trong Hậu Hán thư: “Luật Giao Chỉ có 10 điều khác luật nhà Hán.” Một câu hỏi cần được trả lời: dựa trên cơ sở nào để so sánh? Phải chăng so luật thành văn của Hán với luật truyền miệng của Việt? Một sự so sánh khập nhiễng như thế khó xảy ra rồi được ghi trong sách sử. Chỉ có thể là Luật Giao chỉ đã được văn bản hóa. Nếu vậy Luật Giao Chỉ được ghi bằng chữ gì? Có thể đã được ghi bằng chữ Khoa đẩu. Nhưng bản văn được dẫn ở đây không thể là chữ Khoa đẩu vì không hợp nhãn sử gia Hán, đó là cấm kỵ. Do vậy, tôi đồ rằng, Luật Việt được ghi bằng chữ Hán. Nếu vậy, chữ Hán được đưa vào nước ta thời gian nào? Tôi ngờ rằng, chữ Hán (chữ Nho) phải được đưa sang vào thời nước Nam Việt của Triệu Vũ Đế. Cơ sở của ý tưởng này là những dòng hiếm hoi trong cổ sử: “Nhà Triệu chia nước ta thành quận huyện, ghi sổ bộ thu thuế để thỏa mãn yêu cầu của Lục Giả” (Ngô Thì Sỹ – Việt sử tiêu án). Làm những việc biên chép như vậy phải có chữ. Không thể là chữ Khoa đẩu bản địa vì từ thời Tần, người Trung Quốc tận diệt loại chữ này. Chỉ có thể là chữ Hán. Điều này có nghĩa là, trong 100 năm Nam Việt, nhà Triệu đã dùng chữ Hán đào tạo những lớp thư lại giúp cho công việc cai trị. Cùng với biên chép các quận huyện, số lượng dân cư, thuế má thì có cả việc chép lại Luật Việt trước đây được ghi bằng chữ Khoa đẩu. Niềm tin của chúng tôi được củng cố khi biết lăng mộ của Triệu Văn Đế sử dụng rất nhiều chữ Nho. Một khi tại Phiên Ngung chữ Nho thông dụng như vậy thì không lý gì không được giảng dạy và sử dụng tại Việt Nam.
Một câu hỏi cần được trả lời: vì sao sự việc này không được ghi vào sách? Không khó giải thích nếu hiểu chủ trương lâu dài đồng hóa người Việt. Quán triệt chủ trương này, các nhà chép sử chỉ ghi lại và tô điểm những gì họ cho là công lao khai hóa của người Hán. Vì vậy khi sang Việt Nam, họ thấy có chữ Hán và trao đổi với người Việt bằng chữ Hán nhưng họ không ghi chép điều này. Chỉ sau khi Sỹ Nhiếp xuất hiện, mở mang thêm việc học và sử dụng chữ Hán vốn có thì họ dồn tất cả những thành tựu đã có cho Sỹ Nhiếp. Không chỉ gọi là vua mà còn tôn xưng là vị tổ học của nước Nam. Một cách vô thức, người Việt tin theo chuyện giả dối này.
Hiện tương tương tự ta cũng từng thấy ngay cả đối với lịch sử Trung Quốc. Trong chính sử Trung Hoa, nông nghiệp xuất hiện từ khi tổ nhà Chu là ông Tắc dạy dân trồng kê. Trong khi trên thực tế, trên cao nguyên Hoàng Thổ, kê được trồng từ 7000 năm trước! Sử cũng cho thấy, ông Tắc là con Đế Khốc, vốn là dân trông kê, là “bộ trưởng”nông nghiệp thời Hạ. Nhưng rồi do xung đột với nhà Hạ, bị đuổi ra phía Tây phải sống bằng du mục. Sau khi trở về đất cũ, con cháu trồng kê trở lại rồi lập nhà Chu. Nhà Chu lo tôn vinh lịch sử dòng dõi của mình nên bỏ qua lịch sử dân tộc nhiều nghìn năm. Xin các nhà chép sử Việt Nam suy nghĩ lại chuyện này để viết sử Việt theo đúng sự thật.
2. Câu hỏi thứ hai: Ban đầu đến Việt Nam người Hán nói tiếng gì?
Có thể bạn đọc sẽ cười ông lão lẩm cẩm: người Hán chả nói tiếng Hán thì nói tiếng gì? Tuy nhiên, để trả lời thỏa đáng câu hỏi này, trước hết cần biết: người Hán là ai? Hơn chục năm khảo cứu sự hình thành dân cư Đông Á, chúng tôi đã khám phá: khoảng 9000 năm trước, người Việt cổ chủng Australoid đã làm chủ Hoa lục. Khoảng 7000 năm trước, tại Nam Hoàng Hà, do tiếp xúc và lai với người Mông Cổ du mục ở bờ Bắc, một chủng người Việt mới được sinh ra mang mã di truyền Mongoloid phương Nam, được gọi là người Việt hiện đại. Người Việt hiện đại tăng số lượng và lan tỏa khắp lưu vực Hoàng Hà. Khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN, do biến động lịch sử, một bộ phận người Việt từ Nam Hoàng Hà (Núi Thái-Trong Nguồn) di cư xuống Nam Dương Tử và tới Việt Nam. Những người di cư mang gen Mông Cổ xuống, lai với người tại chỗ, chuyển hóa di truyền dân cư Việt Nam và Đông Nam Á sang chủng Mongoloid phương Nam. Những người ở lai lưu vực Hoàng Hà trở thành dân cư nhà nước Hoàng Đế, sau này được gọi là người Hán.
Khảo cứu kỹ hơn, chúng tôi phát hiện, vùng miền Trung Việt gồm Nghệ Tĩnh và một phần đất Lào là trung tâm tụ cư sớm nhất của người Việt cổ. Từ Nghệ Tĩnh, người Việt đi lên Quảng Đông rồi từ đây sinh sôi và lan tỏa khắp Trung Quốc. Do vậy, tiếng Nghệ Tĩnh là cội nguồn của tiếng nói Trung Quốc.
Từ lịch sử dân cư như vậy cho thấy, người trên Hoa lục đều là người Việt. Là người Việt cố nhiên nói tiếng Việt. Tuy nhiên, dân cư lưu vực Hoàng Hà do tiếp xúc với người Mông Cổ nên chịu ảnh hưởng của cách nói Mông Cổ. Đó là cách nói của người Hán hiện nay mà ta gọi là nói ngược: thịt gà nói thành gà thịt; tôi đi trước thành tôi trước đi…
Từ khám phá về dân cư và tiếng nói Trung Quốc như vậy nên tôi suy ra: do chỗ quân đội nhà Hán đa số là người Quảng Đông, Quảng Tây nên khi sang nước ta họ cũng nói tiếng Việt, chỉ khác chút ít ở chỗ “nói ngược.” Có thể chỉ bỡ ngỡ ban đầu rồi sau đó hai bên hiểu được nhau.
Một thời gian mang suy nghĩ đó nhưng không trao đổi với ai được đành giữ kín trong lòng. May mà sau đó đọc được bài Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm của học giả Đỗ Ngọc Thành:
“Sách Thuyết văn giải tự có giá trị là nhờ nó giữ được nhiều nguyên văn cổ xưa của Hứa Thận và nhiều điển tích trong những lời giải thích. Đồng thời sách cũng đưa ra quy tắc “chữ viết cùng một bộ thì phát âm giống nhau” v.v… Tôi nhận thấy, đọc Thuyết văn theo tiếng Hoa-quan thoại thì không phiên âm được chữ như chú dẫn của Hứa Thận còn khi đọc theo các tiếng Việt thì đọc đúng! Điều này chứng tỏ sách thuyết văn được viết để đọc chữ thời Hán, khi đó còn đọc theo âm Việt mà chưa bị biến đổi đi như ngày nay.
Ví dụ:
– Chữ 夏, tiếng Hoa ngày nay đọc là “Xia”. Thuyết văn ghi: 夏 : 中 國之人也. 從 夊從頁從��. ��,兩手. 夊,兩足也. (Hạ: Trung Quốc chi nhân dã. Tùng xuôi tùng hiệt tùng cúc. Cúc, lưỡng thủ. Xuôi, lưỡng túc dã. Hồ nhã thiết. Nghĩa là: Hạ 夏: người Trung Quốc vậy. Viết theo 夊 xuôi theo 頁 hiệt theo cúc. Cúc, hai tay (cúc: khép, chấp 2 tay). Xuôi, hai chân vậy. Hồ nhã thiết.
– Phiên âm theo cách phản: Hồ nhã = Hà nhỗ, âm : “Hạ”
– Phiên âm theo cách thiết: Hồ-nhã = Hồ-a-ha, âm: “Hạ”.
Một đoạn ngắn nêu trên khi tra chữ Hạ 夏 cho thấy thời cổ đại cho đến Hán triều thì chữ 夏 xia của tiếng Hoa bây giờ, ngày xưa đọc là “Hạ”. Như vậy rõ ràng là dùng tiếng “Xia” khi tra Thuyết văn là trật, là không thích hợp. “Hồ nhã” không bao giờ phiên âm ra thành “Xia”. Đọc theo tiếng Hoa-quan thoại thì “胡雅 (Hủa + yã)” không thể nào đánh vần ra “Xia” theo cách “phản và thiết”. Cũng nhờ phần chú thích giải tự thì biết được ngày xưa khép tay, khoanh tay, hay chắp tay gọi là Cúc và hai chân xuôi thì viết là 夊 xuôi.
Bây giờ ta thử xét một vài chữ có cách đọc khó và lạ xưa nay: chữ Bôn 譒也。从言番聲。《商書》曰:“王譒告之.” 補過切 譒 Boa – dã. Tùng ngôn bàn thanh. (Thương thư) viết: “Vương bôn cáo chi”. Bổ qua thiết, là “ Bổ-ua=bua”. Bua (Bổ qua thiết là phiên âm của đời sau). Nguyên văn của Thuyết văn là “ngôn-bàn thanh言番聲.” = Bôn.
Bây giờ người ta đọc chữ Bôn (bua) 譒 là “Phiên” hay là “Phồn”. Đọc là “phồn” thì còn hợp với Thuyết văn đã ghi là “ngôn, bàn thanh”. Bôn hay Phôn hay Phồn giống nhau, chỉ là đọc giọng nặng nhẹ khác nhau theo từng miền. Người ta đọc 譒 phiên theo âm chữ ghép bên phải là “phiên 番”; cách đọc “phồn 譒” là vì ghép vần 番 phiên và 言 ngôn. Nhưng thời xưa lại đọc chữ 番 phiên là “bàn 番”.
Xin giải thích thêm: 譒 vết tích của âm “Boa”, còn được dùng trong tiếng Triều Châu – Mân Việt ngày nay. Hiện giờ tiếng Triều Châu vẫn gọi “bàn chân” là “kha-bóa” (Kha là kẳng/cẳng, Boa là bôn/bàn, bàn là bàn tay, bàn chân). Từ nguyên văn “tùng ngôn “bàn” thanh” của Thuyết văn thì chúng ta biết được ở thời Cổ đại đọc là “Bôn, Bồn, Bàn”, đến thời Trung cổ người ta “biên soạn” lại Thuyết văn thì thêm vào “Bổ qua thiết = Bua = Boa” phù hợp với “kha-boa (bàn chân)”, bên tiếng Triều Châu còn dùng cho đến ngày nay. Âm của các “Nho gia” từ từ biến thành “Phiên – như tên của nước “Thổ Phiên” hay “Phồn – tức là nước “Thổ Phồn”.
“Phiên” hay “Phồn” có sau và được dùng cho đến ngày nay. Người ta lại đặt tên gọi đó là “từ Hán-Việt”! Tên gọi là gì cũng được, điều rõ ràng là “Hán-Việt” của “phiên” hay “phồn” có sau, còn chữ Nôm “bóa” “boa” “bàn” mới là có trước và đã được ghi trong sách Thuyết văn. Cho nên nếu nói rằng “bàn” là “Nôm” thì rõ ràng là Nôm có trước.”
Từ khảo cứu của mình, học giả Đỗ Ngọc Thành nhận định: “Chữ tượng hình được chế ra để ghi âm tiếng Việt. Do vậy, mọi chữ Hán chỉ khi đọc theo âm tiếng Việt cổ và giải nghĩa theo nghĩa của tiếng Việt cổ mới chính xác.” Từ đó có thể tin rằng, khi sang nước ta, người Hán và người Việt cùng nói một thứ tiếng, đó là tiếng Việt, cội nguồn của ngôn ngữ Trung Quốc.